SUNF ơi, cái cụm từ "kích tố chi phí" nghe kinh hoàng quá, theo ý mình thì dùng cụm từ "tiêu thức phân bổ chi phí" cho nó dễ hiểu, có được không bác!
Việc chọn ra cost driver quyết định sự thành bại trong việc áp dụng ABC, khó vãi, mà theo mình biết thì không có ai áp dụng triệt để ABC cả, vì không thể định ra driver cho tất cả các chi phí được, thực tế triển khai thử thấy nhùng nhằng lắm... cả bọn bò ra mà đọc hằng tá sách, cuối cùng thì Standard Costing có vẻ ổn nhất... ít ra thì cũng báo cáo cho kịp thời gian quy định, hix, còn phần phân tích thì cố gắng chia chi phí ra nho nhỏ, xài driver tương đối để định lợi nhuận ngành (Chính xác là SBU và Brand đóa) sản phẩm (chính xác là SKU đóa) là được roài. Không thì cả bọn lại hết thở vì báo cáo muộn, mỗi năm choảng một cái kế hoạch ngân sách là ngất ngư, đến khi control nó, xác định chênh lệch, rồi còn cost driver cho đúng với sao mà lệch với kế toán tài chính nữa thì nộp đơn xin nghỉ là vừa.
Thân,
PS: Mình không để hẳn Tiếng Việt, vì mình không phải chuyên gia dịch thuật, theo mình hỉu, thì thuật ngữ trên mình 'thích' nó như sau:
- Cost Driver: Tiêu thức phân bổ chi phí (Qui định cho tối thiểu một năm).
- Driver: Tiêu thức phân bổ cho một chi phí trong sản xuất nào đó (627).
- Costing: Phương pháp tính giá thành.
- Expense: 641, 642, để tránh nhầm lẫm khi costing.
- Standard Costing: Giá thành theo định mức chuẩn.
- Control: Công việc thường ngày, theo dõi, đánh giá, điều chỉnh, báo cáo đề xuất, họp hành triển khai biện pháp giải quyết, có thể hỉu tương đối vậy thoai, dịch mãi chẳng xuôi T_T (Control = Screen and volume it if need).
À mà quên, viết xong mới xem ngày tháng, cái chủ đề này mốc meo rồi. Nhưng thôi, lỡ viết rồi thì mình post lun chứ biết sao.