Qui chế chi tiêu nội bộ đơn vị sự nghiệp có thu

  • Thread starter PHIHUNGVN
  • Ngày gửi
B

byby

Guest
26/8/09
1
0
0
54
ha noi
bạn dựa theo nghị định 61/2002/nd-cp ngày 11/6/2002 của thủ tướng chính phủ về chế độ nhuận bút
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
T

Tran Thi Van Anh

Guest
28/2/06
1
0
0
46
Ha Noi
Chào các bác !
Các bác cho em hỏi em là đơn vị hành chính sư nghiệp có thu thì lương được tính như thế nào, Bác nào có mẫu , công văn hướng hoặc công thức tính cho em xin với.
 
D

DUONG VAN TRIU

Guest
12/9/09
3
0
0
thành phố thái bình
mình muấn các bạn cho mình biết cách thức xây dựng quy chế chi tiêu tài chính mình đang rất cần cái đó
 
H

hangngaBQLTK

Guest
8/9/09
3
1
0
Tp Đà Nẵng
Chào các bác !
Các bác cho em hỏi em là đơn vị hành chính sư nghiệp có thu thì lương được tính như thế nào, Bác nào có mẫu , công văn hướng hoặc công thức tính cho em xin với.

Chào bạn!
Đơn vị bạn hàng năm có làm dự toán chi phí cho cả năm ko? Đv bạn là đơn vị phụ thuộc hay độc lập? Nếu độc lập thì dễ còn phụ thuộc thì dự toán của đv bạn phải được cấp trên phê duyệt dựa trên bảng kinh phí do đv bạn lập chi tiết trong đó có lương.
Lương CBCC thì tính theo hệ số theo bằng cấp, thâm niên công tác, phụ cấp chức vụ nếu có, công tác khoán của từng cá nhân. Đó là chính còn nếu bên bạn tiết kiệm chi trong năm bạn có thể tính lương thêm bằng cách xếp loại ABC hàng tháng cho từng cá nhân sau đó tính lương thôi. Mà xếp ABC phải có biên bản họp và quy chế chi tiêu đầu năm trong đó quy định rõ từng loại sẽ được hưởng thêm hệ số là bao nhiêu nữa nghe. NGoài ra còn có phụ cấp làm ngoài giờ thứ 7 chủ nhật nếu đv bạn yêu cầu thì bạn chấm công thời gian làm thêm và quy định 1cá nhân 1năm ko làm quá 200h đó bạn.
Chúc bạn làm tốt.
 
  • Like
Reactions: huenam1992
H

hungvks

Guest
30/9/09
35
0
0
Hà Nội
mình muấn các bạn cho mình biết cách thức xây dựng quy chế chi tiêu tài chính mình đang rất cần cái đó


Theo quy định hiện nay, các đơn vị sự nghiệp công lập (trước đây goi là đơn vị sự nghiệp có thu), đơn vị sự nghiệp hành chính đều phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ.
Một số lưu ý:
- Về các loại định mức chi: Đối với đơn vị ngân sách đảm bảo chi phsi thì phải theo đúng quy định; đối với đơn vị tự đảm bảo chi phí thì được quy định cao hơn hoặc thấp hơn định mức theo quy định của Nhà nước;
- Về lương: Ngoài lương cơ bản (theo chức vụ, ngạch bậc) thì được quy định phần thu nhập tăng thêm (tổng quỹ thu nhập tăng thêm không quá 2 lần lương cơ bản), phải có phương án riêng để chi thu nhập tăng thêm.
- Về thủ tục: Phải có quyết định giao quyền tự chủ của cơ quan quản lý cấp trên; quy chế phải thảo luận công khai, dân chủ; quy chế phải gửi cho Kho bạc và cơ quan tài chính cấp trên để thẩm định, kiểm soát chi
Bạn có thể liên hệ để được tư vấn, hướng dẫn cụ thể của Công ty HR.CET số 51 Đốc Ngữ, Ba Đình, Hà Nội; điện thoại: 04.730.88689 hoặc 04.730.58688
 
Sửa lần cuối:
C

conchongao

Guest
20/8/09
2
0
1
hạ long
toi cũng đã làm quy chế chi tiêu nội bộ gửi lên cho mọi người xem
 
C

conchongao

Guest
20/8/09
2
0
1
hạ long
QUI CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ GIAI ĐOẠN 2009 – 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số / TT-UD, ngày tháng năm 2009 của Giám đốc Trung tâm ứng dụng Tiến bộ KH&CN)
Chương I
NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích xây dựng quy chế, phạm vi đối tượng áp dụng.
- Tạo quyền chủ động trong quản lý và chi tiêu tài chính cho Thủ trưởng Trung tâm.
- Tạo quyền chủ động cho cán bộ, công chức trong cơ quan hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Sử dụng tài sản công đúng mục đích, có hiệu quả.
- Thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
- Qui chế này qui định việc chi tiêu nội bộ của Trung tâm ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ Quảng Ninh.
- Những qui định trong Qui chế này áp dụng cho cán bộ CNV trong biên chế và lao động hợp đồng từ một năm trở lên (bao gồm cả đối tượng do cấp có thẩm quyền điều chuyển đến không hưởng lương tại Trung tâm). Các đối tượng lao động khác thực hiện theo hợp đồng ký kết.
Điều 2. Nguyên tắc xây dựng quy chế.
Qui chế chi tiêu nội bộ phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Không vượt quá chế độ chi hiện hành do cơ quan có thẩm quyền quy định.
- Phù hợp với đặc thù hoạt động của đơn vị
- Đảm bảo cho cơ quan và cán bộ, công chức hoàn thảnh nhiệm vụ được giao.
- Đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức.
- Tăng cường năng lực, tiềm lực của cơ quan.
- Sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả, công khai và dân chủ.
Điều 3: Căn cứ để xây dựng quy chế
- Căn cứ Nghị định số:43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số: 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.
- Căn cứ Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/09/2006 của Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.
- Căn cứ Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 05/09/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
- Căn cứ quyết định số:2301/QĐ -UB, ngày 09/07/2004 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc thành lập Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ninh.
Chương II
NHỮNG QUI ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4 . Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp
1. Mức tiền lương tối thiểu: Đảm bảo mức tiền lương tối thiểu và các chế độ phụ cấp khác do Nhà nước qui định đối với cán bộ CNVC trong biên chế và lao động hợp đồng 01 năm trở lên.
2. Quĩ tiền lương cơ bản của Trung tâm được xác định như sau:

Quỹ tiền lương của TT = Lương tối thiểu chung người/ tháng do Nhà nước qui định x Hệ số lương cấp bậc bình quân và hệ số phụ cấp lương bình quân x Biên chế và lao động hợp đồng từ 01 năm trở lên. x 12 tháng

3. Hệ số điều chỉnh tăng thêm:
- Hệ số điều chỉnh tăng thêm hàng năm tuỳ theo tình hình hoạt động thu, chi tài chính của Trung tâm sẽ qui định cụ thể. Quỹ tiền lương tăng thêm không vượt quá 2 lần so với quỹ tiền lương tối thiểu chung của cơ quan; hệ số điều chỉnh lương tăng thêm tối đa cho mỗi cá nhân không quá 2 lần lương cơ bản.
- Hệ số điều chỉnh tăng thêm (ĐCTT) cho mỗi cá nhân được tính theo kết quả xếp loại lao động do Trung tâm bình bầu định kỳ.
Trong đó:

STT Xếp loại lao động Hệ số ĐCTT
1 Lao động loại A Hệ số tăng tối đa
2 Lao động loại B 60% LĐ loại A
3 Lao động loại C Không tăng thêm

Ghi chú: Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tiến hành bình bầu, xếp loại lao động định kỳ 06 tháng một lần.
4. Quĩ tiền lương tăng thêm (Quĩ lương cơ bản + tăng thêm) của Trung tâm được xác định như sau:
Quỹ tiền lương của Trung tâm = Lương tối thiểu chung người/ tháng do Nhà nước qui định x Hệ số điều chỉnh (1+ tăng thêm mức lương tối thiểu ) x Hệ số lương cấp bậc bình quân và hệ số phụ cấp lương bình quân x Biên chế và lao động hợp đồng từ 01 năm trở lên. x 12 tháng

5. Tiền lương cá nhân được xác định theo công thức sau như sau:

Tiền lương cá nhân = Lương tối thiểu chung người/ tháng do NN qui định x ( 1+Hệ số điều chỉnh tăng thêm cho cá nhân ) x Hệ số lương cấp bậc và hệ số phụ cấp lương của cá nhân.
VD: Ông A công tác tại Trung tâm với chức danh Trưởng phòng có hệ số lương CB 3,0; hệ số phụ cấp CV 0,3 được xếp lao động loại A lên hưởng hệ số điều chỉnh tăng thêm là 0,4 và hệ số phụ cấp tăng thêm là 0,05.
Tiền lương cá nhân ông A = 350.000 x (1+ 0,4 + 0,05) x (3 + 0,3) = 1.674.750 đồng/ tháng.
6. Đối với lao động hợp đồng dưới 01 năm Trung tâm thực hiện theo hợp đồng đã thoả thuận, kí kết giữa đơn vị và người lao động. Tiền lương được xác định trên cơ sở thoả thuận giữa Lãnh đạo Trung tâm và người lao động, ngoài ra người lao động không được hưởng thêm các chế độ khác.
7. Các đối tượng do cấp có thẩm quyền điều chuyển đến mà Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ không trực tiếp chi trả lương từ quỹ lương của Trung tâm vẫn áp dụng các mức điều chỉnh hệ số lương tăng thêm như trên.
VD: Ông A được điều cơ quan chủ quản điều động đến công tác tại Trung tâm nhưng hưởng lương do cơ quan chủ quản chi trả với mức lương (2,67 x 350.000). Trong quá trình sắp xếp bình bầu lao động ông A đạt lao động loại A. Do đó ông A được Trung tâm chi trả phần lương tăng thêm là: (350.000 x (1+ 0,4) x 2,67) – (350.000 x 2,67)) = 373.800 đồng/tháng.
8. Đối với công việc khoán gọn thực hiện trả lương theo từng công việc cụ thể (theo thoả thuận giữa Trung tâm và người lao động).
9. Trả lương làm thêm giờ: Cán bộ CNV khi được Lãnh đạo quyết định làm thêm giờ thì được thanh toán tiền lương theo qui định của Bộ Luật lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 5. Chế độ công tác phí và chế độ phụ cấp:
1. Đối tượng và điều kiện được hưởng chế độ công tác phí:
* Đối tượng được hưởng chế độ công tác phí bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng được đơn vị cử đi công tác.
* Các điều kiện để được thanh toán công tác phí:
- Có công lệnh của Lãnh đạo Trung tâm cử cán bộ đi công tác.
- Thực hiện theo đúng nhiệm vụ được giao.
- Có đủ chứng từ thanh toán.
- Những trường hợp sau đây không được thanh toán công tác phí:
+ Thời gian điều trị tại bệnh viện, bệnh xá, nhà điều dưỡng, dưỡng sức.
+ Những ngày làm việc riêng trong thời gian đi công tác.
+ Những ngày học ở trường lớp đào tạo tập trung dài hạn, ngắn hạn, được hưởng chế độ đối với cán bộ được cơ quan cử đi học.
+ Những ngày được giao nhiệm vụ thường trú hoặc biệt phái tại một địa phương hoặc cơ quan khác.
2. Các khoản thanh toán công tác phí:
* Thanh toán tiền tàu xe đi và về từ cơ quan đến nơi công tác:
+ Trường hợp đi công tác bằng phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, máy bay:
- CNV trung tâm đi công tác sử dụng các phương tiện giao thông công cộng nếu có đủ vé tàu, vé xe hợp lệ thì được thanh toán tiền tàu xe theo giá cước thông thường (không bao gồm các dịch vụ khác như: tham quan du lịch, tiền ăn, các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu …)
- Tiền tàu, xe được thanh toán bao gồm tiền mua vé tàu, xe, cước qua phà, đò ngang cho bản thân người đi công tác, phí sử dụng đường bộ và cước chuyên chở tài liệu phục vụ cho chuyến đi công tác (do cơ quan cử đi công tác yêu cầu) mà người đi công tác trực tiếp chi trả.
- Trường hợp người đi công tác đi công tác bằng xe ô tô cơ quan thì không được thanh toán tiền tàu xe.
- Trường hợp Trung tâm cần cử người đi công tác giải quyết công việc gấp mà người được cử đi công tác phải được Lãnh đạo quyết định sử dụng dịch vụ công cộng bằng máy bay mới được thanh toán. Người đi công tác bằng phương tiện máy bay được thanh toán các khoản sau: tiền vé máy bay, tiền cước tài liệu mang theo (nếu có) và tiền vận tải công cộng từ nơi công tác ra sân bay và ngược lại (nếu có).
- Trường hợp CBNV Trung tâm được cử đi công tác không nằm trong các trường hợp quy định tại các điểm nêu trên, nếu đi bằng phương tiện máy bay thì chỉ được thanh toán theo giá cước vận tải ô tô hành khách công cộng thông thường (khi có vé máy bay).
+ Đối với cán bộ đi công tác tự túc bằng phương tiện cá nhân.
- Khi CBNV Trung tâm được cử đi công tác không sử dụng các dịch vụ vận tải công cộng mà sử dụng bằng phương tiện cá nhân (như xe máy, xe ô tô riêng...) thì được thanh toán tiền tầu, xe theo giá cước vận tải ô tô hành khách công cộng thông thường tại địa phương cho số km thực đi; đối với đoạn đường thuộc khu vực vùng núi cao, hải đảo, biên giới có cùng độ dài đoạn đường thì được thanh toán tối đa gấp 2 lần giá cước vận tải ô tô hành khách công cộng thông thường tại địa phương nơi cán bộ được cử đi công tác.
- Căn cứ để thanh toán gồm giấy đi đường của người đi công tác có xác nhận của cơ quan nơi đến công tác và bảng kê độ dài quãng đường đi công tác trình Lãnh đạo Trung tâm duyệt thanh toán.
+ Phụ cấp công tác phí
- Phụ cấp công tác được tính từ ngày người đi công tác bắt đầu đi công tác theo quyết định của Lãnh đạo đến khi trở về cơ quan của mình (bao gồm thời đi trên đường, thời gian lưu trú, ngày lễ ngày nghỉ theo quy định). Phụ cấp công tác phí được quy định bao gồm: phụ cấp tiền ăn và tiền tiêu vặt…
- Trên cơ sở chế độ của Trung ương và địa phương, cơ quan điều chỉnh mức chi cho phù hợp tình hình thực tế như sau:
+ Đi quan trắc, lấy mẫu ngoài hiện trường tại mọi khu vực.
- Mức phụ cấp 150.000 đồng/ngày đối với CNV Trung tâm được cử đi quan trắc làm việc từ 6 giờ sáng đến 18 giờ.
- Mức phụ cấp 250.000 đồng/ ngày đối với CNV Trung tâm được cử đi quan trắc làm việc từ 18 giờ hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
Ghi chú: Tiền phụ cấp quan trắc, lấy mẫu ngoài hiện trường được tính vào chi phí thực hiện hợp đồng.
+ Đi công tác đi về trong ngày áp dụng mức phụ cấp 50.000 đồng/ngày
+ Đi công tác từ hai ngày trở lên áp dụng mức phụ cấp 70.000 đồng/ngày
Ghi chú: Thời gian công tác đối với CNV Trung tâm không quá 15 ngày/tháng.
+ Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi công tác
- Cán bộ CNV, lao động hợp đồng đi công tác được thanh toán tiền thuê chỗ ở tại nơi đến công tác. Mức chi tiền thuê phòng ngủ được thanh toán theo hoá đơn thực tế hoặc thanh toán khoán ngủ nhưng không quá mức sau:
- Mức thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tối đa không quá 300.000 đồng/ ngày/phòng. Trường hợp CNV Trung tâm đi công tác một mình hoặc trường hợp đoàn công tác có lẻ người khác giới phải thuê phòng riêng thì mức thanh toán tiền thuê phòng nghỉ đối với người đi công tác một mình hoặc người lẻ trong đoàn tối đa không quá 300.000 đồng/ ngày/ người.
- Đối với trường hợp đi công tác tại các địa phương không có nhà nghỉ, nhà khách (không có hoá đơn) được thanh toán theo mức khoán tại quyết định số .../QĐ-UBND ngày .../.../.... của UBND tỉnh Quảng Ninh.
+ Thanh toán tiền khoán công tác phí.
- Đối với kế toán Trung tâm mức khoán là 150.000 đồng/ người/ tháng.
- Đối với thủ quỹ Trung tâm mức khoán là 100.000 đồng/ người/ tháng.
- Đối với văn thư Trung tâm mức khoán là 50.000 đồng/người/tháng
3. Chế độ phụ cấp:
- Đối với cán bộ nữ công tác tại Trung tâm trong thời kỳ sinh đẻ được áp dụng theo chế độ hiện hành quy định tại Bộ luật Lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Đối với cán bộ làm việc tại phòng kiểm nghiệm được hưởng chế độ phụ cấp độc hại theo thời gian làm việc thực tế tại phòng kiểm nghiệm. Mức phụ cấp độc hại áp dụng theo thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 17/01/1999 hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm độc hại.
Điều 6. Hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ.
+ Nguyên tắc chung:
- Hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ không ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn theo kế hoạch được giao.
- Đảm bảo bù đắp chi phí, có tích luỹ và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả về ứng dụng các đề tài khoa học công nghệ.
- Việc quản lý, sử dụng tài sản đưa vào hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ phải thực hiện đúng qui định tài chính hiện hành. Tài sản, thiết bị đưa vào hoạt động dịch vụ thực hiện trích khấu hao theo qui định.
+ Quy định cụ thể: Trưởng các phòng chuyên môn hoặc người được phân công phụ trách mỗi hợp đồng dịch vụ có trách nhiệm chủ trì thực hiện dịch vụ với khách hàng. Tự cân đối và đề xuất với lãnh đạo phê duyệt các hạng mục chi, nguồn lực cần thiết để đảm bảo hoàn thành hợp đồng dịch vụ trên cơ sở đáp ứng nguyên tắc chung nêu trên.
1. Trên cơ sở đề xuất của người chủ trì hợp đồng dịch vụ và sự thỏa thuận với tổ chức cá nhân liên quan, áp dụng hình thức khoán gọn các chi phí thực hiện dịch vụ cho bộ phận chuyên môn, nhóm cán bộ của Trung tâm hoặc các cộng tác viên đối với các chi phí thuê chuyên gia, công lao động chuyên môn, chi phí liên quan khác ....
2.Thanh quyết toán hợp đồng dịch vụ thực hiện theo qui định hiện hành của Nhà nước và theo qui định của Qui chế này. Kế toán cơ quan hướng dẫn các thủ tục cần thiết đối với từng loại hình, trường hợp dịch vụ cụ thể.
3. Đối với các tổ chức, cá nhân ngoài Trung tâm đưa hợp đồng về cho Trung tâm được hưởng mức chi môi giới hoa hồng theo quy định của Nhà nước.
Điều 7. Chi tiêu hội nghị
Tất cả các hội nghị tổng kết, sơ kết; hội nghị tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, và các hội nghị công tác khác phải dự kiến thành phần và số lượng đại biểu, thời gian tổ chức hội nghị, dự trù kinh phí báo cáo giám đốc Trung tâm. Chi tiêu hội nghị phải tiết kiệm, tránh lãng phí. Mức chi như sau:
- Tiền in ấn tài liệu, chi phí khánh tiết, phục vụ hội nghị (chi theo thực tế).
- Tiền thuê xe ô tô đưa đón đại biểu đến nơi tổ chức hội nghị (nếu có) thanh toán theo thực tế.
- Các khoản chi khác như: Tiền nước uống đại biểu, tiền thuốc chữa bệnh thông thường (bình quân 5000 đ/ người/ ngày).
- Tiền thuê Hội trường: mức chi theo thực tế.
- Tiền làm thêm giờ đối với cán bộ, công nhân viên phục vụ Hội nghị: 20.000 đ/ người/ngày.
Điều 8. Chi tiếp khách.
Chỉ áp dụng với khách đến thăm, làm việc tại Trung tâm hoặc Đoàn công tác của Trung tâm làm việc với đối tác khác. Việc chi tiếp khách trong khuôn khổ hợp đồng dịch vụ cụ thể do người chủ trì dịch vụ đề xuất trên cơ sở hợp lý và đảm bảo hiệu quả công việc.
1.Khi tiếp khách (tiếp ăn) phải có giấy báo trình Lãnh đạo duyệt trước khi thực hiện, đảm bảo chi tiêu thực sự tiết kiệm, tránh lãng phí. Mức tiếp như sau:
- Đối với khách các Sở, ban, ngành và tổ chức, đơn vi liên quan; khách Tỉnh ngoài và khách Trung ương: Mức tiếp không quá 100.000 đ/người/ngày.
- Chi tiền nghỉ qua đêm cho khách TW (theo mức chi công tác phí tại điều 5 của Qui chế.)
2. Chi thăm quan.
- Chi 01 chuyến thuê tàu thăm Vịnh Hạ Long; vé tham quan danh thắng cho khách cấp trên, tỉnh bạn đến công tác.
Điều 9. Chi cước phí sử dụng điện thoại cố định tại nhà riêng và điện thoại di động.
Đối tượng được vận dụng hỗ trợ tiền cước sử dụng điện điện thoại và mức hỗ trợ cước phí như sau:
- Giám đốc: 300.000 đ/ tháng.
- Phó Giám đốc: 200.000 đ/tháng.
- Đối tượng khác, vì tính chất công việc phải sử dụng điện thoại để liên lạc với cơ quan để giải quyết công việc chung thì Lãnh đạo cơ quan sẽ xem xét, quyết định cụ thể theo tính chất công việc.
Điều 10. Trang bị, quản lí và sử dụng phương tiện thông tin, máy FAX tại cơ quan
- Các phòng, cá nhân có trách nhiệm quản lí, sử dụng máy điện thoại, máy FAX được giao, cán bộ CNV phòng nào thì sử dụng máy điện thoại của phòng đó. Trường hợp sử dụng vượt quá đinh mức qui định dưới đây thì các phòng, cá nhân phải có trách nhiệm thanh toán cho cơ quan phần vựơt trội.
- Giao phòng Hành chính theo dõi, tổng hợp việc sử dụng điện thoại của cơ quan.
- Định mức sử dụng điện thoại trong Trung tâm là: 1.000.000 đồng/ tháng
Điều 11. Chi phí sử dụng điện, nước
Điện, nước cơ quan phải được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. Việc quản lí, sử dụng điện, nước chung thực hiện theo Qui chế làm việc của cơ quan.
Khi nhiệt độ ngoài trời trên 30oC các phòng trong Trung tâm được sử dụng điều hoà nhiệt độ.
Điều 12. Mua sắm, sử dụng vật tư, văn phòng phẩm
1. Mua sắm, vật tư, văn phòng phẩm:
- Vật tư văn phòng phẩm phải sử dụng tiết kiệm hiệu quả và phù hợp với tính chất công việc của từng phòng.
- Đầu năm hoặc hàng tháng, các phòng chức năng lập đề xuất mua sắm vật tư, văn phòng phẩm, gửi phòng Hành chính - tổng hợp để trình Lãnh đạo Trung tâm xem xét, quyết định.
- Phòng Hành chính-TH có trách nhiệm mua sắm vật tư văn phòng phẩm theo kế hoạch được Lãnh đạo Trung tâm phê duyệt. Các phòng chức năng có trách nhiệm quản lí, sử dụng văn phòng phẩm được giao, kịp thời đề xuất việc mua sắm nhằm hoàn thành nhiệm vụ.
2. Sử dụng vật tư, văn phòng phẩm:
-Việc sử dụng văn phòng phẩm (giấy viết, bút viết, dập ghim, kéo, dao dọc giấy...)
- Khoán sử dụng một số loại văn phòng phẩm sau:
+ 02 sổ công tác/ người/ năm.
+ 05 bút bi/ người/ tháng.
- Chi phí in ấn, phô tô tài liệu của cơ quan chi theo thực tế.
Điều 13. Chi phí chuyên môn, nghiệp vụ
1. Các phòng chức năng chủ động lập kế hoạch mua sắm vật tư chuyên dùng ( hoá chất, trang thiết bị kĩ thuật chuyên dùng, sách và tài liệu kĩ thuật phục vụ công tác chuyên môn gửi kế toán tổng hợp và trình Lãnh đạo Trung tâm xem xét, phê duyệt.
2. Chi khai thác nguồn thu.
Cá nhân tìm kiếm được hợp đồng dịch vụ cho trung tâm được hưởng hoa hồng môi giới theo quy định của Trung tâm đã ban hành.
3. Khoán tiền nước, chè cho mỗi phòng cụ thể như sau:
- Phòng HC – TH: 100.000 đồng / tháng
- Phòng Nghiên cứu triển khai: 75.000 đồng/ tháng
- Phòng KN: 75.000 đồng / tháng
4. Chi phí đào tạo, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ; chi phục vụ chuyên môn.
- Các phòng chức năng chủ động lập kế hoạch đào tạo chuyên môn nghiệp vụ trình Lãnh đạo Trung tâm xem xét, quyết định. Cán bộ được cử đi đào tạo được hưởng các quyền lợi, chế độ Nhà nước qui định.
5. Chi trang bị đồng phục cho cán bộ viên chức cơ quan là 500.000 đồng / người/ năm.

Chương III
TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG CÁC QUỸ
Điều 14. Trích lập các quĩ
Hàng năm, sau khi trừ đi các khoản chi phí số kinh phí còn lại (phần chênh lệch còn lại) Trung tâm trích lập các quĩ như sau:
1. Quỹ dự phòng ổn định thu nhập: Tỉ lệ trích 20 % số kinh phí còn lại.
2. Hai quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi: Tỉ lệ trích là 45 % số kinh phí còn lại nhưng tối đa không vượt quá 3 tháng lương thực tế bình quân năm. Chênh lệch giữa số trích theo tỉ lệ và mức 3 tháng lương thực hiện bổ sung quỹ phát triển sự nghiệp.
3. Quỹ phát triển sự nghiệp: Tỉ lệ trích tối thiểu là 25 % số lợi nhuận sau thuế từ hoạt động dịch .
Điều 15. Sử dụng các quỹ
* Quỹ khen thưởng:
Thưởng thi đua cho cán bộ CNV và lao động hợp đồng có thời hạn từ một năm trở lên có thành tích và hiệu quả công tác cao. Hàng quý, giám đốc Trung tâm quyết định mức tiền thưởng cho từng lao động theo phân loại A, B, C. Các phòng chức năng xây dựng tiêu chí bình bầu lao động ( A, B, C ); tiến hành bình bầu phân loại và báo cáo gám đốc quyết định.
* Quĩ phúc lợi sử dụng như sau:
1. Hỗ trợ đời sống cán bộ CNVC trong các dịp lễ, tết và ăn công nghiệp hàng tháng: Phòng Hành chính, kế toán đề xuất làm thủ tục trình Ban Lãnh đạo phê duyệt.
2. Chi đối ngoại các tổ chức, cơ quan, đơn vị và cá nhân có mối quan hệ và có công đóng góp với Trung tâm:
-Tặng hoa, quà các cơ quan, đơn vị tổ chức kỉ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống, Lễ đón nhận huân, huy chương của Nhà nước mức tối đa không quá 200.000 đ/lần/đơn vị.
-Tập thể đơn vị, cơ quan: mức tối đa không quá 300.000 đ/ lần.
-Cá nhân: mức tối đa không quá 200.000 đ/ người/lần.
-Các trường hợp đối ngoại khác do Ban lãnh đạo quyết định nhưng không vượt quá 500.000 đ.
3. Chi khen thưởng con em cán bộ Trung tâm có thành tích trong học tập.
- Đạt học sinh giỏi năm học: Cấp II trở xuống 200.000 đ/ cháu/năm; cấp III: 300.000 đ/ cháu/ năm; đại học: 500.000 đ/ cháu/năm học.
- Đạt học sinh tiên tiến năm học: 100.000 đ/ cháu /năm.
- Chi cho các cháu lứa tuổi thiếu niên (từ 14 tuổi trở xuống) và nhi đồng nhân ngày 1/6 và tết Trung thu: 100.000 đ/cháu/lần.
4. Chi thăm hỏi CBCNV ốm đau:
- Nghỉ ốm tại nhà 3 ngày trở lên: Mức 200.000 đ/ lần.
- Ôm đau phải nằm Viện mức: 300.000 đ/ lần.
- Trường hợp đặc biệt do Ban lãnh đạo xem xét, quyết định cụ thể nhưng tối đa không quá 500.000 đ/ lần.
5. Chi thăm nom việc hiếu:
- Bố, mẹ hai bên (tứ thân phụ mẫu); vợ hoặc chồng, các con của CBCNV mất. Mức chi: không quá 300.000 đ .
- Trường hợp đặc biệt, đối ngoại do Ban lãnh đạo quyết định nhưng không vượt quá 500.000 đ.
6. Chi chúc mừng việc hỷ:
Đối với cán bộ CNV và lao động hợp đồng từ một năm trở lên lấy vợ (hoặc chồng). Mức mừng : 500.000 đ.
7.Chi cho các hoạt động tham quan, trao đổi học tập kinh nghiệm cho CBCNV cơ quan thì tuỳ theo tình hình thực tế Lãnh đạo cơ quan quyết định từng chuyến cụ thể.
8. Chi các hoạt động văn hoá, văn nghệ và thể dục thể thao nhằm nâng cao đời sống tinh thần và bảo vệ sức khoẻ cho CBCNV cơ quan, tuỳ theo tình hình thực tế Lãnh đạo cơ quan quyết định cụ thể mức chi.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Qui chế chi tiêu nội bộ của đơn vị thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2009. Giao cho Trưởng phòng Hành chính chủ trì, phối hợp với Trường phòng kiểm nghiệm, Trưởng phòng công nghệ, hướng dẫn việc thực hiện Qui chế này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ xung cho phù hợp thì các phòng nghiệp vụ kịp thời phản ánh với Phòng HC-TH để tổng hợp, trình Lãnh đạo Trung tâm xem xét, quyết định.

TRUNG TÂM ỨNG DỤNG TIẾN BỘ
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
GIÁM ĐỐC
 
H

hungvks

Guest
30/9/09
35
0
0
Hà Nội
Quy che nay da co mot so noi dung, dinh muc kha cu the nhung nhin chung van con so sai, chua day du va chi tiet. vi du
- La don vi khoa hoc cong nghe nhung ko co quy dinh cu the ve chi cho cac hoat dong khoa hoc cong nghe: Nghien cuu De tai, du an, chuyen de, toa dam, hoi nghi, hoi thao khoa hoc; khao sat, dieu tra...
- Chi thuc hien dich vu ve khoa hoc cong nghe: Lien doanh, lien ket nghien cu, chuyen giao cong nghe...
Xin co vai nhan xet, thong cam nhe!
 
SAA

SAA

Siêu nhảm
31/5/09
1,418
102
63
HCM city
Tiếp theo ý kiến của hungVKS
các khoản chi như: công tác phí, hội nghị, vpp . . . nên đưa thêm đề mục của các thông tư,nghị định hướng dẫn, vì cơ bản những khoản chi trong quy chế cũng lấy từ đó ra thôi
quy định về trả lương,thu nhập tăng thêm nên ghi thêm những công thức,cách tính lương,thu nhập một cách công khai
 
S

SATI

Guest
11/12/07
1
0
0
26 Ly Thuong Kiet
Gửi các bác Quy chế chi tiêu nội bộ mẫu. Các bác góp ý nhé
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 2009


QUYẾT ĐỊNH
V/v Ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ
thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí quản lý hành chính đối với


-

QUY CHẾ
Chi tiêu nội bộ thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí quản lý hành chính đối với
(Ban hành theo Quyết định số … /QĐ-ƯDPTCN ngày / /2009 của…)

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
- Quy chế chi tiêu nội bộ thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý kinh phí quản lý hành chính được áp dụng tại …
- Các nội dung thực hiện khoán kinh phí được thực hiện đối với Văn …, các phòng chức năng và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của Cục ƯD&PTCN.
Điều 2. Mục tiêu
- Tạo điều kiện cho … chủ động sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính một cách hợp lý nhất để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng lao động, kinh phí hành chính tại Cục.
- Thực hiện quyền tự chủ đồng thời gắn với trách nhiệm của Cục trưởng và cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
- Nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính, tăng thu nhập cho cán bộ công chức, viên chức của Cục ….
Điều 3. Nguyên tắc
1. Quy chế được xây dựng bảo đảm những nguyên tắc chung sau đây:
- Bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Không tăng biên chế và kinh phí quản lý hành chính được giao.
2. Các nội dung, mức chi không được vượt quá chế độ quy định hiện hành do các cơ quan có thẩm quyền ban hành.
- Thực hiện công khai, dân chủ và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức.
- Được thảo luận rộng rãi, dân chủ, công khai trong đơn vị và có ý kiến tham gia bằng văn bản của Công đoàn Cục ….
- Những nội dung chi cần thiết phục vụ cho hoạt động của Cục nhưng Nhà nước chưa ban hành chế độ thì Cục trưởng có thể xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ, nội dung công việc trong phạm vi nguồn tài chính của Cục.
- Thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ, việc chi tiêu của Cục phải bảo đảm đúng định mức và trong phạm vi nguồn ngân sách được giao, đảm bảo có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước trong quá trình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước được giao và quyết toán ngân sách nhà nước theo đúng chế độ quy định. Các nội dung thực hiện khoán bằng tiền, chứng từ được thực theo quy định của Quy chế này và các văn bản hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính.
Điều 4. Sử dụng kinh phí
- Nguồn kinh phí quản lý hành chính thực hiện chế độ tự chủ:
a) Ngân sách cấp;
b) Các khoản phí, lệ phí được để lại theo chế độ quy định;
c) Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Nguồn kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ:
a) Chi mua sắm, chi sửa chữa lớn tài sản cố định;
b) Chi thực hiện các nhiệm vụ có tính chất đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
c) Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
d) Kinh phí thực hiện tinh giản biên chế (nếu có);
đ) Kinh phí đào tạo cán bộ, công chức;
e) Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Chương II
TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC CHI CHO CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC
I. CHI THANH TOÁN CÁ NHÂN
Điều 5. Tiền lương, phụ cấp lương, tiền công
1. Quỹ tiền lương, tiền công: Quỹ lương, tiền công dùng để phân phối theo quy chế này là toàn bộ các khoản tiền lương, phụ cấp lương, tiền công được quy định tại Nghị định số 204/2004/CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ lương mới; Thông tư số 02/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức, Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ về qui định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP.
1.1 Phương thức thực hiện:
Trong phạm vi Quỹ tiền lương, Cục thực hiện việc chi trả lương cho từng người lao động cụ thể như sau:
Tiền lương
cá nhân

= Lương tối thiểu
chung/tháng do
nhà nước quy
định

x
Hệ số điều chỉnh
tăng (1 + thêm mức)
lương tối thiểu
không quá 1,0 lần

x Hệ số lương cấp
bậc và hệ số phụ
cấp lương của cá
nhân
+ Mức ổn định 01 lần lương theo hệ số tiền lương, hệ số phụ cấp lương thực tế do Nhà nước quy định.
+ Hình thức chi trả: thông qua tài khoản cá nhân.
+ Thời gian chi trả: từ ngày 1 - 10 hàng tháng, thực hiện chuyển tiền lương vào tài khoản cá nhân của từng cán bộ.
- Bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức theo hệ số tăng thêm quỹ tiền lương nhưng tối đa không quá 1,0 (một) lần so với mức tiền lương cấp bậc, chức vụ do Nhà nước quy định từ nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được nhưng theo qui định của Nhà nước, cụ thể như sau:
+ Tạm ứng trước thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức của Cục theo quý. Mức tạm ứng 60% tiền lương, phụ cấp lương một quý và Bộ phận kế toán thực hiện chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của từng cán bộ cùng với tiền lương hàng tháng.
+ Vào quý 4 hàng năm, sau khi xác định số kinh phí tiết kiệm được sẽ xem xét điều chỉnh lại chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức của Cục, bảo đảm không được vượt quá số kinh phí thực tế tiết kiệm được trong năm. Trường hợp đã chi quá số tiết kiệm được, sẽ phải giảm trừ vào số tiết kiệm được của năm sau và sử dụng quỹ dự phòng ổn định thu nhập (nếu có).
1.2 Hệ số điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu không áp dụng cho các đối tượng sau:
- Lao động hợp đồng dưới 01 năm, hợp đồng vụ việc: thực hiện theo cam kết hợp đồng.
- Tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học tập trung trong nước: thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước.
- Tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức được cử đi công tác, học tập tại nước ngoài: thực hiện theo các Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004, số 94/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về điều chỉnh mức lương tối thiểu chung.
- Cán bộ công chức đi công tác biệt phái, đi làm chuyên gia cho các tổ chức trong và ngoài nước toàn bộ thời gian (trường hợp đặc biệt thực hiện theo Quyết định của Cục trưởng).
- Cán bộ nghỉ chế độ ốm, thai sản: do cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả theo chế độ quy định.
2. Các khoản phụ cấp
a) Phụ cấp chức vụ: thực hiện theo Thông tư số 02/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức.
b) Phụ cấp cán bộ hướng dẫn tập sự: thực hiện theo Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước.
- Công chức hướng dẫn cho người tập sự nắm vững chức năng, nhiệm vụ, nội quy, quy chế của cơ quan; mối quan hệ giữa các tổ chức trong cơ quan, với các cơ quan liên quan và tập làm các chức trách, nhiệm vụ của ngạch sẽ được bổ nhiệm;
- Công chức cùng ngạch hoặc ngạch trên, có năng lực và kinh nghiệm về nghiệp vụ hướng dẫn người tập sự. Mỗi công chức chỉ hướng dẫn mỗi lần một người tập sự.
- Chế độ, chính sách đối với người tập sự và người hướng dẫn tập sự: người tập sự và người hướng dẫn tập sự được hưởng chế độ, chính sách sau đây:
Trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng 85% bậc lương khởi điểm bậc 1 của ngạch tuyển dụng; trường hợp người tập sự có học vị thạc sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 85% lương bậc 2 của ngạch tuyển dụng; người tập sự có học vị tiến sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 85% lương bậc 3 của ngạch tuyển dụng. Trường hợp đặc biệt nếu người được tuyển dụng là người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự thì trong thời gian tập sự được hưởng 100% lương và phụ cấp (nếu có) của ngạch tuyển dụng.
- Công chức được cơ quan phân công hướng dẫn tập sự được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 30% mức lương tối thiểu trong thời gian hướng dẫn tập sự.
- Thời gian tập sự không được tính vào thời gian xét nâng lương theo thâm niên.
c) Phụ cấp làm thêm giờ: Tiền làm thêm giờ chỉ được thanh toán cho những công việc phục vụ nhu cầu thiết yếu của Cục nhưng không hoàn thành trong thời gian làm việc chính thức. Khi phát sinh thời gian làm thêm giờ, các đơn vị đề xuất trên cơ sở giấy báo làm việc ngoài giờ và trình Cục trưởng hoặc người được ủy quyền phê duyệt. Mức chi theo quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLTBNV- BTC ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ trả lương làm thêm giờ và phụ cấp làm đêm.
- Tiền làm thêm giờ được thanh toán tối đa không vượt quá 4 giờ/ngày (trừ ngày thứ 7) và 200 giờ/năm.

- Mức thanh toán cụ thể:

Tiền lương
làm thêm giờ = Tiền
lương giờ
x 150% hoặc
200% hoặc
300%
x số giờ thực tế làm thêm

Trong đó:
Tiền lương giờ = Tiền lương tháng (hệ số lương cơ bản và các khoản phụ cấp nếu có)/22 ngày/8 giờ.
Mức 150% áp dụng đối với làm thêm vào ngày thường.
Mức 200% áp dụng đối với làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần.
Mức 300% áp dụng đối với làm thêm vào ngày lễ, ngày tết hoặc ngày nghỉ bù ngày lễ, ngày tết trùng vào ngày nghỉ hàng tuần.
d) Các khoản phụ cấp khác: theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 6. Tiền thưởng
Theo Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.
- Mức chi khen thưởng cho tập thể:
Tập thể lao động xuất sắc: 1.000.000 đồng /đơn vị.
Tập thể lao động tiên tiến: 500.000 đồng /đơn vị.
- Mức chi khen thưởng cho cá nhân:
Chiến sĩ thi đua cơ sở: 300.000 đồng/người.
Lao động tiên tiến: 100.000 đồng/người.
- Thưởng đột xuất theo Quyết định của Cục trưởng.
Điều 7. Chi các khoản đóng góp theo lương
Thực hiện theo Công văn số 58/BTC-HCSN ngày 24/7/1995 của Bộ Tài chính hướng dẫn tạm thời phương thức thu nộp Bảo hiểm xã hội; Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ về ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế; Thông tư liên tịch số 119/2004/TTLT/BTC-TLĐLĐVN ngày 08/12/2004 của Bộ Tài chính, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc hướng dẫn trích nộp kinh phí công đoàn.
II. CHI THANH TOÁN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ
Điều 8. Chi phí dịch vụ công cộng
1. Chi phí sử dụng điện, nước: thực hiện Chương trình hành động của Bộ Khoa học và Công nghệ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong nội bộ ngành, toàn thể cán bộ công chức, viên chức thuộc Cơ quan Cục có trách nhiệm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả điện, nước tại cơ quan và thực hiện theo đúng Quy định của Trung tâm ….., nơi đơn vị đóng trụ sở về sử dụng thiết bị điện, thang máy, máy văn phòng, hệ thống âm thanh và các thiết bị khác.
2. Tiền nhiên liệu: thanh toán theo lộ trình công tác và định mức tiêu hao xăng dầu là 14 lít xăng/100 km theo Quyết định số …. về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng xe ô tô tại ….
3. Chi phí dịch vụ công cộng khác: chi theo từng trường hợp cụ thể khi được Cục truởng hoặc người được ủy quyền duyệt.
Điều 9. Về sử dụng văn phòng phẩm
1. Văn phòng Cục cung cấp văn phòng phẩm cho các đơn vị theo kế hoạch được xây dựng từ đầu năm, bao gồm: Bút viết, bút chì, bút xoá; dao, kéo; thước kẻ, hồ dán, băng dính,... Việc cấp văn phòng phẩm không áp dụng cho cán bộ, công chức đi học.
2. Đối với văn phòng phẩm sử dụng chung của Cục, bao gồm: giấy in, giấy phô tô, giấy nến, các hộp, cặp lưu hồ sơ,… (đối với mực in và mực bơm lazer, mực máy fax, mực máy photocopy) do Văn phòng mua và cấp cho các Phòng theo nhu cầu thực tế sử dụng. Khi giao nhận văn phòng phẩm, Lãnh đạo phòng phải ký xác nhận, trường hợp ủy nhiệm cho cán bộ phải có văn bản đề nghị.
3. Văn phòng phẩm của các chương trình, đề tài, dự án được tạm ứng theo dự toán được duyệt của nguồn kinh phí tương ứng và thanh toán theo thực tế phát sinh.
4. Các Phòng sử dụng kinh phí này đúng mục đích chi, nếu nhiệm vụ phát sinh nhưng không tiếp tục thực hiện, đơn vị phải có trách nhiệm hoàn tạm ứng và xuất toán nội dung thực hiện không hợp lý (nếu có).
Điều 10. Chi thông tin, tuyên truyền, liên lạc
Căn cứ các Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg ngày 16/5/2001; Quyết định số 168/2005/QĐ-TTg ngày 07/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, thực hiện chi phí mua sắm máy điện thoại, cước phí sử dụng điện thoại như sau:
- Điện thoại cố định lắp đặt tại cơ quan:
+ Chi mua máy không quá 300.000 đồng/máy; chi phí lắp đặt theo hợp đồng với doanh nghiệp viễn thông.
+ Các khoản sửa chữa, thay thế khi điện thoại hư hỏng được thanh toán theo quy định hiện hành về quản lý tài sản của Nhà nước.
+ Thanh toán cước phí sử dụng căn cứ theo hoá đơn thực tế trên tinh thần tiết kiệm hiệu quả, tối đa.
- Về khoán sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động.
…. có hệ số phụ cấp chức vụ 1,1 được:
+ Trang bị 01 điện thoại di động không quá 3 triệu đồng/máy.
+ Thanh toán cước phí điện thoại (kể cả thuê bao) hàng tháng với mức quy định như sau:
Không quá 100.000 đồng/tháng/máy đối với điện thoại cố định tại nhà riêng.
Không quá 250.000 đồng/tháng/ máy đối với điện thoại di động.
+ Báo chí, ấn phẩm truyền thông: Cục khuyến khích cán bộ công chức, viên chức của Cục sử dụng báo, thư điện tử. Hàng quý chỉ đặt báo của Lãnh đạo Cục và 01 bộ dùng chung trong toàn Cục (Báo Nhân dân, Lao động...). Thanh toán theo chứng từ, hoá đơn thực tế.
Điều 11. Về chế độ chi hội nghị
Theo quy định tại Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư số 127/2007/TT-BTC ngày 31/10/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 của Bộ Tài chính.
Các hội nghị sơ kết, tổng kết năm, hội nghị tập huấn triển khai nhiệm vụ công tác, hội nghị có tính chất theo nhiệm kỳ tổ chức được quy định tại Quyết định số 114/2006/QĐ-TTg ngày 25/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định chế độ họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.
Khi tổ chức, Cục trưởng sẽ quyết định sắp xếp địa điểm hợp lý, thực hiện lồng ghép các nội dung, vấn đề, công việc cần xử lý, chuẩn bị kỹ đầy đủ nội dung cuộc họp. Tùy theo tính chất, nội dung, mục đích, yêu cầu của cuộc họp, Cục trưởng sẽ cân nhắc kỹ và quyết định thành phần, số lượng người tham dự cho phù hợp, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả, không phô trương hình thức và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Nội dung được chi:
+ Tiền thuê hội trường trong những ngày tổ chức hội nghị (trong trường hợp cơ quan tổ chức hội nghị không có địa điểm phải thuê).
+ Tiền in (hoặc mua) tài liệu phục vụ hội nghị.
+ Tiền thuê xe ô tô đưa đón đại biểu từ nơi nghỉ đến nơi tổ chức hội nghị.
+ Tiền nước uống.
+ Chi bù tiền ăn, thuê chỗ nghỉ (trong trường hợp hội nghị cả ngày), tiền tàu xe cho đại biểu là khách mời không hưởng lương.
+ Các khoản chi khác: như tiền thuốc chữa bệnh thông thường, trang trí hội trường, . . . theo quy định hiện hành.
- Một số mức chi cụ thể: theo quy định tại Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 của Bộ Tài chính.
Điều 12. Chế độ công tác phí
Theo quy định tại Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư số 127/2007/TT-BTC ngày 31/10/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 của Bộ Tài chính.
Các khoản thanh toán tiền công tác phí: bao gồm tiền vé máy bay, tàu xe, phụ cấp công tác phí, tiền thuê phòng nghỉ và các khoản chi khác được quy định cụ thể như sau:
1. Thanh toán tiền máy bay, tàu xe:
- Cục trưởng, Phó Cục trưởng và tương đương trở lên, cán bộ công chức có hệ số lương 6,1 (theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ) trở lên được thanh toán tiền vé máy bay.
- Cán bộ, công chức khi cần đi công tác bằng máy bay sẽ do Cục trưởng quyết định tùy theo từng trường hợp cụ thể trên nguyên tắc đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
- Các đối tượng còn lại thanh toán tiền vé tàu, xe theo quy định.
- Trường hợp người đi công tác bằng ô tô cơ quan thì không được thanh toán tiền tàu, xe.
- Trường hợp đặc biệt cần thuê xe phải được sự đồng ý của Cục trưởng hoặc người được ủy quyền (khi thanh toán phải có hóa đơn tài chính; khi giá trị thuê từ 1 triệu trở lên thì phải kèm theo hợp đồng, thanh lý hợp đồng).
- Cán bộ lãnh đạo Cục được bố trí xe ô tô khi đi công tác cách trụ sở cơ quan 15 km. Trong trường hợp tự túc phương tiện thì được thanh toán theo số km thực tế với đơn giá thuê xe phổ biến trên thị trường và được quy định trong Quy chế này và các quy định hiện hành của Nhà nước.
- Cán bộ, công chức không có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô khi đi công tác, nhưng nếu cán bộ công chức đi công tác cách trụ sở cơ quan trên 15 km trở lên mà tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán tiền tự túc phương tiện tương đương với mức vé tàu, vé xe của tuyến đường đi công tác và được quy định trong Quy chế này và các quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Phụ cấp lưu trú:
Được tính từ ngày bắt đầu đi công tác đến khi trở về cơ quan (bao gồm thời gian đi trên đường, thời gian lưu trú tại nơi đến công tác) không tính thời gian ở lại làm việc riêng. Phụ cấp công tác phí để hỗ trợ tiền ăn và tiêu vặt cho người đi công tác, mức chi tối đa không quá 70.000 đồng/ngày/người; Trường hợp đi công tác trong ngày, mức chi tối đa không quá 50.000 đồng/ngày/người.
3. Khoán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác: Theo quy định hiện hành của Nhà nước.
4. Công tác phí khoán hàng tháng: Theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 13. Chi các nhiệm vụ khoa học - công nghệ và các hoạt động nghiên cứu chuyên môn
Chi theo quy định tại Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/5/2007 của Bộ Tài chính – Bộ Khoa học và Công nghệ, hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN).
Điều 14. Chi đoàn ra
- Chi theo quy định tại Thông tư số 91/2005/TT-BTC ngày 18/10/2005 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do NSNN đảm bảo kinh phí.
- Trong một số trường hợp cần thiết do yêu cầu công tác, một số đoàn đi công tác nước ngoài do Lãnh đạo Bộ làm Trưởng đoàn được chi mua tặng phẩm theo quyết định của Cục trưởng.
Điều 15. Chi tiếp khách nước ngoài, hội nghị, hội thảo quốc tế
Chi theo quy định tại Thông tư số 57/2007/TT-BTC ngày 11/6/2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiếp khách trong nước.
Điều 16. Chi hỗ trợ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Thực hiện theo Quyết định số 69/2000/QĐ-TTg ngày 19/6/2000 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; Thông tư số 100/2006/TT- BTC ngày 23/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí NSNN bảo đảm cho công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.
Điều 17. Kinh phí đào đạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước
Chi theo quy định tại Thông tư số 51/2008/TT-BTC ngày 16/6/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước.
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, tin học, ngoại ngữ... (bao gồm cả tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý ngành) cho các đối tượng cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý của Cục.
Điều 18. Chi dịch thuật
Chi theo quy định tại Thông tư số 57/2007/TT-BTC ngày 11/6/2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiếp khách trong nước.
- Chi biên dịch tài liệu viết tối đa: 70.000 đồng/trang (khoảng 300 từ), trường hợp người dịch là cán bộ, công chức của cơ quan được thanh toán bằng 50% mức chi nêu trên.
- Dịch nói thông thường: không quá 640.000 đồng/ngày/người làm việc 8 tiếng.
- Dịch đuổi: không quá 1.600.000 đồng/ngày/người làm việc 8 tiếng.
Mức dịch nêu trên chỉ áp dụng trong trường hợp cần thiết phải thuê phiên dịch từ bên ngoài và được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp cán bộ của Cục làm phiên dịch được hưởng 50% mức chi nêu trên.
Điều 19. Chi sửa chữa thường xuyên tài sản cố định
Bao gồm các khoản sửa chữa máy tính, máy in, máy photocopy và các loại máy móc thiết bị khác. Khi phát sinh các khoản sửa chữa, các phòng thông báo để Văn phòng cử cán bộ kiểm tra và tiến hành cho sửa chữa. Văn phòng trình Cục trưởng và ký hợp đồng nguyên tắc với các đơn vị có đủ tư cách pháp nhân để cung cấp dịch vụ sửa chữa. Căn cứ vào khối lượng thực tế, Bộ phận Kế toán sẽ làm thủ tục thanh toán.
Điều 20. Tiêu chuẩn định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc
Theo Thông tư số 94/2006/TT-BTC ngày 09/10/2006 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.
Điều 21. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng phương tiện đi lại
Thực hiện theo Quyết định số 59/2007/ QĐ-TTg ngày 07/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty nhà nước.
Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác của Cục: ….
Điều 22. Mua sắm tài sản
Theo Thông tư số 63/2007/TT-BTC ngày 15/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước; Thông tư số 131/2007/TT-BTC ngày 05/11/2007 của Bộ Tài chính ban hành sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2007/TT-BTC ngày 15/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước và các văn bản quy định hiện hành của Nhà nước.
III. CÁC KHOẢN CHI KHÁC
Điều 23. Chi hỗ trợ hoạt động của các tổ chức đoàn thể
1. Hỗ trợ hoạt động của Đảng: thực hiện theo Thông tư liên tịch số 225/2004/TTLT-BTCQTTW-BTC ngày 5/4/2004 của Ban Tài chính Quản trị Trung ương - Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện chế độ chi hoạt động công tác đảng của tổ chức đảng các cấp; Cục ƯD&PTCN sẽ hỗ trợ kinh phí đối với phần chênh lệch giữa tổng số thu từ đảng phí và thu khác được giữ lại ở Chi bộ với các nội dung chi theo quy định để phục vụ hoạt động của Chi bộ.
2. Hỗ trợ cho các hoạt động nhân kỷ niệm các ngày lễ (8/3, 20/10, đại hội Cựu Chiến binh, Đoàn Thanh niên, Công đoàn …. và các tổ chức khác) thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và Bộ Khoa học và Công nghệ, nhưng tối đa không vượt quá 300.000đ/lần.
Điều 24. Các khoản chi khác
1. Chi các khoản phí, lệ phí và chi mua bảo hiểm phương tiện tài sản của Cục: Cục trưởng hoặc người được ủy quyền sẽ quyết định từng trường hợp cụ thể.
2. Chi tiếp khách:
+ Đối với khách đến làm việc tại Cục: chi nước uống mức chi tối đa không quá 10.000 đồng/người/ngày.
+ Chi mời cơm thân mật: tùy theo tính chất, nội dung cụ thể của buổi tiếp, Cục trưởng hoặc người được ủy quyền sẽ duyệt thành phần tham dự, mức chi đối với từng buổi cụ thể trên tinh thần tiết kiệm, mức chi tiếp khách tối đa không quá 100.000 đồng/suất.
3. Các khoản chi hỗ trợ khác: Cục trưởng hoặc người được ủy quyền sẽ quyết định đối với từng trường hợp.
5. Các nội dung chi khác: thực hiện theo chế độ quy định hiện hành.
IV. TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG QUỸ
Điều 25. Quy định về trích lập các quỹ
Kết thúc năm ngân sách, sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ công việc được giao, số chi thực tế thấp hơn dự toán kinh phí quản lý hành chính được giao thực hiện chế độ tự chủ, phần chênh lệch được xác định là kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được.
Kinh phí tiết kiệm được sử dụng theo thứ tự ưu tiên như sau:
+ Bổ sung thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức;
+ Chi khen thưởng cho tập thể và cá nhân có thành tích;
+ Chi cho các hoạt động phúc lợi trong cơ quan;
+ Chi trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động kể cả những trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức;
+ Chi thêm cho người lao động khi thực hiện tinh giản biên chế;
+ Trích lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập (nếu có).
Điều 26. Sử dụng các quỹ
- Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để đảm bảo thu nhập cho người lao động trong trường hợp thu nhập bị giảm sút. Cục trưởng quyết định việc chi Quỹ dự phòng ổn định thu nhập sau khi có ý kiến đề xuất bằng văn bản của Chủ tịch Công đoàn Cục.
- Quỹ khen thưởng dùng để khen thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân được Cục trưởng quyết định sau khi có ý kiến đề xuất bằng văn bản của Hội đồng Thi đua khen thưởng Cục:
+ Cá nhân có thành tích đột xuất được Cục trưởng khen thưởng: 200.000 đồng/người.
+ Tập thể có thành tích đột xuất được Cục trưởng khen thưởng: 500.000 đồng/đơn vị.
- Quỹ phúc lợi dùng để chi cho cán bộ, công nhân viên chức của Cục các ngày lễ, Tết, chi tổ chức nghỉ mát, chi thăm hỏi, phúng viếng, chúc mừng, chi trợ cấp khó khăn, tiền trà nước cơ quan...
+ Chi trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động: đối tượng được hưởng theo Quyết định của Cục trưởng với mức chi 200.000 đồng/người (trường hợp đặc biệt, chi theo Quyết định của Cục trưởng);
+ Chi thêm cho người lao động khi thực hiện tinh giản biên chế;
+ Chi thăm hỏi, phúng viếng, chúc mừng: Chi tối đa không quá 500.000 đồng/người trong các trường hợp sau:
* Cán bộ, công chức, nhân viên Cục tổ chức kết hôn, sinh con.
* Cán bộ, công chức, nhân viên và thân nhân ( bố, mẹ, vợ, chồng, con) nằm viện.
* Thân nhân của cán bộ, công chức, nhân viên qua đời.
* Cán bộ hưu trí (trước khi nghỉ hưu làm việc tại Cục) qua đời.
Khi cần thiết, theo đề nghị của Chủ tịch Công đoàn Cục, Cục trưởng có quyền quyết định mức chi cho việc phúng viếng, thăm hỏi những người ngoài cơ quan nhưng có vị trí quan trọng đối với hoạt động của Cục tối đa không quá 500.000 đồng/người.
Các cơ quan mời Cục tham dự mừng đón nhận danh hiệu anh hùng, huân chương, ngày thành lập, thi đua… Mức mừng tối đa không quá 200.000đ, từng trường hợp cụ thể do Lãnh đạo Cục quyết định.
Tặng thưởng động viên con của cán bộ, công chức, viên chức Cục đạt thành tích cao trong học tập với các mức:
+ Đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia: 500.000đ.
+ Đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh: 300.000đ.
+ Đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện: 200.000đ.
+ Đạt danh hiệu học sinh giỏi: 100.000đ.
+ Đạt danh hiệu học sinh tiên tiến: 50.000đ.
* Chi nhân ngày sinh nhật cán bộ, công chức, viên chức trong Cục: 200.000 đồng/người.
* Chi nhân ngày Tết dương lịch (1/1), ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3), ngày Giỗ Tổ Hùng vương, ngày Giải phóng miền Nam 30/4, ngày Quốc tế Lao động (1/5), ngày Quốc tế thiếu nhi (1/6), ngày Tết trung thu các cháu, ngày Quốc khánh (2/9), ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam,... tối đa 200.000 đồng/người.
* Chi nhân dịp Tết Nguyên đán, chi nghỉ mát: Tùy theo điều kiện kinh phí của Cục và trên cơ đề xuất bằng văn bản của Chủ tịch Công đoàn, Cục trưởng sẽ quyết định.
* Chi tiền tàu xe, nghỉ phép năm: Cán bộ công chức đang công tác, có đủ điều kiện nghỉ phép hàng năm theo chế độ quy định, được Cục trưởng cấp giấy phép năm để đi thăm thân nhân (cha mẹ, vợ hoặc chồng, con) bị ốm đau, tai nạn phải điều trị hoặc qua đời và được thanh toán mỗi năm 1 lần tiền tàu xe theo giá cước thông thường.
Khi cần thiết Cục trưởng quyết định việc sử dụng Quỹ Phúc lợi vào các việc khác sau khi thống nhất với Chủ tịch Công đoàn. Cục trưởng …. sẽ quyết định việc sử dụng kinh phí tiết kiệm theo các nội dung nêu trên sau khi thống nhất với tổ chức công đoàn và được công khai trong toàn cơ quan.
Điều 27. Quy định việc xử lý vi phạm và giải quyết các trường hợp đặc biệt khi sử dụng vượt mức khoán
Căn cứ vào các mức khoán chi trong quy chế chi tiêu nội bộ đã khoán cho cá nhân hoặc đơn vị của Cục; cuối tháng hoặc cuối quý, trên cơ sở kết quả thực hiện:
- Nếu vi phạm quy chế chi tiêu nội bộ có liên quan đến các lĩnh vực đã có quy định của Nhà nước thì xử lý theo quy định hiện hành.
- Nếu vi phạm vượt định mức quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ đối với những lĩnh vực chưa có quy định của Nhà nước thì đơn vị phải chịu trách nhiệm xử lý, các trường hợp vượt phải thu hồi từ cá nhân nộp lại công quỹ.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 28. Điều khoản sửa đổi
Trong quá trình thực hiện, Quy chế chi tiêu nội bộ thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí quản lý hành chính đối với Cơ quan Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ có thể được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình hoạt động, nhiệm vụ được giao, nguồn thu của Cục và khi có sự thay đổi về các chế độ, tiêu chuẩn, định mức mới ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung của Nhà nước.
+ Trong trường hợp có sự thay đổi về các chế độ, tiêu chuẩn, định mức mới ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung của Nhà nước thì Quy chế này sẽ được áp dụng theo thay đổi của văn bản mới ban hành.
+ Trong trường hợp thay đổi định mức do Cục xây dựng cho phù hợp với tình hình hoạt động, nhiệm vụ được giao, nguồn thu của Cục thì phải có ý kiến của tổ chức công đoàn.
Lãnh đạo Cục quán triệt trong toàn thể cán bộ, công chức của Cục phải hạn chế tối đa tổ chức các phiên họp, các chuyến đi công tác, dịch vụ thông tin liên lạc (điện thoại, báo chí, chuyển phát thư qua đường Bưu chính) và văn phòng phẩm bằng cách khai thác sử dụng triệt để hệ thống trao đổi thông tin qua mạng và điều hành của lãnh đạo trực tiếp qua hệ thống thư điện tử, cập nhật thông tin qua báo điện tử, điều hành tác nghiệp thông qua các hệ thống phần mềm như phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc, phần mềm kế toán,... trên nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả.
Điều 29. Điều khoản thi hành
Các các đơn vị, cá nhân trong Cục có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Quy chế này. Trong quá trình thực hiện, nếu có bất kỳ khó khăn, vướng mắc nào, các đơn vị, cá nhân kịp thời phản ánh để Lãnh đạo Cục xem xét điều chỉnh cho phù hợp./.
.



















Quỹ tiền lương tăng thêm được xác định trong phạm vi nguồn kinh phí tiết kiệm được. Quỹ tiền lương tăng thêm được xác định theo công thức sau:
QTL = Lmin × k1 × (k2 + k3) × L × 12 tháng
Trong đó:
QTL: là quỹ tiền lương, tiền công của cơ quan được phép chi trả tăng thêm tối đa trong năm.
Lmin: là mức lương tối thiểu chung (đồng/tháng) hiện hành của Nhà nước quy định.
K1: là hệ số điều chỉnh tăng thêm so với mức lương tối thiểu.
K2: là hệ số lương cấp bậc, chức vụ bình quân của cơ quan.
K3: là hệ số phụ cấp lương bình quân của cơ quan.
Hệ số phụ cấp lương bình quân để xác định quỹ tiền lương, tiền công trả thu nhập tăng thêm tối đa nêu trên bao gồm các khoản phụ cấp tính theo lương tối thiểu và các khoản phụ cấp tính theo lương cấp bậc, chức vụ của các đối tượng được hưởng, được trả hàng tháng theo quy định. Không bao gồm các khoản phụ cấp không xác định như: Phụ cấp làm đêm, phụ cấp làm thêm, phụ cấp trực…
L: là số biên chế bao gồm cả số lao động trả lương theo thang bảng lương do Nhà nước quy định.
Tiền lương, tiền công của cơ quan trả thu nhập tăng thêm nêu trên không bao gồm khoản tiền công trả theo hợp đồng vụ việc.
2. Phương pháp trả thu nhập tăng thêm:
Việc trả thu nhập tăng thêm hàng tháng cho từng người được xác định theo công thức cho từng người:
Ltt = Lmin × k1 × k2 × %
Ltt:Tiền lương tăng thêm của các cá nhân hàng tháng.
Lmin: Mức lương tối thiểu hiện hành của Nhà nước quy định.
k1: là hệ số tiền lương tăng thêm hàng tháng được xác định từ nguồn kinh phí tiết kiệm được trong tháng.
k2: là (hệ số lương+ hệ số phụ cấp chức vụ, trách nhiệm) của từng người.
% : Là tỷ lệ % được hưởng tiền lương tăng thêm qua kết quả bình xét của các phòng ban hàng tháng đã được hội đồng thi đua khen thưởng Sở duyệt hàng quý quyết định.
Quy trình chi trả tiền lương tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc tại Cục ƯD&PTCN.
1. Bình xét xếp loại:
Tháng cuối quý, trưởng các đơn vị tổ chức họp để bình xét phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo mức độ hoàn thành công việc. Cán bộ nhân viên được đánh giá, phân loại theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 117/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ như sau:
a) Loại A (xuất xắc): là những người hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được hưởng 100% mức thu nhập tăng thêm.
b) Loại B (khá): là những người hoàn thành nhiệm vụ được giao, được hưởng 80% mức thu nhập tăng thêm.
c) Loại C (Trung bình): là những người hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng 60% mức thu nhập tăng thêm.
d) Loại D (kém): là những người không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc có vị phạm xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên, không được hưởng tiền lương tăng thêm.
2. Tạm chi trước tiền lương tăng thêm:
Để động viên cán bộ, công chức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, căn cứ vào tình hình thực hiện của quý trước, nếu xét thấy cơ quan có khả năng tiết kiệm được kinh phí, thủ trưởng cơ quan căn cứ vào mức kinh phí tiết kiệm được, vào kết quả xét phân loại A, B, C, D hàng quý của Hội đồng thi đua khen thưởng để quyết định tạm chi tiền lương tăng thêm cho cán bộ, công chức theo quý.
Vào quý 4 hàng năm, sau khi xác nhận chính xác kinh phí tiết kiệm được sẽ xem xét điều chỉnh lại số thu nhập tăng thêm cho các cán bộ, công chức, đảm bảo không vượt quá số kinh phí thực tế tiết kiệm được trong năm. Trường hợp cơ quan đã chi quá số tiết kiệm được trong năm, sẽ phải trừ vào số tiết kiệm được năm sau.
Những trường hợp không được hưởng thu nhập tăng thêm hàng tháng gồm:
1. Cán bộ nhân viên nghỉ việc không báo cáo tính từ 01 ngày làm việc trở lên thì không được hưởng thu nhập tăng thêm trong tháng.
2. Lao động hợp đồng xác định thời hạn, hợp đồng ngắn hạn và hợp đồng công việc thì không được hưởng thu nhập tăng thêm.
3. Cán bộ công chức nghỉ ốm, nghỉ phép, nghỉ việc riêng: Từ trên 10 ngày trong tháng thì không được hưởng thu nhập tăng thêm, nếu nghỉ từ 5 đến 10 ngày thì được hưởng 1/3 thu nhập tăng thêm trong tháng.
4. Đối với cán bộ đi học tự nguyện đề xuất với lãnh đạo cơ quan xin đi học để được nâng cao trình độ. Thời gian đi học không được tính thu nhập tăng thêm.
5. Cán bộ công chức, viên chức được cơ quan cử đi học lớp bồi dưỡng ngắn và dài hạn về chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, quản lý Nhà nước…Thời gian đi học một tháng trở lên không được tính thu nhập tăng thêm (trường hợp vừa đi học, vừa tranh thủ hoàn thành nhiệm vụ phân công, được phòng xác nhận bình xét thì vẫn được hưởng thu nhập tăng thêm).
1.2 Phương thức thực hiện:
Trong phạm vi Quỹ tiền lương được xác định như trên, Cục thực hiện việc
chi trả lương cho từng người lao động cụ thể như sau:



Điều 1: Mục đích xây dựng Quy chế:
- Tạo quyền chủ động trong việc quản lý và chi tiêu tài chính trong đơn vị.
- Tạo quyền chủ động cho cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Là căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị; thực hiện kiểm soát của Kho bạc Nhà nước; cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và các cơ quan thanh tra, kiểm toán theo quy định.
- Sử dụng tài sản đúng mục đích và có hiệu quả.
- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; công bằng trong đơn vị; khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, thu hút và giữ được những người có năng lực trong đơn vị.
Điều 2: Nguyên tắc xây dựng Quy chế:
- Đảm bảo nguồn tài chính để đáp ứng mọi nhu cầu hoạt động bình thường của đơn vị, sử dụng kinh phí tiết kiệm và có hiệu quả trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và chế độ tài chính hiện hành phù hợp với đặc thù của đơn vị để hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.
- Căn cứ nội dung, yêu cầu và hiệu quả công việc, trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng, Thủ trưởng đơn vị được quyết định các mức chi quản lý, chi nghiệp vụ phù hợp với nhu cầu thực tế và khả năng tài chính hiện có.
- Các khoản chi thường xuyên phục vụ cho các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ do cấp có thẩm quyền giao được thực hiện mức khoán cao hơn hoặc thấp hơn tùy theo khả năng tài chính hiện có của đơn vị.
- Các khoản chi không thường xuyên kê ở dưới đây không được thực hiện khoán, mà phải chi theo quy định hiện hành của Nhà nước:
- Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô;
- Tiêu chuẩn, định mức về nhà làm việc;
- Tiêu chuẩn, định mức trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động;
- Chế độ công tác phí nước ngoài;
- Chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt Nam;
- Chế độ quản lý, sử dụng kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia;
- Chế độ sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
- Chế độ chính sách thực hiện tinh giản biên chế (nếu có);
- Chế độ quản lý, sử dụng vốn đối ứng dự án, vốn viện trợ thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước;
- Chế độ quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nước, cấp bộ, ngành theo hướng dẫn của Bộ Tài chính-Bộ Khoa học và công nghệ.
- Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức....;
- Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao.

+ Quy chế Chi tiêu nội bộ do Thủ trưởng đơn vị ban hành sau khi tổ chức thảo luận rộng rãi dân chủ, công khai trong đơn vị và có ý kiến thống nhất của tổ chức công đoàn.
+ Quy chế chi tiêu nội bộ phải gửi Bộ Khoa học và Công nghệ và cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi, giám sát thực hiện; là căn cứ kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước, cơ quan thuế và cơ quan quản lý cấp trên.



CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. CHI TIÊU NỘI BỘ
Điều 4. Việc chi trả tiền lương tăng thêm được lấy từ nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được. Thu nhập tăng thêm của cán bộ nhân viên có thể thay đổi hàng tháng theo mức độ hoàn thành công việc của từng người, mức độ tiết kiệm chi tiêu hành chính của cơ quan.
Điều 5. Chế độ chi vật tư văn phòng phẩm
1. Đầu năm và hàng quý, các đơn vị lập kế hoạch các loại văn phòng phẩm dựa trên đặc điểm tính chất công việc và kế hoạch công tác năm, quý gửi về Văn phòng tổng hợp trình Cục trưởng phê duyệt, Văn phòng mua cấp cho các đơn vị theo mức khoán trên tinh thần đủ, tiết kiệm.
Ngoài mức khoán đã được phê duyệt, tuỳ tính chất công việc đột xuất, phát sinh các đơn vị lập dự trù để văn phòng xin cấp bổ sung.
Điều 6. Dụng cụ Văn phòng: Văn phòng mua chổi quét nhà, dẻ lau…cấp cho các đơn vị tự đảm nhận vệ sinh nơi mình quản lý, bộ phận phục vụ đảm nhận nơi công cộng, phòng làm việc Lãnh đạo, các dụng cụ khác rẻ tiền Văn phòng mua phục vụ cho cơ quan như: Ly, bình ấm chén uống trà… một số dụng cụ khác giao cho các đơn vị sử dụng có theo dõi trên sổ tài sản.
Điều 7. Chế độ sử dụng điện thoại:
a) Điện thoại phục vụ công tác của Lãnh đạo Sở: Điện thoại di động và điện thoại cố định trang bị tại phòng riêng của Ban Giám đốc thực hiện theo định mức chi quy định tại Thông tư số 29/2003/TT-BTC ngày 14/4/2003 của Bộ Tài chính và Quyết định số 04/2005/QĐ-UBND ngày 20/01/2005 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Đăk Nông.
b) Điện thoại cố định tại cơ quan:
Phòng làm việc của Giám đốc và các phó Giám đốc: Thanh toán theo hóa đơn thực tế (không thanh toán cước Quốc tế).
- Phòng Sở hữu trí tuệ và Thanh tra 300.000 đồng
- Phòng Quản lý Khoa học 350.000 đồng
- Chi cục TC-ĐL-CL 300.000 đồng
- Nhà thuê Chi cục TC-ĐL-CL 100.000 đồng
- Văn phòng (điện thoại + Fax) 500.000 đồng
Từng phòng có biện pháp quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; không sử dụng điện thoại cơ quan phục vụ công tác cá nhân. Tiền khoán chi điện thoại được thanh toán hàng tháng. Kinh phí tiết kiệm so với mức khoán sẽ được thanh toán cho từng phòng và hoạch toán vào mục 108.99; máy nào vượt mức khoán thì phải nộp vào cơ quan số tiền chênh lệch, người phụ trách phòng phải có trách nhiệm thu số tiền chênh lệch tăng thêm nộp về Văn phòng.
Điều 12. Chế độ công tác phí:
a. Đi công tác ngoài tỉnh
Cán bộ, công chức được cử đi công tác sẽ được thanh toán các khoản chi phí theo Quyết định số: 04/2005/QĐ-UBND ngày 20/01/2005 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Đăk Nông khi có đầy đủ các chứng từ hợp lệ, cụ thể như sau:
- Phụ cấp công tác phí: 50.000đ/ngày/người.
- Tiền ngủ: Được thanh toán không vượt qúa 120.000đ/ngày/người đối với trường hợp đi công tác tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh; 100.000đ/ngày/người đối với các tỉnh, thành phố còn lại. Trường hợp đi công tác một mình hoặc đi đoàn công tác có lẻ người khác giới phải thuê phòng riêng thì được thanh toán với mức tối đa không quá 240.000đ/ngày/người nếu đi công tác tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; Không quá 180.000đ/ngày/người đối với các tỉnh, thành phố còn lại.
b. Đi công tác các huyện trong tỉnh
- Công tác tại các xã vùng 3 trong tỉnh mức chi 40.000đ/ngày/người, các xã còn lại trong tỉnh mức chi 30.000đ/ngày/người.
- Tiền ngủ theo mức khoán: 30.000đ/ngày/người (không hóa đơn)
Khoán công tác phí hàng tháng với các chức danh: văn thư, thủ qũi, kế toán thanh toán (bao gồm cả tiền gửi xe đi ngân hàng, bưu điện, kho bạc) 100.000đồng/tháng thanh toán theo bảng kê không cần giấy đi đường.
Cán bộ công chức được cử đi công tác trong nước, nếu đi bằng máy bay, tàu hỏa giường nằm thì phải được thủ trưởng cơ quan phê duyệt. Trường hợp cán bộ tự túc đi công tác bằng phương tiện cá nhân, được thanh toán mức khoán nhiên liệu là 4lít xăng/100 km.
Điều 13. Chế độ làm thêm giờ:
Khi có nhiệm vụ đột xuất, phát sinh đòi hỏi phải đáp ứng yêu cầu về thời gian và khối lượng công việc, phụ trách các đơn vị làm đề xuất trình Lãnh đạo Sở ký duyệt, văn bản chuyển cho Văn phòng theo dõi chấm công thanh toán theo chế độ quy định hiện hành.
Cán bộ công chức được phân công trực cơ quan trong những ngày lễ, ngày nghỉ được thanh toán 20.000đ/người/ngày và 20.000đ/người/đêm.
Cán bộ công chức được phân công trực buôn, bon kết nghĩa được thanh toán 30.000đ/người/ngày và 30.000đ/người/đêm.
Điều 15. Chế độ chi cho các hoạt động phúc lợi:
1. Đám hiếu cán bộ, công chức, viên chức, lao động trong cơ quan; bố mẹ, vợ (chồng), con CBCNV mức phúng viếng tối đa không quá 200.000đ.
2. Thăm hỏi CBCNV trong cơ quan, bố, mẹ, vợ, chồng, con CBCNV nằm viện mức thăm hỏi tối đa không quá 200.000đ
Việc phúng viếng, thăm hỏi giao cho Công đoàn và Văn phòng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện.
3. CBCNV và con của CBCNV khi xây dựng gia đình mức mừng tối đa không quá 200.000đ (Giao cho Đoàn Thanh niên đến thăm hỏi chúc mừng và tham gia phục vụ).
4. Các cơ quan mời Sở tham dự mừng đón nhận danh hiệu anh hùng, huân chương, ngày thành lập, thi đua…Mức mừng tối đa không quá 200.000đ, từng trường hợp cụ thể do Lãnh đạo Sở quyết định.
5. Hỗ trợ cho ngày thành lập Phụ nữ Việt Nam 8/3; 20/10; đại hội Chi bộ, đại hội Cựu Chiến binh, đại hội Công đoàn, đại hội Chi đoàn… tối đa không quá 300.000đ/lần.
6. Tặng thưởng động viên con của CBCNV Sở đạt thành tích cao trong học tập với các mức:
+ Đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia: 500.000đ.
+ Đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh: 200.000đ.
+ Đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện: 100.000đ.
+ Đạt danh hiệu học sinh giỏi: 100.000đ.
+ Đạt danh hiệu học sinh tiên tiến: 50.000đ.
Điều 16. Sử dụng kinh phí tiết kiệm:
Kinh phí tiết kiệm được từ các khoản chi hành chính, chi nghiệp vụ và chi khác được sử dụng cho các mục đích theo thứ tự ưu tiên như sau:
1. Chi bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức và lao động dài hạn.
2. Lập quỹ dự phòng.
3. Chi phúc lợi cho cán bộ nhân viên cơ quan (bao gồm cả chi phí thăm quan, đi học tập kinh nghiệm, nghỉ mát do cơ quan tổ chức, chi cho ngày lễ tết).
4. Chi cho việc nâng cao điều kiện làm việc trong cơ quan.
5. Trường hợp chi phí tiết kiệm được chi không hết trong năm, được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng.
II. TRẢ TIỀN LƯƠNG TĂNG THÊM:
Điều 17. Tiền lương tăng thêm
Được chi trả cho cán bộ, công chức và lao động hợp đồng dài hạn.
1. Tổng quỹ lương tăng thêm:
Quỹ tiền lương tăng thêm được xác định trong phạm vi nguồn kinh phí tiết kiệm được, dự kiến hệ số tăng thêm là 0,05 lần so với mức tiền lương cấp bậc, chức vụ do Nhà nước quy định để trả tiền lương tăng thêm cho cán bộ công chức. Quỹ tiền lương tăng thêm được xác định theo công thức sau:
QTL = Lmin × k1 × (k2 + k3) × L × 12 tháng
Trong đó:
QTL: là quỹ tiền lương, tiền công của cơ quan được phép chi trả tăng thêm tối đa trong năm.
Lmin: là mức lương tối thiểu chung (đồng/tháng) hiện hành của Nhà nước quy định.
K1: là hệ số điều chỉnh tăng thêm so với mức lương tối thiểu.
K2: là hệ số lương cấp bậc, chức vụ bình quân của cơ quan.
K3: là hệ số phụ cấp lương bình quân của cơ quan.
Hệ số phụ cấp lương bình quân để xác định quỹ tiền lương, tiền công trả thu nhập tăng thêm tối đa nêu trên bao gồm các khoản phụ cấp tính theo lương tối thiểu và các khoản phụ cấp tính theo lương cấp bậc, chức vụ của các đối tượng được hưởng, được trả hàng tháng theo quy định. Không bao gồm các khoản phụ cấp không xác định như: Phụ cấp làm đêm, phụ cấp làm thêm, phụ cấp trực…
L: là số biên chế bao gồm cả số lao động trả lương theo thang bảng lương do Nhà nước quy định.
Tiền lương, tiền công của cơ quan trả thu nhập tăng thêm nêu trên không bao gồm khoản tiền công trả theo hợp đồng vụ việc.
2. Phương pháp trả thu nhập tăng thêm:
Việc trả thu nhập tăng thêm hàng tháng cho từng người được xác định theo công thứccho từng người được xác định theo công thức:
Ltt = Lmin × k1 × k2 × %
Ltt:Tiền lương tăng thêm của các cá nhân hàng tháng.
Lmin: Mức lương tối thiểu hiện hành của Nhà nước quy định.
K1: là hệ số tiền lương tăng thêm hàng tháng được xác định từ nguồn kinh phí tiết kiệm được trong tháng.
K2: là (hệ số lương+ hệ số phụ cấp chức vụ, trách nhiệm) của từng người.
% : Là tỷ lệ % được hưởng tiền lương tăng thêm qua kết quả bình xét của các phòng ban hàng tháng đã được hội đồng thi đua khen thưởng Sở duyệt hàng quý quyết định.
Điều 18: Quy trình chi trả tiền lương tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc tại Sở Khoa học và Công nghệ.
1. Bình xét xếp loại:
Tháng cuối quý, trưởng các phòng của Sở tổ chức họp để bình xét phân loại cán bộ nhân viên theo mức độ hoàn thành công việc. Cán bộ nhân viên được đánh giá, phân loại theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 117/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ như sau:
a) Loại A (xuất xắc): là những người hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được hưởng 100% mức thu nhập tăng thêm.
b) Loại B (khá): là những người hoàn thành nhiệm vụ được giao, được hưởng 80% mức thu nhập tăng thêm.
c) Loại C (Trung bình): là những người hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng 60% mức thu nhập tăng thêm.
d) Loại D (kém): là những người không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc có vị phạm xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên, không được hưởng tiền lương tăng thêm.
2. Tạm chi trước tiền lương tăng thêm:
Để động viên cán bộ, công chức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, căn cứ vào tình hình thực hiện của quý trước, nếu xét thấy cơ quan có khả năng tiết kiệm được kinh phí, thủ trưởng cơ quan căn cứ vào mức kinh phí tiết kiệm được, vào kết quả xét phân loại A, B, C, D hàng quý của hội đồng thi đua khen thưởng để quyết định tạm chi tiền lương tăng thêm cho cán bộ, công chức theo quý.
Vào quý 4 hàng năm, sau khi xác nhận chính xác kinh phí tiết kiệm được sẽ xem xét điều chỉnh lại số thu nhập tăng thêm cho các cán bộ, công chức, đảm bảo không vượt quá số kinh phí thực tế tiết kiệm được trong năm. Trường hợp cơ quan đã chi quá số tiết kiệm được trong năm, sẽ phải trừ vào số tiết kiệm được năm sau.
Điều 19: Những trường hợp không được hưởng thu nhập tăng thêm hàng tháng gồm:
1. Cán bộ nhân viên nghỉ việc không báo cáo tính từ 01 ngày làm việc trở lên thì không được hưởng thu nhập tăng thêm trong tháng.
2. Lao động hợp đồng xác định thời hạn, hợp đồng ngắn hạn và hợp đồng công việc thì không được hưởng thu nhập tăng thêm.
3. Cán bộ công chức nghỉ ốm, nghỉ phép, nghỉ việc riêng: Từ trên 10 ngày trong tháng thì không được hưởng thu nhập tăng thêm, nếu nghỉ từ 5 đến 10 ngày thì được hưởng 1/3 thu nhập tăng thêm trong tháng.
4. Đối với cán bộ đi học tự nguyện đề xuất với lãnh đạo cơ quan xin đi học để được nâng cao trình độ. Thời gian đi học không được tính thu nhập tăng thêm.
5. Cán bộ công chức, viên chức được cơ quan cử đi học lớp bồi dưỡng ngắn và dài hạn về chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, quản lý Nhà nước…Thời gian đi học một tháng trở lên không được tính thu nhập tăng thêm (trường hợp vừa đi học, vừa tranh thủ hoàn thành nhiệm vụ phân công, được phòng xác nhận bình xét thì vẫn được hưởng thu nhập tăng thêm).
 
L

luluthuhu

Guest
19/12/09
1
0
0
42
ha noi
qua bài của bạn mình hình dung được thế nào là bản quy chế chi tiêu nội bộ,nhưng mình vẫn lúng túng khi áp nó cho đơn vị mình. không biết thừa, thiếu ra sao nữa.
 
N

nguyen minh trung

Guest
18/7/09
1
0
0
Yên bái
Bạn nên xem cuốn Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước áp dụng cho các cơ quan HCSN thuộc Bộ tài chính xuất bản năm 2009 (nhà xuất bản Tài chính). Ban hành theo QĐ 1441/QĐ-BTC ngày 10/6/2009. Chuc ban thành công!
 
T

Thuynskd

Guest
6/11/10
1
0
0
Hưng Yên
Quy chế chi tiêu nội bộ đơn vị sự nghiệp có thu

Bạn nên xem cuốn Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước áp dụng cho các cơ quan HCSN thuộc Bộ tài chính xuất bản năm 2009 (nhà xuất bản Tài chính). Ban hành theo QĐ 1441/QĐ-BTC ngày 10/6/2009. Chuc ban thành công!
 
D

ducphi

Guest
17/12/10
1
0
0
45
binh thuan
Bac Hùng ởi load ở đâu vậy ? ko đọc được gì hết..chi giúp với ..Bác gởi qua yahoo cho cháu với. yahoo:ducphi_tthnbt
 
H

hongquankt

Guest
1/3/11
3
0
0
25
hà tĩnh
Cảm ơn bạn. Mình cũng làm như vậy nhưng có nhiều vấn đề bất cập lắm.ai co cái nào chi tiết thì cho mình xem mình tham khảo ti
 
A

Anhmc

Guest
25/3/10
3
0
0
41
quang ninh
bạn ơi bạn đã có các quy chế:- Quy chế của đơn vị sự nghiệp tự chủ toàn phần theo NĐ43;
- Quy chế của đơn vị sự nghiệp tự chủ một phần theo NĐ43;
- Quy chế của đơn vị sự nghiệp được NSNN hỗ trợ toàn phần theo NĐ43;
- Quy chế của tổ chức khoa học và công nghệ công lập tự chủ theo NĐ115;
- QUy chế của cơ quan hành chính nhà nước theo NĐ130.
Nếu có cho mình xin với nha, mình đang r cần. Đây là mail của mình: Ngocanhmc82@gmail.com
 
Z

zukura

Trung cấp
28/11/11
57
0
6
35
phú yên
Ðề: Qui chế chi tiêu nội bộ đơn vị sự nghiệp có thu

thank các bạn nhìu nha. cơ quan mình đang làm cái này mà mình lại ko bít băt đầu từ đâu
 
B

bluerose7000

Guest
13/4/12
1
0
0
ha noi
Ðề: Qui chế chi tiêu nội bộ đơn vị sự nghiệp có thu

Em đang tìm hiểu về Quy chế Chi tiêu nội bộ về một đơn vị sự nghiệp có thu(đơn vị này nằm trong một đơn vị lớn) Nếu Bác nào có thì cho em xin với. Em xin cảm ơn nhiều. Các bác mail cho em theo địa chỉ sau: bluerose7000@gmail.com
 
A

ancomdi

Guest
19/6/10
1
0
0
45
hcm
Ðề: Qui chế chi tiêu nội bộ đơn vị sự nghiệp có thu

Cám ơn bác Phi Hung nha.
 
T

Tieu lyly

Guest
16/4/11
35
0
6
Gia Lai
Xin mẫu quy chế chi tiêu nội bộ

Đơn vị em làm là đơn vị hành chính sự nghiệp có thu. Em vốn học bên kế toán doanh nghiệp nên không lắm rõ những quy định của kế toán sự nghiệp cho lắm. Nay sếp giao cho em lập một quy chế chi tiêu nội bộ thật cụ thể, yêu cầu rõ ràng, hợp lý và đúng theo những quy định hiện hành. Thật sự em không biết bắt đầu từ đâu và làm như thế nào? Anh chị nào hiểu rõ về cái này thì chỉ giùm em với :wall:
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA