Tính giá thành cho sản phẩm cơ khí sản xuất theo đơn đặt hàng?

  • Thread starter Phan Thị LệDung
  • Ngày gửi
H

HANHOISHI

Sơ cấp
20/7/17
9
1
1
37
Bài của bạn ấy dễ hiểu nhưng sai về bản chất. Vấn đề quan trọng của công việc kế toán giá thành không phải cắm đầu vào hạch toán rồi đưa vào tài khoản này tài khoản kia mà đầu tiên quan trọng nhất bạn phải nắm được bản chất công việc sản xuất của công ty bạn. Ví dụ sản xuất 2 cái cửa theo đơn đặt hàng, ở đây về kế toán bạn hoàn toàn có thể chọn phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng hoặc theo từng sản phẩm, nhưng quan trọng hơn là bạn phải hiểu làm thế nào để kỹ thuật và công nhân có thể làm nên cái cửa đó. Lấy ví dụ thế này (mình đơn giản hóa nhất có thể theo đúng chuẩn, còn thực tế với mỗi công ty sẽ áp dụng khác nhau)
Bước 1: Kỹ thuật nhận bản vẽ, bóc tách vật tư, lao động, thông báo bộ phận vật tư đi mua vật tư và bộ phận sản xuất chuẩn bị giao khoán hoặc giao việc trực tiếp thi công
Bước 2: Bộ phận vật tư sẽ làm thủ tục mua vật tư (có thể lấy báo giá, tạm ứng, mua về nhập kho, quyết toán tạm ứng, thanh toán cho nhà cung cấp,...) ----> kế toán ghi nhận những sự việc này
Bước 3: Bộ phận sản xuất sẽ làm phiếu giao việc, trong đó có yêu cầu vật tư và công lao động ----> kho xuất kho, bộ phận lương tính lương----> kế toán ghi nhận những sự việc này
Bước 4: Bộ phận sản xuất - KCS sẽ nghiệm thu đánh giá các sản phẩm hoàn thành và sau đó tiến hành cho nhập kho sản phẩm hoàn thành ---> kế toán ghi nhận và tiến hành tính giá thành (nên nhớ giá thành này là giá thành kinh tế kế toán chứ không phải giá thành kỹ thuật)
Căn cứ để xác định chi phí thuộc loại chi phí nào là phải biết được chi phí ấy nó tham gia vào công đoạn nào và chi phí đó của bộ phận nào, nên cái kiểu "không rạch ròi được thì cho vào chi phí chung" là không hợp lý. Về loại chi phí thì chia như thế này:
- Chi phí nguyên liệu trực tiếp là chi phí bỏ ra cho nguyên liệu tạo nên sản phẩm hoặc tham gia vào quá trình đó dưới dạng xúc tác.
- Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí của những lao động được công ty ký hợp đồng trực tiếp thi công tạo nên sản phẩm (trường hợp thuê lao động ngoài làm và bên được thuê xuất hóa đơn thì không được cho vào đây)
- Chi phí sản xuất chung là các chi phí gián tiếp tạo nên sản phẩm như nhân viên quản lý phân xưởng, khấu hao máy móc, tiền điện, nước, các loại công cụ,...
Như vậy việc phân biệt ra là không hề khó.

Em cảm ơn anh về những đóng góp bổ ích này ạ!

Anh ơi cho em hỏi thêm về vấn đề này được không ạ, Bên em là công ty gia công cơ khí, chuyên gia công lắp đặt các công trình, không mặt hàng nào giống mặt hàng nào cả, bên em năm ngoái kế toán cũ, khi hạch toán, xuất Nguyên Vật Liệu, CCDC, Lương CNV, kế toán cho hết vào Tài khoản 154, như vậy có được không ? Em muốn biết căn cứ nào để phân bổ chi phí lương cho đơn hàng, vì lương bên em trả theo tháng, tháng có đơn hàng, tháng không có thì phân bổ lương công nhân như thế nào cho hợp lý ạ?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
N

nguyenduykhanh36

Cao cấp
20/11/09
482
146
43
40
Tô hiệu, Hải Phòng
Em cảm ơn anh về những đóng góp bổ ích này ạ!

Anh ơi cho em hỏi thêm về vấn đề này được không ạ, Bên em là công ty gia công cơ khí, chuyên gia công lắp đặt các công trình, không mặt hàng nào giống mặt hàng nào cả, bên em năm ngoái kế toán cũ, khi hạch toán, xuất Nguyên Vật Liệu, CCDC, Lương CNV, kế toán cho hết vào Tài khoản 154, như vậy có được không ? Em muốn biết căn cứ nào để phân bổ chi phí lương cho đơn hàng, vì lương bên em trả theo tháng, tháng có đơn hàng, tháng không có thì phân bổ lương công nhân như thế nào cho hợp lý ạ?
Bên em làm về công trình xây lắp công nghiệp, làm theo quyết dịnh 48 hay thông tư 133 thì đưa vào 154. Tuy nhiên, em nên chia 154 thành các tiểu khoản tương ứng 621, 622, 627 để tiện theo dõi (ví dụ anh hay chia thành 1541, 1542, 1547, 1548 (1548 dùng để tập hợp chi phí thay cho 154 trong thông tư 200 còn các tài khoản kia tương ứng các chi phí tương ứng).
Thường khi thi công công trình xây dựng, người ta tính lương cho công trình dựa vào phiếu giao việc, hợp đồng giao khoán hoặc những giấy tờ khác tương đương, hạn chế việc bốc thuốc kiểu cho công nhật rồi phân bổ vào công trình vì nó không hợp lý, do mỗi công trình đều có dự toán, quyết toán và chi phí nhân công được chỉ rõ trong đó rồi.
Nếu em làm thuế thì cái lương em bắt buộc phải làm lại, trong năm 2017 này thì có thể thêm lao động thời vụ vào nhưng năm 2018 thì nên bỏ đi và lương chỉ tính lương cho những lao động có đóng bảo hiểm của công ty.
Vì công ty anh cũng làm công trình, nhưng là đóng tàu, nhưng bản chất là như nhau nên anh có thể nêu một số cái anh đang phải làm ở công ty anh như sau: Để 1 giá thành công trình hợp lệ thì phải có điều kiện như sau:
- Dự toán công trình
- Phiếu giao việc hoặc hợp đồng giao khoán (hay các giấy tờ khác tương đương, miễn trên đó có nội dung là giao cho tổ, đội hoặc người lao động làm hạng mục, công việc gì, vật tư cần sử dụng, công lao động là bao nhiêu), đây chính là cái mấu chốt để em cho lương và vật tư vào làm chi phí, chính là cái em đang hỏi cần làm gì để đưa lương vào đấy.
- Biên bản nghiệm thu - Quyết toán giá thành: Là khối lượng (trên giấy tờ) thi công hoàn thành và là căn cứ xuất hóa đơn, tính giá thành, thường chính là tổng hợp của những lần giao việc, có nghĩa là nó sẽ thể hiện tổng số chi phí vật liệu, nhân công, chi phi sx chung mà doanh nghiệp bỏ ra làm công trình
Nói thì dài dòng, nhưng tóm lược lại là thế này. Khi làm giá thành công trình, em yêu cầu kỹ thuật đưa bộ hồ sơ như trên, sau đó dựa vào quyết toán và phiếu giao việc để làm phiếu xuất kho, bảng lương khoán theo những phiếu giao việc đó, làm sao đến cuối nó khớp với quyết toán là ok, lúc đó thì cái lương của em nó chỉ trực tiếp cho sản phẩm và phù hợp quyết toán. Trường hợp mà số liệu thuế của em nó khác với bản quyết toán và phiếu giao việc của kỹ thuật (ví dụ hóa đơn đầu vào của em là thép tròn f10 nhưng kỹ thuật lại làm là thép tròn f12) thì em yêu cầu kỹ thuật sửa lại theo đúng số của thuế
 
H

HANHOISHI

Sơ cấp
20/7/17
9
1
1
37
Bên em làm về công trình xây lắp công nghiệp, làm theo quyết dịnh 48 hay thông tư 133 thì đưa vào 154. Tuy nhiên, em nên chia 154 thành các tiểu khoản tương ứng 621, 622, 627 để tiện theo dõi (ví dụ anh hay chia thành 1541, 1542, 1547, 1548 (1548 dùng để tập hợp chi phí thay cho 154 trong thông tư 200 còn các tài khoản kia tương ứng các chi phí tương ứng).
Thường khi thi công công trình xây dựng, người ta tính lương cho công trình dựa vào phiếu giao việc, hợp đồng giao khoán hoặc những giấy tờ khác tương đương, hạn chế việc bốc thuốc kiểu cho công nhật rồi phân bổ vào công trình vì nó không hợp lý, do mỗi công trình đều có dự toán, quyết toán và chi phí nhân công được chỉ rõ trong đó rồi.
Nếu em làm thuế thì cái lương em bắt buộc phải làm lại, trong năm 2017 này thì có thể thêm lao động thời vụ vào nhưng năm 2018 thì nên bỏ đi và lương chỉ tính lương cho những lao động có đóng bảo hiểm của công ty.
Vì công ty anh cũng làm công trình, nhưng là đóng tàu, nhưng bản chất là như nhau nên anh có thể nêu một số cái anh đang phải làm ở công ty anh như sau: Để 1 giá thành công trình hợp lệ thì phải có điều kiện như sau:
- Dự toán công trình
- Phiếu giao việc hoặc hợp đồng giao khoán (hay các giấy tờ khác tương đương, miễn trên đó có nội dung là giao cho tổ, đội hoặc người lao động làm hạng mục, công việc gì, vật tư cần sử dụng, công lao động là bao nhiêu), đây chính là cái mấu chốt để em cho lương và vật tư vào làm chi phí, chính là cái em đang hỏi cần làm gì để đưa lương vào đấy.
- Biên bản nghiệm thu - Quyết toán giá thành: Là khối lượng (trên giấy tờ) thi công hoàn thành và là căn cứ xuất hóa đơn, tính giá thành, thường chính là tổng hợp của những lần giao việc, có nghĩa là nó sẽ thể hiện tổng số chi phí vật liệu, nhân công, chi phi sx chung mà doanh nghiệp bỏ ra làm công trình
Nói thì dài dòng, nhưng tóm lược lại là thế này. Khi làm giá thành công trình, em yêu cầu kỹ thuật đưa bộ hồ sơ như trên, sau đó dựa vào quyết toán và phiếu giao việc để làm phiếu xuất kho, bảng lương khoán theo những phiếu giao việc đó, làm sao đến cuối nó khớp với quyết toán là ok, lúc đó thì cái lương của em nó chỉ trực tiếp cho sản phẩm và phù hợp quyết toán. Trường hợp mà số liệu thuế của em nó khác với bản quyết toán và phiếu giao việc của kỹ thuật (ví dụ hóa đơn đầu vào của em là thép tròn f10 nhưng kỹ thuật lại làm là thép tròn f12) thì em yêu cầu kỹ thuật sửa lại theo đúng số của thuế

Em cảm ơn anh đã giành thời gian trả lời những câu hỏi của em!

Năm ngoái kế toán bên em làm theo QĐ 48, nhưng năm nay em muốn chuyển sang TT 200, thì có phải làm lại thông báo với thuế không hả anh?
về phần chi phí lương với, CFNVL... em vẫn cho vào tài khoản 154 có oke không anh?

" Nếu em làm thuế thì cái lương em bắt buộc phải làm lại, trong năm 2017 này thì có thể thêm lao động thời vụ vào nhưng năm 2018 thì nên bỏ đi và lương chỉ tính lương cho những lao động có đóng bảo hiểm của công ty." Phần này anh có thể giải thích chi tiết giúp em được không ạ?
 
