Lập thang lương, bảng lương bắt đầu từ đâu ?

  • Thread starter Kế Toán Già Gân
  • Ngày gửi
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Nhân kỷ niệm chào mừng sinh nhật lần thứ 7 của webketoan, mình xin mạn phép đóng góp món quà nho nhỏ để đón chào sinh nhật webketoan nhằm chia sẻ 1 phần công việc của các bạn khi làm kế toán tiền lương.

Khi mình mới bước chân vào nghề, nhiều vấn đề lúng túng không biết phải lập thang lương bắt đầu từ đầu. Vạn sự khởi đầu nan.

Đây là topic tổng hợp lại các vấn đề trong chuyên mục "Kế toán lương và các khoản tính theo lương" của webketoan mà thời gian qua nhiều thành viên tích cực đã đóng góp sẻ chia.

Nhân đây cũng xin biểu dương tinh thần đóng góp tích cực, nhiệt tình của quý thành viên không quản khó nhọc đã dành thời gian sẻ chia, đóng góp các bài viết bổ ích cho diễn đàn thời gian vừa qua

Mong rằng topic này sẽ giải quyết phần nào khó khăn trong công tác xây dựng thang lương bảng lương mà các thành viên thường vướng mắc..

Sau đây, mình xin trình bày trình tự các thủ tục tiến hành :

Hồ sơ Đăng ký thang lương, bảng lương​

Đối tượng áp dụng:

- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp bao gồm : công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp doanh, doanh nghiệp tư nhân.

- Tổ chức cá nhân có thuê mướn lao động bao gồm : Hợp tác xã, trang trại, tổ hợp tác, hộ gia đình và các tổ chức khác ( không nhất thiết phải xây dựng thang lương, bảng lương mà có thể vận dụng hoặc tự qui định cho phù hợp)​

Hồ sơ cần thiết:

Hồ sơ đăng ký gồm có 03 bộ hồ sơ bao gồm các văn bản sau:

- Công văn đề nghị đăng ký trong đó xác định rõ thời gian dự kiến áp dụng hệ thống thang lương, bảng lương, phụ cấp lương áp dụng trong doanh nghiệp và địa bàn áp dụng.
(có chữ ký và đóng dấu) - Đơn vị tự soạn thảo


- Hệ thống thang lương, bảng lương, phụ cấp lương trong doanh nghiệp xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung. (Theo mẫu đính kèm Công văn số 638/LĐTBXH-LĐ ngày 23/2/2005 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TPHCM về tổ chức thực hiện định mức lao động, đơn giá tiền lương năm 2005 đối với công ty Nhà nước của TPHCM, Công văn 6482/SLĐTBXH-LĐ ngày 26/12/2007 của Sở LĐ-TB&XH về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ về tiền lương tối thiểu và xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương áp dụng tại doanh nghiệp (Phương pháp xây dựng thang lương, bảng lương tham khảo phụ lục 1 đính kèm Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ LĐ-TB&XH).

Qui định tại Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 05/12/2007 của Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội sửa đổi thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/05/2003 của Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về tiền lương.

1. Sửa đổi khoản 1, khoản 2 mục III Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và khoản 1, khoản 2 mục III Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH như sau:


1/ Thang lương, bảng lương theo khoản 1 và khoản 3, Điều 5 Nghị định 114/2002/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:

a) Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ làm cơ sở ký kết hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể, xác định quỹ lương, trả lương, nâng bậc lương và giải quyết các chế độ khác cho người lao động.

b) Việc xây dựng thang lương, bảng lương phải bảo đảm nguyên tắc quy định tại khoản 1, Điều 5 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP, trong đó:

  • Khoảng cách của các bậc lương phải bảo đảm khuyến khích để người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tích lũy kinh nghiệm, phát triển các tài năng; chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề thấp nhất bằng 5%;
  • Mức lương thấp nhất trong thang lương, bảng lương quy định đối với lao động làm nghề, công việc đòi hỏi qua học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
  • Mức lương của nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của nghề, công việc có điều kiện lao động bình thường. Danh mục nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm thực hiện theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

c) Doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này hoặc áp dụng các phương pháp khác phù hợp để xây dựng thang lương, bảng lương.

d) Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời và công bố công khai trong doanh nghiệp.

đ) Doanh nghiệp phải đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương (kể cả thang lương, bảng lương được sửa đổi, bổ sung) với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động trước khi công bố áp dụng trong doanh nghiệp, cụ thể:

  • Đối với doanh nghiệp mới thành lập sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày bắt đầu hoạt động, doanh nghiệp phải xây dựng và đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương;
  • Đối với doanh nghiệp đang hoạt động đã xây dựng thang lương, bảng lương nhưng chưa thực hiện đăng ký hoặc đã đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương nhưng thang lương, bảng lương xây dựng chưa đúng với quy định tại Thông tư này thì trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký hoặc tiến hành sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại hệ thống thang lương, bảng lương theo quy định.

Hồ sơ đăng ký thang lương, bảng lương gồm:
  1. Công văn đề nghị đăng ký;
  2. Hệ thống thang lương, bảng lương doanh nghiệp xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung;
  3. Bản quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc trong thang lương, bảng lương;
  4. Ý kiến tham gia của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời trong doanh nghiệp.

e) Khi nhận đủ hồ sơ đăng ký, trong vòng 15 ngày (tính theo ngày làm việc), cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động phải có văn bản thông báo việc đã đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp. Trong thời hạn nêu trên, nếu phát hiện hệ thống thang lương, bảng lương do doanh nghiệp xây dựng, đăng ký không theo đúng quy định tại các khoản 1 và 2 mục III của Thông tư này thì phải có văn bản yêu cầu doanh nghiệp xây dựng lại theo đúng quy định. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm bảo đảm bí mật hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp đã đăng ký.

2/ Phụ cấp lương

Doanh nghiệp được quyền quy định các khoản phụ cấp lương hoặc áp dụng các chế độ phụ cấp lương do Chính phủ quy định đối với các công ty nhà nước để thu hút hoặc khuyến khích người lao động làm nghề, công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hơn hoặc trong điều kiện, môi trường lao động độc hại, nguy hiểm hơn nhưng chưa được xác định trong các mức lương của thang lương, bảng lương do doanh nghiệp xây dựng.
Doanh nghiệp đăng ký các khoản phụ cấp lương cùng hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại địa phương.”

2. Sửa đổi khoản 4, mục V Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và khoản 4, mục V Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH như sau:


4/ Chế độ nâng bậc lương
Chế độ nâng bậc lương theo khoản 2, Điều 6, Nghị định số 114/2002/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:

a) Doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời xây dựng quy chế nâng bậc lương hàng năm trong doanh nghiệp. Quy chế nâng bậc lương phải bảo đảm công bằng, khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi có nhiều đóng góp cho doanh nghiệp và công bố công khai trong doanh nghiệp.

Quy chế nâng bậc lương phải có các nội dung sau:
  • Đối tượng được nâng bậc lương;
  • Điều kiện và tiêu chuẩn nâng bậc lương và nâng bậc lương sớm đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc;
  • Thời hạn nâng bậc lương đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc;
  • Thời điểm xét nâng lương hàng năm đối với người lao động.

b) Căn cứ vào quy chế nâng bậc lương, hàng năm doanh nghiệp lập kế hoạch và tổ chức nâng lương đối với người lao động và công bố công khai trong doanh nghiệp.

c) Chế độ nâng bậc lương đối với người lao động phải được thể hiện trong hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể.”

3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Bãi bỏ khoản 1, khoản 2 mục III và khoản 4, mục V Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; khoản 1, khoản 2 mục III và khoản 4, mục V Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết./.​

- Bản quy định chi tiết các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc trong thang lương, bảng lương. (Tham khảo Thông tư Số 04/1998/TT-BLĐTBXH ngày 04- 04-1998 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội Hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn và thi nâng ngạch viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước (Hiệu lực : Chưa xác định)

- Ý kiến tham gia của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời trong doanh nghiệp (được thể hiện bằng văn bản riêng) trong đó nêu rõ các ý kiến thống nhất, các ý kiến không thống nhất đối với hệ thống thang lương, bảng lương, phụ cấp lương do doanh nghiệp xây dựng, đề nghị đăng ký và các ý kiến đề xuất điều chỉnh hệ thống thang lương, bảng lương, phụ cấp (nếu có).


Khi xây dựng thang bảng lương, có phải bắt buộc có xác nhận của Công đoàn?

Hướng dẫn 1046/LTSLĐTBXH-LĐ-LĐLĐTP ngày 07/03/2008: Đơn vị có 5 Lao động trở lên phải có tổ chức công đoàn, việc tổ chức thành lập Công đoàn đề nghị liên hệ với LĐLĐ TP hoặc LĐLĐ Quận huyện để được hướng dẫn (Nếu chưa đủ điều kiện thành lập Công đoàn, đơn vị có công văn, kèm với danh sách lao động, hoặc chưa đủ số lượng hoặc khó khăn... LĐLĐ sẽ có ý kiến xác nhận đơn vị chưa đủ điều kiện thì mới đủ thủ tục để đăng ký thang bảng lương.​

Yêu cầu về ý kiến của Ban chấp hành công đoàn:

* Đối với doanh nghiệp đã có tổ chức công đoàn: Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời tổ chức họp thảo luận về hệ thống thang lương, bảng lương doanh nghiệp xây dựng và có y kiến tham gia bằng văn bản gửi giám đốc doanh nghiệp để hoàn thiện hồ sơ đăng ký thang lương, bảng lương theo quy định.

* Đối với các doanh nghiệp đã đủ điều kiện thành lập tổ chức Công đoàn nhưng chưa thành lâp Công đoàn cơ sở, doanh nghiệp phải liên hệ Liên đoàn lao động Quận, Huyện, Công đoàn các khu chế xuất và công nghiệp thành phố nơi công ty có trụ sở chính để được hướng dẫn thành lập.

* Đối với doanh nghiệp đã có Ban chấp hành công đoàn lâm thời nhưng chưa khắc dấu, doanh nghiệp liên hệ Công đoàn cấp trên cơ sở để được xác nhận chữ ký của Chủ tịch Công đoàn cơ sở lâm thời trong văn bản thể hiện ý kiến về thang lương, bảng lương.

* Đối với các doanh nghiệp không đủ điều kiện thành lập tổ chức Công đoàn theo quy định: doanh nghiệp phải liên hệ Liên đoàn lao động Quận, Huyện, Công đoàn các khu chế xuất và công nghiệp thành phố nơi công ty có trụ sở chính để được xác nhận doanh nghiệp không đủ điều kiện thành lập tổ chức Công đoàn.​

Chú ý: Trường hợp DN chưa đủ điều kiện để thành lập công đoàn cơ sở thì làm văn bản gởi Liên Đoàn Lao Động để xin xác nhận DN chưa đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở - Mẫu văn bản đính kèm

Cơ sở pháp lý để thực hiện :

  1. Bộ luật Lao động đã được sửa đổi bổ sung (Chương VI).

  2. Nghị định số 114/2002/NĐ – CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương.(Hiệu lực : Chưa xác định)

  3. Thông tư 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/05/2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (Còn hiệu lực)

  4. Thông tư 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/05/2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam (Còn hiệu lực)

  5. Công văn số 638/LĐTBXH – LĐ của Sở LĐ-TB&XH ngày 23/02/2005 hướng dẫn xây dựng, đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương trong các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

  6. Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 05/12/2007 của Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội sửa đổi thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/05/2003 của Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về tiền lương.

  7. Thông tư Số 04/1998/TT-BLĐTBXH ngày 04-04-1998 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội Hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn và thi nâng ngạch viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước (Hiệu lực : Chưa xác định)

  8. Nghị định 33/2009/NĐ-CP ngày 06/04/2009 của Chính phủ về việc quy định mức lương tối thiểu chung - Từ ngày 01/05/2009, mức lương tối thiểu chung tăng từ 540.000 đồng lên 650.000 đồng.

  9. Nghị định số 97/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động - Có hiệu lực từ 01/01/2010

  10. Nghị định số 98/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam - Có hiệu lực từ 01/01/2010

  11. Thông tư 10/2009/TT-BLĐTBXH ngày 24/04/2009 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung đối với công ty nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ

  12. Thông tư số: 35/2009/TT-BLĐTBXH ngày 13/11/2009 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với Công Ty Nhà Nước và Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. - Hiệu lực : 01/01/2010

  13. Thông tư số: 36/2009/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 11 năm 2009 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, Liên Hiệp Hợp tác xã, Tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động – Hiệu lực : 01/01/2010

  14. Công văn số 9730 /SLĐTBXH-LĐ ngày 04/12/2009 của Sở Lao động - Thương binh & Xã hội TP. Hồ Chí Minh về việc triển khai thực hiện Nghị định số 98/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính phủ Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam

  15. Công văn số 9861/SLĐTBXH-LĐ ngày 09/12/2009 của Sở Lao động - Thương binh & Xã hội TP. Hồ Chí Minh về việc triển khai thực hiện Nghị định 97/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính Phủ Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động.

  16. Luật - Nghị định - thông tư hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập cá nhân


Địa điểm tiếp nhận:

Hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp phải được đăng ký tại cơ quan lao động địa phương theo phân cấp hiện hành

Đối với doanh nghiệp có vôn đầu tư nước ngoài; hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp phải được lập theo đúng quy định, gửi trực tiếp tại tổ tiếp nhận và trả hồ sơ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Tại phòng Lao động - TB&XH quận/huyện đối với doanh nghiệp có dưới 100 lao động.

- Tại Sở Lao động - TB&XH TP được doanh nghiệp có từ 100 lao động trở lên.​


Hồ sơ Đăng ký nội quy lao động​

Đối tượng áp dụng:

- Các doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo luật doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước thuộc quận quản lý kể cả công ty cổ phần có vốn góp của nhà nước trong vốn điều lệ chiếm từ 50% trở xuống.

- Các hợp tác xã có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động (trừ liên hiệp hợp tác xã TP.)

- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội khác thuộc quận quản lý ; Các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao ngoài công lập theo Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá có sử dụng lao động theo luật lao động.​

Hồ sơ cần thiết:

  • Công văn đăng ký nội quy lao động: 01 bản (theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH).
  • Quyết định ban hành Nội quy lao động tại doanh nghiệp: 01 bản (theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH).
  • Quyết định sửa đổi nội quy lao động: 01 bản (nếu có, theo mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH).
  • Bản Nội quy lao động: 04 bản (Nội dung tham khảo Điều 3,4 Nghị định số 41/CP ngày 6/7/1995, Điều 5 Nghị định số 33/2003/NĐCP ngày 2/4/2003 và các quy định pháp luật lao động hiện hành).

Cơ sở pháp lý để lập :

  • Bộ luật Lao động đã được sửa đổi bổ sung (Chương VIII).
  • Nghị định số 41/CP ngày 6/7/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất.
  • Nghị định 33/2003/NĐ-CP ngày 2/4/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 41/CP ngày 06/7/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất.
  • Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Nghị định 44/CP ngày 6/7/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 33/NĐ-CP ngày 2/4/2003 của Chính phủ.
  • Công văn số 3451/LĐTBXH ngày 5/11/2003 của Sở LĐ-TBXH TPHCM hướng dẫn quy trình đăng ký nội quy lao động
  • Công văn số 3543/LĐTBXH ngày 25/11/2003 của Sở LĐ-TBXH TPHCM hướng dẫn về việc điều chỉnh, bổ sung đối tượng đăng ký thỏa ước lao động tập thể và nội quy lao động

Hồ sơ Đăng ký thỏa ước lao động tập thể

Đối tượng áp dụng: - Doanh nghiệp

Hồ sơ cần thiết:

  • Đơn đăng ký thỏa ước lao động tập thể: 01 bản (theo mẫu đính kèm theo công văn số 340/LĐTBXH).
  • Biên bản lấy ý kiến tập thể lao động về nội dung thỏa ước lao động tập thể: 01 bản (theo mẫu đính kèm theo công văn số 340/LĐTBXH).
  • Bản Thỏa ước lao động tập thể: 04 bản (Nội dung tham khảo Điều 2 Nghị định 196/CP ngày 31/12/1994 và các quy định pháp luật lao động hiện hành).

Cơ sở pháp lý để lập :

  • Bộ luật Lao động đã được sửa đổi bổ sung (Chương IV).
  • Nghị định 196/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thỏa ước lao động tập thể
  • Nghi định số 93/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ hướng dẫn sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 196/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thỏa ước lao động tập thể.
  • Công văn số 340/LĐ-TBXH ngày 7/2/2003 của Sở LĐ-TB&XH TPHCM hướng dẫn về việc xây dựng và đăng ký thỏa ước lao động tập thể.
  • Công văn số 3543/LĐ-TBXH ngày 25/11/2003 của Sở LĐ-TB&XH TPHCM hướng dẫn về việc điều chỉnh, bổ sung đối tượng đăng ký thỏa ước lao động tập thể và nội quy lao động
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Phương pháp xây dựng thang lương, bảng lương Ban hành theo TT 13 và 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/05/2003

Phương pháp xây dựng thang lương, bảng lương Ban hành theo Thông tư 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/05/2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp

Tóm tắt nội dung
* Tiền lương đối với người lao động - Ngày 30/05/2003, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 về tiền lương đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
Theo đó, doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân, chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức làm cơ sở ký kết hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể, xác định quỹ lương, trả lương và giải quyết các chế độ khác cho người lao động và phải tham khảo ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời và công bố công khai trong doanh nghiệp trước khi áp dụng...
Hằng năm doanh nghiệp tổ chức đánh giá tình hình thực hiện mức lao động để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động. Nếu mức lao động thực hiện thấp hơn 5% hoặc cao hơn 15% so với mức được giao, thì trong thời hạn 3 tháng, doanh nghiệp phải xem xét, điều chỉnh lại cho phù hợp...
Trường hợp làm thêm giờ nếu được bố trí nghỉ bù những giờ làm thêm thì doanh nghiệp chỉ phải trả phần chênh lệch 50% tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm, nếu làm thêm giờ vào ngày bình thường, 100%, nếu làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần, 200%, nếu làm thêm giờ vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương...
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

================================

Phương pháp xây dựng thang lương, bảng lương Ban hành theo Thông tư 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/05/2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam

Tóm tắt nội dung
* Mức lương trong doanh nghiệp, cơ quan nước ngoài - Ngày 30/05/2003, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 về tiền lương đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam.
Theo Thông tư này, mức lương tối thiểu áp dụng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh, cụ thể như sau: không thấp hơn: 626.000 đồng/tháng và 556.000 đồng/tháng đối với doanh nghiệp đóng trên địa bàn các quận và huyện của thành phố Hà Nội và các quận của thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Biên Hoà, Vũng Tàu, không thấp hơn 487.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp đóng trên địa bàn các huyện, tỉnh, thành phố còn lại...
Khi xây dựng và ban hành thang lương, bảng lương, doanh nghiệp, cơ quan phải tham khảo ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời và công bố công khai trong doanh nghiệp, cơ quan trước khi áp dụng...
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


PHỤ LỤC 1​


PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13 và 14/2003/TT-BLĐTBXH
ngày 30 tháng 5 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Căn cứ nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương, điều kiện tổ chức sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, doanh nghiệp, cơ quan tiến hành xây dựng thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ và lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh theo trình tự sau:

1. Phân tích công việc.
- Tiến hành thống kê đầy đủ các công việc theo từng chức danh đang sử dụng trong doanh nghiệp, cơ quan;
- Thu thập những thông tin chi tiết về từng vị trí công việc cụ thể để xác định nhiệm vụ chính, nhiệm vụ phụ, các mối quan hệ của từng chức danh công việc và xác định các yêu cầu chuyên môn về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kiến thức, kỹ năng, thể chất điều kiện làm việc cần thiết… của từng công việc.

2. Đánh giá giá trị công việc.

Trên cơ sở phân tích công việc, tiến hành đánh giá giá trị công việc để xác định những vị trí công việc tương tự nhau có thể được tập hợp thành nhóm làm cơ sở xác định thang lương, bảng lương cho mỗi nhóm. Các bước đánh giá giá trị công việc như sau:
a) Lập danh sách các yếu tố công việc theo nhóm yếu tố công việc chủ yếu về:
+ Kiến thức và kĩ năng;
+ Trí lực;
+ Thể lực và cường độ lao động;
+ Môi trường;
+ Trách nhiệm.
Trong mỗi nhóm yếu tố công việc, doanh nghiệp, cơ quan xác định cụ thể các yếu tố thành phần theo các mức độ từ thấp đến cao. Các yếu tố công việc là cơ sở để so sánh giữa các vị trí công việc trong doanh nghiệp, cơ quan.

b) Lựa chọn các vị trí để đánh giá: trên cơ sở danh sách các yếu tố công việc, đánh giá giá trị công việc cho từng vị trí riêng biệt trong doanh nghiệp, cơ quan đồng thời so sánh các yêu cầu chuyên môn của từng vị trí.

c) Đánh giá và cho điểm các mức độ của các yếu tố để đánh giá và cho điểm các yếu tố thành phần theo các mức độ, trên cơ sở đó xác định thang điểm các yếu tố phù hợp với từng công việc.

d) Cân đối thang điểm giữa các yếu tố nhằm đánh giá mức độ phức tạp hay giá trị của mỗi yếu tố trong tổng thể các yếu tố cấu thành công việc, từ đó điều chỉnh lại thang điểm cho hợp lý.

3. Phân ngạch công việc.

Sau khi phân tích, đánh giá giá trị từng công việc, tiến hành nhóm các công việc có chức năng và yêu cầu kiến thức, kĩ năng tương tự nhau. Mỗi nhóm công việc được qui định thành một ngạch công việc tuỳ theo tầm quan trọng của nhóm công việc. Trình tự phân ngạch công việc tiến hành theo các bước sau:
- Tập hợp các công việc riêng lẻ thành các nhóm công việc;
- Thiết lập các mức ngạch công việc và tiêu chuẩn phân ngạch;
- Qui định một ngạch công việc cho mỗi nhóm công việc.

4. Thiết lập thang lương, bảng lương cho từng ngạch công việc

Thang lương, bảng lương theo ngạch công việc xác định theo trình tự sau:

a) Xác định các yếu tố ảnh hưởng, bao gồm: khả năng cạnh tranh tiền lương so với các doanh nghiệp, cơ quan khác; các qui định của pháp luật, trước hết là so với mức lương tối thiểu Nhà nước qui định; năng suất lao động; kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm hoặc thâm niên công tác của người lao động trong doanh nghiệp, cơ quan; các hình thức khuyến khích hiện có, các khoản tiền thưởng…

b) Thiết lập thang lương, bảng lương: trên cơ sở các thông tin đã thu thập được và các yếu tố ảnh hưởng đã xem xét, việc thiết lập thang lương, bảng lương tiến hành theo trình tự:
- Xác định số ngạch lương trong doanh nghiệp, cơ quan thông qua việc lấy thông tin từ khâu phân ngạch công việc.
- Xác định số bậc lương trong mỗi ngạch căn cứ vào việc tính các điểm ưu thế theo kết quả làm việc và xem xét mức độ phức tạp cần có đối với thang lương, bảng lương.
- Quyết định mức lương theo ngạch và theo bậc.


================================

PHỤ LỤC 2​


PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số số 13 và 14/2003/TT-BLĐTBXH
ngày 30 tháng 5 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)


Trên cơ sở nguyên tắc xây dựng mức lao động, điều kiện tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp, cơ quan tiến hành xây dựng mức lao động chi tiết theo các phương pháp sau:

1) Phương pháp phân tích: Mức lao động được xây dựng bằng cách phân chia quá trình sản xuất, quá trình lao động, các bước công việc ra các bộ phận hợp thành và nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian hao phí lao động để thực hiện các bộ phận hợp thành đó. Trên cơ sở đó xác định cơ cấu và trình độ hợp lý để thực hiện các bước công việc, hoàn thiện tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, áp dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật mới, các kinh nghiệm của những người sản xuất tiên tiến. Tuỳ theo điều kiện sản xuất, doanh nghiệp có thể xây dựng mức lao động bằng phương pháp phân tích khảo sát, phân tích tính toán hoặc so sánh điển hình, cụ thể:

- Phương pháp phân tích khảo sát: Mức lao động được xây dựng căn cứ vào các tài liệu khảo sát (chụp ảnh hoặc bấm giờ) thời gian làm việc. Phương pháp này thường áp dụng trong sản xuất hàng loạt lớn hoặc các khâu công việc có tính chất hàng khối. Các bước xây dựng mức lao động theo phương pháp này như sau:

+ Phân tích và nghiên cứu kết cấu bước công việc, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành bước công việc;

+ Dựa vào tiêu chuẩn hoặc tài liệu nghiên cứu khảo sát tại nơi làm việc xác định thời gian của từng bộ phận bước công việc và thời gian trong ca làm việc của người lao động (thời gian chuẩn bị, kết thúc, tác nghiệp, phục vụ, nghỉ ngơi, nhu cầu cần thiết…).

+ Dùng phương pháp tính toán để xác định mức thời gian, mức sản lượng.

- Phương pháp phân tích tính toán: Mức lao động được xây dựng dựa vào tài liệu tiêu chuẩn được xây dựng sẵn (tiêu chuẩn thời gian, tiêu chuẩn số lượng…), vận dụng các phương pháp toán, sử dụng các công thức để tính toán các thời gian chính và thời gian khác trong mức. Phương pháp này thường áp dụng đối với điều kiện sản xuất hàng loạt. Các bước xây dựng mức lao động theo phương pháp phân tích tính toán như sau:

+ Phân tích bước công việc cần định mức ra các bộ phận hợp thành về lao động cũng như về công nghệ, loại bỏ những bộ phận thừa và thay thế những bộ phận lạc hậu bằng những bộ phận tiên tiến để có được kết cấu bước công việc hợp lý.

+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian hoàn thành từng bộ phận của bước công việc, trên cơ sở đó xác định trình độ lành nghề của người lao động cần có, máy móc, dụng cụ cần dùng, chế độ làm việc tối ưu và tổ chức nơi làm việc hợp lý nhất.

+ Dựa vào quy trình công nghệ và tiêu chuẩn các loại thời gian cho từng bộ phận của từng bước công việc. Tổng cộng các hao phí thời gian này được mức thời gian cho bước công việc.

- Phương pháp so sánh điển hình: Mức lao động được xây dựng dựa trên những hao phí theo mức điển hình. Mức điển hình được xây dựng theo phương pháp phân tích khảo sát, có căn cứ khoa học đại diện cho nhóm công việc có những đặc trưng công nghệ hay nội dung kết cấu trình tự thực hiện giống nhau nhưng khác nhau về kích cỡ. Phương pháp này thường áp dụng đối với điều kiện sản xuất nhỏ, đơn chiếc. Các bước xây dựng mức lao động theo phương pháp so sánh điển hình như sau:

+ Phân tích bước công việc phải thực hiện thành các nhóm theo những đặc trưng nhất định về kết cấu và quy trình công nghệ tương đối giống nhau. Trong mỗi nhóm chọn một hoặc một số bước công việc điển hình.

+ Xác định quy trình công nghệ hợp lý và các điều kiện tổ chức – kỹ thuật thực hiện bước công việc điển hình.

+ Xây dựng mức lao động cho bước công việc điển hình bằng phương pháp phân tích khảo sát hoặc phân tích tính toán.

+ Xác định hệ số quy đổi Ki cho các bước công việc trong nhóm với quy ước: hệ số của bước công việc điển hình bằng 1 (tức là K1 = 1), hệ số của các bước công việc còn lại trong nhóm được xác định trên cơ sở phân tích điều kiện tổ chức, kỹ thuật cụ thể của từng bước công việc đó, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian hoàn thành và so sánh với bước công việc điển hình. Nếu điều kiện tổ chức kỹ thuật, các nhân tố ảnh hưởng của bước công việc đó thuận lợi hơn bước công việc điển hình thì Ki < 1; nếu tương tự như bước công việc điển hình thì Ki = 1; nếu khó khăn hơn thì Ki >1.

+ Căn cứ vào mức của bước công việc điển hình và các hệ số quy đổi Ki, xác định mức lao động cho mỗi bước công việc trong nhóm theo công thức sau:
Mtgi = Mtg1 x (nhân) Ki hoặc Msli = Msl1/(chia) Ki


Trong đó: Mtgi là mức thời gian cho mỗi bước công việc i trong nhóm;
Mtg1 là mức thời gian cho bước công việc điển hình;
Ki là hệ số quy đổi cho các bước công việc trong nhóm;
Msli là mức sản lượng cho mỗi bước công việc i trong nhóm;
Msl1 là mức sản lượng cho bước công việc điển hình.

2) Phương pháp tổng hợp: Mức lao động được xây dựng dựa trên các tài liệu thống kê về thời gian hao phí thực tế để hoàn thành bước công việc, kinh nghiệm tích luỹ của người làm định mức lao động và tham khảo ý kiến tham gia của các chuyên gia để xác định.
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Hồ sơ đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương

Hồ sơ đăng ký hệ thống Thang lương, bảng lương:

a/ Công ty thực hiện xây dựng và đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương:
+ 03 bản TBL
+ 03 bản phụ cấp lương (nếu có )
+ 03 bản công văn xin đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương (công văn xin đăng ký phải có ý kiến của BCH công đoàn)

Chú ý: Nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện để thành lập BCH công đoàn thì phải có xác nhận không đủ điều kiện thành lập của LĐLĐ quận trong công văn xin đăng ký Thang bảng lương - Mẫu văn bản đính kèm

+ 03 bản quy định chi tiết các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc trong thang lương, bảng lương. (Tham khảo Thông tư 04/1998/TT-BLĐTBXH ngày 04/04/1998 của Bộ LĐ-TB&XH)

b/ Nếu công ty đăng ký xây dựng lại hay thay đổi, điều chỉnh mức lương tối thiểu:
+ 03 bản TBL mới
+ 03 bản phụ cấp lương (nếu có )
+ 01 Bản TBL cũ do phòng LĐTBXH đã thông qua.
+ 03 bản công văn xin đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương (công văn xin đăng ký phải có ý kiến của BCH công đoàn)

Chú ý: Nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện để thành lập BCH công đoàn thì phải có xác nhận không đủ điều kiện thành lập của LĐLĐ quận trong công văn xin đăng ký Thang bảng lương - Mẫu văn bản đính kèm


MẪU CÔNG VĂN THAM KHẢO​

CÔNG VĂN ĐĂNG KÝ THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG​


Công Ty : …………………………………………
Địa chỉ : …………………………………………
Ngành nghề : ……………………………………
Điện thoại : ………………………………………

Kính gửi: Sở/Phòng Lao Động – Thương Binh & Xã Hội TP/Tỉnh…….hoặc Quận/Huyện…

  • Căn cứ Nghị định số 114/2002/NĐ – CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương
  • Căn cứ Thông tư 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/05/2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp
  • Căn cứ Thông tư 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/05/2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam
  • Căn cứ Công văn số 638/LĐTBXH – LĐ của Sở LĐ-TB&XH ngày 23/02/2005 hướng dẫn xây dựng, đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương trong các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
  • Căn cứ Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 05/12/2007 của Bộ Lao Động –Thương Binh và Xã Hội sửa đổi thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/05/2003 của Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về tiền lương.
  • Căn cứ Công văn số 6482/SLĐTBXH-LĐ ngày 26/12/2007 của Sở Lao động - Thương binh & Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ về tiền lương tối thiểu và xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương áp dụng tại doanh nghiệp.
  • Nghị định số 97/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động. (Áp dụng từ 01/01/2010)
  • Nghị định số 98/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam. (Áp dụng từ 01/01/2010)


Công Ty TNHH ……………………..được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số : …… ngày xx tháng xx năm xxxx Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố/Tỉnh…………cấp,

Địa chỉ trụ sở :
Điện thoại :
Email :​

Để có cơ sở cho việc thoả thuận tiền lương được ký kết trong hợp đồng lao động và tham gia các chính sách cho người lao động. Công ty thực hiện đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương và phụ cấp lương với mức lương tối thiểu doanh nghiệp áp dụng là:………………………………. đồng/ tháng.

Hệ thống thang lương, bảng lương và phụ cấp lương được doanh nghiệp áp dụng từ ngày………………………………như sau :

  • Bảng lương chức vụ quản lý doanh nghiệp
  • Bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ thừa hành, phục vụ
  • Bảng lương của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh và phục vụ
  • Các khoản phụ cấp lương.

Tổng số lao động đến thời điểm đăng ký là :…………… người.

Công ty có thành lập công đoàn (nếu chưa thì ghi chưa ) : …

Nay chúng tôi làm công văn này, kính gửi đến Sở/Phòng Lao Động – Thương Binh & Xã Hội TP/Tỉnh…….hoặc Quận/Huyện…đề nghị được đăng ký hệ thống Thang lương, bảng lương của Công ty chúng tôi.

Công ty chúng tôi xin cam đoan thực hiện theo hệ thống thang lương, bảng lương và phụ cấp lương trên trong việc chi trả lương, phụ cấp lương và tham gia đầy đủ các chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật lao động.

Khi nhà nước thay đổi mức lương tối thiểu công ty sẽ thực hiện trả theo mức lương tối thiếu nhà nước công bố.

Kính đề nghị Sở/Phòng Lao Động – Thương Binh & Xã Hội TP/Tỉnh…….hoặc Quận/Huyện…chấp thuận để công ty….................. triển khai thực hiện./.


Chủ tịch công đoàn
Người đại diện pháp luật


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu ....

Lưu ý khi soạn thảo công văn đăng ký thang lương, bảng lương :

Phần Căn cứ Nghị Định/Thộng tư/ công văn --- > Công ty cần phải thay đổi sửa chữa, bổ sung hoặc lọc bớt khi có Nghị Định/Thộng tư/ công văn thay đổi.

Ví dụ : Công ty áp dụng mức lương tối thiểu theo Nghị định số 97/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động, hoặc
Nghị định số 98/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam cho phù hợp với văn bản luật qui định hiện hành, phù hợp với loại hình doanh nghiệp


BIÊN BẢN THOẢ THUẬN
V/v Áp dụng hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp đối với người lao động​


Hôm nay, ngày .... tháng ... năm 200...... Tại Văn phòng Công ty............................................................... , đại diện các bên gồm có:

I. Đại diện người sử dụng lao động
Ông (bà): .............................. Chức vụ: .......................

II. Đại diện người lao động:
Ông (bà): .............................. Chức vụ: .......................
Đại diện cho tập thể người lao động đang làm việc tại công ty.

Sau khi nghe Công ty ............. công bố hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp áp dụng cho từng cán bộ nhân viên, từng bộ phận, hai bên đi đến thống nhất như sau:

1. Đồng ý với hệ thống thang lương, bảng lương mà đơn vị đã xây dựng.

2. Khi có sự thay đổi về hệ thống thang lương, bảng lương phải có sự bàn bạc thống nhất bằng văn bản của hai bên.

Biên bản kết thức vào lúc ..... giờ cùng ngày, trước sự có mặt và đồng ý của tập thể nhân viên công ty. Biên bản này được lập thành 04 bản.

ĐẠI DIỆN NGƯỜI LAO ĐỘNG
ĐẠI DIỆN NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

==========


Mẫu công văn V/v: Đăng ký xác nhận chưa đủ điều kiện thành lập tổ chức Công đoàn


Kính gửi : LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG QUẬN xx – TP. HỒ CHÍ MINH

Đơn vị chúng tôi :
Địa chỉ hoạt động :
Điện thoại liên lạc :
Thư điện tử (Email) :
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số :
Cấp ngày ………… tháng ………… năm ………………
Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh :

Nay đơn vị chúng tôi làm công văn này kính gửi đến lãnh đạo Liên đoàn Lao động Quận xx – Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị được xác nhận đơn vị chưa đủ điều kiện thành lập tổ chức Công đoàn.
Lý do:

Đơn vị chúng tôi cam kết sẽ thành lập tổ chức Công đoàn tại đơn vị sau thời gian hoạt động, khi đã đủ điều kiện thành lập theo quy định của Bộ Luật Lao động, pháp luật Nhà nước.

Kính mong sớm nhận được sự đồng ý của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Quận xx – Thành phố Hồ Chí Minh.

Chân thành cảm ơn

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Nơi nhận:
- Như trên (02 bản)
- Lưu VP./.​
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Quy ước mã số của hệ thống thang lương, bảng lương

QUY ƯỚC MÃ SỐ CỦA HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG

- Mã số của bảng lương chức vụ quản lý doanh nghiệp ( C )

+ C.01 – Tổng Giám Đốc / Giám Đốc
+ C.02 – Phó Tổng Giám Đốc / Phó Giám Đốc
+ C.03 – Kế Toán Trưởng​

- Mã số của bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ ( D )

+ D.01 – Chuyên viên cao cấp, kinh tế viên cao cấp, kỹ sư cao cấp
  • Chức danh: Thành viên cố vấn, Cộng tác viên (trình độ trên Đại Học)
+ D.02 – Chuyên viên chính, kinh tế viên chính, kỹ sư chính
  • Chức danh : Trưởng phòng (trình độ Đại Học)
+ D.03 – Chuyên viên, kinh tế viên, kỹ sư
  • Chức danh: Phó Trưởng phòng (trình độ Đại Học)
+ D.04 – Cán sự, kỹ thuật viên (trình độ Cao đẳng, Trung cấp)
+ D.05 – Nhân viên văn thư
+ D.06 – Nhân viên phục vụ​

- Mã số của thang lương, bảng lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh và phục vụ

MÃ NGÀNH
|
NGÀNH/ NHÓM NGÀNH
|
A.1
| THANG LƯƠNG 7 BẬC |
A.1.1​
|DU LỊCH, DỊCH VỤ KHÁC|
A.1.2​
|VĂN HÓA|
A.1.3​
|DƯỢC PHẨM|
A.1.4​
|CHẾ BIẾN LÂM SẢN|
A.1.5​
|CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ|
A.1.6​
|CƠ KHÍ, ĐIỆN, ĐIỆN TỬ- TIN HỌC|
A.1.7​
|KỸ THUẬT VIỄN THÔNG|
A.1.8​
|XÂY DỰNG CƠ BẢN, VẬT LIỆU XD, SÀNH SỨ|
A.1.9​
|LUYỆN KIM, HÓA CHẤT, ĐỊA HẤT, ĐO ĐẠC|
A.1.10​
|KHAI THÁC MỎ LỘ THIÊN|
A.1.11​
|IN TIỀN|
A.1.12​
|CHỈNH HÌNH|
A.2
| THANG LƯƠNG 6 BẬC |
A.2.1​
|CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM|
A.2.2​
|DỆT, THUỘC DA, GIẢ DA, GIẤY, MAY|
A.2.3​
|NÔNG NGHIỆP, THỦY LỢI, THỦY SẢN|
A.2.4​
|LÂM NGHIỆP|
A.2.5​
|XĂNG DẦU|
A.2.6​
|DẦU KHÍ|
A.2.7​
|KHAI THÁC MỎ HẦM LÒ|
B.11​
|BẢNG LƯƠNG CNV THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NHÂN VIÊN BỐC XẾP|
B.11.1​
|GIAO NHẬN HÀNG HÓA|
B.11.1.1​
|GIAO NHẬN HÀNG HÓA QUỐC TẾ|
B.11.1.2​
|GIAO NHẬN HÀNG HÓA NỘI ĐỊA|
B.11.1.3​
|THỦ KHO|
B.11.1.4​
|BẢO VỆ|
B.11.2​
|BỐC XẾP|
B.12​
|BẢNG LƯƠNG CÔNG NHÂN LÁI XE|
B.13​
|BẢNG LƯƠNG NHÂN VIÊN BÁN VÉ BẾN XE, NHÀ GA, BẾN CẢNG|
B.14​
|BẢNG LƯƠNG NHÂN VIÊN MUA, BÁN VÀNG, BẠC, ĐÁ QUÝ|
B.15​
|BẢNG LƯƠNG CNV NGÀNH DU LỊCH, DỊCH VỤ|
B.15.1​
|NHÂN VIÊN CẮT TÓC, GIẶT LÀ|
B.15.2​
|NHÂN VIÊN BUỒNG, BÀN, BAR|
B.15.3​
|NHÂN VIÊN LỄ TÂN|
B.15.4​
|HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH|
B.15.5​
|CHUYÊN GIA NẤU ĂN|

* Ghi chú: Ngoài các mã ngành đã quy định ở trên, các chức danh khác không có trong mã quy định thì doanh nghiệp cho mã ngành của đơn vị mình.

Xin được tóm lược các ngành nghề theo

Nghị định của chính phủ Số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 "Quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước"

Bảng lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh

Đối tượng áp dụng thang lương 7 bậc (a.1):

Thang lương 7 bậc: áp dụng cho 12 ngành, mỗi ngành có 3 nhóm (I, II, III), ví dụ​

1. Du lịch, dịch vụ khác
2. Văn hoá
3. Dược phẩm
4. Chế biến lâm sản
5. Công trình đô thị
6. Cơ khí, điện, điện tử - tin học
7. Kỹ thuật viễn thông
8. Xây dựng cơ bản; vật liệu xây dựng, sành sứ, thuỷ tinh
9. Luyện kim, hoá chất, địa chất, đo đạc cơ bản
10. Khai thác mỏ lộ thiên
11. In tiền
12. Chỉnh hình​

Đối tượng áp dụng thang lương 6 bậc (A.2):​

Thang lương 6 bậc: áp dụng cho các ngành sau :

1. Chế biến lương thực, thực phẩm
2. Dệt, thuộc da, giấy, giả da, may
3. Nông nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản
4. Lâm nghiệp
5. Xăng dầu
6. Dầu khí
7. Khai thác hầm lò​

Bảng lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh​

Gồm 15 ngành nghề như sau :

B.1. Công nhân viên sản xuất điện

B.2. Bảng lương thuyền viên và Công nhân viên tàu vận tải biển, vận tải sông, tàu dịch vụ dầu khí, tàu cẩu dầu khí
B.3. Bảng lương hoa tiêu
B.4. Bảng lương công nhân các trạm đèn sông, đèn biển
B.5. Bảng lương thuyền viên và Công nhân viên tàu công trình, tàu trục vớt và cứu hộ, tàu thay thả phao, tàu tìm kiếm cứu nạn hàng hải
B.6. Bảng lương thuyền viên và công nhân viên tàu thuyền đánh cá, vận chuyển và thu mua cá trên biển, trên sông hồ
B.7. Bảng lương thợ lặn
B.8. Bảng lương công nhân viên hàng không dân dụng
B.9. Bảng lương công nhân viên bưu chính viễn thông
B.10. Bảng lương công nhân viên vận tải đường sắt
B.11. Bảng lương công nhân viên thương mại và công nhân bốc xếp
B.12. Bảng lương công nhân lái xe
B.13. Bảng lương nhân viên bán vé, bảo vệ trật tự tại các điểm sinh hoạt văn hoá công cộng,bến xe, nhà ga, bến cảng và bảo vệ
B.14. Bảng lương nhân viên mua, bán vàng, bạc, đá quí và kiểm chọn giấy bạc tại nhà máy in tiền
B.15. Bảng lương công nhân viên ngành du lịch, dịch vụ​

Ví dụ : Công Ty có tuyển dụng nhân viên lái xe,

Căn cứ Nghị Định hướng dẫn này ta có :

B.12. Bảng lương công nhân lái xe, cụ thể được chia như sau :

1. Xe con, xe tắc xi, xe tải, xe cẩu dưới 3,5 tấn, xe khách dưới 20 ghế
2. Xe tải, xe cẩu từ 3,5 tấn đến dưới 7,5 tấn, xe khách từ 20 ghế đến dưới 40 ghế
3. Xe tải, xe cẩu từ 7,5 tấn đến dưới 16,5 tấn, xe khách từ 40 ghế đến dưới 60 ghế
4. Xe tải, xe cẩu từ 16,5 tấn đến dưới 25 tấn, xe khách từ 60 ghế đến dưới 80 ghế
5. Xe tải, xe cẩu từ 25 tấn đến dưới 40 tấn, xe khách từ 80 ghế trở lên
6. Xe tải, xe cẩu từ 40 tấn trở lên

Lúc bấy giờ nếu tài xế được tuyển chọn để lái xe con, mình ghi mã số như thế này :
Ở cột Mã số trên thang lương, bảng lương ta áp mã số như sau
B.12.1

Và cũng có tuyển chọn tài xế xe tải từ 40 tấn trở lên ta ghi mã số
B.12.6

Một ví dụ minh họa khác về mã số ngành nghề địa chất:

9. Luyện kim, hoá chất, địa chất, đo đạc cơ bản

Địa chất: Mã số A.1.9.3 Theo Nghị định của chính phủ Số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 - Quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước

Đối tượng áp dụng thang lương 7 bậc (a.1):

9. Luyện kim, hoá chất, địa chất, đo đạc cơ bản​
|
Hệ số​
|
Hệ số​
|
Hệ số​
|
Hệ số​
|
Hệ số​
|
Hệ số​
|
Hệ số​
|
Nhóm I​
| | | | | | | |
- Hệ số|
1,67​
|
1,96​
|
2,31​
|
2,71​
|
3,19​
|
3,74​
|
4,40​
|
Mức lương thực hiện từ ngày 01/10/2004|
484,3​
|
568,4​
|
669,9​
|
785,9​
|
925,1​
|
1084,6​
|
1276,0​
|
Nhóm II​
| | | | | | | |
- Hệ số|
1,78​
|
2,10​
|
2,48​
|
2,92​
|
3,45​
|
4,07​
|
4,80​
|
Mức lương thực hiện từ ngày 01/10/2004|
516,2​
|
609,0​
|
719,2​
|
846,8​
|
1000,5​
|
1180,3​
|
1392,0​
|
Nhóm III​
| | | | | | | |
- Hệ số|
2,05​
|
2,40​
|
2,81​
|
3,29​
|
3,85​
|
4,51​
|
5,28​
|
Mức lương thực hiện từ ngày 01/10/2004|
594,5​
|
696,0​
|
814,9​
|
954,1​
|
1116,5​
|
1307,9​
|
1531,2​
|

Chú ý cho:
Mức lương trên thực hiện từ ngày 01/10/2004 nay thay đổi theo Nghị định 97 và 98, có thể tham khảo hệ số là được.

9. Luyện kim, hoá chất, địa chất, đo đạc cơ bản:

9.3. Địa chất:

a) Nhóm I:

- Phụ trợ, phục vụ, vệ sinh công nghiệp;
- Làm đường, sửa đường địa chất; làm nền khoan, làm cầu cống địa chất.

b) Nhóm II:

- Lộ trình tìm kiếm, trắc địa, địa vật lý;
- Mài đá thủ công, cơ giới; mài lát mỏng;
- Đào hào, hố địa chất;
- Đãi mẫu trọng sa; giã mẫu;
- Khoan tay địa chất.

c) Nhóm III:

- Khoan máy địa chất;
- Xây lắp tháp khoan địa chất;
- Sản xuất dung dịch khoan;
- Sửa chữa, vận hành thiết bị phục vụ khoan;
- Đào giếng địa chất;
- Đào lò ngang;
- Đào lò thượng; lò dưới giếng;
- Đào giếng dưới lò.

để xem ứng dụng mã ngành nghề
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Hệ thống thang lương, bảng lương

Hệ thống thang lương, bảng lương được chia theo 3 nhóm :

1.- Bảng lương chức vụ quản lý doanh nghiệp
2.- Bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ thừa hành, phục vụ
3.- Bảng lương của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh và phục vụ​

Nói theo kế toán 3 nhóm trên ta có thể hình dung như sau :

Nhóm 1 và 2 : Bộ phận gián tiếp
Nhóm 3 : Bộ phận trực tiếp​

Bảng lương chức vụ quản lý doanh nghiệp (Mã số C)

+ C.01 – Tổng Giám Đốc / Giám Đốc
+ C.02 – Phó Tổng Giám Đốc / Phó Giám Đốc
+ C.03 – Kế Toán Trưởng​

Bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ thừa hành, phục vụ (Mã số D)

+ D.01 – Chuyên viên cao cấp, kinh tế viên cao cấp, kỹ sư cao cấp
  • Chức danh: Thành viên cố vấn, Cộng tác viên (trình độ trên Đại Học)
+ D.02 – Chuyên viên chính, kinh tế viên chính, kỹ sư chính
  • Chức danh : Trưởng phòng (trình độ Đại Học)
+ D.03 – Chuyên viên, kinh tế viên, kỹ sư
  • Chức danh: Phó Trưởng phòng (trình độ Đại Học)
+ D.04 – Cán sự, kỹ thuật viên (trình độ Cao đẳng, Trung cấp)
+ D.05 – Nhân viên văn thư
+ D.06 – Nhân viên phục vụ​

Bảng lương của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh và phục vụ (Mã số A và Mã số B)

Mã số A.1 : Có 12 ngành nghề
Mã số A.2 : Có 7 ngành nghề
Mã số B có 15 ngành nghề : Từ B.1 đến B.15​

HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG:


1.Bảng lương chức vụ quản lý doanh nghiệp:

k03beessanzyagp.JPG


2. Bảng lương viên chức chuyên môn nghiệp vụ, thừa hành phục vụ:

4jyym80coaxsr07.JPG


3. Thang lương, bảng lương của công nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh và phục vụ:

kd7pdpvabzw92nb.JPG

* Ghi chú: Một ngạch lương có thể áp dụng nhiều chức danh tương đương khác…

Thang lương: dùng để xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa những công nhân cùng nghề khi họ đảm nhiệm những công việc có mức độ phức tạp khác nhau.

Mỗi thang lương gồm các bậc lương nhất định và các hệ số lương phù hợp với các bậc lương ấy.

Thông thường, số bậc của thang lương và hệ số lương giữa các bậc phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất (mức độ phức tạp công việc, trình độ lành nghề công nhân, yếu tố trách nhiệm, điều kiện lao động).

Hệ số mức lương: chỉ rõ rằng lao động của công nhân bậc nào đó phải được trả cao hơn mức lương tối thiểu bao nhiêu lần.

Bội số thang lương (Bậc thang lương): là sự so sánh giữa bậc cao nhất và bậc thấp nhất trong một thang lương, hay nói cách khác mức lương công nhân bậc cao nhất cao gấp mấy lần bậc thấp nhất (bậc 1)

Mức lương: là số lương tiền tệ được quy định để trả công lao động trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng) phù hợp với các hệ số trong thang lương.

Xây dựng thang, bảng lương phải đảm bảo nguyên tắc:

- Thang lương, bảng lương được xây dựng cho lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh theo công việc và ngành nghề được đào tạo.

- Bội số của thang lương, bảng lương là hệ số mức lương cao nhất của người lao động có trình độ quản lý chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cao nhất so với người có trình độ thấp nhất.

- Số bậc, thang lương, bảng lương phụ thuộc vào mức độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc đòi hỏi, khoảng cách của bậc lương liền kề phải đảm bảo khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ các tài năng tích luỹ, kinh nghiệm.

- Mức lương bậc 1 của thang lương, bảng lương phải cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Mức lương của nghề hoặc công việc độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại nguy hiểm phải cao hơn mức lương của nghề hoặc công việc có điều kiện lao động bình thường


1. Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ làm cơ sở ký kết hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể, xác định quỹ lương, trả lương, nâng bậc lương và giải quyết các chế độ khác cho người lao động

2. Việc xây dựng thang lương, bảng lương phải đảm bảo nguyên tắc quy định tại khoản 1, Điều 5 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP, trong đó:
- Khoảng cách của các bậc lương phải bảo đảm khuyến khích để người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tích lũy kinh nghiệm, phát triển các tài năng; chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề thấp nhất bằng 5%;
- Mức lương thấp nhất trong thang lương, bảng lương quy định đối với lao động làm nghề, công việc đòi hỏi qua học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
- Mức lương của nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của nghề, công việc có điều kiện lao động bình thường. Danh mục nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm thực hiện theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.


3. Doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 05/12/2007 của Bộ LĐ-TB&XH hoặc áp dụng các phương pháp khác phù hợp để xây dựng thang lương, bảng lương

4. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sơ hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời và công bố công khai trong doanh nghiệp.


Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 05/12/2007 của Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội sửa đổi thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/05/2003 của Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về tiền lương. yêu cầu chặt chẽ về việc xây dựng thang, bảng lương. Theo đó, khoảng cách giữa các bậc lương phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tích lũy kinh nghiệm, phát triển các tài năng; chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề thấp nhất bằng 5%.


Tóm tắt nội dung - Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 05/12/2007

* Hướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương - Ngày 05/12/2007, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH sửa đổi bổ sung Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và 14/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP về tiền lương.
Theo đó, khoảng cách giữa các bậc lương phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tích lũy kinh nghiệm, phát triển các tài năng; chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề thấp nhất bằng 5%...
Tùy trình độ và tính chất của công việc mà mức lương cũng được tính khác nhau. Lao động làm nghề, công việc đòi hỏi qua học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Với lao động làm việc trong nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của nghề, công việc có điều kiện lao động bình thường…
Bên cạnh đó, các khoản phụ cấp lương hoặc áp dụng các chế độ phụ cấp lương do Chính phủ quy định phải đăng ký cùng hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải đăng ký hệ thống thang, bảng lương với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trước khi công bố áp dụng.
Đối với doanh nghiệp mới thành lập, sau 6 tháng kể từ ngày bắt đầu hoạt động phải xây dựng và đăng ký hệ thống thang, bảng lương. Đối với doanh nghiệp đang hoạt động đã có thang, bảng lương thì trong thời hạn 3 tháng, tính từ 01/01/2008, phải thực hiện đăng ký hoặc tiến hành sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại hệ thống thang, bảng lương…
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.​
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Các mốc thời gian điều chỉnh mức lương tối thiểu chung và mức lương tối thiểu vùng

Lương tối thiểu có thể định nghĩa là khoản tiền Nhà nước hoặc người sử dụng lao động trả công cho người lao động trong 1 thời gian việc ở mức thấp nhất nhằm trang trải bù đắp hao tổn công sức của người lao động

Lương tối thiểu là phương tiện chống phá giá tiền lương do hiện tượng sử dụng lao động với giá rẻ mạt

Lương tối thiểu còn dùng để bảo vệ người lao động trước khả năng phải nhận đồng tiền lương chết đói

Lương tối thiểu chỉ có ý nghĩa là "lưới chắn" để DN không được trả thấp hơn và là căn cứ để đóng bảo hiểm xã hội, làm căn cứ để tính mức lương trong hệ thống thang bảng lương, phụ cấp... chứ không phải là mức thu nhập thực của người lao động.

Lương tối thiểu dùng để phân biệt và chỉ ra mức sống của người lao động các vùng khác nhau, của các doanh nghiệp khác nhau trong cả nước

Theo Chương II - Điều 56 của Bộ Luật Lao Động Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam có ghi :

Mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích luỹ tái sản xuất sức lao động mở rộng và được dùng làm căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao động khác.
Chính phủ quyết định và công bố mức lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu vùng, mức lương tối thiểu ngành cho từng thời kỳ sau khi lấy ý kiến Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động.
Khi chỉ số giá sinh hoạt tăng lên làm cho tiền lương thực tế của người lao động bị giảm sút, thì Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu để bảo đảm tiền lương thực tế.

Các mốc điều chỉnh mức lương tối thiểu chung:


Thời điểm​
|
Tháng 01/1995​
|
Tháng 01/1997​
|
Tháng 01/2000​
|
Tháng 01/2001​
|
Tháng 01/2004​
|
Tháng 10/2005​
|
Tháng 10/2006​
|
Tháng 01/2008​
|
Tháng 5/2009​
|
Tháng 5/2010​
|
Mức lương|
120.000​
|
144.000​
|
180.000​
|
210.000​
|
290.000​
|
350.000​
|
450.000​
|
540.000​
|
650.000​
|
730.000​
|

Mức lương tối thiểu vùng (áp dụng từ 01/01/2010) theo:

  • Nghị định số 97/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động - Có hiệu lực từ 01/01/2010

  • Nghị định số 98/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam - Có hiệu lực từ 01/01/2010
  • Thông tư số: 35/2009/TT-BLĐTBXH ngày 13/11/2009 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với Công Ty Nhà Nước và Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. - Hiệu lực : 01/01/2010

  • Thông tư số: 36/2009/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 11 năm 2009 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, Liên Hiệp Hợp tác xã, Tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động – Hiệu lực : 01/01/2010


Mức tiền lương tối thiểu vùng điều chỉnh từ thời điểm 01/01/2010, theo

Nghị định số 97/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động

Vùng 1​
|
Vùng 2​
|
Vùng 3​
|
Vùng 4​
|
980.000 đồng​
|
880.000 đồng​
|
810.000 đồng​
|
730.000 đồng​
|

Nghị định số 98/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam

Vùng 1​
|
Vùng 2​
|
Vùng 3​
|
Vùng 4​
|
1.340.000 đồng​
|
1.190.000 đồng​
|
1.040.000 đồng​
|
1.000.000 đồng​
|

DANH MỤC CÁC ĐỊA BÀN ĐƯỢC BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ ĐỊNH NÀY:

1. Vùng I, gồm các địa bàn:

- Các quận thuộc thành phố Hà Nội;
- Các quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh;​

2. Vùng II, gồm các địa bàn:

- Các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Thường Tín, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội;
- Các huyện thuộc thành phố Hồ Chí Minh;
- Các quận và các huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão thuộc thành phố Hải Phòng;
- Các quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng;
- Các quận thuộc thành phố Cần Thơ;
- Thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh;
- Thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Thị xã Thủ Dầu Một và các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương;
- Thành phố Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa và huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.​

3. Vùng III, gồm các địa bàn:

- Các thành phố trực thuộc tỉnh (trừ các thành phố thuộc tỉnh nêu tại vùng II);
- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội;
- Thị xã Từ Sơn và các huyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong thuộc tỉnh Bắc Ninh;
- Các huyện Việt Yên, Yên Dũng thuộc tỉnh Bắc Giang;
- Huyện Hoành Bồ thuộc tỉnh Quảng Ninh;
- Thị xã Hưng Yên và các huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên;
- Các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Chí Linh, Kim Thành, Kinh Môn, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương.
- Thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;
- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hải Phòng;
- Các thị xã Uông Bí, Cẩm Phả thuộc tỉnh Quảng Ninh;
- Các huyện Điện Bàn, Đại Lộc thuộc tỉnh Quảng Nam;
- Thị xã Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng;
- Thị xã Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa;
- Huyện Trảng Bàng thuộc tỉnh Tây Ninh;
- Thị xã Đồng Xoài và các huyện Chơn Thành, Đồng Phú thuộc tỉnh Bình Phước;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Bình Dương;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Thị xã Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An;
- Các huyện thuộc thành phố Cần Thơ;
- Các huyện Châu Đức, Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.​

4. Vùng IV, gồm các địa bàn còn lại.


Văn bản điều chỉnh mức lương tối thiểu : (dùng tham khảo)

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 203/2004/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 12 NĂM 2004QUY ĐỊNH MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU (Hết hiệu lực)

Điều 1.
1. Quy định mức lương tối thiểu chung để trả công cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
2. Mức lương tối thiểu chung là 290.000 đồng/tháng.​

Nghị định số 118/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 của Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung; (Hết hiệu lực)

Điều 1. Từ ngày 01 tháng 10 năm 2005 nâng mức lương tối thiểu chung từ 290.000 đồng/tháng theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 203/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu lên 350.000 đồng/tháng.​

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 94/2006/NĐ-CP NGÀY 07 THÁNG 9 NĂM 2006 ĐIỀU CHỈNH MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG (Hết hiệu lực)

Điều 1. Từ ngày 01 tháng 10 năm 2006, nâng mức lương tối thiểu chung từ 350.000 đồng/tháng quy định tại Điều 1 Nghị định số 118/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ lên 450.000 đồng/tháng​

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 166/2007/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 11 NĂM 2007QUY ĐỊNH MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG (Hết hiệu lực)

Điều 1. Quy định mức lương tối thiểu chung để trả công cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường thực hiện từ 01 tháng 01 năm 2008 là 540.000 đồng/tháng.​

Nghị định số 110/2008/NĐ-CP ngày 10/10/2008 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động áp dụng từ 01/01/2009. - Có giá trị đến 31/12/2009

Nghị định 111/2008/NĐ-CP ngày 10/10/2008 của Chính phủ về việc quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam áp dụng từ 01/01/2009 - Có giá trị đến 31/12/2009

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 33/2009/NĐ-CP NGÀY 06 THÁNG 4 NĂM 2009 QUY ĐỊNH MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG - Hết hiệu lực từ 01/05/2010

Điều 1. Quy định mức lương tối thiểu chung thực hiện từ ngày 01 tháng 5 năm 2009 là 650.000 đồng/tháng - Hết hiệu lực từ 01/05/2010​

và được thay bởi Nghị định 28/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 03 năm 2010 QUY ĐỊNH MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG từ 01/05/2010 với mức 730.000 đồng
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Bản quy định chi tiết các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc trong thang lương, bảng lương.

(Tham khảo Thông tư Số 04/1998/TT-BLĐTBXH ngày 04- 04-1998 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội Hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn và thi nâng ngạch viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước (Hiệu lực : Chưa xác định)

Trích Thông tư Số 04/1998/TT-BLĐTBXH ngày 04- 04-1998
Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ là những quy định cụ thể về chức trách, nhiệm vụ, phạm vi trách nhiệm, những hiểu biết cần thiết và trình độ yêu cầu đối với từng chức danh nghề viên chức. Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của mỗi chức danh nghề viên chức, gồm 4 phần:

  • 1. Chức trách: quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng chức danh nghề đầy đủ của viên chức.

  • 2. Hiểu biết: quy định kiến thức cần thiết và kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành các nhiệm vụ được giao của từng chức danh nghề đầy đủ của viên chức.

  • 3. Làm được: quy định những công việc cụ thể phải làm được theo yêu cầu.

  • 4. Yêu cầu trình độ: quy định trình độ cần thiết đạt được (gồm: văn bằng, chứng chỉ qua các cấp đào tạo) của từng chức danh nghề đầy đủ của viên chức để thực hiện được công việc theo yêu cầu.

Xem ngành nghề, chức năng đã đăng ký với cơ quan nhà nước của công ty và tham khảo với Ban lãnh đạo, và xây dựng các tiêu chuẩn cho phù hợp

Doanh nghiệp cần phải đưa ra được các Nhóm chức danh. Trong mỗi nhóm chức danh thực hiện chức trách gì – làm nhiệm vụ gì ? Tiêu chuẩn về năng lực như thế nào ? Và tiêu chuẩn cho nhóm chức danh đó cần đạt trình độ như thế nào ?

Nhóm chức danh - Chức trách - Nhiệm vụ - Tiêu chuẩn về năng lực - Tiêu chuẩn về trình độ

Xác định tiêu chuẩn, chức danh, chuyên môn, nghiệp vụ,…... DN tiến hành qui định các điều kiều kiện và tiêu chuẩn.

Ví dụ : Cùng là chức danh kế toán, nhưng công việc kế toán trong một DN hàng chục ngàn lao động chắc chắn sẽ khác với DN một hai chục lao động. Nói chung, tùy từng công việc cụ thể trong từng ngành nghề cụ thể mà chủ DN xây dựng hệ thống “tiêu chuẩn”, “chức danh” cho công ty mình.


BẢN MẪU THAM KHẢO


BẢN QUY ĐỊNH CÁC TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN
ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NHÓM CHỨC DANH NGHỀ, CÔNG VIỆC TRONG THANG, BẢNG LƯƠNG​


Nhóm chức danh​
|
Mô tả nhóm chức danh​
|
Tiêu chuẩn và Điều kiện áp dụng​
|
Ghi chú​
|
Tồng Giám đốc;Phó Tổng Giám đốc|Là người quản lý cao nhất và chịu trách nhiệm cuối cùng với Hội đồng Quản trị về việc triển khai Chiến lược Kinh doanh, Hệ thống Quản lý và Kết quả kinh doanh của Công ty.|Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm ở cùng vị trí của Công ty với quy mô tương đương; Có tầm nhìn và tư duy chiến lược; Có kỹ năng lãnh đạo và quản lý tổng thể các hoạt động của Công ty; Am hiểu luật pháp Việt Nam và các thông lệ quốc tế liên quan đến tất cả các lĩnh vực điều hành và kinh doanh của Công ty; Chia sẻ tầm nhìn và văn hoá của Công ty; Là chuẩn mực trong mọi giao tiếp và trong cuộc sống, luôn là tấm gương cho toàn thể nhân viên;|
Cần đình kèm bản Mô tả chức danh, công việc​
|
Giám đốc Bộ phận,Phó Giám đốc Bộ phận|Chịu trách nhiệm tham mưu cho Tổng Giám đốc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, hành chính, tài chính…; Quản lý toàn bộ hoạt động của Bộ phận được giao.|Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương; Có trình độ quản lý, có khả năng điều hành các hoạt động của phòng ban phụ trách; Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành có liên quan; Có tư cách đạo đức tốt; hiểu và luôn tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp; Giao tiếp tốt bằng tiếng Việt và tiếng Anh; Kỹ năng sử dụng các phần mềm chuyên dụng phục vụ cho yêu cầu công việc|
Cần đình kèm bản Mô tả chức danh, công việc​
|
Nhân viên các phòng ban|Các trách nhiệm công việc chính được nêu trong bản Mô tả công việc; Chịu sự Quản lý của Giám đốc Bộ phận.|Tùy theo vị trí làm việc, mỗi nhân viên phải đáp ứng những yêu cầu về trình độ và năng lực; Được đào tạo qua bậc đại học chuyên ngành (hoặc cao đẳng, trung cấp), có trình độ chuyên môn và được sử dụng đúng theo ngành nghề được đào tạo; Có tư cách đạo đức tốt; hiểu và luôn tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp; Có tính kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao|
Cần đình kèm bản Mô tả chức danh, công việc​
|
Trợ lý và Thư ký|Hỗ trợ Tồng Giám đốc hoặc các Bộ phận, Phòng ban trong việc lập kế hoạch và giám sát các hoạt động của Công ty; Hỗ trợ các công việc hành chính và giao tế của Tổng Giám đốc|Am hiểu nghiệp vụ trợ lý, thư ký văn phòng hoặc trợ lý chuyên môn; Có kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề; Có kỹ năng sắp xếp và quản lý công việc; Giao tiếp tốt bằng tiếng Việt và tiếng Anh; Có tính kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao; Cẩn thận, chu đáo; Có tư cách đạo đức tốt;|
Cần đình kèm bản Mô tả chức danh, công việc​
|
Lao động trực tiếp|Lái xe, Tạp vụ, Công nhân kỹ thuật, Bảo vệ…|Được đào tạo chuyên môn, có chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề, hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề|
Cần đình kèm bản Mô tả chức danh, công việc​
|


Ghi chú :

Nguồn : http://www.luatcongminh.com/CongMinh/?Tab=7&cat_id=312&sub_id=68&news_id=1448

Tiêu chuẩn và điều kiện của chức danh giám đốc

Theo quy định tại khoản 2 Điều 116, Điều 57 Luật Doanh nghiệp; Điều 13 Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp, các tiêu chuẩn và điều kiện của Giám đốc/ Tổng giám đốc công ty được quy định như sau:

1. Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

a) Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp;

b) Cổ đông là cá nhân sở hữu ít nhất 5% số cổ phần phổ thông (đối với công ty cổ phần), thành viên là cá nhân sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn) hoặc người khác thì phải có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chính của công ty.

Trường hợp Điều lệ công ty quy định tiêu chuẩn và điều kiện khác với tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại điểm này, thì áp dụng tiêu chuẩn và điều kiện do Điều lệ công ty quy định;

c) Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần của Nhà nước chiếm hơn 50% vốn điều lệ, thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại các điểm a và b khoản này, Giám đốc (Tổng giám đốc) của công ty con không được là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi hoặc anh, chị, em ruột của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty con đó.

Ngoài ra, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty cổ phần không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.

2. Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

a) Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp;

b) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế tương ứng trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;

c) Trường hợp chủ sở hữu công ty là cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp có hơn 50% sở hữu nhà nước thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại các điểm a và b khoản này, Giám đốc (Tổng giám đốc) không được là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi hoặc anh, chị, em ruột của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty đó.

Ngoài ra, không phải là người có liên quan của thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, người có thẩm quyền trực tiếp bổ nhiệm người đại diện theo uỷ quyền hoặc Chủ tịch công ty;

3. Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

a) Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của luật này;

b) Không phải là người có liên quan của Chủ tịch công ty;

c) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế tương ứng trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
Còn tiếp - Bản quy định chi tiết các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc trong thang lương, bảng lương.
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Bản quy định chi tiết các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc trong thang lương, bảng lương.

Tiếp theo

BẢN MẪU THAM KHẢO


BẢN QUY ĐỊNH CÁC TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN
ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NHÓM CHỨC DANH NGHỀ, CÔNG VIỆC TRONG THANG, BẢNG LƯƠNG​

Chức danh​
|
Nhiệm vụ​
|
Tiêu chuẩn về năng lực​
|
Tiêu chuẩn về trình độ​
|
Ghi chú​
|
Trưởng phòng Phòng Hành chính tổng hợp|- Chịu trách nhiệm chung về công tác của phòng; phụ trách công tác hành chính, kế hoạch, tổ chức nhân sự. - Kiểm tra các hồ sơ, tài liệu về công tác kiểm định và hỗ trợ trước khi trình ban giám đốc ký duyệt. - Quản lý toàn bộ các trang thiết bị phục vụ công tác kiểm định và hỗ trợ Kỹ thuật an toàn (KTAT) - Lập các báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của các cơ quan quản lý cấp trên và lãnh đạo Trung tâm.|- Hiểu biết về Pháp luật, đặc biệt là đối với các đơn vị sự nghiệp và hệ thống pháp luật trong lĩnh vực kiểm định KTAT. - Có khả năng phân tích, tổng hợp. Có năng lực trong công tác tổ chức. Có khả năng giao tiếp. - Đọc và hiểu các hồ sơ, bản vẽ kỹ thuật của các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ. Nắm rõ các tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy trình kiểm định KTAT máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ. - Vận hành thành thạo các trang thiết bị phục vụ kiểm định: siêu âm mối hàn, siêu âm chiều dày, máy tạo áp, máy kiểm tra bằng hạt từ tính... - Thành thạo tin học văn phòng |- Tốt nghiệp đại học trở lên các chuyên ngành kinh tế. - Có chứng chỉ đào tạo chuyên ngành kỹ thuật từ CNKT trở lên, - Có chứng chỉ về kỹ thuật viên kiểm tra không phá huỷ. - Có chứng chỉ đào tạo ngoại ngữ, tin học từ trình độ B trở lên. - Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm công tác quản lý, lãnh đạo về tổ chức hành chính trong các đơn vị (có xác nhận của đơn vị công tác) | |
Kế toán trưởng|- Chịu trách nhiệm quản lý tài chính kế toán của toàn Công Ty - Lập các báo cáo tài chính kế toán định kỳ và đột xuất của Công Ty theo yêu cầu của các cơ quan quản lý và lãnh đạo Công Ty. - Điều hành công việc của phòng.|- Nắm vững chế độ kế toán, tính toán tổng hợp và phân bổ số liệu kế toán phục vụ công tác quản lý tài chính của Công Ty - Có khả năng thiết lập và điều hành bộ phận kế toán, - Có hiểu biết các qui định của pháp luật - Có khả năng sử dụng phần mềm kế toán máy|-Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành kế toán. - Biết 01 ngoại ngữ trình độ B trở lên. - Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng - Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm trong công tác phụ trách kế toán hoặc kế toán trưởng các đơn vị ( có xác nhận của đơn vị công tác) | |
Kế toán viên tại Văn phòng đại diện|- Phụ trách kế toán của văn phòng đại diện. -Theo dõi, quản lý và chịu trách nhiệm lập báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình tài chính của văn phòng đại diện. - Tham gia các công việc khác của Văn phòng khi có sự phân công. |- Nắm vững chế độ kế toán, tính toán, tổng hợp và phân bổ số liệu kế toán. - Lập, kiểm tra và luân chuyển chứng từ, mở sổ theo dõi các nghiệp vụ tài chính phát sinh. - Có hiểu biết các quy định của pháp luật |- Tốt nghiệp trung cấp/cao đẳng trở lên chuyên ngành kế toán. - Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A trở lên. - Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm công tác kế toán trong các đơn vị (có xác nhận của đơn vị công tác)| |
Kế toán viên tại Công Ty|- Kế toán thanh toán, kế toán tiền gởi ngân hàng, bảo hiểm, báo cáo thuế - Theo dõi các sổ kế toán chi tiết. - Kiểm tra các chứng từ thanh toán trước khi trình duyệt. - Kiểm tra tất cả các Hợp đồng trước khi trrình duyệt|- Nắm vững chế độ kế toán, tính toán, tổng hợp và phân bổ số liệu kế toán. - Lập, kiểm tra và luân chuyển chứng từ, mở sổ theo dõi các nghiệp vụ tài chính phát sinh. - Lập các báo cáo thuế liên quan - Có hiểu biết các quy định của pháp luật - Có hiểu biết về hàng hóa xuất nhập khẩu - Có khả năng sử dụng phần mềm kế toán máy|- Tốt nghiệp trung cấp/cao đẳng trở lên chuyên ngành kế toán. - Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A trở lên. - Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm công tác kế toán trong các đơn vị (có xác nhận của đơn vị công tác)| |
Kiểm định viên (thiết bị chịu áp lực) Phòng Kiểm định và dịch vụ tư vấn|- Xây dựng hoặc tham gia xây dựng kế hoạch kiểm định cho đối tượng kiểm định cụ thể, đúng chuyên ngành theo sự phân công. - Trực tiếp thực hiện việc kiểm định, tư vấn kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ trong phạm vi cụ thể được giao; - Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực kiểm định KTAT được phân công; - Tham gia biên soạn giáo trình huấn luyện AT – VSLĐ. Huấn luyện cho cán bộ quản lý, người lao động, công nhân vận hành các đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ phù hợp với chuyên ngành được đào tạo.|- Độc lập, thực hiện thành thạo các nghiệp vụ về công tác kiểm định KTAT lao động trong phạm vi được phân công phù hợp với chuyên ngành đào tạo; - Có khả năng nắm bắt và áp dụng tốt các phương pháp, công nghệ tiên tiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; - Có khả năng chủ trì phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện công tác kiểm định KTAT; chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả kiểm định của mình; - Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm và tham gia nghiên cứu KH phục vụ công tác kiểm định KTAT; - Có khả năng nhận biết các nguy cơ sự cố và thiết lập biện pháp phòng ngừa sự cố trong khi thực hiên nhiệm vụ kiểm định; - Có khả năng sử dụng thành thạo những trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác kiểm định KTAT lao động. - Có hiểu biết tốt về công nghệ, thiết bị ngành chế biến nông lâm thuỷ sản: mía đường, Chế biến gỗ, thuỷ sản, chế biến rau quả... - Có khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm vi tính: Autocad, Word, Excel...đáp ứng nhu cầu chuyên môn.|- Tốt nghiệp Đại học trở lên thuộc chuyên ngành nhiệt. - Biết một ngoại ngữ thông dụng ở trình độ A trong hoạt động chuyên môn. - Có chứng chỉ đào tạo về phương tiện đo hoặc kiểm tra không phá huỷ từ bậc I trở lên. - Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm trong lĩnh vực liên quan như chế tạo thiết bị áp lực, kiểm định KTAT các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ. (có xác nhận của đơn vị công tác) | |
| | | | |

Ghi chú : Tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng đối với chức danh : Kế toán trưởng, tham khảo thêm thông tư 13/2005 dưới đây

Thông tư liên tịch số: 13/2005/TTLT-BTC-BLĐTBXH - ngày 07 tháng 02 năm 2005 của BỘ TÀI CHÍNH - BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI “Hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bãi miễn và xếp lương kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong các tổ chức hoạt động kinh doanh” (Hiệu lực : Chưa xác định)

BẢN MẪU THAM KHẢO TIẾP ĐÂY (dành cho các công ty, văn phòng tư vấn pháp luật)

STT​
|
Chức danh​
|
Yêu cầu​
|
Công việc phải làm​
|
| | | |
1​
|Nhân viên hành chính, văn phòng|- Trình độ: Tốt nghiệp cao đẳng trở lên|- Xử lý các công việc văn phòng, lưu trữ hồ sơ, tài liệu|
| |- Thành thạo tin học văn phòng| |
2​
|Chuyên viên tư vấn |- Có bằng cử nhân luật|- Tư vấn pháp luật |
| |- Có phẩm chất đạo đức tốt| |
| |- Thành thạo tin học văn phòng| |
3​
|Kế toán|- Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về tài chính, kế toán, kiểm toán từ cao đẳng trở lên.|- Phụ trách công tác kế toán của Công ty|
| |- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết.| |
| |- Thành thạo tin học văn phòng| |
4​
|Luật sư|- Có bằng cử nhân luât|- Tư vấn pháp luật, tham gia tranh tụng; đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng|
| |- Được đào tạo nghề luật sư| |
| |- Có phẩm chất đạo đức tốt| |
| |- Có chứng chỉ hành nghề luật sư| |
| |- Thành thạo tin học văn phòng| |
5​
|Phó Giám đốc|- Có bằng cử nhân luât|- Tư vấn pháp luật, tham gia tranh tụng; đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng|
| |- Được đào tạo nghề luật sư|- Trợ giúp cho Giám đốc trong việc điều hành, quản lý doanh nghiệp|
| |- Có phẩm chất đạo đức tốt| |
| |- Có chứng chỉ hành nghề luật sư| |
| |- Thành thạo tin học văn phòng| |
| |- Có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật| |
6​
|Giám đốc|- Có bằng cử nhân luât|- Tư vấn pháp luật, tham gia tranh tụng; đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng|
| |- Được đào tạo nghề luật sư|- Điều hành, quản lý doanh nghiệp|
| |- Có phẩm chất đạo đức tốt| |
| |- Có chứng chỉ hành nghề luật sư| |
| |- Thành thạo tin học văn phòng| |
| |- Có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật và quản trị doanh nghiệp| |
7​
|Cố vấn pháp luật|-Có bằng cử nhân luât và ngoại ngữ|- Cố vấn, tham mưu xử lý, giải quyết các vụ việc có tính chất phức tạp trong nước và quốc tế.|
| |- Có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, có khả năng cố vấn, giải quyết các vụ việc trong nước và quốc tế.| |

Bản mẫu QUI ĐỊNH CHI TIẾT CÁC TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI TỪNG CHỨC DANH TRONG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG để các bạn tham khảo:

TT​
|
Chức danh​
|
Trình độ tay nghề, chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ​
|
Thời gian kinh nghiệm​
|
1​
|Giám Đốc|Đào tạo bậc Đại học chuyên ngành, có trình độ quản lý|> 3 năm|
2​
|Phó Giám Đốc|Đào tạo bậc Đại học chuyên ngành, hỗ trợ Giám Đốc hoạt động kinh doanh|> 3 năm|
3​
|Kế toán trưởng|Đào tạo bậc Đại học chuyên ngành kế toán, có chứng chỉ kế toán trưởng|> 2 năm|
4​
|Kỹ sư, chuyên viên, kỹ thuật viên|Đào tạo bậc Đại học chuyên ngành, có trình độ chuyên môn và sử dụng theo đúng ngành nghề đào tạo|> 1 năm|
5​
|Kế toán viên|Tốt nghiệp Cao đẳng, Trung cấp trở lên|> 1 năm|
6​
|Thư ký phòng ban|Đào tạo theo chuyên môn, có chứng chỉ theo chương trình đào tạo|> 1 năm|
7​
|Nhân viên kỹ thuật|Được đào tạo chuyên môn, tay nghề|> 1 năm|
8​
|Tài xế|Có bằng lái xe hợp lý|> 1 năm|
9​
|Nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng|Trình độ 12/12, tốt nghiệp Cao Đẳng, Trung Cấp|> 1 năm|
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Bảng khai trình tình hình sử dụng lao động

BẢNG KHAI TRÌNH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG​

- Tên đơn vị: Ghi tên công ty
- Địa chỉ: Ghi địa chỉ doanh nghiệp
- Cơ quan chủ quản: Ghi nơi cấp giấy phép kinh doanh
- Thành phần kinh tế: thuộc ngành nghề gì
- Mã số cơ quan lao động cấp: Ghi mã số thang bảng lương mà Phòng lao động cấp

STT​
|
Họ và Tên​
|
Năm sinh nam​
|
Năm sinh Nữ​
|
LD hộ khẩu TP.HCM​
|
LD hộ khẩu Tỉnh​
|
Địa chỉ nơi ở hiện nay của người lao động​
|
Trình độ văn hoá​
|
Trình độ đào tạo theo nghề hoặc chuyên môn kỹ thuật​
|
Vị trí công việc​
|
HĐLĐ không xác định thời hạn​
|
HĐLĐ từ 12 tháng đến 36 tháng (ghi cụ thể)​
|
HĐLĐ dưới 12 tháng (ghi cụ thể)​
|
Hiệu lực HĐLĐ (Ngày ký)​
|
Ghi chú​
|
1​
|
2​
|
3​
|
4​
|
5​
|
6​
|
7​
|
8​
|
9​
|
10​
|
11​
|
12​
|
13​
|
14​
|
15​
|
1​
| |
1965​
| |
X​
| | |
12/12​
|
Đại Học​
|
Giám Đốc​
|
X​
| | |
01/01/2009​
|
Gia hạn HĐ​
|
2​
| | |
1900​
| |
x​
| |
12/12​
|
Đại Học​
|
Phó Giám Đốc​
|
X​
| | |
01/01/2009​
|
- nt -​
|
3​
| | | | | | |
12/12​
|
Đại Học​
|
Phó Giám Đốc​
|
X​
| | |
01/01/2009​
|
- nt -​
|
4​
| | | | | | | | |
Kdoanh​
|
X​
| | |
01/01/2009​
|
- nt -​
|
5​
| | | | | | | | |
Cnhân​
|
X​
| | |
01/01/2009​
|
- nt -​
|
6​
| | | | | | | | |
Lái xe​
|
X​
| | |
01/01/2009​
|
- nt -​
|
7​
| | | | | | | | |
Cnhân​
|
X​
| | |
01/01/2009​
|
- nt -​
|
8​
| | | | | | | | |
Cnhân​
|
X​
| | |
01/01/2009​
|
- nt -​
|
9​
| | | | | | | | |
Kdoanh​
|
X​
| | |
01/01/2009​
|
- nt -​
|
10​
| | | | | | | | |
Kthuật​
|
X​
| | |
01/01/2009​
|
- nt -​
|
11​
| | | | | | | | |
Kthuật​
|
X​
| | |
01/01/2009​
|
- nt -​
|
12​
| | | | | | | | |
Kthuật​
|
X​
| | |
01/01/2009​
|
- nt -​
|
13​
| | | | | | | | |
Kthuật​
|
X​
| | |
01/01/2009​
|
- nt -​
|
14​
| | | | | | | | |
NV ktoán​
|
X​
| | |
01/01/2009​
|
- nt -​
|
15​
| | | | | | | | |
Kthuật​
|
X​
| | |
01/01/2009​
|
- nt -​
|
16​
| | | | | | | | |
Kthuật​
|
X​
| | |
01/01/2009​
|
- nt -​
|
17​
| | | | | | | | |
Kthuật​
|
X​
| | |
01/01/2009​
|
- nt -​
|
18​
| | | | | | | | |
Kthuật​
|
X​
| | |
01/01/2009​
|
- nt -​
|
19​
| | | | | | | | |
Kthuật​
|
X​
| | |
01/01/2009​
|
- nt -​
|
20​
| | | | | | | | |
Kthuật​
|
X​
| | |
01/01/2009​
|
- nt -​
|
21​
| | | | | | | | |
Kthuật​
|
X​
| | |
01/01/2009​
|
- nt -​
|
22​
| | | | | | | | |
Kthuật​
|
X​
| | |
01/01/2009​
|
- nt -​
|
|
Tổng cộng​
|
18​
|
4​
| | | | | | | | | | | |

HƯỚNG DẪN CÁCH GHI BẢNG KHAI TRÌNH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG​
- Tên đơn vị: Ghi tên công ty
- Địa chỉ: Ghi địa chỉ doanh nghiệp
- Cơ quan chủ quản: Ghi nơi cấp giấy phép kinh doanh
- Thành phần kinh tế: thuộc ngành nghề gì
- Mã số cơ quan lao động cấp: Ghi mã số thang bảng lương mà Phòng lao động cấp
- Số thứ tự ( cột 1 ): Ghi số thứ tự
- Họ và tên ( cột 2 ): Ghi Họ và tên người lao động
- Năm sinh: Nếu là nam thì ghi năm sinh cột 3, nữ ghi năm sinh cột 4
- LĐ có hộ khẩu: Thành Phố đánh dấu chéo cột 5, tỉnh đánh dấu chéo cột 6
- Địa chỉ nơi ở hiện nay ( cột 7 ): nếu ở tỉnh ghi địa chỉ nơi ở tạm trú
- Trình độ học vấn ( cột 8 ): ví dụ 12/12
- Trình độ đào tạo theo nghề hoặc chuyên môn,kỹ thuật ( cột 9 ): đại học hay cao đẳng, trung cấp, thợ nghề bậc mấy. Ví dụ: Thợ nghề bậc 3/7
- Vị trí công việc ( cột 10 ): vị trí họ làm công việc gì
- Mã số HĐLĐ ( cột 11 ): Ghi số thứ tự của hợp đồng lao động
- Hiệu lực HĐLĐ ( cột 11 ): Ghi hiệu lực ký hợp đồng lao động
- HĐLĐ không xác định thời hạn ( cột 12 ): đánh dấu chéo
- HĐLĐ từ đủ 12 tháng đến 36 tháng ( cột 13 ): nếu ký 12 tháng thì ghi 12 tháng (bao nhiêu tháng thì ghi cụ thể )
- HĐLĐ dứơi 12 tháng ( cột 14 ): ghi cụ thể mấy tháng thì ghi mấy tháng. Ví dụ: ký 3 tháng thì ghi 3 tháng
- Ghi chú ( cột 15 ): Nếu lao động cũ thì ghi “ tái ký”, lao động mới thì ghi “tăng mới”
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Tiếp theo Bản tin số 06 - Tháng 12/2009 của webketoan
Xin phép trình bày tiếp

Các bước thiết lập hệ thống thang lương, bảng lương

Bước 1: Xây dựng/đọc mô tả công việc các chức danh
Bước 2: Xác định các tiêu chí chấm điểm công việc (Đánh giá vai trò các yếu tố)
Bước 3: Xác định thang điểm các tiêu chuẩn (Mức độ và vai trò của tiêu chí định giá vị trí công việc)
Bước 4: Chấm điểm các công việc (Tổng hợp điểm/Sắp xếp điểm)
Bước 5: Xác định số ngạch/bậc lương
Bước 6: Hình thành thang bảng lương


Bước 1: Xây dựng/đọc mô tả công việc các chức danh

Mẫu Bản mô tả công việc mang tính tham khảo

Nguồn: http://macconsult.vn/

Một số mẫu Bản mô tả công việc mang tính tham khảo (Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo. Để ứng dụng trong thực tiễn, Bản mô tả công việc cần được xây dựng trên cơ sở định hướng chiến lược, cơ cấu tổ chức, đặc thù doanh nghiệp và chức năng nhiệm vụ cụ thể mỗi phòng ban)

Quản đốc xí nghiệp - Thư ký Giám đốc - Kỹ sư giám sát thi công - Nhân viên tài chính ban thực hiện dự án - Nhân viên kinh doanh chi nhánh - Kế toán viên - Nhân viên nhân sự - Trợ lý Chủ tịch hội đồng quản trị - Trưởng phòng Hành chính - Kế toán trưởng

BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC (Job Description)

Ngày/Date: ../../20..
Người chuẩn bị/Prepared by: Kế toán già gân
Người kiểm tra/Supervisor: Kế toán trưởng
Chức danh công việc/Job title: Kế toán tổng hợp
Bộ phận/deparment: Kế toán

Mô tả công việc​
| | |
Tóm tắt công việc chính/The primary purpose of the job| |Tổng hợp số liệu của bộ phận kế toán và bộ phận bán hàng - Lập báo cáo tài chính cho đối tác nước ngoài|
Báo cáo trực tiếp cho - (nêu chức vụ)/ Report to direcly| |Kế toán trưởng |
| | |
Các nhiệm vụ chính/ Essential funcitons​
| |
% Thời gian thực hiện / % Time required​
|
A.- Thu thập số liệu, từ các phần hành kế toán | | Làm hết việc không phải làm hết giờ :wall: :wall: :wall:|
- Kế toán Nguyên vật liệu| | |
- Kế toán Quỹ tiền mặt| | |
- Kế toán tiền gởi ngân hàng| | |
- Kế toán quản lý công nợ| | |
| | |
B.- Lập các báo cáo tài chính theo form quy định của đối tác | | |
| | |
C.- Các loại nhiệm vụ trên nhiệm vụ nào phức tạp nhất, vì sao? What is the most complex function of the job and why?
| | |
| | |
Các nhiệm vụ phụ/ Nonessential functions​
| |
% Thời gian thực hiện / % Time required​
|
- Tính lương cho bộ phận sản xuất| | |
- Theo dõi các khoản chi huê hồng cho các khách hàng| | |
| | |
Các mối quan hệ thường phải liên lạc: Họ tên - Địa chỉ liên lạc - Chức vụ/ Relations most frequently have contact: Name - Add - Position Trong Công Ty
- Bộ phận điều hành - Ông/bà: .... | | |
- Kế toán Nguyên vật liệu - Ông/bà: ....| | |
- Kế toán Quỹ tiền mặt - Ông/bà: ....| | |
- Kế toán tiền gởi ngân hàng - Ông/bà: ....| | |
- Kế toán quản lý công nợ - Ông/bà: ....| | |
| | |
Ngoài Công Ty
- Ngân hàng ngoại thương (Bộ phận mở LC) - Ông/bà: ....| | |
- Ngân hàng ACB (Bộ phận tín dụng) - Ông/bà: ....| | |
- Các cơ quan chức năng (Thuế/BHXH/Lao Động) - Ông/bà: ....| | |
| | |
Ý kiến của người giám sát
| | |
Các lưu ý khác
| | |

Bản miêu tả công việc

Bản miêu tả công việc là một văn bản liệt kê có hệ thống các trách nhiệm, bổn phận, nhiệm vụ phải hoàn thành và yêu cầu cũng như quyền lợi khác của một vị trí làm việc cụ thể.

Để xác định vai trò của một vị trí trong tổ chức, trình bày rõ ràng và dễ hiểu các sản phẩm đầu ra mà vị trí đó đóng góp cho tổ chức mang tính quyết định. Trình bày các thông tin này trong bản miêu tả công việc là nguyên tắc đầu tiên.

Có nhiều phát biểu về các kết quả cuối cùng đối với một công việc cụ thể. Nhưng tất cả đều nhằm trả lời cho câu hỏi, “Đâu là những sản phẩm chính nhất mà một công việc cần đạt được kết quả cụ thể nhằm đạt tới mục tiêu đã được đặt ra cho một vị trí công tác?”

Mục tiêu cốt yếu của một bản miêu tả công việc là xác định rõ cho người đảm nhận ví trí công tác những gì cần đóng góp cho tổ chức. Đây là công cụ cơ bản để người quản lý có thể yên tâm rằng nhân viên của mình hiểu rõ những gì họ cần làm và các tiêu chí nào được sử dụng để đánh giá kết quả công việc của họ. Dựa trên mục tiêu truyền thông này, các bản miêu tả công việc đáp ứng một loạt các nhu cầu khác nhau như: tuyển dụng, huấn luyện, đánh giá hiệu quả làm việc, quản lý hoạt động và đánh giá lại cơ cấu tổ chức bộ máy.

Bản miêu tả công việc gồm những gì?

Các đối tượng sử dụng khác nhau có yêu cầu thông tin khác nhau với bản miêu tả công việc. Tuy nhiên, chuẩn bị một loạt các văn bản với cùng một vị trí sẽ rất không hiệu quả, và trên thực tế, cần chuẩn bị một văn bản đáp ứng nhiều mục đích và nhu cầu sử dụng. Bởi vậy, cần thiết có các chuẩn mực cho cả nội dung và hình thức của bản miêu tả công việc, tuỳ thuộc vào mục tiêu dự kiến sử dụng.

Một bản miêu tả công việc gồm các phần cơ bản:

Chi tiết công việc. Thông tin cơ bản về vị trí công tác, kết quả làm việc báo cáo cho ai…
Mục đích. Một câu tóm tắt lý do cần có của vị trí công tác
Tương tác. Các lĩnh vực chính mà vị trí công tác có ảnh hưởng tới
Nghĩa vụ cơ bản. Các sản phẩm cần có của công việc
Năng lực. Yêu cầu đầu vào của công việc: kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi…
Tiêu chuẩn đánh giá. Các tiêu chí và phương pháp đánh giá hiệu quả công việc
Sơ đồ tổ chức. Trình bày dưới dạng sơ đồ, hình ảnh vị trí của công việc trong bộ máy chung của tổ chức
Thông tin chung. Các thông tin hỗ trợ khác về bối cảnh chung của tổ chức có liên quan tới triển khai công việc.​

Công dụng của bản miêu tả công việc

Bản miêu công việc có công dụng với cả người lao động và người sử dụng lao động.
Qua tìm hiểu bản miêu tả công việc, người lao động hiểu rõ tổ chức tuyển dụng yêu cầu gì? bản thân phải chuẩn bị thế nào (kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm…)? quan hệ công việc ra sao (ai phụ trách, tương tác với ai…)? có các nghĩa vụ và được hưởng các quyền lợi gì?...
Với người sử dụng lao động, bản miêu tả công việc giúp xác định mức độ cần thiết hay quan trọng của một vị trí công tác, định hướng và các tiêu chí chọn lọc một ứng viên phù hợp với công việc, lên kế hoạch bồi dưỡng và phát triển kỹ năng, giám sát và đánh giá hiệu quả công việc, chăm sóc đội ngũ nhân sự…

Nội dung của Bản miêu tả công việc

Hiểu rõ sự cần thiết và những nội dung cơ bản của một bản miêu tả công việc không nhất thiết đồng nghĩa với việc nhanh chóng viết ra văn bản này. Với các chi tiết cụ thể của 8 phần cơ bản, hy vọng việc bắt đầu và hoàn thành bản miêu tả công việc sẽ sớm xảy ra.

1) Chi tiết công việc

Phần này miêu tả các chi tiết của công việc và thường được trình bày trước tiên. Nội dung gồm:
  • Chức danh
  • Báo cáo trực tiếp với ai (chức danh của người quản lý trực tiếp)
  • Trong phần này còn có thể bổ sung thông tin liên lạc, tên người đảm nhiệm vị trí, tên và thông tin liên lạc của người giới thiệu...

2) Mục đích

Phần này cung cấp các thông tin ngắn và chính xác lý do hình thành hoặc vai trò của vị trí trong tổ chức. Trình bày tác động và tầm quan trọng của vị trí công việc trong tổ chức giúp người lao động trả lời được các câu hỏi:
  • Vị trí sắp/đang đảm nhiệm cần hoàn thành những phần mục tiêu nào trong định hướng chung của tổ chức?
  • Đâu là đóng góp tiêu biểu nhất của vị trí công tác cho hoạt động và thành công của tổ chức?
  • Công việc nào sẽ không thể thực hiện nếu vị trí công tác không được hoàn thành?
  • Vì sao tổ chức cần vị trí công tác?

Chuẩn bị phần nội dung này giúp người tuyển dụng một lần nữa kiểm tra lại tính cần thiết của vị trí công tác, ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống, các mối liên hệ giữa vị trí công tác với bộ phận còn lại của tổ chức, cùng các yêu cầu công việc khác.
Phần mục đích công việc cần tập trung vào vị trí công tác cụ thể. Sai sót dễ mắc là phát biểu mục đích bao trùm cả các công việc ở cấp độ trên, dưới hoặc có khi, hầu như không có liên quan tới vị trí đang tuyển dụng.

3) Tương tác

Phần này liệt kê các tác động trực tiếp và gián tiếp của vị trí công tác với các bộ phận còn lại trong tổ chức. Nếu có thể, sử dụng các con số định lượng để giúp người đọc hình dung rõ ràng và cụ thể nhất khối lượng và phạm vi công việc.
  • Mật độ báo cáo
  • Nhân sự trong bộ bộ phận, số người quản lý trực tiếp, gián tiếp
  • Mục tiêu tăng trưởng doanh số, thị phần
  • Ngân sách hoạt động chung của bộ phận...

Với phần này, có một vài lưu ý:

Khi trình bày tương tác của vị trí với các bên liên quan, bản miêu tả không việc không cần chỉ rõ người đảm nhận công việc sẽ đóng góp hay tác động (định lượng) thế nào tới các con số chung. Ví dụ, không cần thiết chỉ rõ việc hoàn thành mức doanh số của mình sẽ tác động cụ thể bao nhiêu phần trăm vào mục tiêu tăng trưởng doanh số của doanh nghiệp. Đó là bởi vì còn nhiều các nhân khác trong doanh nghiệp cũng đang cùng đóng góp vào đó.
Định nghĩa chính xác các quan hệ tương tác quan trọng hơn từng con số cụ thể và chi tiết.
Có thể có những công việc gần như độc lập hoàn toàn với các vị trí khác trong tổ chức hoặc định lượng quan hệ giữa vị trí công tác với các bộ phận khác là không thể xác định được.​

4) Nghĩa vụ cơ bản

Phần này miêu tả các sản phẩm cuối cùng cần có của vị trí công tác, trả lời cho câu hỏi: "Các kết quả công việc cần hoàn thành để đạt được mục tiêu chung của tổ chức với vị trí công tác là gì?" Các nghĩa vụ cơ bản tập trung vào:
  • Các sản phẩm cuối cùng của vị trí công tác.
  • Miêu tả kết quả công việc, chứ không phải các việc cần làm và các bổn phận. Phần này nói tới kết quả công việc là "cái gì" và không hướng dẫn "làm thế nào".
  • Các sản phẩm của công việc có mức độ ổn định cao và chỉ thay đổi khi bản thân vị trí công tác có các điều chỉnh cơ bản.
  • Từng sản phẩm của công việc được phân biệt rõ với các kết quả còn lại và miêu tả một lĩnh vực cụ thể mà người đảm nhiệm vị trí công tác cần hoàn thành.
  • Trình bày cách thức kiểm tra và/hoặc xác định mức độ hoàn thành của công việc.
  • Chỉ tập trung vào công việc đang được miêu tả.
  • Liệt kê các lĩnh vực chính mà người đảm nhiệm vị trí công tác cần chịu trách nhiệm hoặc có liên quan giúp chuẩn bị tốt phần nội dung này.

5) Năng lực

Với từng trách nhiệm công việc cụ thể, bản miêu tả công việc liệt kê các tiêu chuẩn năng lực để hoàn thành công việc. Có thể trình bày dưới dạng liên hệ trực tiếp giữa tiêu chuẩn năng lực và kết quả công việc cần hoàn thành.
Việc chuẩn bị yêu cầu năng lực cần chú ý tới cấp độ của vị trí công tác trong tổ chức. Công việc mang tính thường nhật, có thể định nghĩa rõ ràng và sắp đặt trong cấu trúc đơn giản thường không có nhiều tiêu chuẩn năng lực. Các công việc có nhiều quan hệ với các bộ phận (bên trong) và đối tác (bên ngoài) và có kết quả công việc không thực sự rõ ràng đòi hỏi được dành nhiều thời gian hơn cho phân tích và xác định yêu cầu công việc.
Năng lực cạnh tranh của một cá nhân có thể là bất kỳ đặc tính nào thể hiện sự khác biệt của cá nhân đó với những người khác. Đó có thể là kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi, động lực làm việc hay bất kể điều gì mang lại hiệu suất cao trong công việc. Nếu phần nghĩa vụ cơ bản đề cập tới đầu ra của công việc, thì năng lực đề cập tới đầu vào của vị trí công tác.

6) Tiêu chuẩn đánh giá

Nếu bản miêu tả công việc được chuẩn bị cho mục đích quản lý hiệu quả làm việc, thì cần chuẩn bị các định nghĩa về cách thức đánh giá kết quả làm việc với từng nghĩa vụ và sản phẩm cụ thể.

7) Sơ đồ tổ chức

Sơ đồ tổ chức thường chuẩn bị với ô vuông/chữ nhật/tròn và được kết nối bằng đường gạch và mũi tên. Nội dung cơ bản gồm:
  • Người đứng đầu tổ chức
  • Các bộ phận chính
  • Người phụ trách trực tiếp của vị trí công tác

8) Thông tin chung

Phần này trình bày thông tin bổ sung, tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng của bản miêu tả công việc và văn hoá của tổ chức.

Trần Trí Dũng, www.saga.vn
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Bước 2: Xác định các tiêu chí chấm điểm công việc (Đánh giá vai trò các yếu tố)

Biểu mang tính tham khảo

ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CÁC YẾU TỐ



| |
A1​
|
A2​
|
A3​
|
A4​
|
B1​
|
B2​
|
B3​
|
C1​
|
C2​
|
C3​
|
C4​
|
D​
|
E1​
|
E2​
|
E3​
| | | | |
| |
Trình độ học vấn
|
Thời gian làm việc
|
Kỹ năng ngoại ngữ
|
Kỹ năng tin học
|
Phạm vi ảnh hưởng đối với kết quả SXKD
|
Tác động đến công việc khác
|
Trách nhiệm vật chất
|
Tính sáng tạo
|
Tính đa dạng
|
Tính ổn định
|
Dạng lao động
|
PHẠM VI MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
|
Cường độ lao động về thể lực
|
Độ căng thẳng về thần kinh - tâm lý
|
Độ căng thẳng về trí lực
|
TỔNG ĐIỂM​
|
TỶ TRỌNG (%)​
|
TỔNG NHÓM (%)​
|
LÀM TRÒN (%)​
|
A1| Trình độ học vấn |
rank_red.gif
|
2​
|
2​
|
2​
|
2​
|
2​
|
2​
|
2​
|
2​
|
2​
|
2​
|
2​
|
2​
|
2​
|
2​
|
28​
|
13,3%​
| | |
A2| Thời gian làm việc |
0​
|
rank_red.gif
|
2​
|
2​
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
2​
|
2​
|
2​
|
2​
|
2​
|
2​
|
2​
|
22​
|
10,5%​
| | |
A3| Kỹ năng ngoại ngữ |
0​
|
0​
|
rank_red.gif
|
1​
|
0​
|
0​
|
0​
|
0​
|
1​
|
1​
|
0​
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
7​
|
3,3%​
| | |
A4| Kỹ năng tin học |
0​
|
0​
|
1​
|
rank_red.gif
|
0​
|
0​
|
0​
|
0​
|
1​
|
1​
|
0​
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
7​
|
3,3%​
|
30,4%​
|
30%​
|
B1| Phạm vi ảnh hưởng đối với kết quả SXKD |
0​
|
1​
|
2​
|
2​
|
rank_red.gif
|
2​
|
2​
|
2​
|
2​
|
2​
|
2​
|
2​
|
2​
|
2​
|
2​
|
25​
|
11,9%​
| | |
B2| Tác động đến công việc khác |
0​
|
1​
|
2​
|
2​
|
0​
|
rank_red.gif
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
14​
|
6,7%​
| | |
B3| Trách nhiệm vật chất |
0​
|
1​
|
2​
|
2​
|
0​
|
1​
|
rank_red.gif
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
14​
|
6,7%​
|
25,3%​
|
25%​
|
C1| Tính sáng tạo |
0​
|
1​
|
2​
|
2​
|
0​
|
1​
|
1​
|
rank_red.gif
|
2​
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
15​
|
7,1%​
| | |
C2| Tính đa dạng |
0​
|
0​
|
1​
|
1​
|
0​
|
1​
|
1​
|
0​
|
rank_red.gif
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
10​
|
4,8%​
| | |
C3| Tính ổn định |
0​
|
0​
|
1​
|
1​
|
0​
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
rank_red.gif
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
11​
|
5,2%​
| | |
C4| Dạng lao động |
0​
|
0​
|
2​
|
2​
|
0​
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
rank_red.gif
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
13​
|
6,2%​
|
23,3%​
|
23%​
|
D| PHẠM VI MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC |
0​
|
0​
|
1​
|
1​
|
0​
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
rank_red.gif
|
1​
|
1​
|
1​
|
11​
|
5,2%​
|
5,2%​
|
5%​
|
E1| Cường độ lao động về thể lực |
0​
|
0​
|
1​
|
1​
|
0​
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
rank_red.gif
|
1​
|
1​
|
11​
|
5,2%​
| | |
E2| Độ căng thẳng về thần kinh - tâm lý |
0​
|
0​
|
1​
|
1​
|
0​
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
rank_red.gif
|
1​
|
11​
|
5,2%​
| | |
E3| Độ căng thẳng về trí lực |
0​
|
0​
|
1​
|
1​
|
0​
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
1​
|
rank_red.gif
|
11​
|
5,2%​
|
15,6%​
|
16%​
|
|
TỔNG​
| | | | | | | | | | | | | | | |
210​
|
100%​
|
99,8%​
|
99%​
|
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Bước 3: Xác định thang điểm các tiêu chuẩn (Mức độ và vai trò của tiêu chí định giá vị trí công việc)

Biểu mang tính tham khảo

MỨC ĐỘ VÀ VAI TRÒ CỦA TIÊU CHÍ ĐỊNH GIÁ VỊ TRÍ CÔNG VIỆC​

KÝ HIỆU​
| |
YẾU TỐ/ TIÊU CHÍ/ MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ​
|
TỶ TRỌNG (%)​
|
ĐIỂM SỐ​
|
A
| | NĂNG LỰC CẦN TỐI THIỂU CỦA CÔNG VIỆC |
30%
|
300
|
A1
| | Trình độ văn hóa và chuyên môn cần của công việc |
12,9%
|
129
|
A1.​
|1|Tiểu học|
11,1%​
|
14​
|
A1.​
|2|Văn hóa - Phổ thông cơ sở|
22,2%​
|
29​
|
A1.​
|3|Văn hóa - Phổ thông trung học/ Sơ cấp nghiệp vụ hoặc kỹ thuật|
33,3%​
|
43​
|
A1.​
|4|Phổ thông trung học & khóa đào tạo ngắn ngày về nghiệp vụ|
44,4%​
|
57​
|
A1.​
|5|Qua đào tạo trung cấp nghiệp vụ hoặc kỹ thuật|
55,5%​
|
72​
|
A1.​
|6|Qua đào tạo cao đẳng nghiệp vụ hoặc kỹ thuật|
66,6%​
|
86​
|
A1.​
|7|Tốt nghiệp đại học|
77,7%​
|
100​
|
A1.​
|8|Tốt nghiệp đại học & khóa đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ/ kỹ thuật (dưới 6 tháng)|
88,8%​
|
115​
|
A1.​
|9|Đại học & các khóa đào tạo về nghiệp vụ/ kỹ thuật (từ 6 tháng trở lên)|
100%​
|
129​
|
A2
| | Thời gian phải có để làm thạo việc |
10,5%
|
105
|
A2.​
|1|Không cần kinh nghiệm hoặc sẽ làm được trong 02 tuần thực hiện công việc|
14,3%​
|
15​
|
A2.​
|2|Cần hiểu, nắm quy trình thực hiện công việc/ thành phần lĩnh vực hoạt động được lặp lại, ít thay đổi (sau 02 tuần - 06 tháng)|
28,6%​
|
30​
|
A2.​
|3|Cần hiểu, nắm quy trình thực hiện công việc/ thành phần lĩnh vực hoạt động được lặp lại, thay đổi nhiều (từ trên 06 tháng - 01 năm)|
42,9%​
|
45​
|
A2.​
|4|Cần hiểu, nắm quy trình thực hiện nhóm công việc/ lĩnh vực hoạt động được lặp lại, ít thay đổi (từ trên 01 năm - 02 năm)|
57,2%​
|
60​
|
A2.​
|5|Cần kinh nghiệm để thực hiện được thêm một số công việc/ thành phần lĩnh vực khác thuộc đơn vị (từ trên 02 năm - 05 năm)|
71,5%​
|
75​
|
A2.​
|6|Cần kinh nghiệm để thực hiện tốt và hướng dẫn được cho CBNV khác về một số công việc thuộc đơn vị (từ trên 05 năm - 07 năm)|
85,8%​
|
90​
|
A2.​
|7|Cần có kinh nghiệm giải quyết, quản lý nhiều lĩnh vực ở nhiều đơn vị (từ trên 07 năm) |
100%​
|
105​
|
A3
| | Kỹ năng ngoại ngữ |
3,3%
|
33
|
A3.​
|1|Công việc không sử dụng ngoại ngữ hoặc phiên dịch|
20%​
|
7​
|
A3.​
|2|Công việc đòi hỏi phải có hiểu biết đơn giản về một ngoại ngữ|
40%​
|
13​
|
A3.​
|3|Công việc cần kiến thức ngoại ngữ tối thiểu tương đương ở cấp độ A hoặc đọc hiểu tài liệu chuyên môn|
60%​
|
20​
|
A3.​
|4|Công việc cần kiến thức ngoại ngữ tối thiểu tương đương ở cấp độ B hoặc đọc hiểu tài liệu, viết đúng chính tả và văn phạm thuộc chuyên môn|
80%​
|
26​
|
A3.​
|5|Công việc cần kiến thức ngoại ngữ ở mức độ thông thạo cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết|
100%​
|
33​
|
A4
| | Kỹ năng tin học |
3,3%
|
33
|
A4.​
|1|Công việc không sử dụng máy vi tính hoặc chuyên viên/ nhân viên IT|
20%​
|
7​
|
A4.​
|2|Công việc đòi hỏi phải sử dụng vi tính ở mức độ đơn giản hoặc thành thạo Word|
40%​
|
13​
|
A4.​
|3|Công việc đòi hỏi phải sử dụng vi tính ở mức độ thành thạo Word, Excel, biết nhập liệu và truy xuất trên phần mềm chuyên dụng|
60%​
|
20​
|
A4.​
|4|Công việc đòi hỏi phải sử dụng vi tính ở mức độ thành thạo Word, Excel, Power point/ biết sử dụng, tính toán trên phần mềm chuyên dụng|
80%​
|
26​
|
A4.​
|5|Công việc đòi hỏi phải sử dụng vi tính ở mức độ thành thạo Word, Excel, Power point, Access/ biết lập trình|
100%​
|
33​
|
B
| | TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG VIỆC |
25%
|
250
|
B1
| | Phạm vi ảnh hưởng đối với kết quả SXKD |
11,6%
|
116
|
B1.​
|1|Khó nhận thấy mối liên hệ giữa công việc với kết quả hoạt động|
16,7%​
|
19​
|
B1.​
|2|Tác động đến 01 thành phần của lĩnh vực hoạt động|
33,4%​
|
39​
|
B1.​
|3|Tác động đến nhiều thành phần của lĩnh vực hoạt động|
50,1%​
|
58​
|
B1.​
|4|Tác động đến toàn bộ 01 lĩnh vực hoạt động|
66,8%​
|
77​
|
B1.​
|5|Tác động đến nhiều lĩnh vực hoạt động nhưng không phải toàn bộ các lĩnh vực hoạt động của Cty|
83,5%​
|
97​
|
B1.​
|6|Tác động đến tất cả các lĩnh vực hoạt động của Công ty|
100%​
|
116​
|
B2
| | Tác động đến công việc khác |
6,7%
|
67
|
B2.​
|1|Không hoặc rất ít ảnh hưởng đến công việc của người khác|
20%​
|
13​
|
B2.​
|2|Tác động đến người khác nhưng chỉ trong phạm vi tổ, nhóm|
40%​
|
27​
|
B2.​
|3|Tác động đến người khác trong phạm vi đơn vị hoặc tác động đến một vài đơn vị khác ở mức độ hạn chế|
60%​
|
40​
|
B2.​
|4|Tác động đến người khác nhưng vượt ngoài phạm vi đơn vị và tác động ở mức độ trực tiếp, rõ ràng.|
80%​
|
54​
|
B2.​
|5|Tác động đến toàn Công ty|
100%​
|
67​
|
B3
| | Trách nhiệm vật chất về phương tiện làm việc |
6,7%
|
67
|
B3.​
|1|Trách nhiệm đối với các phương tiện/ thiết bị giá trị thấp (rẻ tiền)|
20%​
|
13​
|
B3.​
|2|Trách nhiệm đối với các phương tiện/ thiết bị có giá trị trung bình|
40%​
|
27​
|
B3.​
|3|Trách nhiệm đối với các phương tiện/ thiết bị có giá trị lớn|
60%​
|
40​
|
B3.​
|4|Trách nhiệm đối với các phương tiện/thiết bị có vai trò quan trọng đối với hoạt động SXKD (khi hỏng sẽ ảnh hưởng với phạm vi rộng)|
80%​
|
54​
|
B3.​
|5|Trách nhiệm đối với các phương tiện/thiết bị có giá trị lớn & hiện đại, cần luôn thận trọng trong quá trình sử dụng (nếu có sai sót sẽ ảnh hưởng lớn đến tài sản & tính mạng)|
100%​
|
67​
|
C
| | ĐẶC TÍNH CỦA CÔNG VIỆC |
23%
|
230
|
C1
| | Tính sáng tạo của công việc |
6,8%
|
68
|
C1.​
|1|Không đòi hỏi phải sáng tạo hoặc cải tiến|
16,7%​
|
11​
|
C1.​
|2|Phải vận dụng kiến thức linh hoạt giải quyết một số nhiệm vụ của chức danh công việc|
33,4%​
|
23​
|
C1.​
|3|Cần chủ động chọn phương án, biện pháp để thực hiện phần lớn các nhiệm vụ thuộc chức danh công việc|
50,1%​
|
34​
|
C1.​
|4|Cần chủ động chọn phương án, biện pháp và giải quyết các những vấn đề phát sinh để thực hiện công việc|
66,8%​
|
45​
|
C1.​
|5|Công việc đòi hỏi phải phân tích hiện trạng, tổng hợp & vận dụng một cách khoa học những kiến thức mới|
83,5%​
|
57​
|
C1.​
|6|Công việc mới/tổng hợp đòi hỏi phải phân tích hiện trạng, tổng hợp & vận dụng một cách sáng tạo những thành tựu khoa học mới|
100%​
|
68​
|
C2
| |Tính đa dạng của công việc|
4,8%
|
48
|
C2.​
|1|Không hoặc phải xử lý thông tin đơn giản, 01 chiều|
20%​
|
10​
|
C2.​
|2|Xử lý thông tin đơn giản, 2 - 3 chiều (từ trên xuống, ngang & dưới lên)|
40%​
|
19​
|
C2.​
|3|Xử lý thông tin đa dạng, 01 chiều|
60%​
|
29​
|
C2.​
|4|Xử lý thông tin đa dạng, 2 - 3 chiều (từ trên xuống, ngang & dưới lên)|
80%​
|
38​
|
C2.​
|5|Xử lý nhiều thông tin đa dạng & phức tạp về kinh tế, kỹ thuật, đời sống,…|
100%​
|
48​
|
C3
| | Tính ổn định của công việc |
5,2%
|
52
|
C3.​
|1|Công việc đơn giản, ít dữ liệu & không hoặc rất ít khi thay đổi|
20%​
|
10​
|
C3.​
|2|Công việc đơn giản, ít dữ liệu & có thay đổi nhưng không thường xuyên|
40%​
|
21​
|
C3.​
|3|Công việc đơn giản, ít dữ liệu & thay đổi thường xuyên hoặc công việc sử dụng nhiều dữ liệu & không hoặc rất ít khi thay đổi|
60%​
|
31​
|
C3.​
|4|Công việc sử dụng nhiều dữ liệu & thay đổi nhưng không thường xuyên|
80%​
|
42​
|
C3.​
|5|Công việc sử dụng nhiều dữ liệu & thay đổi thường xuyên|
100%​
|
52​
|
C4
| | Dạng lao động |
6,2%
|
62
|
C4.​
|1|Thừa hành công việc mang tính mặc định, lặp đi lặp lại|
10%​
|
6​
|
C4.​
|2|Tác nghiệp theo chỉ đạo trực tiếp/ văn bản|
20%​
|
12​
|
C4.​
|3|Quản lý một nhóm/ bộ phận trong đơn vị|
30%​
|
19​
|
C4.​
|4|Quản lý một vài nhóm/ bộ phận có lĩnh vực hoạt động giống nhau trong ca SX|
40%​
|
25​
|
C4.​
|5|Chuyên viên kinh tế/ kỹ thuật|
50%​
|
31​
|
C4.​
|6|Quản lý một vài nhóm/ bộ phận có lĩnh vực hoạt động giống nhau trong đơn vị|
60%​
|
37​
|
C4.​
|7|Quản lý một vài nhóm/ bộ phận có lĩnh vực hoạt động khác nhau trong đơn vị|
70%​
|
43​
|
C4.​
|8|Quản lý một đơn vị trực thuộc Công ty|
80%​
|
50​
|
C4.​
|9|Chịu trách nhiệm quản lý nhiều đơn vị trực thuộc Công ty nhưng không phải tất cả|
90%​
|
56​
|
C4.​
|10|Quản lý toàn Công ty|
100%​
|
62​
|
D
| | PHẠM VI MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC |
5%
|
50
|
D.​
|1|Trong phạm vi nhóm thuộc bộ phận trong đơn vị|
20%​
|
10​
|
D.​
|2|Trong phạm vi của bộ phận (tổ, ca làm việc)|
40%​
|
20​
|
D.​
|3|Trong phạm vi của đơn vị trực thuộc Công ty|
60%​
|
30​
|
D.​
|4|Liên quan đến nhiều đơn vị thuộc Công ty nhưng không phải tất cả|
80%​
|
40​
|
D.​
|5|Trong phạm vi toàn Công ty|
100%​
|
50​
|
E
| | TIÊU HAO LAO ĐỘNG CHO CÔNG VIỆC |
16%
|
160
|
E1
| | Cường độ lao động về thể lực |
5,6%
|
56
|
E1.​
|1|Làm việc trong tư thế thoải mái, phải đi lại nhưng ở mức bình thường.|
20%​
|
11​
|
E1.​
|2|Làm việc trong tư thế không thuận lợi, hoặc đi lại nhiều, sự bận rộn trung bình, hoặc mang nặng trên người khoảng 5 kg|
40%​
|
22​
|
E1.​
|3|Phải cử động đi lại nhiều, sự bận rộn liên tục trong ngày; tư thế làm việc không thuận lợi hoặc chiụ áp lực mang nặng từ 5 đến 10 kg.|
60%​
|
34​
|
E1.​
|4|Phải dùng cường độ thể lực cao, tư thế làm việc không thuận lợi (nghiêng, xoắn) hoặc rất bận rộn, sử dụng những công cụ nặng, hoặc chiụ áp lực từ 10 – 15kg, nhưng không liên tục trong ngày tháng.|
80%​
|
45​
|
E1.​
|5|Phải dùng cường độ thể lực rất cao thường xuyên. Hoặc chịu áp lực từ 30 – 50kg, hoặc mang trên người từ 20 – 30kg, hoặc sử dụng những công cụ nặng trên 5kg (thường xuyên) trong tư thế phức tạp |
100%​
|
56​
|
E2
| | Độ căng thẳng về thần kinh - tâm lý |
5,2%
|
52
|
E2.​
|1|Công việc thoải mái, không gây căng thẳng tâm lý, thần kinh|
20%​
|
10​
|
E2.​
|2|Phải có sự tập trung chú ý theo từng thời điểm trong ngày|
40%​
|
21​
|
E2.​
|3|Công việc phải có sự tập trung chú ý, căng thẳng phần lớn (quá ½) thời gian|
60%​
|
31​
|
E2.​
|4|Công việc phải có sự tập trung cao trong hầu hết thời gian làm việc, phải tự chủ và cần phản ứng nhanh nhạy|
80%​
|
42​
|
E2.​
|5|Công việc đòi hỏi sự tập trung rất cao, khi sai sót sẽ ảnh hưởng đến tính mạng|
100%​
|
52​
|
E3
| | Độ căng thẳng về trí lực |
5,2%
|
52
|
E3.​
|1|Không hoặc có xử lý thông tin đơn giản nhưng chỉ với rất ít nhiệm vụ của chức danh công việc|
16,7%​
|
9​
|
E3.​
|2|Xử lý thông tin đơn giản với hầu hết các nhiệm vụ của chức danh công việc|
33,4%​
|
17​
|
E3.​
|3|Thỉnh thoảng phải tư duy để xử lý thông tin khi thực hiện công việc|
50,1%​
|
26​
|
E3.​
|4|Thường xuyên phải tư duy để xử lý thông tin khi thực hiện công việc|
66,8%​
|
35​
|
E3.​
|5|Thực hiện thường xuyên các công việc: thiết kế; nghiên cứu xây dựng phương án, chương trình; hiệu chỉnh chương trình|
83,5%​
|
43​
|
E3.​
|6|Xử lý, tổng hợp thông tin toàn diện cả nội bộ và bên ngoài để ra quyết định|
100%​
|
52​
|
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Bước 4: Chấm điểm các công việc (Tổng hợp điểm/Sắp xếp điểm)

Hình minh họa mang tính tham khảo

2bh01mraln3ou9l.png


ikl2s2rhj72mc0v.png


Bước 5: Xác định số ngạch/bậc lương

czwkxs3i2pv555h.png


Bước 6: Hình thành thang bảng lương

bhuiem5n1d1fyv3.png


File này được Chị Nguyễn Thị Thúy Mai chia sẻ cho thành viên - Chân thành cám ơn chị Mai - Tải file tại đây
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
  • Hồ sơ đăng ký thang lương, bảng lương xem bài 3
  • Quy ước mã số của hệ thống thang lương, bảng lương - xem bài 4
  • Khi xây dựng thang lương, bảng lương phải chú ý các điểm sau - xem bài 5

- Mức lương bậc 1 của thang lương, bảng lương phải cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Mức lương của nghề hoặc công việc độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại nguy hiểm phải cao hơn mức lương của nghề hoặc công việc có điều kiện lao động bình thường


1. Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ làm cơ sở ký kết hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể, xác định quỹ lương, trả lương, nâng bậc lương và giải quyết các chế độ khác cho người lao động

2. Việc xây dựng thang lương, bảng lương phải đảm bảo nguyên tắc quy định tại khoản 1, Điều 5 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP, trong đó:
- Khoảng cách của các bậc lương phải bảo đảm khuyến khích để người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tích lũy kinh nghiệm, phát triển các tài năng; chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề thấp nhất bằng 5%;
- Mức lương thấp nhất trong thang lương, bảng lương quy định đối với lao động làm nghề, công việc đòi hỏi qua học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
- Mức lương của nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của nghề, công việc có điều kiện lao động bình thường. Danh mục nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm thực hiện theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

3. Doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 05/12/2007 của Bộ LĐ-TB&XH hoặc áp dụng các phương pháp khác phù hợp để xây dựng thang lương, bảng lương

4. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sơ hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời và công bố công khai trong doanh nghiệp.

HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG​

I/ Mức lương tối thiểu:
Mức lương tối thiểu mà doanh nghiệp đang áp dụng tại thời điểm 01/01/2010: 980.000 đồng

(Mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 97/2009/NĐ-CP hoặc 98/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009. Khi Chính Phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng thì áp dụng theo Nghị định mới)

1.- BẢNG LƯƠNG CHỨC VỤ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP


32q01dh3teuavc8.png



2.- BẢNG LƯƠNG VIÊN CHỨC CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ, THỪA HÀNH, PHỤC VỤ


0ym7s49h76crurr.png




3.- THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG CỦA CÔNG NHÂN, NHÂN VIÊN TRỰC TIẾP SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ PHỤC VỤ



hkrtilxejdby8m9.png




PHỤ CẤP LƯƠNG​


gf637eui6ejuc61.png



Chú ý:
- Lập thang lương bảng lương theo hệ số là ưu điểm hơn. Trương hợp Chính Phủ công bố thay đổi mức lương tối thiểu vùng thì cứ áp mức lương tối thiểu vùng vào thực hiện.
- Lập thang lương theo mức lương "cứng" không kèm hệ số sẽ dẫn đến tình trạng bế tắc khi chính sách tiền lương có thay đổi, hoặc thay đổi di dời trụ sở hoạt động của doanh nghiệp.

Tham khảo:
Đố vui để học, có thưởng : Thang lương, bảng lương sai chỗ nào? để Kiểm tra hệ số lương các bậc liền kề có nhỏ hơn 5%?




Các bạn có thể đọc thêm bài:

Xây dựng hệ thống thang lương cho công nhân trong doanh nghiệp không thuộc sở hữu nhà nước ( phần 1 ) do PGS.TS LÊ THANH HÀ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI biên tập - Nguồn: http://www.cpoclub.net

Xây dựng hệ thống thang lương cho công nhân trong doanh nghiệp không thuộc sở hữu nhà nước ( phần 2 ) do PGS.TS LÊ THANH HÀ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI biên tập - Nguồn: http://www.cpoclub.net

Xây dựng cơ chế & quy chế trả lương trong doanh nghiệp - Quy chế tiền lương trong doanh nghiệp - Tài liệu Quản trị nhân sự (Powerpoint)
 
  • Like
Reactions: Sunflower243
N

ngoclucbat

Sơ cấp
5/6/10
5
0
0
TP. HỒ CHÍ MINH
Cám ơn bác KTGG vì đề tài cách xây dựng hệ thống thang bảng lương này, mình thấy bác đã rất tâm huyết (vì đã bỏ nhiều công sức chọn lọc, tóm lược các thông tin cần thiết) khi đưa bài viết này lên diễn đàn để mọi người tham khảo, học hỏi. Sao mình lại không biết đến diễn đàn sớm hơn nhỉ.....Nhưng 1 lần nữa cám ơn bác KTGG nha.
 
D

duylonghr

Sơ cấp
17/9/07
7
0
1
Hai Duong
Các yếu tố đánh giá giá trị công việc

Kính gửi bác KTGG
Hiện tôi đang bắt đầu xây dựng thang bảng lương cho Công ty và cũng mày mò nhiều. Tôi có xem file Appraisal job.xls (chính là file bác đưa lên minh họa cho thread này), quả thật rất kỳ công. Thật lòng kính phục bác.

Tuy nhiên tôi có một điểm không hiểu muốn hỏi, mong bác trả lời.
Ở sheet đầu tiên "Vai trò", bác có đặt các yếu tố A1 đến E3 để đánh giá, ở điểm giao nhau bác cho điểm đánh giá (0, 1, 2). Ví dụ ở giao giữa A1 (trình độ học vấn) và B2 (tác động đến công việc khác) bác đặt số 2, tôi không rõ yếu tố nào quan trọng hơn, theo chiều ngang thì 2 được cộng cho trình độ học vấn vào tổng cuối của hàng (28). Mục này được quyết định như thế nào ạ?

Hiện tại khi đưa ra các yếu tố (hay tiêu chuẩn) để đánh giá, tôi đang gặp phải hiện tượng này: một số yếu tố sẽ có lợi hơn cho một số bộ phận cụ thể, VD điểm cho tin học sẽ lợi cho văn phòng, dân ở xưởng sẽ khiếu nại việc này.

Tôi biết là lòi cái đuôi dốt nhưng thà dốt mà được việc còn hơn, rất mong bác giúp đỡ.

Nếu có thể bác gửi về mail duylonghr@gmail.com để tiện trao đổi sâu hơn.
Rất cảm ơn bác
Nguyễn Duy Long
 
S

songngu83

Guest
8/11/10
2
0
0
hanoi
Mình đang rất quan tâm đến vấn đề này, muốn xin tư vấn từ bạn chủ thread nhưng ko biết làm thế nào để nói chuyện được với bạn:(
 
Q

quytin

Guest
3/11/10
3
0
0
Hai Phong
Thank bác nhiều về những tài liệu bác post lên. Nhưng bác ơi! bác cho em hỏi với. Công ty em thành lập được một năm rồi nhưng không đăng ký thang bảng lương, bây giờ em về làm thì được giao nhiệm vụ thành lập thang bảng lương và đóng BHXH cho công nhân viên trong công ty. Nhưng em đang thắc mắc không bít em xây dựng thang bảng lương với mức lương cơ bản từ khi công ty thành lập hay lấy mức lương cơ bản bây giờ áp dụng. Và em có phải làm bảng lương cho những tháng mà công ty không đăng ký không ạ. Mong bác giúp em với vì em không học chuyên ngành kế toán ra nhưng phải làm kế toán nên giờ em rất bối rối không bít đường nào mà lần cả. Em cứ thank bác trước nha.
 
hong hanh le

hong hanh le

Cao cấp
6/9/10
373
49
28
ba ria
Thank bác nhiều về những tài liệu bác post lên. Nhưng bác ơi! bác cho em hỏi với. Công ty em thành lập được một năm rồi nhưng không đăng ký thang bảng lương, bây giờ em về làm thì được giao nhiệm vụ thành lập thang bảng lương và đóng BHXH cho công nhân viên trong công ty. Nhưng em đang thắc mắc không bít em xây dựng thang bảng lương với mức lương cơ bản từ khi công ty thành lập hay lấy mức lương cơ bản bây giờ áp dụng. Và em có phải làm bảng lương cho những tháng mà công ty không đăng ký không ạ. Mong bác giúp em với vì em không học chuyên ngành kế toán ra nhưng phải làm kế toán nên giờ em rất bối rối không bít đường nào mà lần cả. Em cứ thank bác trước nha.

Bạn làm theo mức lương bi giờ, và nhanh làm thủ tục đi, trễ lắm rồi bạn ạh! bạn đọc tham khảo hết các topic trong đây là bạn tự tin đc rùi, nếu bạn biết căn bản phải làm gì rồi hì lên các nơi bạn cần khai họ hướng dẫn, nếu bạn không có tài liệu xin họ, ho cũng cho nữa mà, an tâm đi.
Việc cần làm.
-Thành lập công đoàn.
-Tăng lao động ở P.lao động( đăng ký lương, thang lương, luật cty, thoả ước lao động tập thể, an toàn vệ sinh lao động ( nếu cty cần)...
-Đăng ký bảo hiểm.
Thân mến!
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Và em có phải làm bảng lương cho những tháng mà công ty không đăng ký không ạ. Mong bác giúp em với vì em không học chuyên ngành kế toán ra nhưng phải làm kế toán nên giờ em rất bối rối không bít đường nào mà

Đoạn tô màu nâu, tất nhiên bảng lương hàng tháng trước thời điểm đăng ký thang lương phải có để xuất trình cho cơ quan BHXH khi doanh nghiệp đăng ký tham gia thủ tục BHXH lần đầu. (Câu hỏi này cũng hơi thừa nhỉ, hàng tháng không có bảng lương, HDLD lấy đâu chi lương để được đưa vào chi phí khi tính chi thuế TNDN hợp lý, hợp lệ ạ)

nếu bạn không có tài liệu xin họ, ho cũng cho nữa mà, an tâm đi.
Tất cả đều quy ra tiền cả, cơ quan HCSN lấy nguồn đâu để cung cấp các việc này. Nếu có thì cơ quan chỉ để mẫu biểu tại đó, DN cần thi ghi chép lại nếu không muốn mua
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA
Top Bottom