
Nhân kỷ niệm chào mừng sinh nhật lần thứ 7 của webketoan, mình xin mạn phép đóng góp món quà nho nhỏ để đón chào sinh nhật webketoan nhằm chia sẻ 1 phần công việc của các bạn khi làm kế toán tiền lương.
Khi mình mới bước chân vào nghề, nhiều vấn đề lúng túng không biết phải lập thang lương bắt đầu từ đầu. Vạn sự khởi đầu nan.
Đây là topic tổng hợp lại các vấn đề trong chuyên mục "Kế toán lương và các khoản tính theo lương" của webketoan mà thời gian qua nhiều thành viên tích cực đã đóng góp sẻ chia.
Nhân đây cũng xin biểu dương tinh thần đóng góp tích cực, nhiệt tình của quý thành viên không quản khó nhọc đã dành thời gian sẻ chia, đóng góp các bài viết bổ ích cho diễn đàn thời gian vừa qua
Mong rằng topic này sẽ giải quyết phần nào khó khăn trong công tác xây dựng thang lương bảng lương mà các thành viên thường vướng mắc..
Sau đây, mình xin trình bày trình tự các thủ tục tiến hành :
Đối tượng áp dụng:
Hồ sơ cần thiết:
Hồ sơ đăng ký gồm có 03 bộ hồ sơ bao gồm các văn bản sau:
Cơ sở pháp lý để thực hiện :
Địa điểm tiếp nhận:
Hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp phải được đăng ký tại cơ quan lao động địa phương theo phân cấp hiện hành
Đối với doanh nghiệp có vôn đầu tư nước ngoài; hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp phải được lập theo đúng quy định, gửi trực tiếp tại tổ tiếp nhận và trả hồ sơ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Đối tượng áp dụng:
Hồ sơ cần thiết:
Cơ sở pháp lý để lập :
Đối tượng áp dụng: - Doanh nghiệp
Hồ sơ cần thiết:
Cơ sở pháp lý để lập :
Khi mình mới bước chân vào nghề, nhiều vấn đề lúng túng không biết phải lập thang lương bắt đầu từ đầu. Vạn sự khởi đầu nan.
Đây là topic tổng hợp lại các vấn đề trong chuyên mục "Kế toán lương và các khoản tính theo lương" của webketoan mà thời gian qua nhiều thành viên tích cực đã đóng góp sẻ chia.
Nhân đây cũng xin biểu dương tinh thần đóng góp tích cực, nhiệt tình của quý thành viên không quản khó nhọc đã dành thời gian sẻ chia, đóng góp các bài viết bổ ích cho diễn đàn thời gian vừa qua
Mong rằng topic này sẽ giải quyết phần nào khó khăn trong công tác xây dựng thang lương bảng lương mà các thành viên thường vướng mắc..
Sau đây, mình xin trình bày trình tự các thủ tục tiến hành :
Hồ sơ Đăng ký thang lương, bảng lương
Đối tượng áp dụng:
- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp bao gồm : công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp doanh, doanh nghiệp tư nhân.
- Tổ chức cá nhân có thuê mướn lao động bao gồm : Hợp tác xã, trang trại, tổ hợp tác, hộ gia đình và các tổ chức khác ( không nhất thiết phải xây dựng thang lương, bảng lương mà có thể vận dụng hoặc tự qui định cho phù hợp)
- Tổ chức cá nhân có thuê mướn lao động bao gồm : Hợp tác xã, trang trại, tổ hợp tác, hộ gia đình và các tổ chức khác ( không nhất thiết phải xây dựng thang lương, bảng lương mà có thể vận dụng hoặc tự qui định cho phù hợp)
Hồ sơ cần thiết:
Hồ sơ đăng ký gồm có 03 bộ hồ sơ bao gồm các văn bản sau:
- Công văn đề nghị đăng ký trong đó xác định rõ thời gian dự kiến áp dụng hệ thống thang lương, bảng lương, phụ cấp lương áp dụng trong doanh nghiệp và địa bàn áp dụng.
(có chữ ký và đóng dấu) - Đơn vị tự soạn thảo
- Hệ thống thang lương, bảng lương, phụ cấp lương trong doanh nghiệp xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung. (Theo mẫu đính kèm Công văn số 638/LĐTBXH-LĐ ngày 23/2/2005 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TPHCM về tổ chức thực hiện định mức lao động, đơn giá tiền lương năm 2005 đối với công ty Nhà nước của TPHCM, Công văn 6482/SLĐTBXH-LĐ ngày 26/12/2007 của Sở LĐ-TB&XH về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ về tiền lương tối thiểu và xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương áp dụng tại doanh nghiệp (Phương pháp xây dựng thang lương, bảng lương tham khảo phụ lục 1 đính kèm Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ LĐ-TB&XH).
- Bản quy định chi tiết các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc trong thang lương, bảng lương. (Tham khảo Thông tư Số 04/1998/TT-BLĐTBXH ngày 04- 04-1998 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội Hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn và thi nâng ngạch viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước (Hiệu lực : Chưa xác định)
- Ý kiến tham gia của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời trong doanh nghiệp (được thể hiện bằng văn bản riêng) trong đó nêu rõ các ý kiến thống nhất, các ý kiến không thống nhất đối với hệ thống thang lương, bảng lương, phụ cấp lương do doanh nghiệp xây dựng, đề nghị đăng ký và các ý kiến đề xuất điều chỉnh hệ thống thang lương, bảng lương, phụ cấp (nếu có).
(có chữ ký và đóng dấu) - Đơn vị tự soạn thảo
- Hệ thống thang lương, bảng lương, phụ cấp lương trong doanh nghiệp xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung. (Theo mẫu đính kèm Công văn số 638/LĐTBXH-LĐ ngày 23/2/2005 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TPHCM về tổ chức thực hiện định mức lao động, đơn giá tiền lương năm 2005 đối với công ty Nhà nước của TPHCM, Công văn 6482/SLĐTBXH-LĐ ngày 26/12/2007 của Sở LĐ-TB&XH về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ về tiền lương tối thiểu và xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương áp dụng tại doanh nghiệp (Phương pháp xây dựng thang lương, bảng lương tham khảo phụ lục 1 đính kèm Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ LĐ-TB&XH).
Qui định tại Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 05/12/2007 của Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội sửa đổi thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/05/2003 của Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về tiền lương.
1. Sửa đổi khoản 1, khoản 2 mục III Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và khoản 1, khoản 2 mục III Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH như sau:
1/ Thang lương, bảng lương theo khoản 1 và khoản 3, Điều 5 Nghị định 114/2002/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
a) Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ làm cơ sở ký kết hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể, xác định quỹ lương, trả lương, nâng bậc lương và giải quyết các chế độ khác cho người lao động.
b) Việc xây dựng thang lương, bảng lương phải bảo đảm nguyên tắc quy định tại khoản 1, Điều 5 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP, trong đó:
- Khoảng cách của các bậc lương phải bảo đảm khuyến khích để người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tích lũy kinh nghiệm, phát triển các tài năng; chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề thấp nhất bằng 5%;
- Mức lương thấp nhất trong thang lương, bảng lương quy định đối với lao động làm nghề, công việc đòi hỏi qua học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
- Mức lương của nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của nghề, công việc có điều kiện lao động bình thường. Danh mục nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm thực hiện theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
c) Doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này hoặc áp dụng các phương pháp khác phù hợp để xây dựng thang lương, bảng lương.
d) Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời và công bố công khai trong doanh nghiệp.
đ) Doanh nghiệp phải đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương (kể cả thang lương, bảng lương được sửa đổi, bổ sung) với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động trước khi công bố áp dụng trong doanh nghiệp, cụ thể:
- Đối với doanh nghiệp mới thành lập sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày bắt đầu hoạt động, doanh nghiệp phải xây dựng và đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương;
- Đối với doanh nghiệp đang hoạt động đã xây dựng thang lương, bảng lương nhưng chưa thực hiện đăng ký hoặc đã đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương nhưng thang lương, bảng lương xây dựng chưa đúng với quy định tại Thông tư này thì trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký hoặc tiến hành sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại hệ thống thang lương, bảng lương theo quy định.
Hồ sơ đăng ký thang lương, bảng lương gồm:
- Công văn đề nghị đăng ký;
- Hệ thống thang lương, bảng lương doanh nghiệp xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung;
- Bản quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc trong thang lương, bảng lương;
- Ý kiến tham gia của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời trong doanh nghiệp.
e) Khi nhận đủ hồ sơ đăng ký, trong vòng 15 ngày (tính theo ngày làm việc), cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động phải có văn bản thông báo việc đã đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp. Trong thời hạn nêu trên, nếu phát hiện hệ thống thang lương, bảng lương do doanh nghiệp xây dựng, đăng ký không theo đúng quy định tại các khoản 1 và 2 mục III của Thông tư này thì phải có văn bản yêu cầu doanh nghiệp xây dựng lại theo đúng quy định. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm bảo đảm bí mật hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp đã đăng ký.
2/ Phụ cấp lương
Doanh nghiệp được quyền quy định các khoản phụ cấp lương hoặc áp dụng các chế độ phụ cấp lương do Chính phủ quy định đối với các công ty nhà nước để thu hút hoặc khuyến khích người lao động làm nghề, công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hơn hoặc trong điều kiện, môi trường lao động độc hại, nguy hiểm hơn nhưng chưa được xác định trong các mức lương của thang lương, bảng lương do doanh nghiệp xây dựng.
Doanh nghiệp đăng ký các khoản phụ cấp lương cùng hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại địa phương.”
2. Sửa đổi khoản 4, mục V Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và khoản 4, mục V Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH như sau:
4/ Chế độ nâng bậc lương
Chế độ nâng bậc lương theo khoản 2, Điều 6, Nghị định số 114/2002/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
a) Doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời xây dựng quy chế nâng bậc lương hàng năm trong doanh nghiệp. Quy chế nâng bậc lương phải bảo đảm công bằng, khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi có nhiều đóng góp cho doanh nghiệp và công bố công khai trong doanh nghiệp.
Quy chế nâng bậc lương phải có các nội dung sau:
- Đối tượng được nâng bậc lương;
- Điều kiện và tiêu chuẩn nâng bậc lương và nâng bậc lương sớm đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc;
- Thời hạn nâng bậc lương đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc;
- Thời điểm xét nâng lương hàng năm đối với người lao động.
b) Căn cứ vào quy chế nâng bậc lương, hàng năm doanh nghiệp lập kế hoạch và tổ chức nâng lương đối với người lao động và công bố công khai trong doanh nghiệp.
c) Chế độ nâng bậc lương đối với người lao động phải được thể hiện trong hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể.”
3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Bãi bỏ khoản 1, khoản 2 mục III và khoản 4, mục V Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; khoản 1, khoản 2 mục III và khoản 4, mục V Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết./.
- Bản quy định chi tiết các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc trong thang lương, bảng lương. (Tham khảo Thông tư Số 04/1998/TT-BLĐTBXH ngày 04- 04-1998 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội Hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn và thi nâng ngạch viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước (Hiệu lực : Chưa xác định)
- Ý kiến tham gia của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời trong doanh nghiệp (được thể hiện bằng văn bản riêng) trong đó nêu rõ các ý kiến thống nhất, các ý kiến không thống nhất đối với hệ thống thang lương, bảng lương, phụ cấp lương do doanh nghiệp xây dựng, đề nghị đăng ký và các ý kiến đề xuất điều chỉnh hệ thống thang lương, bảng lương, phụ cấp (nếu có).
Khi xây dựng thang bảng lương, có phải bắt buộc có xác nhận của Công đoàn?
Hướng dẫn 1046/LTSLĐTBXH-LĐ-LĐLĐTP ngày 07/03/2008: Đơn vị có 5 Lao động trở lên phải có tổ chức công đoàn, việc tổ chức thành lập Công đoàn đề nghị liên hệ với LĐLĐ TP hoặc LĐLĐ Quận huyện để được hướng dẫn (Nếu chưa đủ điều kiện thành lập Công đoàn, đơn vị có công văn, kèm với danh sách lao động, hoặc chưa đủ số lượng hoặc khó khăn... LĐLĐ sẽ có ý kiến xác nhận đơn vị chưa đủ điều kiện thì mới đủ thủ tục để đăng ký thang bảng lương.
Yêu cầu về ý kiến của Ban chấp hành công đoàn:
* Đối với doanh nghiệp đã có tổ chức công đoàn: Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời tổ chức họp thảo luận về hệ thống thang lương, bảng lương doanh nghiệp xây dựng và có y kiến tham gia bằng văn bản gửi giám đốc doanh nghiệp để hoàn thiện hồ sơ đăng ký thang lương, bảng lương theo quy định.
* Đối với các doanh nghiệp đã đủ điều kiện thành lập tổ chức Công đoàn nhưng chưa thành lâp Công đoàn cơ sở, doanh nghiệp phải liên hệ Liên đoàn lao động Quận, Huyện, Công đoàn các khu chế xuất và công nghiệp thành phố nơi công ty có trụ sở chính để được hướng dẫn thành lập.
* Đối với doanh nghiệp đã có Ban chấp hành công đoàn lâm thời nhưng chưa khắc dấu, doanh nghiệp liên hệ Công đoàn cấp trên cơ sở để được xác nhận chữ ký của Chủ tịch Công đoàn cơ sở lâm thời trong văn bản thể hiện ý kiến về thang lương, bảng lương.
* Đối với các doanh nghiệp không đủ điều kiện thành lập tổ chức Công đoàn theo quy định: doanh nghiệp phải liên hệ Liên đoàn lao động Quận, Huyện, Công đoàn các khu chế xuất và công nghiệp thành phố nơi công ty có trụ sở chính để được xác nhận doanh nghiệp không đủ điều kiện thành lập tổ chức Công đoàn.
Chú ý: Trường hợp DN chưa đủ điều kiện để thành lập công đoàn cơ sở thì làm văn bản gởi Liên Đoàn Lao Động để xin xác nhận DN chưa đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở - Mẫu văn bản đính kèm
Cơ sở pháp lý để thực hiện :
- Bộ luật Lao động đã được sửa đổi bổ sung (Chương VI).
- Nghị định số 114/2002/NĐ – CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương.(Hiệu lực : Chưa xác định)
- Thông tư 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/05/2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (Còn hiệu lực)
- Thông tư 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/05/2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam (Còn hiệu lực)
- Công văn số 638/LĐTBXH – LĐ của Sở LĐ-TB&XH ngày 23/02/2005 hướng dẫn xây dựng, đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương trong các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
- Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 05/12/2007 của Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội sửa đổi thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/05/2003 của Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về tiền lương.
- Thông tư Số 04/1998/TT-BLĐTBXH ngày 04-04-1998 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội Hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn và thi nâng ngạch viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước (Hiệu lực : Chưa xác định)
- Nghị định 33/2009/NĐ-CP ngày 06/04/2009 của Chính phủ về việc quy định mức lương tối thiểu chung - Từ ngày 01/05/2009, mức lương tối thiểu chung tăng từ 540.000 đồng lên 650.000 đồng.
- Nghị định số 97/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động - Có hiệu lực từ 01/01/2010
- Nghị định số 98/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam - Có hiệu lực từ 01/01/2010
- Thông tư 10/2009/TT-BLĐTBXH ngày 24/04/2009 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung đối với công ty nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ
- Thông tư số: 35/2009/TT-BLĐTBXH ngày 13/11/2009 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với Công Ty Nhà Nước và Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. - Hiệu lực : 01/01/2010
- Thông tư số: 36/2009/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 11 năm 2009 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, Liên Hiệp Hợp tác xã, Tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động – Hiệu lực : 01/01/2010
- Công văn số 9730 /SLĐTBXH-LĐ ngày 04/12/2009 của Sở Lao động - Thương binh & Xã hội TP. Hồ Chí Minh về việc triển khai thực hiện Nghị định số 98/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính phủ Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam
- Công văn số 9861/SLĐTBXH-LĐ ngày 09/12/2009 của Sở Lao động - Thương binh & Xã hội TP. Hồ Chí Minh về việc triển khai thực hiện Nghị định 97/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính Phủ Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động.
- Luật - Nghị định - thông tư hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập cá nhân
Địa điểm tiếp nhận:
Hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp phải được đăng ký tại cơ quan lao động địa phương theo phân cấp hiện hành
Đối với doanh nghiệp có vôn đầu tư nước ngoài; hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp phải được lập theo đúng quy định, gửi trực tiếp tại tổ tiếp nhận và trả hồ sơ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Tại phòng Lao động - TB&XH quận/huyện đối với doanh nghiệp có dưới 100 lao động.
- Tại Sở Lao động - TB&XH TP được doanh nghiệp có từ 100 lao động trở lên.
- Tại Sở Lao động - TB&XH TP được doanh nghiệp có từ 100 lao động trở lên.
Hồ sơ Đăng ký nội quy lao động
Đối tượng áp dụng:
- Các doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo luật doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước thuộc quận quản lý kể cả công ty cổ phần có vốn góp của nhà nước trong vốn điều lệ chiếm từ 50% trở xuống.
- Các hợp tác xã có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động (trừ liên hiệp hợp tác xã TP.)
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội khác thuộc quận quản lý ; Các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao ngoài công lập theo Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá có sử dụng lao động theo luật lao động.
- Các hợp tác xã có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động (trừ liên hiệp hợp tác xã TP.)
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội khác thuộc quận quản lý ; Các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao ngoài công lập theo Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá có sử dụng lao động theo luật lao động.
Hồ sơ cần thiết:
- Công văn đăng ký nội quy lao động: 01 bản (theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH).
- Quyết định ban hành Nội quy lao động tại doanh nghiệp: 01 bản (theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH).
- Quyết định sửa đổi nội quy lao động: 01 bản (nếu có, theo mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH).
- Bản Nội quy lao động: 04 bản (Nội dung tham khảo Điều 3,4 Nghị định số 41/CP ngày 6/7/1995, Điều 5 Nghị định số 33/2003/NĐCP ngày 2/4/2003 và các quy định pháp luật lao động hiện hành).
Cơ sở pháp lý để lập :
- Bộ luật Lao động đã được sửa đổi bổ sung (Chương VIII).
- Nghị định số 41/CP ngày 6/7/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất.
- Nghị định 33/2003/NĐ-CP ngày 2/4/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 41/CP ngày 06/7/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất.
- Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Nghị định 44/CP ngày 6/7/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 33/NĐ-CP ngày 2/4/2003 của Chính phủ.
- Công văn số 3451/LĐTBXH ngày 5/11/2003 của Sở LĐ-TBXH TPHCM hướng dẫn quy trình đăng ký nội quy lao động
- Công văn số 3543/LĐTBXH ngày 25/11/2003 của Sở LĐ-TBXH TPHCM hướng dẫn về việc điều chỉnh, bổ sung đối tượng đăng ký thỏa ước lao động tập thể và nội quy lao động
Hồ sơ Đăng ký thỏa ước lao động tập thể
Đối tượng áp dụng: - Doanh nghiệp
Hồ sơ cần thiết:
- Đơn đăng ký thỏa ước lao động tập thể: 01 bản (theo mẫu đính kèm theo công văn số 340/LĐTBXH).
- Biên bản lấy ý kiến tập thể lao động về nội dung thỏa ước lao động tập thể: 01 bản (theo mẫu đính kèm theo công văn số 340/LĐTBXH).
- Bản Thỏa ước lao động tập thể: 04 bản (Nội dung tham khảo Điều 2 Nghị định 196/CP ngày 31/12/1994 và các quy định pháp luật lao động hiện hành).
Cơ sở pháp lý để lập :
- Bộ luật Lao động đã được sửa đổi bổ sung (Chương IV).
- Nghị định 196/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thỏa ước lao động tập thể
- Nghi định số 93/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ hướng dẫn sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 196/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thỏa ước lao động tập thể.
- Công văn số 340/LĐ-TBXH ngày 7/2/2003 của Sở LĐ-TB&XH TPHCM hướng dẫn về việc xây dựng và đăng ký thỏa ước lao động tập thể.
- Công văn số 3543/LĐ-TBXH ngày 25/11/2003 của Sở LĐ-TB&XH TPHCM hướng dẫn về việc điều chỉnh, bổ sung đối tượng đăng ký thỏa ước lao động tập thể và nội quy lao động