Chào bạn, mình nghĩ là bạn Tú Anh và bạn Võ Vinh Nam đã trả lời vấn đề của bạn cũng khá là chi tiết và đầy đủ. Tôi hoàn toàn đồng ý với những ý kiến đó, nhưng đó mới chỉ là một khía cạnh, vì bạn không nói rõ trường hợp của bạn vậy tôi muốn bổ sung thêm để bạn có thể tham khảo. Tôi trao đổi theo trình tự câu hỏi của bạn
1. Trước tiên đó là phẩm chất, tư cách đạo đức của người làm kế toán, sau đó mới là chuyên môn, nghiệp vụ
2. Khi doanh nghiệp mới khởi sự, một nhà quản lý có thể làm thay công việc của kế toán được, nếu người đó có thể làm việc được như một người kế toán, có học, hiểu biết về KT, cũng như các chinh sách mà Nhà nước quy định( Ví dụ: Tôi đang là một KTT giỏi, vậy khi tôi thành lập DN, tôi có thể làm kế toán, thậm chí KTT, còn tôi không có chuyên môn về kinh doanh, về sản xuất... thì tôi phải cần những cộng sự về những lĩnh vực đó ). Cũng có thể biết rất giỏi về KT, nhưng vẫn phải tìm cộng sự KT, vì quỹ thời gian của bạn có giới hạn, vậy bạn không thể làm hết tất cả mọi công việc.... bên cạnh đó bạn phải đặc biệt quan tâm là quy mô hoạt động của Công ty bạn hiện tại ra sao, tình hình tài chính của bạn thế nào, năng lực, chuyên môn của bạn, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, hoạt động......để từ đó bạn tổ chức bộ máy Công ty ( Không chỉ KT, Kinh doanh, Sản xuất, Hành chính nhân sự .... )sao cho phù hợp nhất, tiết kiệm chi phí nhất và đem lại hiệu quả kinh tế nhất....
3.Tất nhiên " Không tin thì không dùng ", vì vậy đã dùng thì phải tin, nhưng là một nhà quản lý thì không phải chỉ quản lý dựa trên niềm tin. Mà bắt buộc phải xây dựng một hệ thống kiểm soát, hệ thống kiểm soát thì nó ngăn ngừa được tất cả, hệ thống kiếm soát tồi thì ngược lại. Khi nói về quản lý, mình chưa thấy sách vở nào nói đến quản lý dựa trên niềm tin. Còn nếu bạn không có chuyên môn thì bắt buộc bạn phải bỏ tiền ra để thuê tư vấn, hoặc bạn phải tự tìm hiểu và xây dựng lấy.....hoặc bạn sẽ để điều gì đến nó sẽ đến. Cũng có thể bạn gặp may.
4. Tôi hỏi bạn nhé, bạn làm thế nào để biết được độ trung thực của người ta, bạn có thể thử thách,nhưng biết đâu họ lại cao thủ hơn bạn một cái đầu, vì vậy họ không mắc mưu bạn mà bạn lại mắc mưu người, khi phát hiện ra thì đã quá muộn, hoặc không còn gì, trong thực tế đã chứng minh điều đó, người ta có thể " chung thực " với bạn gần cả cuộc đời bạn,để đến phút chót họ mới tung vở ra, khi đó bạn thất bại. Vậy bạn cân nhắc ý thứ 3 của tôi ( Phải có hệ thống kiểm soát )
5." Nhiệt tình cộng ngu dốt bằng phá hoại " Theo bạn câu đó đúng hay sai ? Người nhà giỏi thì càng tốt, người nhà dốt thì.... Nhưng tôi lại nhắc lại, người nhà ( Xin lỗi, trong làm ăn kể cả vợ, chồng.... ) cũng vẫn phải có hệ thống kiểm soát.... Nếu bạn không muốn bị thất thoát về tài sản, cũng như tiền bạc.
Có thể những lời nói của tôi làm bạn khó chịu,vì nó không dễ nghe, nhưng đó là ý kiến của tôi, tôi suy nghĩ vấn đề này trên một khía cạnh khác. Nếu tôi có thể giúp được gì, và nếu bạn chưa thực sự hiểu vấn đề gì tôi luôn sằn lòng chúng ta cùng bàn bạc trao đổi. Chúc bạn thành công !