Đánh giá chênh lệch tỉ giá.

  • Thread starter anhvandc
  • Ngày gửi
H

haxuyen

Sơ cấp
14/10/09
48
0
0
ha noi
như vậy là chưa đúng bạn ah!
một cách tốt nhất là giả sử bạn xuất ngoại tệ theo phương pháp nhập trước xuất trước. khi đó bạn sẽ lần lại 400 USD tồn cuối kỳ là của giao dịch nào, và tiến hành đánh giá lại chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá cuối kỳ, cụ thể:
Ví dụ: 400 USD của bạn phát sinh từ giao dịch A: 200 USD với tỷ giá bạn hạch toán là 16.000 VND/USD và giao dịch B 200USD với tỷ giá 17.000 VND/USD (đây là những giao dịch gần thời điềm 31/12)
như vậy, chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối kỳ của bạn là: = 400*17.420 - 200*(16000+17000) = a.
Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ là: 2.000.000.000 - 400*17.420 - a = b
Hạcht toán như sau:
Nợ TK 1122 /Có TK 413: a
Nợ TK 635/có TK 112 : b

P/S: mọi người cho ý kiến.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Trịnh Hồng Khánh

Trịnh Hồng Khánh

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
Thành viên BQT
các bạn cho mình hỏi chêch lệch đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối năm tài chính trên TK 1122,ví dụ cuói năm 2009 mình co só dư là 10.000USD tỷ giá ghi sổ là 17000, tỳ giá đánh giá lại cuối năm là 17941
Mình hạch toán :Nợ TK 1122: 10000*941=941000
Có TK 413: 941000
Đầu năm 2010 mình có kết chuyển ngược lại là nợ TK 413: 941000
Có TK 1122: 941000 hay ko?
Bạn nào biêt trả lời giưp mình nhé, thanks

Đầu năm sau bạn phải hạch toán ngược lại như ở trên, tham khảo thêm về cách hạch toán tỷ giá Thông tư 201/2009/TT-BTC ngày 15-10-2009
 
Trịnh Hồng Khánh

Trịnh Hồng Khánh

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
Thành viên BQT
Các bạn cho mình hỏi chút với:
Hàng tháng mình có tiến hành đánh giá lại CLTG các tài khoản có gốc ngoại tệ(không đánh giá công nợ) theo tỷ giá ngân hàng cty mình giao dịch. Cuối năm mình thực hiện đánh giá theo tỷ giá của LNH ngày cuối năm cho cả tài khoản có gốc ngoại tệ và tài khoản công nợ. Đến khi kiểm toán đến làm việc, họ tính ra lỗ/lãi chưa thực hiện để loại ra khi tính thuế TNDN của công ty mình. Cách tính của họ mình thấy không hiểu lắm. Vậy các bạn có cách tính nào thuyết phục cho trường hợp của mình không? Mình muốn tính ra lỗ/lãi chưa thực hiện cho năm tài chính 2009 đó.
Còn nữa, rút kinh nghiệm năm tới, hàng tháng mình sẽ không đánh giá CLTG vào cuối tháng nữa mà chỉ tiến hành đánh giá vào cuối năm thôi. Như thế, toàn bộ phần đánh giá vào cuối năm tài chính sẽ trở thành lỗ/lãi chưa thực hiện. Như thế có được không? Cảm ơn các bạn nhiều.

1. Hạch toán chênh lệch tỷ giá hiện nay đang theo hướng dẫn của CMKT, QĐ 15/2006 (ở TK 413), và thông tư 201/2009/TT-BTC, thì bạn không được thực hiện đánh giá chênh lệch tỷ giá các tài khoản có gốc ngoại tệ vào cuối mỗi tháng, mà chỉ thực hiện tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.
2. Chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện (hay còn gọi là chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục có gốc ngoại tệ vào thời điểm cuối năm); chênh lệch tỷ giá đã thực hiện (được hiểu là chênh lệch tỷ giá phát sinh trong năm tài chính, các nghiệp vụ thanh toán trong năm ), đồng thời theo Luật thuế TNDN hiện hành và hướng dẫn TT 177, chênh lệch tỷ giá đã thực hiện được xem là doanh thu, chi phí hợp lý loại trừ khi xác định thuế TNDN, còn chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện (ngoại trừ đánh giá lại khoản phải trả dài hạn) sẽ không được tính là chi phí hợp lý. Vậy nếu bạn không thực hiện đánh giá chênh lệch tỷ giá trong quá trình thanh toán bằng ngoại tệ, là chưa thực hiện đúng với CMKT số 10, hướng dẫn hạch toán chênh lệch tỷ giá theo QĐ 15, đông thời bạn vô tình đã làm thiệt công ty 1 khoản chi phí hợp lý (nếu phát sinh lỗ tỷ giá) và khi thực hiện đánh giá 1 lần vào cuối năm, nếu bị lỗ do chênh lệch tỷ giá, chi phí này sẽ bị loại trừ khi xác định thuế TNDN như mình nói ở trên.
3. Cách tính lại để xác định chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện để loại ra khi tính thuế TNDN, mình gợi ý như sau :
+ Cách thứ 1 : Nếu có thời gian, số tiền chênh lệch lãi, lỗ do chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện là lớn ( trọng yếu ), thì tốt nhất là xem lại từng nghiệp vụ thanh toán tại mỗi thời điểm để xác định cho đúng -> cách này rất mất thời gian nhưng mang lại tính chính xác tương đối cao
+ Cách thứ 2 : Bạn lựa chọn phương pháp hạch toán chênh lệch tỷ giá là Nhập trước - xuất trước : giả sử trong năm 2009 phát sinh nhiều nghiệp vụ, nhưng bạn chọn 1 tỷ giá gần ngày 31.12.2009 nhất làm tỷ giá hạch toán trên sổ của bạn, sau đó bạn đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối kỳ
VD : TK 1122 : 1.000 USD x 20.000 = 20.000.000 ( là giá trị VND quy đổi tại thời điểm trước khi đánh giá ), nếu bạn thực hiện đánh giá CLTG thì số tiền : 1.000 x ( 20.000 - 17.941 ) = 2.059.000 là chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện
Sau đó bạn chọn 1 tỷ giá ngày gần 31.12.2009 nhất, ví dụ ngày 29 bạn có nghiệp vụ thu tiền USD 18.500, thì bạn đánh giá CLTG cuối kỳ như sau :
Phần chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện : 1.000 x (18.500-17.941)= 1.559.000 -> xác định là CLTG chưa thực hiện, còn phần chênh lệch ( 2.059.000 - 1.559.000 ) là phần đã thực hiện trong năm
Cách làm này chỉ mang cách ước tính, đỡ mất thời gian, cơ sở lý giải : khi chọn PP NT-XT thì các tỷ giá giao dịch trước sẽ không còn, nên số dư cuối kỳ sẽ phản ảnh những tỷ giá gần ngày 31.12 nhất, nên ta mới chọn tỷ giá gần ngày này nhất làm tỷ giá hạch toán trên sổ sách.
+ Cách thư 3 : Bạn chọn PP Bình quân gia quyền cuối tháng, bạn đổ sổ chi tiết TK ngoại tệ ra excel, áp dụng công thức tính đơn giá xuất ngoại tệ trong tháng = (GT nhập + GT tồn )/( SL ngoại tệ nhập + SL ngoại tệ tồn ) = a, sau đó lấy a nhân lại với mỗi nghiệp vụ xuất ngoại tệ thanh toán, ví dụ ngày 2 xuất 10 USD , thì giá trị xuất ngoại tệ là 10 x a, sau đó so sánh lại với số đã hạch toán tại ngày 2, xác định chênh lệch tại mỗi nghiệp vụ, nếu lãi ghi 515, lỗ ghi 635. Cuối cùng đánh giá lại chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện như bình thường, thực hiện bút toán điều chỉnh trên sổ chi tiết tài khoản có gốc ngoại tệ cho đúng bằng số USD x 19.741 ( tỷ giá BQLNH tại 31.12.2009 ) là ok
Cách này nhanh hơn tý, chính xác hơn.
 
Sửa lần cuối:
2

2ha

Guest
18/7/08
33
0
0
38
Ha Noi
blog.360.yahoo.com
Các bạn cho mình hỏi chút với:
Hàng tháng mình có tiến hành đánh giá lại CLTG các tài khoản có gốc ngoại tệ(không đánh giá công nợ) theo tỷ giá ngân hàng cty mình giao dịch. Cuối năm mình thực hiện đánh giá theo tỷ giá của LNH ngày cuối năm cho cả tài khoản có gốc ngoại tệ và tài khoản công nợ. Đến khi kiểm toán đến làm việc, họ tính ra lỗ/lãi chưa thực hiện để loại ra khi tính thuế TNDN của công ty mình. Cách tính của họ mình thấy không hiểu lắm. Vậy các bạn có cách tính nào thuyết phục cho trường hợp của mình không? Mình muốn tính ra lỗ/lãi chưa thực hiện cho năm tài chính 2009 đó.
Còn nữa, rút kinh nghiệm năm tới, hàng tháng mình sẽ không đánh giá CLTG vào cuối tháng nữa mà chỉ tiến hành đánh giá vào cuối năm thôi. Như thế, toàn bộ phần đánh giá vào cuối năm tài chính sẽ trở thành lỗ/lãi chưa thực hiện. Như thế có được không? Cảm ơn các bạn nhiều.

===========
Chào bạn.
Thế này nhé hiện nay bên kiểm toán cũng tranh cãi rất nhiều về vấn đề này, theo Chuẩn mực kiểm toán thì phải đưa vào doanh thu/chi phí trong kỳ, nhưng theo 201 thì treo lại trên TK 413 rồi sang kỳ kế toán mới hạch toán đảo lại. Do vậy với các công ty nào mà đang lỗ từ hoạt động kinh doanh và lãi từ đánh giá lại chênh lệch thì họ nhất quyết đưa vào doanh thu trong kỳ nhưng lỗ thì họ theo 201 (tức là bỏ ngoài). Do vậy có thể nói 201 ra đời nhằm giải quyết bế tắc cho các công ty lớn để kết quả kinh doanh của họ tốt hơn. Còn việc bạn đưa vào chi phí/doanh thu tài chính thì bạn phải thuyết minh rõ trong Báo cáo tài chính là theo chuẩn mực kế toán hay theo 201 như thế thì kiểm toán họ sẽ vẫn chấp nhận cho bạn.
Tiếp nữa là bạn chỉ đánh giá lại chênh lệch tỷ giá khi bên bạn lập báo cáo thôi, còn hàng tháng thì đánh giá lại làm gì cho nhọc.
Hy vọng thoả mãn câu trả lời cho bạn.
 
S

senhongmuaha

Sơ cấp
11/11/09
29
0
0
Hung Yen city
Đầu năm sau bạn phải hạch toán ngược lại như ở trên, tham khảo thêm về cách hạch toán tỷ giá Thông tư 201/2009/TT-BTC ngày 15-10-2009

Các bạn ơi, mình làm như này có đúng không:
+ Ngày 31/12/2009 mình đánh giá chênh lệch tỷ giá ngoại tệ như sau:
- Chênh lệch tỷ giá USD TGNH: Nợ TK 1122/ Có TK 413: 100.000d
- Chênh lệch tỷ giá USD Phải thu KH: Nợ TK131/ Có TK 413: 10.000d
- Chênh lệch tỷ giá USD khoản phải trả người bán: Nợ TK 413/ Có TK 331: 5.000d
Nếu theo cách hạch toán cũ thì mình sẽ kết chuyển: Nợ TK 413/ Có TK 515: 15.000d & Nợ TK 635/ Có TK 413: 5.000d
Nhưng theo như TT 201/2009 thì sẽ không có bút toán kết chuyển cuối cùng.
+ Sang đầu năm 2010 mình kết chuyển ngược lại các bút toán gạch đầu dòng trên.
VD: - Chênh lệch tỷ giá USD TGNH thì kết chuyển ngược lại là: Nợ TK 413/ Có TK1122: 100.000d
Hoặc: Mình kết chuyển: Nợ TK 413/ Có TK 515: 100.000d+10.000d & Nợ TK 635/ Có TK 413: 5.000d
Làm như 1 trong 2 cách trên thì cách nào đúng?
Nếu không đúng các bạn vui lòng hạch toán giúp mình một cách chi tiết nhé?
 
S

saobien221283

Guest
8/3/10
28
0
0
ha noi
CHo mình hỏi sang năm 2010 mình ghi bút toán ngược lại là : Nợ 413 / có 112 : 225.000 VND . Vậy khi tính tỉ giá bình quân gia quyền của tháng 01/2010 thì mình lấy số dư đầu kỳ là : 8.745.500 đ hay là 8.970.500 đ hả bạn? ( cty mình tính theo tỉ giá bình quân gia quyền)
Mong các bạn giúp . xin cảm ơn !
 
S

saobien221283

Guest
8/3/10
28
0
0
ha noi
Mình có câu hỏi mong các bạn giúp
Tại ngày 31/12/2009 số dư 112 của bạn theo xác nhận với ngân hàng là 500usd. Số liệu sổ kế toán của bạn TK1122(usd) là 8.745.500đ.
Vậy khi đánh giá lại số dư 500usd của bạn theo tỉ giá BQLNH 17.941đ/usd thì số dư 1122 của bạn sẽ là 500 x 17.941 = 8.970.500đ.
Hạch toán
NợTK112 (8.970.500-8.745.500) 225.000đ
CóTK413 225.000đ
Theo chế độ kế toán thì phải hạch toán tiếp Nợ413/Có515 và xác định kết quả kinh doanh (nhưng phần lợi nhuận này không được sử dụng hoặc phân phối quỹ cho đến khi nào chênh lệch thực tế phát sinh - tức tất toán khoản ngoại tệ này) Còn theo TT201-2009 thì số dư TK413 vẫn giữ nguyên trên báo cáo tài chính, sang năm 2010 bạn làm bút toán ngược (để xóa số dư TK413):
Nợ TK413 225.000đ
CóTK112 225.000đ
Vậy khi tính tỉ giá bình quân gia quyền của tháng 01/2010 thì mình lấy số dư đầu kỳ là : 8.745.500 đ hay là 8.970.500 đ ? ( cty mình tính theo phương pháp bình quân gia quyền)
 
B

byd

Sơ cấp
24/8/10
19
0
1
Hà Nội
Các bạn ơi, mình làm như này có đúng không:
+ Ngày 31/12/2009 mình đánh giá chênh lệch tỷ giá ngoại tệ như sau:
- Chênh lệch tỷ giá USD TGNH: Nợ TK 1122/ Có TK 413: 100.000d
- Chênh lệch tỷ giá USD Phải thu KH: Nợ TK131/ Có TK 413: 10.000d
- Chênh lệch tỷ giá USD khoản phải trả người bán: Nợ TK 413/ Có TK 331: 5.000d
Nếu theo cách hạch toán cũ thì mình sẽ kết chuyển: Nợ TK 413/ Có TK 515: 15.000d & Nợ TK 635/ Có TK 413: 5.000d
Nhưng theo như TT 201/2009 thì sẽ không có bút toán kết chuyển cuối cùng.
+ Sang đầu năm 2010 mình kết chuyển ngược lại các bút toán gạch đầu dòng trên.
VD: - Chênh lệch tỷ giá USD TGNH thì kết chuyển ngược lại là: Nợ TK 413/ Có TK1122: 100.000d
Hoặc: Mình kết chuyển: Nợ TK 413/ Có TK 515: 100.000d+10.000d & Nợ TK 635/ Có TK 413: 5.000d
Làm như 1 trong 2 cách trên thì cách nào đúng?
Nếu không đúng các bạn vui lòng hạch toán giúp mình một cách chi tiết nhé?

=========
Bạn làm theo cách thứ nhất đúng. Bạn cứ ngâm kỹ cái 201 khoảng 3 lần là nhớ tuốt, gl
 
C

cavang

Trung cấp
2/7/08
98
0
6
HN
Các bạn ơi cho mình hỏi là Theo công văn 7250 và TT 177 quy định thì chênh lệch tỷ giá phát sinh trực tiếp trong kì và chênh lệch đánh giá cuối kì của khoản phải trả thì được hạch toán vào chi phí. Nhưng không nhắc đến chênh lệch đánh giá cuối kì của khoản mục tiền tệ (111, 112), phải thu bằng ngoại tệ nên quyết toán không được vào đâu. Xin hỏi chênh lệch đánh giá cuối kì của tk 111, 112, 131 thì xử lý như thế nào?
 
T

TrinhLTT

Guest
theo TT201/2009/TT-BTC thì Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ của tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ ngắn hạn có gốc ngoại tệ (1 năm trở xuống) tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì không hạch toán vào chi phí hoặc thu nhập mà để số dư trên báo cáo tài chính, đầu năm sau ghi bút toán ngược lại để xóa số dư.
như vậy bạn sẽ hạch toán như sau
khi chuyển tiền:
Nợ 331 : 17.000.000
có 112 : 17.000.000
Cuối năm đánh giá chênh lêch:
Nợ 143:1.000.000
Có 331: 1.000.000
đầu năm 2009
Nợ 331: 1.000.000
có 143: 1.000.000
Khi lấy hoá đơn
Nợ 156: 17.000.000
Có 331: 17.000.000

Sao lại là tk 143 bạn, phải là 413 chứ :D
 
libongbi

libongbi

Guest
3/8/10
8
0
0
35
47 tran quy cap
Không phải đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối tháng đâu bạn. Theo quyết định 15 thì chỉ phải đánh giá cho số dư cuối năm thôi. Nếu bạn phải làm báo cáo hàng quý, hay nửa năm (như 1 số Doanh nghiệp FDI) thì đánh giá cũng được. Nhưng đến kỳ sau, bạn nên đảo ngược lại bút toán đó, và ghi nhận bút toán hạch toán mới, vì Thuế sẽ loại bỏ phần chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện.

Theo mình thì bài viết của makusmil là chĩnh xác nhất,bạn nên tham khảo,có gì hỏi thêm
 
A

anhduong2885

Sơ cấp
5/9/08
44
0
0
Gia Lai
Khoản chênh lệch tỉ giá hổi đoái để số dư trên báo cáo tài chính tức là số dư của TK413-chênh lệch tỉ giá hối đoái trên báo cáo tài chính đó bạn.
Ví dụ tại ngày 31/12/2009 số dư 112 của bạn theo xác nhận với ngân hàng là 500usd. Số liệu sổ kế toán của bạn TK1122(usd) là 8.745.500đ.
Vậy khi đánh giá lại số dư 500usd của bạn theo tỉ giá BQLNH 17.941đ/usd thì số dư 1122 của bạn sẽ là 500 x 17.941 = 8.970.500đ. Bạn hạch toán
NợTK112 (8.970.500-8.745.500) 225.000đ
CóTK413 225.000đ
Theo chế độ kế toán thì bạn phải hạch toán tiếp Nợ413/Có515 và xác định kết quả kinh doanh (nhưng phần lợi nhuận này không được sử dụng hoặc phân phối quỹ cho đến khi nào chênh lệch thực tế phát sinh - tức tất toán khoản ngoại tệ này) Còn theo TT201-2009 thì số dư TK413 vẫn giữ nguyên trên báo cáo tài chính, sang năm 2010 bạn làm bút toán ngược (để xóa số dư TK413):
Nợ TK413 225.000đ
CóTK112 225.000đ
ok

Chào bạn!.
Vậy bạn cho mình hỏi xiú nhé.
Nếu hạch toán theo TT201 thì wa ngày 01/01/2010 thì SD TK 112 là: 8.745.500 đ. Tương đương 500$
Nếu hạch toán theo CM số 10 chế độ kế toán thì wa ngày 01/01/2010 thì SD TK 112 là: 8.970.500đ.Tương đương 500$ .
Vậy theo TT201 mình ko hieu cuoi nam danh gia lai lam gi ko biet nua? Theo duong vong ko co tac dung gi?. Cuôi cùng thì làm theo cái nào đây hic.
 
T

themvu

Sơ cấp
18/3/10
17
2
3
Ha Noi
Chào các bạn!
Cho mình hỏi vơí. Công ty mình cũng làm về xuat nhâpj khâủ, có 2 tài khoản tại ngân hàng là tài khỏan VND và úsd. Vơí tài khoản úsd thì ngân hàng chỉ theo dõi theo nguyên tê vâỵ mình phải theo dõi tài khoản này ra tiền VND theo tỷ giá giao liên ngân hàng tại ngày phát sinh nghiệp vụ có phải không nhỉ ? ai biết giúp mình với! THanks nhiều !
 
T

themvu

Sơ cấp
18/3/10
17
2
3
Ha Noi
Chào các bạn !
Công ty mình làm về xuất nhập khẩu trong tháng 5 có nghiệp vụ sau liên quan đến tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ.
Ngày 14/05/2010 Hợp đồng ký với bên nước ngoài là nhập khẩu một lô hàng theo giá FOB là 4561 $.
Đến ngày 18/05/2010 công ty mình trả trước tiền hàng cho công ty bên nước ngoài là 4561$ chuyển từ tài khoản tiền USD.
Đến ngày 25/05/2010 làm tờ khai hải quan nhập hàng về trên tờ khai HQ tiền hàng trị giá nhập bao gồm cả phí là 4608.326 $, hàng được chuyển qua đường bưu điện. tỷ giá ghi trên tờ khai hải quan là 18544. thué Nhập khẩu 0%. GTGT 10%
Đến ngày 31/05/2010 công ty A là công ty chuyển phát nhanh gửi hóa đơn ghi là thu hộ cước Fed EX là 47.326 $ và công ty mình phải thanh toán cho họ theo tỷ giá 19010.
Trong trường hợp này thì mình định khoản thế này không biết có đúng không .
Công ty mình xuất ngoại tệ theo phương pháp bình quân tháng. tỷ giá xuất cuối tháng 5 tính được là 18704.88
-ngày 18/05 định khoản là.
Nợ TK 331 = 4561 $ *18544
Nợ TK 635 = (4561*18704.88)-(4561*18544)
Có TK 1122 = Nợ 331 + Nợ 635 ở trên.
ĐThời ghi Có TK 007 4561 $.
- Ngày 25/05.
Nợ TK 1561 4561 *18544
Có TK 331 4561 *18544
+ Nợ TK 1562 47.326 *18544
Có TK 331 47.326*18544
+ Thuế GTGT hàng Nhập khẩu nữa .
Nợ TK 133 (4561 + 47.326) *18544 *10% = 8545680
Có TK 33312 8545680.
+ Chênh lệch tỷ giá cước FED Ex mà công ty A Thu hộ,
Nợ TK 635 ( 47.326 *19010)- (47.326 *18544)
Có TK 331 ( 47.326 *19010)- (47.326 *18544).
Mình định khoản thế không biết có đúng không nhỉ. Bạn nào biết giúp mình với . Mình đang cần gấp
Thanks nhiều nhé !
 