T

Thao2992

Sơ cấp
19/3/16
32
1
6
30
Công ty cũng là cty sản xuất cơ khi theo đơn đặt hàng và còn lắp đặt công trình nữa.C kế toán cũ bên mình lương và chi phí sản xuất chung đều kết chuyển hết vào cuối tháng không theo dõi theo đơn hàng hay công trình gì luôn. không biết có cty bạn nào làm như vậy bị bên thuế loại hết chưa ạ? bên mình chỉ có theo dõi dở dang nguyên vật liệu thôi.

Mình có phương pháp này không biết được không? Mình sẽ phân bổ lương và sản xuất chung theo nguyên vật liệu trực tiếp. nhưng lúc làm vô thì thấy có nhiều chỗ lấn cấn quá. có ai đã từng làm loại hình này chưa ạ? cho mình xin ít kinh nghiệm với. cám ơn nhiều ạ
 
  • Like
Reactions: nguyenvan17061991
N

nguyenduykhanh36

Cao cấp
20/11/09
482
146
43
40
Tô hiệu, Hải Phòng
Em cảm ơn anh đã giành thời gian trả lời những câu hỏi của em!

Năm ngoái kế toán bên em làm theo QĐ 48, nhưng năm nay em muốn chuyển sang TT 200, thì có phải làm lại thông báo với thuế không hả anh?
về phần chi phí lương với, CFNVL... em vẫn cho vào tài khoản 154 có oke không anh?

" Nếu em làm thuế thì cái lương em bắt buộc phải làm lại, trong năm 2017 này thì có thể thêm lao động thời vụ vào nhưng năm 2018 thì nên bỏ đi và lương chỉ tính lương cho những lao động có đóng bảo hiểm của công ty." Phần này anh có thể giải thích chi tiết giúp em được không ạ?
Nói chung, nếu công ty làm công văn xin thuế thì vẫn chuyển sang thông tư 200 được, nhưng nếu là anh thì anh khuyên nên để thông tư 133 mà làm cho nó đơn giản, Chi phí lương trực tiếp và nguyên vật liệu nếu theo quyết định 48 và thông tư 133 thì bắt buộc phải đưa vào 154 chứ làm gì còn tài khoản nào khác để cho vào nữa.
Về phần lương thì trong thực tế công ty em trả theo công nhật, nhưng không có công ty xây lắp công nghiệp nào lại tính lương người lao động trực tiếp theo công nhật được bởi vì em tưởng tượng đơn giản thế này. Trong 1 bộ quyết toán nếu làm đúng chuẩn mực luôn có kết cấu thế này (anh ví dụ đơn giản thôi):
1/ Chi phí nguyên liệu: 1.000.000.000
2/ Chi phí nhân công trực tiếp: 2000 công x 200.000 = 400.000.000
3/ Chi phí sản xuất chung: 150.000.000
4/ Chi phí phát sinh (5%x(1+2+3)):
5/ Giá thành công xưởng: = 1+2+3+4+5
6/ Lợi nhuận trước thuế: 2%x5
7/ Giá trị quyết toán = 5+6
8/ Thuế GTGT (10%) = 10%x7
9/ Tổng Giá trị quyết toán = 7+8
Như vậy, chi phí nhân công của một công trình luôn được xác định, nếu em tính lương công nhật thì không thể tính được chi phí nhân công nó đưa vào công trình là bao nhiêu nếu công ty làm nhiều công trình một lúc (Lấy ví dụ em trả lương công nhật là 500.000 một ngày cho công nhân A; ngày 11/5 Công nhân A làm cho 3 công trình X, Y, Z, trong đó, lương của công trình X khi đưa vào quyết toán là 300.000, lương của công trình Y đưa vào quyết toán là 600.000, lương công trình Z đưa vào quyết toán là 200.000 ---> em chia thế nào để có được số lương ấy vào từng công trình khi cả ngày hôm đó công nhân A chỉ được trả lương 500.000 và lấy căn cứ nào để phân chia cho hợp lý?), Vì vậy khi làm công trình, người ta thường lập phiếu giao việc hoặc hợp đồng giao khoán để chỉ định cụ thể: ông công nhân A làm hạng mục này của công trình X, lương là 300.000, vật tư là thép tấm, oxy, que hàn,..; làm hạng mục kia của công trình Y, lương 600.000, vật tư gồm thép tròn, oxy, que hàn,...). Do đó kiểu gì em cũng phải làm lại bảng lương phù hợp với cái giá thành công trình mà em dự định làm, và vì bây giờ bảo hiểm nó kiểm tra rất gắt gao nên phải làm bảng lương phù hợp với số nhân viên em đăng ký báo hiểm. Và nên nhớ đây chỉ là phương án làm thuế, còn thực tế doanh nghiệp người ta tính lương thế nào cho công nhân thì đấy là do cách của họ, có thể làm theo như trên hoặc công nhật hoặc tính khoán cả tháng,...
 
Sửa lần cuối:
N

nguyenduykhanh36

Cao cấp
20/11/09
482
146
43
40
Tô hiệu, Hải Phòng
Công ty cũng là cty sản xuất cơ khi theo đơn đặt hàng và còn lắp đặt công trình nữa.C kế toán cũ bên mình lương và chi phí sản xuất chung đều kết chuyển hết vào cuối tháng không theo dõi theo đơn hàng hay công trình gì luôn. không biết có cty bạn nào làm như vậy bị bên thuế loại hết chưa ạ? bên mình chỉ có theo dõi dở dang nguyên vật liệu thôi.

Mình có phương pháp này không biết được không? Mình sẽ phân bổ lương và sản xuất chung theo nguyên vật liệu trực tiếp. nhưng lúc làm vô thì thấy có nhiều chỗ lấn cấn quá. có ai đã từng làm loại hình này chưa ạ? cho mình xin ít kinh nghiệm với. cám ơn nhiều ạ
Công ty mình kế toán trước không tính giá thành và khi quyết toán thì bị phạt 300 triệu
 
H

HANHOISHI

Sơ cấp
20/7/17
9
1
1
37
Nói chung, nếu công ty làm công văn xin thuế thì vẫn chuyển sang thông tư 200 được, nhưng nếu là anh thì anh khuyên nên để thông tư 133 mà làm cho nó đơn giản, Chi phí lương trực tiếp và nguyên vật liệu nếu theo quyết định 48 và thông tư 133 thì bắt buộc phải đưa vào 154 chứ làm gì còn tài khoản nào khác để cho vào nữa.
Về phần lương thì trong thực tế công ty em trả theo công nhật, nhưng không có công ty xây lắp công nghiệp nào lại tính lương người lao động trực tiếp theo công nhật được bởi vì em tưởng tượng đơn giản thế này. Trong 1 bộ quyết toán nếu làm đúng chuẩn mực luôn có kết cấu thế này (anh ví dụ đơn giản thôi):
1/ Chi phí nguyên liệu: 1.000.000.000
2/ Chi phí nhân công trực tiếp: 2000 công x 200.000 = 400.000.000
3/ Chi phí sản xuất chung: 150.000.000
4/ Chi phí phát sinh (5%x(1+2+3)):
5/ Giá thành công xưởng: = 1+2+3+4+5
6/ Lợi nhuận trước thuế: 2%x5
7/ Giá trị quyết toán = 5+6
8/ Thuế GTGT (10%) = 10%x7
9/ Tổng Giá trị quyết toán = 7+8
Như vậy, chi phí nhân công của một công trình luôn được xác định, nếu em tính lương công nhật thì không thể tính được chi phí nhân công nó đưa vào công trình là bao nhiêu nếu công ty làm nhiều công trình một lúc (Lấy ví dụ em trả lương công nhật là 500.000 một ngày cho công nhân A; ngày 11/5 Công nhân A làm cho 3 công trình X, Y, Z, trong đó, lương của công trình X khi đưa vào quyết toán là 300.000, lương của công trình Y đưa vào quyết toán là 600.000, lương công trình Z đưa vào quyết toán là 200.000 ---> em chia thế nào để có được số lương ấy vào từng công trình khi cả ngày hôm đó công nhân A chỉ được trả lương 500.000 và lấy căn cứ nào để phân chia cho hợp lý?), Vì vậy khi làm công trình, người ta thường lập phiếu giao việc hoặc hợp đồng giao khoán để chỉ định cụ thể: ông công nhân A làm hạng mục này của công trình X, lương là 300.000, vật tư là thép tấm, oxy, que hàn,..; làm hạng mục kia của công trình Y, lương 600.000, vật tư gồm thép tròn, oxy, que hàn,...). Do đó kiểu gì em cũng phải làm lại bảng lương phù hợp với cái giá thành công trình mà em dự định làm, và vì bây giờ bảo hiểm nó kiểm tra rất gắt gao nên phải làm bảng lương phù hợp với số nhân viên em đăng ký báo hiểm. Và nên nhớ đây chỉ là phương án làm thuế, còn thực tế doanh nghiệp người ta tính lương thế nào cho công nhân thì đấy là do cách của họ, có thể làm theo như trên hoặc công nhật hoặc tính khoán cả tháng,...

Em cám ơn anh đã có những chia sẻ rất bổ ích cho em ạ! nói thật là em đang rất rối trong vấn đề này! may mà có anh trả lời giúp em những vướng mắc mà thực sự em không biết hỏi ai?
 
T

Thao2992

Sơ cấp
19/3/16
32
1
6
30
Công ty mình kế toán trước không tính giá thành và khi quyết toán thì bị phạt 300 triệu
Vậy bạn ơi cho mình hỏi là mình phân bổ 622 vào tháng ít có đơn hàng. vậy thì giá vốn mình sẽ cao hơn doanh thu sẽ bị lỗ có vấn đề gì k hả bạn? mình cám ơn bạn nhiều
 
L

loan90

Cao cấp
20/6/10
271
69
28
33
TPHCM
@Thao2992 Ko sao đâu bạn, vì có những tháng cty sẽ hoạt động ít mà vẫn phải trả lg ng lao động chứ. miễn là tổng doanh thu phải lớn hơn tổng giá vốn cuối năm là ok. Vì lần trc mình quyết toán, giá vốn lớn hơn dt, THUẾ hỏi liền đó bạn. Nhưng đó là năm đầu kinh doanh nên còn đỡ, chứ nhiều năm thì thuế sẽ hỏi đó.
 
  • Like
Reactions: Thao2992
T

Thao2992

Sơ cấp
19/3/16
32
1
6
30
@Thao2992 Ko sao đâu bạn, vì có những tháng cty sẽ hoạt động ít mà vẫn phải trả lg ng lao động chứ. miễn là tổng doanh thu phải lớn hơn tổng giá vốn cuối năm là ok. Vì lần trc mình quyết toán, giá vốn lớn hơn dt, THUẾ hỏi liền đó bạn. Nhưng đó là năm đầu kinh doanh nên còn đỡ, chứ nhiều năm thì thuế sẽ hỏi đó.
Cám ơn bạn nhiều nha
 
N

nguyenduykhanh36

Cao cấp
20/11/09
482
146
43
40
Tô hiệu, Hải Phòng
Vậy bạn ơi cho mình hỏi là mình phân bổ 622 vào tháng ít có đơn hàng. vậy thì giá vốn mình sẽ cao hơn doanh thu sẽ bị lỗ có vấn đề gì k hả bạn? mình cám ơn bạn nhiều
Nếu là lương sản phẩm thì đương nhiên nếu không sản xuất thì đâu có phát sinh, còn lương công nhật thì nếu hợp lý thuế người ta cũng phải chịu thôi
 
  • Like
Reactions: Thao2992
T

Thao2992

Sơ cấp
19/3/16
32
1
6
30
@nguyenduykhanh36 Lương công nhân trả theo tháng đó bạn. dù không có đơn hàng thì tháng nào cũng phải trả
 
H

Ho Anh Hue10 10

Cao cấp
22/4/17
794
267
63
68
mà tôi chỉ công ty nhỏ làm theo qđ 48 nhé, và tôi vẫn làm như vậy đó, vì lương sx công ty tôi ko thể rõ ràng sản phẩm A cần mấy người làm mấy tiếng ra được 1 sp nên tôi vẫn phân bổ như vậy đấy.

Lưng CN SX dù theo TT, NĐ nào cũng không HT như bạn ở #70 (..CÒn những cái khác ném vào CF SX chung, cuối kỳ phân bổ thep NVL chính, Lương chia ra lương SX, và lương Quản lý, nếu ko rạch ròi được thì cũng cho vào SX chung rồi phân bổ nhé...) Mà từ 334 của CN phân bổ vào 622, hay 154 chi tiết từng SP ( đơn hàng ) !
 
H

Ho Anh Hue10 10

Cao cấp
22/4/17
794
267
63
68
@nguyenduykhanh36 Lương công nhân trả theo tháng đó bạn. dù không có đơn hàng thì tháng nào cũng phải trả

Nếu bạn biết về Định mức, đơn giá NC thì sẽ biết trong ĐM Lao động có tỷ lệ Ngừng việc vì các lý do: Thiếu việc làm, mưa bảo , ngừng để di chuyển, S/C máy móc, lễ, tết, phép ... Tùy theo từng nghành, từng DN để có tỷ lệ hợp lý . Nếu ngừng việc nằm trong tỷ lệ này vẫn được tính là chi phí Hợp lý.
 
H

Ho Anh Hue10 10

Cao cấp
22/4/17
794
267
63
68
Đúng rồi, có nhưng ko phải doanh nghiệp sx 10 sản phẩm thì lỗ cả 10 nhé. ý tôi muốn nói làm sao cho đơn giản nhất, dễ hiểu nhất, và có lý nhất thôi

Bạn có biết 1 DN mới thành lập khi viết DA SX - KD thì SX đến SP ( DT ) thứ bao nhiêu mới đến điểm Hòa vốn không !!!
 
T

Thao2992

Sơ cấp
19/3/16
32
1
6
30
Nếu bạn biết về Định mức, đơn giá NC thì sẽ biết trong ĐM Lao động có tỷ lệ Ngừng việc vì các lý do: Thiếu việc làm, mưa bảo , ngừng để di chuyển, S/C máy móc, lễ, tết, phép ... Tùy theo từng nghành, từng DN để có tỷ lệ hợp lý . Nếu ngừng việc nằm trong tỷ lệ này vẫn được tính là chi phí Hợp lý.

Cho mình hỏi là mỗi tháng mình phân bổ 622 và 627 theo tỉ lệ NVL hoàn thành / tổng NVL trong tháng có hợp lý không bạn? bên thuế có chấp nhận làm như vậy không bạn? Công ty mình thật sự không có định mức NVL và nhân công. mình cảm ơn nhiều!
 
H

Ho Anh Hue10 10

Cao cấp
22/4/17
794
267
63
68
Cho mình hỏi là mỗi tháng mình phân bổ 622 và 627 theo tỉ lệ NVL hoàn thành / tổng NVL trong tháng có hợp lý không bạn? bên thuế có chấp nhận làm như vậy không bạn? Công ty mình thật sự không có định mức NVL và nhân công. mình cảm ơn nhiều!
Bạn có thể Phân bổ : (..theo tỉ lệ NVL...) hay Chi phí trực tiếp ... đều được nhưng chú ý: Chi phí Hợp lý chỉ được tính theo: Kế hoạch giá thành hay DT thôi.
 
  • Like
Reactions: Thao2992

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA