Nguyen Hang nói:
Sao lại xin thực tập giữa chừng thế này? Chẳng hay bạn học năm thứ mấy rồi?
Thực tập giữa chừng thì có gì là lạ. Hiên nay các sinh viên VN học ở nước ngoài mùa hè năm nào cũng đi thực tập (ở VN hoặc tại chỗ). Việc thực tập đâu phải chỉ để làm luận văn tốt nghiệp mà là để thu thập kinh nghiệm làm việc cho bản thân mình, thực tập càng nhiều, càng sớm thì càng tốt.
Còn về chuyện bạn Xanhia sợ tiếng Anh (giao tiếp) của bạn không đủ tốt thì theo ý tôi là như thế này:
- Ngay cả ở KPMG, EY, v.v ở VN thì tiếng Anh chủ yếu được dùng để ghi audit work, đọc tài liệu của khách hàng v.v. Tiếng Anh giao tiếp giúp bạn trao đổi với managers hoặc partner người nước ngoài và các giám đốc nước ngoài của khách hàng. Đối với thực tập sinh và ngay cả nhân viên cấp thấp thì việc giao tiếp này không có gì phức tạp, tôi tin là sau một thời gian ngắn bạn sẽ bắt kịp. Chỉ cần tiếng Anh chuyên môn của bạn (kế toán, kiến thức về nền kinh tế, về ngành kinh doanh và hoạt động kinh doanh của khách hàng) tốt thì chắc chắn bạn sẽ làm việc tốt ở vị trí thực tập sinh (intern)
- Thứ hai, người Việt mình có câu: Chữ tâm kia mới bằng 3 chữ tài. Người nước ngoài cũng có quan niệm như vậy. Cho nên dù tiếng Anh (giao tiếp) của bạn không được tốt, trường bạn học ở Nga ngố

) đấy là tôi đùa bạn một chút - em trai tôi cũng đang học ở Séc ngố) không xa xỉ bằng trường của những người học ở Anh, Mỹ, nhưng nếu bạn thực tâm mong muốn làm việc cho công ty (tui Tây nó gọi là strong commitment) và chứng tỏ được nguyện vọng này của bạn với người tuyển dụng thì chắc chắn người ta sẽ thích bạn hơn so với người đi học ở Anh Mỹ về nhưng coi chuyện được vào làm ở công ty là đương nhiên. Vậy thì bạn chứng tỏ rằng bạn thực sự muốn vào làm ở công ty như thế nào?
a. Bạn phải tìm hiểu kỹ về công ty bạn xin vào thực tập. Khách hàng kiểm toán của công ty này ở VN là ai ? Những vấn đề bạn nghĩ là công ty sẽ gặp phải khi kiểm toán những khách hàng như vậy. Bạn có đề xuất gì, hoặc có thế mạnh gì về kỹ năng, kiến thức để giúp công ty giải quyết các vấn đề đó. Đừng ngại tranh luận, bày tỏ suy nghĩ của mình. Ngày đầu tiên tôi vào làm kiểm toán ở KPMG, tôi cãi nhau (tranh luận) với một anh senior về LC, kết quả là tôi không chịu thua (chắc cũng có 10% là cùn, nhưng 90% là kiến thức của tôi về vấn đề đó), còn anh ấy thì giao ngay cho tôi kiểm toán hoạt động tín dụng cho xuất khẩu (LC, guarantee...) của khách hàng đầu tiên (phần này đáng nhẽ phải là nhân viên năm thứ 2 mới được làm).
b. Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Bạn biết điểm yếu thì cũng phải biết điểm mạnh của mình. Phân tích điểm mạnh đó (ví dụ như làm việc chăm chỉ, nhẫn nại - điều này rất quan trọng với nhân viên kiểm toán; học hỏi nhanh v.v.) với người phỏng vấn. Nếu lời nói của bạn thành thực và mạnh dạn, nhất định người ta sẽ nhìn thấy tiềm năng của bạn.
c. Phải gõ thì cửa mới mở. Thay vì ngồi băn khoăn ở nhà là làm cách nào kiếm được chân thực tập, thì bạn hãy đi kiếm đi. Gửi thư đến công ty bạn muốn xin làm cùng với CV/resume của bạn (cái này thì phải bằng tiếng Anh tốt, nếu bạn muốn làm cho KPMG, EY etc...). Gọi điện hỏi về cơ hội thực tập, cho dù bạn không quen ai thì chắc chắn lễ tân sẽ nối máy cho bạn với người phụ trách tuyển dụng. Hỏi quanh bạn bè, người trong gia đình, người quen xem họ có móc nối, giới thiệu ai cho minh được không (đừng ngại chuyện này, vì bản thân bạn và kỹ năng của bạn, mới là cái quyết đinh, còn quan hệ chỉ để mở cửa mà thôi). Nhớ là hãy tự chuẩn bị kỹ (phần a, b) trước khi nói chuyện trực tiếp với người tuyển dụng. Nếu bạn cần người biên tập thư/resume bằng tiếng Anh giúp thì có thể gửi tin nhắn cho tôi. Tôi hứa sẽ trả lời và giúp bạn (nếu trình độ chuyên môn của bạn tốt và bạn thực sự có khả năng).