Y

yenloc

Guest
12/3/09
1
0
1
45
cau giay
các bác cho e hỏi 1 câu hơi ngu ngu tí, vì e chưa làm về ngoại tệ bao giờ!
e vào dư đầu kỳ các tài khỏan, nhưng sau khi vào xong, Tổng Nợ = Tổng có của tiền VNĐ, còn tiền EUR thì tổng nợ =3700, tổng có = 0. Liệu như vậy có đúng không ạ. Tiền ngoại tệ có phải quan tâm đến Nợ - Có như VND không a.
 
B

botgiang

Guest
15/8/06
8
0
0
TP Ho Chi Minh
Tui có ý kiến như sau:
Để phục vụ quản trị nội bộ thì cuối mỗi tháng chúng ta nên đánh giá lại tất cả các khoản có số dư gốc ngoại tệ. Ghi nhận hết vào TK 413. Qua đầu tháng sau thì ghi đảo lại hết. Một số phần mềm bây giờ đều có chức năng này. Chỉ cần nhập tỷ giá cuối tháng là bao nhiêu thì phần mềm tự động tính CLTG ra cho bạn. Vì ghi nhận vào 413 nên không ảnh hưởng gì đến PL (kqkd) trong kỳ. Chỉ ảnh hưởng đến BS (cdkt) mà thôi.
Còn CLTG phát sinh: có nhiều trường hợp. Nếu bạn dùng tỷ giá thực tế hay tỷ giá hạch toán áp dụng cho nguyên 1 năm tài chính thì khi phát sinh CLTG vẫn tính là chi phí hợp lý như bình thường.
Còn trường hợp tỷ giá phát sinh do hợp đồng LC xác định tỷ giá trước; nếu lãi thì không có gì để bàn còn nếu lỗ thì vẫn là chi phí hợp lý như bình thường. Tuy nhiên, ở trường hợp này bạn nên phản ánh CLTG ngay khi phát sinh cho mỗi loại giao dịch. Đừng để đến cuối năm mới đánh giá thì có khi bên Thuế họ lại hiểu là CLTG đánh giá lại số dư. Tôi cũng đã gặp trường hợp như bạn là do nhập khẩu, xuất khẩu sử dụng tỷ giá hợp đồng và quy đổi đồng tiền nhưng không đánh giá CLTG ngay lúc phát sinh giao dịch mà để đến cuối năm mới đánh giá làm cho CLTG có số tiền rất lớn. Bạn nên liệt kê tất cả các giao dịch ra và đánh giá CLTG cho từng loại giao dịch đó. Sau đó bạn lấy tổng CLTG do bạn đánh giá lại trừ đi tổng CLTG do giao dịch thì sẽ ra CLTG chỉ dành riêng cho số dư cuối kỳ, tức là phần vào 413. Cụ thể, bạn đã đánh giá ra số tiền 2.000.000.000. Tổng CLTG cho từng loại giao dịch: 1.8000.000.000. Như vậy CLTG của số dư cuối kỳ kết chuyển 413 là: 2 tỷ trừ 1,8 tỷ = 200 triệu (hạch toán 413). Còn số 1,8 tỷ hạch toán 635 (lỗ).

Nguyên tắc là CLTG phát sinh thì đưa vào 515 (lãi) hoặc 635 (lỗ).

CLTG đánh giá lại số dư thì theo thông tư 201/2009/TT-BTC:
- Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ ngắn hạn (1 năm trở xuống) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì không hạch toán vào chi phí hoặc thu nhập mà để số dư trên báo cáo tài chính, đầu năm sau ghi bút toán ngược lại để xoá số dư.
- Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản nợ dài hạn (trên 1 năm) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì được xử lý như sau:
+ Đối với các khoản nợ phải thu dài hạn: công ty phải đánh giá lại số dư cuối năm của các loại ngoại tệ, sau khi bù trừ, chênh lệch còn lại được xử lý như sau:
Trường hợp chênh lệch tăng được hạch toán vào thu nhập tài chính trong năm.
Trường hợp chênh lệch giảm được hạch toán vào chi phí tài chính trong năm.
+ Đối với các khoản nợ phải trả dài hạn: công ty phải đánh giá lại số dư cuối năm của các loại ngoại tệ, sau khi bù trừ, chênh lệch còn lại được xử lý như sau:
Trường hợp chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái thì chênh lệch tỷ giá hạch toán vào chi phí tài chính trong năm và được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái vào chi phí làm cho kết quả kinh doanh của công ty bị lỗ thì có thể phân bổ một phần chênh lệch tỷ giá cho năm sau để công ty không bị lỗ nhưng mức hạch toán vào chi phí trong năm ít nhất cũng phải bằng chênh lệch tỷ giá của số dư ngoại tệ dài hạn phải trả trong năm đó. Số chênh lệch tỷ giá còn lại sẽ được theo dõi và tiếp tục phân bổ vào chi phí cho các năm sau nhưng tối đa không quá 5 năm.
Trường hợp chênh lệch giảm thì được hạch toán vào thu nhập tài chính.
 
B

botgiang

Guest
15/8/06
8
0
0
TP Ho Chi Minh
Vào dư đầu kỳ (ở đây chắc ý bạn là nhập liệu vào phần mềm), tổng Nợ ngoại tệ không nhất thiết phải bằng tổng Có vì đồng tiền bạn chọn là VNĐ nên nguyên tắc là khi xem bằng đồng VNĐ thì mới bắt buộc tổng Nợ phải bằng tổng Có.
Ở đây bạn chỉ cần chi tiết số dư nguyên tệ cho một số đối tượng nào đó trong các TK công nợ hoặc TK tiền ngoại tệ mà thôi. Yên tâm đi bạn nhé.
Tớ cũng xin nói thêm: giả sử công ty bạn là Cty nước ngoài, hạch toán song song 2 đồng tiền thì cũng bắt buộc bên ngoại tệ, tổng Nợ = tổng Có. Cách quy đổi đồng tiền như thế nào thì bạn vui lòng xem chuẩn mực hoặc thông tư hướng dẫn nhé.
 
P

phieulang872003

Sơ cấp
27/5/10
15
0
0
hòa thành , tây ninh
Bạn hạch tóan thế đúng rồi chỉ trừ bút tóan cuối cùng bạn ạ:
Nợ 635/Có 4131

mình nghĩ cũng có nghiều cách giải quyết lắm, mình thì giải quyết theo cách khác, đầu tiên thì Tk tiền U SD của mình là 1=19000, khi tiền về thì có số chênh lệch tỉ giá, mình cứ dựa vào mà hạch toán chênh lệch tỉ giá là được,bạn lấy số tiền chênh lệch U SD nhân với số U SD tiền về, nếu tỉ giá cao hơn 19000 thì hạch toán N515 C1122
thấp hơn thì N1122 C635 cứ dụa theo mà hạch toán thì cuối năm sẽ ra số chuẩn ko cần chỉnh
 
T

toanphan1985

Guest
1/4/10
6
0
0
39
TP.HCM
troi, moi lan thanh toan tien nhu vay ban phai danh gia chenh lech ty gia chu, neu lai dua vao 515, lo dua vao 635 vao de mot cuc chinh inh den cuoi nam moi danh gia, cai khoan chenh lech do ban cu danh gia rui hoan nhap cu nhu the hoai se khong hop ly
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA