Hỏi cách tính KQKDNT tại NHTM

  • Thread starter quynhtnn
  • Ngày gửi
Q

quynhtnn

Guest
26/1/10
5
0
0
42
TPHCM
Theo bạn bài viết bạn Tuanngo như sau:
Cuối mỗi tháng, Ngân hàng sẽ căn cứ vào doanh số mua- bán vàng/ngoại tệ trên các tài khoản 4711 và 4712 lập bảng tính toán kết quả kinh doanh như sau:

I. Số dư kinh doanh vàng/ngoại tệ đầu kỳ: Số dư đầu Nợ TK 4712, nếu TK 4712 có số dư Có thì lấy giá trị 0
II. Doanh số mua vàng/ngoại tệ trong kỳ: Số phát sinh Nợ TK 4712
III. Số lượng vàng/ngoại tệ đầu kỳ: Số dư đầu Có TK 4711, nếu TK 4711 có số dư Nợ thì lấy giá trị 0
IV. Số lượng vàng/ngoại tệ mua vào trong kỳ: Số phát sinh Có TK 4711
V. Tỷ giá mua bình quân = (I+II)/(III+IV)
VI. Số lượng vàng/ngoại tệ bán ra trong kỳ: Số phát sinh Nợ TK 4711
VII. Doanh số bán vàng/ngoại tệ trong kỳ: Số phát sinh Có TK 4712
VIII. Doanh số mua vào của số vàng/ngoại tệ bán ra = V. x VI.
IX. Kết quả kinh doanh vàng/ngoại tệ trong kỳ = VII. – VIII.

Căn cứ bảng tính trên, bạn hạch toán vào thu nhập kinh doanh vàng:

Nợ TK 4712
Có TK 7220 (IX.)

và/hoặc kết quả kinh doanh ngoại tệ:

Nợ TK 4712
Có TK 7210 (IX.)


Đồng thời hạch toán số thuế phải nộp:

Nợ TK 8310
Có TK 4531 (10% thu nhập)

* Chú ý: kỳ ở đây là tháng.

Mình muốn hỏi các báo là số dư đầu kỳ 4712 của kỳ này lấy từ SDCK trước chuyển sang có trừ chênh lệch tỷ giá mà cuối tháng đánh giá từ 6311 ra không heng. Nếu có văn bản nào hướng dẫn loại trừ CLTG thì các bác cho mình xin với.

Huhu mình mất 03 tháng để nghiên cứu vấn đề này mà vẫn còn hoang mang quá.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
T

tuanngo

Trung cấp
25/10/04
75
0
0
44
danang, vietnam
...
Mình muốn hỏi các báo là số dư đầu kỳ 4712 của kỳ này lấy từ SDCK trước chuyển sang có trừ chênh lệch tỷ giá mà cuối tháng đánh giá từ 6311 ra không heng. Nếu có văn bản nào hướng dẫn loại trừ CLTG thì các bác cho mình xin với.

Huhu mình mất 03 tháng để nghiên cứu vấn đề này mà vẫn còn hoang mang quá.

Số dư TK 4712 đã loại trừ chênh lệch tỷ giá của tháng trước bạn à. Còn quy định thì bạn tìm đọc Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN của thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Hệ thống tài khoản kế toán các Tổ chức tín dụng

Xin trích dẫn

Những quy định chung
...
8.7.Cuối tháng, tiến hành quy đổi (để lập báo cáo) số dư tất cả các tài khoản thuộc khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam với đồng đôla Mỹ do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố vào ngày cuối tháng, trừ các khoản mục phi tiền tệ (TSCĐ, vật liệu, góp vốn đầu tư, mua cổ phần bằng ngoại tệ...) vẫn theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch (các tài khoản này không được đánh giá lại). Số chênh lệch tăng, giảm số dư cuối tháng (quy ra đồng Việt Nam) của các tài khoản có gốc ngoại tệ được hạch toán bổ sung vào doanh số trong tháng của các tài khoản ngoại tệ và chuyển vào tài khoản 631 "Chênh lệch tỷ giá hối đoái".




Tài khoản 4712 - Thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh

Tài khoản này dùng để hạch toán các khoản tiền Việt Nam chi ra mua ngoại tệ hay thu vào do bán ngoại tệ tương ứng với giá trị ngoại tệ mua vào hay bán ra thuộc tài khoản 4711 "Mua, bán ngoại tệ kinh doanh" .

Bên Nợ ghi:
- Tiền Việt Nam chi ra mua ngoại tệ (tính theo tỷ giá thực tế mua vào).
- Kết chuyển số chênh lệch Tăng giá trị ngoại tệ kinh doanh khi đánh giá lại theo tỷ giá ngày cuối tháng hay: Số điều chỉnh Tăng số dư Nợ cho bằng số dư tài khoản 4711 khi đánh giá lại số dư ngoại tệ kinh doanh (đối ứng với tài khoản 631 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái).

Bên Có ghi:
- Tiền Việt Nam thu về do bán ngoại tệ (tính theo tỷ giá thực tế bán ra).
- Số điều chỉnh Giảm số dư Nợ cho bằng số dư tài khoản 4711 khi đánh giá lại số dư ngoại tệ kinh doanh (đối ứng với tài khoản 631 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái).

Số dư Nợ:
- Phản ảnh số tiền Việt Nam đang chi ra mua ngoại tệ kinh doanh (đối ứng với số dư tài khoản 4711).




Tài khoản 6311- Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại vào thời điểm lập báo cáo

Tài khoản này dùng để phản ảnh các khoản chênh lệch do thay đổi tỷ giá hối đoái qua việc đánh giá lại các tài khoản ngoại tệ của Tổ chức tín dụng, hạch toán bằng đồng Việt Nam.

Bên Có ghi:
- Số chênh lệch Tăng do đánh giá lại số dư các tài khoản ngoại tệ theo tỷ giá của ngày cuối tháng.
- Kết chuyển số chênh lệch tỷ giá cuối năm tài chính (lỗ tỷ giá) vào tài khoản Chi phí.

Bên Nợ ghi:
- Số chênh lệch Giảm do đánh giá lại số dư các tài khoản ngoại tệ theo tỷ giá của ngày cuối tháng.
- Kết chuyển số chênh lệch tỷ giá cuối năm tài chính (lãi tỷ giá) vào tài khoản Thu nhập .

Số dư Có hoặc số dư Nợ:
- Phản ảnh số chênh lệch Có hoặc số chênh lệch Nợ tỷ giá hối đoái phát sinh trong năm chưa xử lý.

Cuối năm, tài khoản này tất toán số dư. Nếu tài khoản này có số dư Có, chuyển số dư Có vào tài khoản Thu nhập; Nếu tài khoản này có số dư Nợ, chuyển số dư Nợ vào tài khoản Chi phí.
 
Q

quynhtnn

Guest
26/1/10
5
0
0
42
TPHCM
Anh Tuấn ơi,
Ý em hỏi là SDĐK 4712 lấy NGUYÊN số SDCK trước 4712 (đã bao gồm tính KQKDNT 7210/8210 + CLTG 6311) tức số cuối kỳ trên cân đối hay có loại trừ gì không ạ?
Vì kế toán bảo em thuế hông cho tính vào.
 
B

Billdangyeu

Guest
22/7/10
4
0
0
TP HCM
Hay quá đang phần mình muốn tìm hiểu. Bạn tuanngo cho mình hỏi mấy vấn đề sau:
1.Theo chuẩn mực số 10 thì có đánh giá chênh lệch do tỷ giá của các khoản mục có gốc ngoại tệ (có thể là số dư huy động và số dư chi phí)thì sẽ hạch toán khoản chênh lệch này ntn?. Ý mình là số dư đầu kỳ 1 tỷ giá, số dư cuối kỳ 1 tỷ giá phần chênh lệch này trong cân đối quy đổi chỉ do đánh giá tỷ giá thì hạch toán thế nào?
2. Đánh giá kết quả kinh doanh ngoại tệ sẽ ntn?
3. Phần nộp thuế kinh doanh vàng, ngoại tệ là theo phương pháp trực tiếp đúng k?
4. Các chi phí khuyến mại có nhất thiết phải đưa hết vào chi phí trong năm k hay theo nguyên tắc thận trọng và phù hợp sẽ được phân bổ nhiều kỳ (cuối năm có thể còn số dư chi phí khuyến mại chờ phân bổ)?
Cảm ơn bạn
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA