Chú ý: Nguồn trả nợ ngân hàng

  • Thread starter huongfresh
  • Ngày gửi
H

huongfresh

Guest
22/1/10
1
0
0
26
ha tay
Cả nhà ơi cho e hỏi: nguồn dùng để trả nợ trong các dự án đầu tư, bao gồm EAT và KHTSCĐ, nếu lợi nhuận sau thuế âm thì làm thế nào ạ?
Thanks cả nhà nhé!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
S

songcham

Cao cấp
17/7/08
533
4
18
HCM
Tại sao khấu hao là nguồn trả nợ?

Nếu chung cuộc "lỗ vốn" thì đúng là không trả được nợ ngân hàng.
Còn tại sao khấu hao TSCĐ là nguồn trả nợ ngân hàng, chị có thể giải thích?
Phải chăng chị chẻ mmtb ra làm tám rồi đem bán hay chia nhà xưởng ra các phòng nhỏ để cho thuê?
 
S

songcham

Cao cấp
17/7/08
533
4
18
HCM
Lỗ sau thuế nhưng vẫn cứ trả nợ vay đấy!

Hôm nay, có một chút thời gian mới viết thêm cho chị đây.

Thực chất, tổng kết dự án, dự án phải có lãi thì mới có tiền trả nợ vay (ngân hàng, tổ chức tín dụng, người cho vay khác…) và có “của ăn của để” cho nhà đầu tư.

Nếu đầu tư vào dự án mà hoà vốn thì cũng giống như là nai lưng ra làm mà chỉ đủ tiền trả nợ mượn làm vốn mà thôi. Trừ phi chị còn được an ủi là, tạo được công ăn việc làm cho người lao động và không để TSCĐ khấu hao vào không gian, hoặc những lý do đại loại như vậy, chi có thể chọn dự án.

Nếu kết quả của dự án là lỗ, dự án chỉ thu hút được các luật sư chuyên lo việc phá sản (câu này em nhớ là đọc được ở một quyển sách của thầy Bình).

Lợi nhuận sau thuế (EAT) là nguồn để trả nợ vay như chị đề cập là nhằm vào các ý nói trên. Hay nói là lỗ thì khó có thể trả được nợ ngân hàng. Vậy khi nói lỗ vẫn trả được nợ ngân hàng là nghĩa làm sao?

Tức là nói trong ngắn hạn, hay trong một giai đoạn cụ thể của dự án. Do dự án có vòng đời của mình, vay đầu tư cho dự án, trong đó có vay trung-dài hạn thì lại được chia thành nhiều kỳ trả nợ trong suốt dự án chứ không đòi hỏi trả ngay một lần khi đáo hạn như vay ngắn hạn.

Rất nhiều dự án, đặc biệt là đầu tư vào các ngành nghề có chiều sâu, yêu cầu vốn cố định cao thì khó có thể có lãi ngay trong giai đoạn đầu, kéo dài nhiều năm. Tuy nhiên, lỗ sau thuế như chị đề cập, vẫn là lỗ kế toán, không phải lỗ tiền mặt, tức là dự án vẫn tạo ra được dòng tiền trong giai đoạn này. Các nhà quản trị tài chính rất chú trọng phương diện này.

Lấy vài ví dụ cho vui, dù là phương diện thời gian có vẻ không tưởng, để thấy tại sao dự án tạo được dòng tiền: nhà cung cấp cho nợ tiền hàng 9 tháng, khách hàng đặt trước tiền hàng 6 tháng, hàng bán rẻ quá-không có lời-nên bán chạy như tôm tươi-không phải tốn xu nào cho hàng tồn kho, nhân công ủng hộ công ty-cho nợ lương 4 tháng, nhà nước tháo gỡ khó khăn-cho giãn nộp thuế trong 18 tháng.v.v..và v.v…Đấy là những dòng tiền tạo được mà không phải trả lãi.

Còn có dòng tiền chịu lãi, tỷ như được vay thêm từ nhiều nguồn khác, nếu như dự án thuyết phục được họ cho vay. Cũng có thể thấy đây giống như kiểu “giật gấu vá vai” vậy. Tuy nhiên, nếu chung cuộc không có lãi thì lại giống như trường hợp “hốt hụi rồi dông luôn”. Nhiều trường hợp bể hụi sau 2-3 năm là do tình trạng này.

Bây giờ lại nói tại sao khấu hao TSCĐ được xem như nguồn trả nợ vay. Dĩ nhiên, thôi không dùng phương án chẻ tám MMTB hoặc ngăn phòng cho thuê vì sẽ nhanh chóng kéo dự án về nơi xa vắng.

Bản thân khấu hao không là dòng tiền và cũng không tạo thêm được dòng tiền mới. Nhưng khấu hao là chi phí không bằng tiền. Lỗ do khấu hao không phải là lỗ tiền mặt. Khấu hao làm tăng chi phí, làm tăng lỗ hay giảm lợi tức có thể có được nhưng không thực sự được chi ra bằng tiền nữa giống như mua nguyên vật liệu hay trả lương nhân công…do đã được chi ra một lần lúc mua sắm hay xây dựng TSCĐ cho dự án rồi. Vì khấu hao đi dần vào dự án mà thôi không tiêu thêm tiền hay là “tiêu tiền ảo” nên mới xem nó là một dạng “nguồn” để trả nợ vay chứ thực ra nó không tạo ra dòng tiền nữa.

Cũng cần phân biệt trường hợp đầu tư mới, đầu tư tăng thêm trong cùng dự án. Vì như thế, nguồn tiền tiếp tục bị “hao mòn” thêm trước khi được trả lại từ nguồn khấu hao. Dự án cứ lỗ cho đến cuối cùng mà cứ đầu tư thêm cũng như vay nợ, hốt hụi ở mức 20%, 40%, thậm chí 150% mà chỉ thu lãi đầu tư 16%, lại còn mua nhà, sắm xe…sẽ góp phần cáo chung dự án sớm nhất và “hốt hụi dông luôn”.

Tin rằng đến đây, chị có thể nắm bắt được lỗ sau thuế thì trả nợ vay thế nào. Trong thực tế, như trên cũng có đề cập, không phải dự án nào cũng thu lãi ngay từ đầu hay có suất lợi nhuận cực kỳ hấp dẫn. Vì nếu thế thì lắm kẻ bâu vào xâu xé, miếng thơm ai dễ chịu nhường cho ai. Ngân hàng vẫn thường có nhiều kênh chọn lựa, thẩm định và cho vay đối với những dự án lỗ trong giai đoạn đầu hoặc trong giai đoạn cụ thể nào đó do tính chất sxkd của ngành đầu tư song vẫn đảm bảo dự án thu được lợi nhuận, cho ngân hàng và cho nhà đầu tư, đặc biệt là tạo ra dòng tiền tốt, hạn chế được khó khăn trong quá trình triển khai dự án.
 
  • Like
Reactions: cherooke
T

thuongneu

Guest
7/7/11
1
0
0
HD
haiz, em thấy chị viết đúng nhưng chưa hết câu hỏi của bạn huongfresh. em cũng đang thắc mắc giống bạn ấy. dự án không có lãi những ngân hàng vẫn cho vay bởi vì họ có dòng tiền dương, đấy mới là cái ngân hàng quan tâm! còn em đang thắc mắc trên lý thuyết một dự án có lợi nhuận trước thuế âm ví dụ như -100, khấu hao 400 thì lúc này dòng tiền của của án sẽ tính như thế nào?
 
T

thiencuong511

Guest
15/9/11
1
0
1
32
hà nội
Ðề: Chú ý: Nguồn trả nợ ngân hàng

nếu LN trước thuế âm => k phải nộp thuế TNDN.
Phần LN âm đấy được phép khấu trừ vào LN tính thuế những năm tiếp theo, cho đến khi nào hết âm thì thôi.

(theo luật đấy nhưng mà tớ không nhớ chính xác ở đâu)
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA