TK thuế GTGT được khấu trừ có thể âm được không

  • Thread starter Soapberry
  • Ngày gửi
S

Soapberry

Guest
13/6/05
2
0
0
Hà Nội
Em xem báo cáo tài chính của các Công ty TNHH thì thấy khá nhiều báo cáo có mục thuế GTGT được khấu trừ âm. Theo em hiểu về nguyên tắc thì mục này không âm được. Các bác chỉ giáo cho em là hạch toán như thế nào để xảy ra trường hợp đó. :two:
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Trên Tờ khai thuế GTGT và Báo cáo tài chính, không nên hiểu "thuế GTGT được khấu trừ âm" mà chỉ có thể hiểu hai trường hợp:
- Số thuế GTGT phải nộp (Nếu số thuế GTGT đầu vào < số thuế GTGT đầu ra).
- Số thuế GTGT được khấu trừ (Nếu số thuế GTGT đầu vào > số thuế GTGT đầu ra).
Với tùy từng trường hợp mà bạn đưa số thuế GTGT vào các chỉ tiêu tương ứng trên Tờ khai thuế GTGT và Báo cáo tài chính và trong các trường hợp đều ghi số dương (không âm)..
 
T

thanhng2226

Guest
5/7/05
7
0
0
Tp.HCM
Soapberry nói:
Em xem báo cáo tài chính của các Công ty TNHH thì thấy khá nhiều báo cáo có mục thuế GTGT được khấu trừ âm. Theo em hiểu về nguyên tắc thì mục này không âm được. Các bác chỉ giáo cho em là hạch toán như thế nào để xảy ra trường hợp đó. :two:


Về nguyên tắc khi hạch toán kết chuyển VAT cuối tháng No 3331/Co133 phải lấy giá trị nào nhỏ hơn chứ không được máy móc lấy hết số dư trên TK 3331 hoạc TK 133. Trường hợp bạn nói là do Dư đầu kỳ + Psinh của TK 3331 lớn hơn Dư đầu kỳ + Psinh của TK 1331 nhưng hạch toán này không đúng thì đương nhiên dư cuối kỳ của TK 133 sẽ âm.

Thân
 
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
Nếu bỏ qua chuyện khai thuế mà chỉ xét về chuyện hạch toán và thể hiện sổ sách thì âm thuế GTGT là chuyện bình thường chứ có vấn đề gì đâu. Âm thuế đầu ra thuế GTGT không có nghĩa là hạch toán sai.

Quy định chính sách là nếu VAT input (Đầu vào)> VAT output (Đầu ra) thì kết chuyển toàn bộ còn nếu VAT input<VAT output thì kết chuyển số bằng số dư VAT output còn lại theo dõi trên VAT input. Thực ra cái quy định này quá là lỗi thời, xây dựng cho kế toán thủ công là chính ( Cứng nhắc).

Thực tế có nhiều công ty căn cứ các quy định hiện hành gửi công văn cho BTC và họ chỉ theo dõi thuế GTGT trên 1 tài khoản VAT output vào cuối kỳ. Nếu dương thể hiện là số thuế còn phải nộp, nếu âm thì sẽ khấu trừ tiếp kỳ sau, cuối kỳ kết chuyển toàn bộ VAT đầu vào sang TK này mà không treo. thực sự cách làm này thì TK VAT đầu vào chỉ được coi là TK trung gian như là các tài khoản chi phí cuối kỳ phải tất toán số dư = 0. Cách làm này khoa học hơn, đỡ thời gian hơn rất nhiều và thao tác rất đơn giản, hoàn toàn tuân theo âm dương.

Về mặt ngôn từ, từ ngữ âm thuế là câu nói rất phổ biến. Chính sách không cấm bạn nhưng nếu bạn thực hiện khoa học và không vi phạm pháp luật, bạn phải đăng ký, dĩ nhiên là bạn sẽ được chấp thuận.

Đối với thuế TNDN bạn cần để ý một chút về mặt chính sách. Với thuế TNDN, nhà nước không nợ doanh nghiệp, còn thuế GTGT thì nhà nước có thể trả lại bạn, có nghĩa là nó có thể được phản ánh là một khoản phải thu. Những vấn đề này có ảnh hưởng rất nhiều về mặt bản chất trong hạch toán sổ sách.
 
midu79

midu79

Guest
28/2/05
37
0
0
45
Binh Duong
www.genimex.com.vn
Ở công ty của mình thì TK 133 k có số dư, cuối Quí là kết chuyển hết qua 3331.trường hợp 133 có số dư ở đơn vị khấu trừ thuế thì mình nghĩ kết tóan ở đó làm sai, hoặc kết chuyển thiếu. phải k các bác???
 
B

BaoNgoc01

Guest
17/6/05
39
0
0
50
HCM city
Trong trường hợp này bạn Vualua chỉ ra khá đầy đủ rồi đó, còn vận dụng như thế nào thì tùy vào sự hiểu biết và nắm bắt của mỗi người để đưa vào báo cáo tài chính cho đúng nữa đó.
 
T

Thiên Thanh

Guest
15/5/05
48
1
0
TP. HCM
Mình không hiểu cách làm của Vualua, nhưng theo như cách mình đang làm ( và cũng đã được giảng trong lớp học KTT và lớp Luật thuế tại trường Đào Tạo Việt Mỹ ) thì giữa VAT đầu vào và VAT đầu ra phát sinh trong tháng, nếu số nào nhỏ hơn thì bạn chỉ được khấu trừ tối đa là số đó thôi.
VD:1./ VAT đầu vào là: 20.000.000đ
VAT đầu ra là: 30.000.000đ
===> VAT được khấu trừ là: 20.000.000đ
Lúc này thuế GTGT còn phải nộp: ( Số dư có TK 33311 và số còn phải nộp trên TK hàng tháng)
30.000.000 - 20.000.000 = 10.000.000 đ

2./ VAT đầu vào là: 40.000.000đ
VAT đầu ra là: 20.000.000đ
===> VAT được khấu trừ là: 20.000.000đ
Lúc này thuế GTGT còn được khấu trừ ở tháng sau: ( Số dư có TK 33311)
30.000.000 - 20.000.000 = 10.000.000 đ
 
T

Thiên Thanh

Guest
15/5/05
48
1
0
TP. HCM
Mình xin gởi lại VD 2 như sau: ( do đang làm nhấn lộn vào nút gởi trả lời)
2./ VAT đầu vào là: 40.000.000đ
VAT đầu ra là: 20.000.000đ
===> VAT được khấu trừ là: 20.000.000đ
Lúc này thuế GTGT còn được khấu trừ ở tháng sau: ( Số dư nợ TK 133 và là số còn được khấu trừ chuyển kỳ sau trên TK thuế GTGT hàng tháng)
40.000.000 - 20.000.000 = 20.000.000 đ
Trên đây là VD, mình giải thích ko biết các bạn có hiểu ko, nhưng theo cách này thì thuế GTGT không bao giờ âm, nếu có số âm chỉ là trường hợp bạn có xuất hoá đơn điều chỉnh và phải hạch toán âm thôi.
 
L

Le Thi Quý

Guest
2/6/05
17
0
0
Hanoi
Tôi xin chen ngang một chút:
Trong trường hợp này có phải âm không?và phải xử lý thế nào khi hạch toán?
Thuế GTGT đầu ra là 40.000.000
Thuế GTGT đầu vào là 30.000.000
Điều chỉnh giảm thuế GTGT được khấu trừ sau quyết toán thuế là 15.000.000 phát sinh trong tháng này. Trên tờ khai đã xử lý đúng hết. Thế còn sổ sách thì như thế nào để số thuế đúng với tờ khai.
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
59
TP. Hồ Chí Minh
Soapberry nói:
Em xem báo cáo tài chính của các Công ty TNHH thì thấy khá nhiều báo cáo có mục thuế GTGT được khấu trừ âm. Theo em hiểu về nguyên tắc thì mục này không âm được. Các bác chỉ giáo cho em là hạch toán như thế nào để xảy ra trường hợp đó. :two:

Theo tôi nghĩ, các cty mà bạn thấy thuế GTGT được khấu trừ là âm có lẽ là do họ làm kế toán bằng PMKT và cuối tháng họ dùng bút toán kết chuyển tự động
 
S

Scorpio

Guest
30/12/04
144
0
0
43
Somewhere with U :)
To: Le Thi Quy
Theo mình, bạn phải nộp vào NSNN 10.000.000+15.000.000
10triệu, bạn hạch toán bình thường
còn 15 triệu phải nộp sau quyết toán, tuỳ theo cách bạn lấy số tiền này từ nguồn nào để nộp cho phù hợp.
Cán bộ thuế bên mình hướng dẫn là:
- Có thể lấy từ 421 để nộp:
Nợ 421, có 333
Sau đó khi nộp: Nợ 333, có 111
- Nếu việc chứng từ bị xuất toán do lỗi cá nhân nào, thì cá nhân đó phải chịu trách nhiệm hoàn số tiền này cho công ty (nếu quy chế công ty có quy định)
Nợ 138, có 333
khi nộp: Nợ 333, có 111
Thực ra, bên thuế họ cũng ko quan tâm lắm việc mình lấy từ nguồn nào, miễn là bạn nộp đủ vào NSNN. (Cũng ko hạch toán khoản này vào chi phí được bạn à)
 
L

Le Thi Quý

Guest
2/6/05
17
0
0
Hanoi
Xin cảm ơn!
Đúng là doanh nghiệp tôi làm kế toán máy. Mặt khác trong tháng trước đó doanh nghiệp vẫn còn thuế GTGT được khấu trừ chuyển sang.Và nếu khấu trừ nốt tháng này vẫn âm. Vậy để cân số liệu giữa phần mềm và tờ khai thì buộc phải kết chuyển âm. Còn theo bạn thì còn cách nào?
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA