VNacc nói:
Phần mềm SAS 5.0 có thêm 1 trường như @ nói gọi là vụ việc, các vụ việc này được định nghĩa theo các công đoạn sản phẩm và một trường nữa gọi là Nhóm vụ việc có khả năng tập hợp các vụ việc con. Vì vậy trên SAS 5.0 có khả năng áp dụng được theo phương pháp tính giá thành phân bước (công đoạn) một cách chính xác.
Ngoài ra SAS 5.0 cũng giải quyết được bài toán tính giá thành theo định mức. Mỗi sản phẩm sẽ được định nghĩa các công thức tiêu hao nguyên vật liệu và chi phí nhân công. Dựa vào chi phí tiêu hao thực tế, phần mềm sẽ tính giá giá thành thực tế dựa trên công thức BOM của mỗi sản phẩm. Từ giá thực tế, định kỳ đơn vị có thể điều chỉnh giá kế hoạch so với giá thực tế dựa trên báo cáo về giá thành sản xuất trong kỳ.
Tôi cứ hiểu nôm na cách tính giá thành ABC nó cũng tương tự như tính giá thành Phân bước, cái quan trọng là hiểu được toàn bộ quá trình sản xuất ra cái sản phẩm nó gồm những công đoạn gì, những chi phí trực tiếp và chi phí chung nào liên quan cho công đoạn nào thì phải được định nghĩa để phân bổ. Cái khó nhất là các phân bổ các chi phí chung của từ công đoạn. Bởi vì rất nhiều chi phí chung đến cuối kỳ mới biết chi phí thì trong kỳ làm sao tính được giá thành đây? cái này cần được "đơn giản hoá" bằng cách: cái nào chưa tính được chi phí thực tế thì sử dụng định mức kế hoạch, hệ số phân bổ, sau đó cuối kỳ khi biết chi phí thực tế sẽ "tính lại". Những giá thành "tạm tính" này cũng rất quan trọng cho Phòng kinh doanh khi nhận các đơn đặt hàng của khách hàng.
Thực tế cũng có nhiều bài toán rất khó như các công đoạn sản xuất không theo một chiều thuận mà nhiều khi lại "phục vụ lẫn nhau", do đó rất khó khăn cho việc tính giá thành. Trong trường hợp như vậy phải tính được giá thành "tạm tính" và giá thành "hoàn nguyên".
Trả lời riêng cho VNacc và SIS5.0 :
Trong phần này mình không có ý định nói về những vấn đề cơ bản của ABC, đối với các bạn tìm hiểu về nó, có thể đọc qua bài của Lan Giao và hãy nghiên cứu phần cơ sở của kế toán quản trị : Bản chất của chi phí và phân loại chi phí để có nền tảng hiểu thêm.
Có thể nói là cách tính giá thành theo ABC có thể đưa lại các giá trị tiệm cận với thực tế phát sinh giá thành sản phẩm. Có nghĩa là nó có giá trị gần nhất với giá trị thực tế của sản phẩm đó. Cost-driver, một khái niệm cũng cần nghiên cứu trước khi nói về ABC.
Quay lại vấn đề của SAS5.0 và những gì VNacc có đề cập:
- Thứ nhất, nghe qua Vinh nói thì mình hiểu về phương pháp ghi chép của SAS5.0 vẫn là phương pháp ghi chép từ chi tiết đến tổng hợp???? Phương pháp này không phải là một phương pháp ghi chép tốt và khả năng phát triển hệ thống sẽ có rất nhiều hạn chế trong việc phát triển sản phẩm.Kể cả việc áp dụng ABC đối với phương pháp ghi chép này cũng vậy> Lãng phí thời gian của kế toán viên là không tránh khỏi.
- Vấn đề thứ hai : Giá thành định mức, điều này có vẻ dễ nhưng không đơn giản chút nào. Hãy xem kế toán @ sẽ làm gì nhỉ khi chỉ sử dụng mấy công thức trong phần chế tạo Flashing :
Chuyện kể rằng @ có nhập khoảng 1200tấn thép khổ 1200mm về để chế tạo máng nước. Khi cô @ xinh đẹp run cái công thức 5kg/1m dài máng chính khổ 1100m và 2.6kg/m dài máng 560mm, một số cái bịt đầu công nhân cắt lung tung các chiều từ cái đống thép khổng lồ 1200mm đó. Sản phẩm làm xong bán cho khách hàng và cô ta cuối kỳ closed cái sổ của cô ta. Khi kiểm toán và sếp đến kiểm tra, thấy thiếu mất khoảng cỡ 100 tấn thép không cánh mà bay, những gì còn lại chỉ là một đống các mẩu sắt chẳng có thể làm được cái gì nữa nằm chỏng chơ ở cuối góc nhà. Rất may là cô ta chưa đem bán phế liệu, nếu không đã khăn gói lên đường tìm một cong việc mới.
Vấn đề chính là ở chỗ đó, một hệ thống công thức 5kg/1m dài chẳng thể ổn chút nào nếu chỉ ứng dụng BOM và giá standard cost. Rất may là @ nhà ta đã phát hiện ra và write off những cái viền thép kia đi rồi. Vậy giá thành liệu có còn 5kg/m dài nữa không?
Trong thực tế vấn đề này còn phức tạp hơn rất nhiều bởi vì đâu chỉ có 2 sản phẩm như trên, có những cuộn thép của cô @ còn bị cắt theo cả hai phương , điều mà cô ta bó tay.
Câu hỏi là khả năng chưa tính đúng giá thành (Như trường hợp trên là phải tính đủ giá của 1200mm cho khổ 1100mm) có thể xảy ra mà chưa được xử lý thì đã nói gì đến ABC.
-Về chuyện nôm na, mình có biết trong kế toán quản trị có phần hướng dẫn rất chính thống khi nói về giá thành và khoa học budgetting technic. Đó là : Yếu tố kinh nghiệm
Nói đến vấn đề này, Các vấn đề kinh nghiệm quản lý đôi khi là một yếu tố hữu dụng trong bài toán tính giá thành sản phẩm(ABC và truyền thống thì giá trị này đều hữu dụng). Các nhà quản lý có thể đưa ra một con số ước tinh có giá trị hoàn toàn thuyết phục. Nhiệm vụ của kế toán là cần phải tham khảo các giá trị đưa ra này trong bài toán của mình. Xin đơn cử ví dụ sản xuất rọ đá : Rất có thể anh giám đốc sản xuất rọ đá neo LP (cái mà VL đang bán) đưa ra một bảng tính toán về giá thành sản xuất ra hộp rọ 2x1x1 và các định mức hao hụt theo kinh nghiệm của anh ta chính xác với sai số là 0.5%.Tuy nhiên cái mà VNacc cần là tính chính xác luôn vào trong hệ thống phần mềm cái ABC > Kế toán tài chính hay hạch toán kế toán tài chính lại xuất hiên trong tư duy về vấn đề này.Dĩ nhiên kết quả là giá thành sản phẩm trong một năm của sản phẩm A nào đó biến động như hình Sin và ai sẽ ra quyết định dựa vào điều đó? Có ích chi ?
về mặt kỹ thuật mình cho rằng phương pháp tính giá thành theo ABC cần lưu ý những vấn đề sau :
1. Cần xem xét về mặt phân tích bản chất chi phí :Chi phí nào là mặc nhiên trong khi chi phí kia là tuỳ dụng? Các vấn đề biến đổi chi phí (tạm gọi là x) khi cost driver biến đổi
những chi phí hỗn hợp (Ở quy mô 1 là chi phí biến đổi nhưng đên một quy mô khác -2 là định phí )....vv
Các vấn đề xem xét về chi phí có mối quan hệ với sự thay đổi các kích tố chi phí và sản lượng như thế nào?
2. Trong trường hợp sử dụng giá standard cost, bao giờ cũng có sự khác biệt với actual cost- tạm gọi như vậy. Các vấn đề điều chỉnh chênh lệch này cần phải được thực hiện và có thay đổi như thế nào?
3. Các vấn đề về chi phí sản xuất chung: phân định phát sinh ở khâu nào hay đơn vị sản phẩm nào tính trực tiếp cho đơn vị đó hay phân bổ theo tiêu chí? Các kinh nghiệm về quản lý nên áp dụng trong trường hợp nào? ...
4.Xây dựng Budgetting : Số liệu kế hoạch trong budget và số liệu actual có thể cho biết biên độ của từng bộ phận chi phí cấu thành trong giá thành> Góp phần hỗ trợ công tác ra quyết định (Có thể sau đó sếp @ đặt khổ thép 560mm thay vì 1200 nếu số lượng máng loại 2 chiểm chủ lực)
5.KPI hỗ trợ việc tính ABC như thế nào? Key production Indicator là một cách đo lượng và thống kê các mức năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Các số liệu của KPI cho kết quả và chúng ta có thể sử dụng các kết quả này trọng việc xác định chi phí ứng với mỗi quy mô sản xuất. Với một bài toán kiểu ma trận chúng ta sẽ biết được chi phí sản xuất ở mỗi điểm sử dụng công suất máy, sử dụng lao động, các chi phí sản xuất khác tiêu hao .... Trên cơ sở này chúng ta có thể tính giá thành sản phẩm theo ABC dễ dàng hơn.VD ABC sản phẩm A ở công suất 80% năng lực sản xuất là $100, sản phẩm B là $200, ở công suất 75% thì giá thành sp A là $110, sản phẩm B là $550