Về chi phí tiền ăn giữa ca em đang nhức đầu các bác ạ.
Trong bản tin Webketoan số 1, tác giả Thanh Nam đã kết luận: "Tiền ăn giữa ca nếu chi bằng tiền mặt không quá 550.000 đ/tháng kể từ ngày 08/06/2009 (thời điểm hiệu lực TT 10) thì chi phí này được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu trước ngày 08/06/2009 thì áp dụng thông tư số 22/2008 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2008 có hiệu lực từ ngày 13/11/2008 với mức tiền ăn giữa ca không quá 450.000 đ/tháng. Tiền ăn giữa ca chi bằng tiền mặt theo mức trên sẽ không phải tính thuế thu nhập cá nhân".
Trong đoạn trả lời trên, Thanh Nam chưa nói đến một ý (hoá đơn chứng từ) mà công văn số 353/TCT-CS hướng dẫn quyết toán thuế TNDN có ghi:
"4. Tiền ăn giữa ca:
Doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khoản tiền ăn giữa ca bằng tiền, bằng hiện vật cho người lao động nếu có thực chi trả và khoản chi này có đầy đủ hoá đơn chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Riêng đối với Công ty Nhà nước, Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15/10/2008 (có hiệu lực đến ngày 30/4/2009) và Thông tư số 10/2009/TT-BLĐTBXH ngày 24/4/2009 (có hiệu lực từ ngày 1/5/2009) của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca áp dụng đối với Công ty nhà nước hướng dẫn: trước ngày 1/5/2009 mức chi tiền ăn giữa ca cho người lao động không quá 450.000 đ/tháng, từ ngày 1/5/2009 không quá 550.000 đ/tháng. Như vậy trường hợp các Công ty Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền cho phép chi tiền ăn giữa ca vượt mức khống chế quy định nêu trên và khoản chi tiền ăn giữa ca nếu có thực chi trả và có đầy đủ hoá đơn chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật sẽ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế."
Như vậy, khi chi trả tiền ăn giữa ca bằng tiền mặt thấp hơn định mức cho phép thì có bắt buộc phải có hoá đơn không hay chỉ cần phiếu chi có ký nhận là được? Cảm ơn các bác nhiều
----------------------------------------------------------------------------------------------
Về hóa đơn, chứng từ hợp pháp, thông tư 32/2007/TT-BTC qui định:
"4- Hoá đơn, chứng từ hợp pháp là:
4.1- Hoá đơn do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) phát hành do cơ quan thuế cung cấp cho các cơ sở kinh doanh.
4.2- Hoá đơn do các cơ sở kinh doanh tự in để sử dụng theo mẫu quy định và đã được cơ quan Thuế chấp nhận cho sử dụng.
4.3- Các loại hoá đơn, chứng từ đặc thù khác được phép sử dụng.
4.4- Hoá đơn, chứng từ mua, bán, sử dụng trong các trường hợp dưới đây được coi là không hợp pháp:
a) Mua, bán hoá đơn chưa ghi nội dung theo quy định, trừ trường hợp mua hoá đơn do cơ quan thuế phát hành;
b) Mua, bán, sử dụng hoá đơn đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng không phát sinh việc mua bán hàng hoá, dịch vụ kèm theo;
c) Mua, sử dụng hoá đơn giả, hoá đơn của cơ sở kinh doanh khác để bán ra, để hợp thức hoá hàng hoá, dịch vụ mua vào không có chứng từ hoặc hàng hoá, dịch vụ bán ra để gian lận thuế, để bán hàng hoá nhưng không kê khai nộp thuế;
d) Mua, bán, sử dụng hoá đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hoá, dịch vụ giữa các liên của hoá đơn;
đ) Mua, bán, sử dụng hoá đơn đã hết giá trị sử dụng;
e) Hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ mà thời điểm mua hàng hoá, dịch vụ phát sinh trước ngày xác định cơ sở kinh doanh bỏ trốn theo thông báo của cơ quan thuế, nhưng cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là các hoá đơn bất hợp pháp.
g) Hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ mà tại thời điểm mua hàng hoá, dịch vụ phát sinh tuy chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc cơ sở kinh doanh bỏ trốn, nhưng cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là các hoá đơn bất hợp pháp.
Tổng cục thuế hướng dẫn trình tự, thủ tục xác định và thông báo cơ sở kinh doanh bỏ trốn."