Hỏi về xử lý chênh lệch giữa chi phí theo định mức và chi phí thực tế như thế nào?

  • Thread starter ngovan44aof
  • Ngày gửi
ngovan44aof

ngovan44aof

Sơ cấp
20/7/09
43
0
0
HN
công ty tính giá thành theo định mức thì khi tập hợp được chi phí thực tế nếu có chênh lệch với chi phí định mức thì xử lý theo bút toán nào?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
D

diepdung

Trung cấp
21/3/08
80
0
0
48
Hà nội
công ty tính giá thành theo định mức thì khi tập hợp được chi phí thực tế nếu có chênh lệch với chi phí định mức thì xử lý theo bút toán nào?

Thường thường, khi tập hợp chi phí, tính giá thành theo định mức thì công ty đã sản xuất thử và đưa ra định mức hợp lý rồi. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất sẽ có những trường hợp phát sinh thêm chi phí, vì vậy bạn phải xác định xem nguyên nhân vì sao. Từ đó mới có được hướng xử lý đúng đắn. Chứ chung chung như thế này thì xử lý thế nào được
 
ngovan44aof

ngovan44aof

Sơ cấp
20/7/09
43
0
0
HN
công ty tính giá thành cho mỗi đơn đặt hàng bằng định mức, khi tập hợp chi phí thì tập hợp chung cho tất cả đơn đặt hàng, sau đó có chênh lệch chi phí thì xử lý thế nào thôi, ví dụ như CP NVL TT lớn hơn vì cần nhiều NVL hơn chẳg hạn.???
 
ngovan44aof

ngovan44aof

Sơ cấp
20/7/09
43
0
0
HN
theo như các chị ở pòng kế toán thì cho là nếu nhỏ hơn thì cho vào giá vốn, nếu chi phí thực tế lớn hơn thì cho vào chi phí khác TK811, mình k bit là làm như thế có đúng k?
 
D

diepdung

Trung cấp
21/3/08
80
0
0
48
Hà nội
công ty tính giá thành cho mỗi đơn đặt hàng bằng định mức, khi tập hợp chi phí thì tập hợp chung cho tất cả đơn đặt hàng, sau đó có chênh lệch chi phí thì xử lý thế nào thôi, ví dụ như CP NVL TT lớn hơn vì cần nhiều NVL hơn chẳg hạn.???

Mình không hiểu ý bạn lắm.
Tuy nhiên mình có ý kiến thế này bạn tham khảo nhé
1/ C.ty bạn đã xây dựng định mức cho mỗi đơn đặt hàng thì khi tập hợp chi phí bạn nên tách riêng cho mỗi đơn hàng
Trừ các khoản chi phí không thể tách riêng được thì bạn phải phân bổ cho mỗi đơn hàng
2/ Do vậy khi bạn tập hợp cho mỗi đơn hàng nếu có chênh lệch thì bạn dễ tìm ra nguyên nhân để xử lý.
Ví dụ: CP NVLTT bị chênh lệch lớn hơn so với định mức thì bạn phải tìm hiểu nguyên nhân tại sao? Căn cứ vào đây bạn mới có cách xử lý được
 
ngovan44aof

ngovan44aof

Sơ cấp
20/7/09
43
0
0
HN
Mình không hiểu ý bạn lắm.
Tuy nhiên mình có ý kiến thế này bạn tham khảo nhé
1/ C.ty bạn đã xây dựng định mức cho mỗi đơn đặt hàng thì khi tập hợp chi phí bạn nên tách riêng cho mỗi đơn hàng
Trừ các khoản chi phí không thể tách riêng được thì bạn phải phân bổ cho mỗi đơn hàng
2/ Do vậy khi bạn tập hợp cho mỗi đơn hàng nếu có chênh lệch thì bạn dễ tìm ra nguyên nhân để xử lý.
Ví dụ: CP NVLTT bị chênh lệch lớn hơn so với định mức thì bạn phải tìm hiểu nguyên nhân tại sao? Căn cứ vào đây bạn mới có cách xử lý được
thế này nhé, công ty k tập hợp chi phí cho từng đơn đặt hàng mà con số chênh lệch là tổng chi phí (Tổng chi phí NVL thực tế với tổng chi phí NVL định mức) nếu việc chênh lệch không phải do ai mà do việc tính toán định mức bị sai thì sẽ xử lý thế nào ạ?
 
O

Ong VOVE

Trung cấp
8/5/10
132
0
0
U MINH
thế này nhé, công ty k tập hợp chi phí cho từng đơn đặt hàng mà con số chênh lệch là tổng chi phí (Tổng chi phí NVL thực tế với tổng chi phí NVL định mức) nếu việc chênh lệch không phải do ai mà do việc tính toán định mức bị sai thì sẽ xử lý thế nào ạ?

Lỡ rồi, Đưa vào chi phí chung trong tháng, rồi từ từ khắc phục.
 
ngovan44aof

ngovan44aof

Sơ cấp
20/7/09
43
0
0
HN
cái này.... mình nghĩ không đúng
 
T

thuongcuoi

Sơ cấp
30/4/10
29
0
0
Hà Nội
công ty tính giá thành cho mỗi đơn đặt hàng bằng định mức, khi tập hợp chi phí thì tập hợp chung cho tất cả đơn đặt hàng, sau đó có chênh lệch chi phí thì xử lý thế nào thôi, ví dụ như CP NVL TT lớn hơn vì cần nhiều NVL hơn chẳg hạn.???
em k biết tình hình cụ thể của công ty bác như thế nào nhưng theo em, tất cả chi phí đã phát sinh thì tập hợp hết vào tài khoản chi phí. như cp nvl tt, cp nctt, cpsxc chẳng hạn. khi đó công việc tính giá thành sản phẩm mới đúng theo giá trị của nó và xác định kết quả kih doanh mới đúng đc
dự toán kia cũng chỉ là dự toán để xem xét xem có hoàn thành mục tiêu đề ra hay không. em nghĩ dự toán mang tính chất của kế toán quản trị, phục vụ mục đích quản trị nhiều hơn
 
D

diepdung

Trung cấp
21/3/08
80
0
0
48
Hà nội
thế này nhé, công ty k tập hợp chi phí cho từng đơn đặt hàng mà con số chênh lệch là tổng chi phí (Tổng chi phí NVL thực tế với tổng chi phí NVL định mức) nếu việc chênh lệch không phải do ai mà do việc tính toán định mức bị sai thì sẽ xử lý thế nào ạ?

Bạn phải lập bảng định mức bổ sung. Rồi gửi cho cơ quan thuế
Và bạn vẫn hạch toán chi phí NVL này bình thường. Không có vấn đề gì cả.
 
D

diepdung

Trung cấp
21/3/08
80
0
0
48
Hà nội
em k biết tình hình cụ thể của công ty bác như thế nào nhưng theo em, tất cả chi phí đã phát sinh thì tập hợp hết vào tài khoản chi phí. như cp nvl tt, cp nctt, cpsxc chẳng hạn. khi đó công việc tính giá thành sản phẩm mới đúng theo giá trị của nó và xác định kết quả kih doanh mới đúng đc
dự toán kia cũng chỉ là dự toán để xem xét xem có hoàn thành mục tiêu đề ra hay không. em nghĩ dự toán mang tính chất của kế toán quản trị, phục vụ mục đích quản trị nhiều hơn

Bạn à, Đây không phải là dự toán
Mà đây là định mức tiêu hao NVL....
 
Q

quachin

Guest
30/3/07
1
0
1
Ba Dinh - Ha Noi
Cho tớ góp vui với kẻo mỗi lần vào đây lại bị admin nhắc là không đóng góp.
Thế này phải không nhóc:
Đơn vị xây dựng định mức và tính chi phí theo đầu SP, vì vậy, khi SP đã ra thì đếm được số lượng và hạch toán theo giá hạch toán là giá định mức.
Tuy nhiên, rất đáng buồn là trong xưởng SX vẫn còn NVL và không tính được NVL tồn kho sau SX cũng như cái tội lười không chịu quy đổi SP dở dang (he he, nếu là tớ, tớ cũng... lười thế) vì thế, khi nhìn thấy hết NVL rồi mới phát hiện ra, ôi thôi!!!! vượt quá ĐM. Tất nhiên là có thể còn nhiều khoản CP khác có thể vượt nữa nhưng thôi tạm nói ông NVL đi.
Cách xử lý theo tớ thế này:
Nếu là khoán SP cho xưởng có QĐ của ban GĐ về việc xử lý, cứ thẳng tưng CP hạch toán theo đầu SP mà diệt. Toàn bộ CP vượt định mức, xử lý theo Qui định của DN.
Nếu không khoán, hạch toán theo CP thực tế bởi định mức chỉ là đơn giá kế hoạch và lý luận chỉ là mầu xám còn cây đời mãi mãi xanh tươi. Bút toán điều chỉnh không cần nói nữa nhé.
Cần lưu ý hai trường hợp này, mà cậu cũng tự suy nghĩ đi rồi hôm nào tớ có thời gian thì trao đổi tiếp nhé.
1. Hạch toán chi phí khi kết thúc năm (Theo tớ thì cố gắng kiểm kê và qui đổi SP dở dang)
2. Không có kho, mua NVL về tống luôn vào xưởng, vì vậy bị gối đầu.
...v....v...
Ah, tớ quên mất, vẫn phải thực hiện đúng thông tư 130 về chi phí hợp lý là bổ sung hoặc sửa lại cái định mức và ok với bác thuế đi nhé. Nếu không là ăn đòn với TK 821 đấy
 
Sửa lần cuối:
F

farman211

Guest
19/9/08
1
0
0
40
Ha Noi
Địa điểm nộp thuế vào ngân sách nhà nước quận Đống Đa???

Có ai biết Địa điểm nộp thuế vào ngân sách nhà nước quận Đống Đa nằm ở những vị trí nào không nhi?
 
D

dunghatinh

Trung cấp
22/9/09
142
1
0
HCM
công ty tính giá thành theo định mức thì khi tập hợp được chi phí thực tế nếu có chênh lệch với chi phí định mức thì xử lý theo bút toán nào?

chi phí trong định mức thi tập hợp bình thường còn vượt định mức ghi vào Tk 632
 
H

huunhat32

Guest
28/4/07
2
0
0
36
hà nội
Có ai biết Địa điểm nộp thuế vào ngân sách nhà nước quận Đống Đa nằm ở những vị trí nào không nhi?

Bạn thân mến, địa điểm nộp tiền vào NSNN của Quận Đống Đa nằm ở số 1 Tôn Thất Tùng, ngân hàng BIDV ý, ngay cạnh cổng phụ trường ĐH Y luôn ;)
 
N

nhungphamueh

Guest
Ðề: hỏi về xử lý chênh lệch giữa chi phí theo định mức và chi phí thực tế như thế nào?

như vầy là đúg rồi đó ;)


cho cháu hỏi thế xử lý chênh lệch đưa vô 632cụ thể là sao ạ? vì thực tế nhỏ hơn định mức nên không lẽ mình ghi là: nợ 621 có 632 ạ????? hay là có tài khoản trung gian nào trước khi đưa vào 632 ạ
 
E

enemyvn

Guest
23/6/13
3
0
1
36
binh thuan
Ðề: Hỏi về xử lý chênh lệch giữa chi phí theo định mức và chi phí thực tế như thế nào?

Chênh lệch nguyên vật liệu định mức thì bạn cho vào tk 632 nhé, trường hợp chênh lệch quá lớn thì bạn đưa vào 811, vì nếu cho vô hết 632 thì sẽ đẩy giá thành sx lên rất cao, Riêng khoản chi phí này khi hạch toán nộp thuế tndn thuế không tính vào chi phí hợp lý đâu,nên phải cẩn thận đó
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Ðề: Hỏi về xử lý chênh lệch giữa chi phí theo định mức và chi phí thực tế như thế nào?

Cho tớ góp vui với kẻo mỗi lần vào đây lại bị admin nhắc là không đóng góp.
Thế này phải không nhóc:
Đơn vị xây dựng định mức và tính chi phí theo đầu SP, vì vậy, khi SP đã ra thì đếm được số lượng và hạch toán theo giá hạch toán là giá định mức.
Tuy nhiên, rất đáng buồn là trong xưởng SX vẫn còn NVL và không tính được NVL tồn kho sau SX cũng như cái tội lười không chịu quy đổi SP dở dang (he he, nếu là tớ, tớ cũng... lười thế) vì thế, khi nhìn thấy hết NVL rồi mới phát hiện ra, ôi thôi!!!! vượt quá ĐM. Tất nhiên là có thể còn nhiều khoản CP khác có thể vượt nữa nhưng thôi tạm nói ông NVL đi.
Cách xử lý theo tớ thế này:
Nếu là khoán SP cho xưởng có QĐ của ban GĐ về việc xử lý, cứ thẳng tưng CP hạch toán theo đầu SP mà diệt. Toàn bộ CP vượt định mức, xử lý theo Qui định của DN.
Nếu không khoán, hạch toán theo CP thực tế bởi định mức chỉ là đơn giá kế hoạch và lý luận chỉ là mầu xám còn cây đời mãi mãi xanh tươi. Bút toán điều chỉnh không cần nói nữa nhé.
Cần lưu ý hai trường hợp này, mà cậu cũng tự suy nghĩ đi rồi hôm nào tớ có thời gian thì trao đổi tiếp nhé.
1. Hạch toán chi phí khi kết thúc năm (Theo tớ thì cố gắng kiểm kê và qui đổi SP dở dang)
2. Không có kho, mua NVL về tống luôn vào xưởng, vì vậy bị gối đầu.
Ah, tớ quên mất, vẫn phải thực hiện đúng thông tư 130 về chi phí hợp lý là bổ sung hoặc sửa lại cái định mức và ok với bác thuế đi nhé. Nếu không là ăn đòn với TK 821 đấy

Đọc hết các bài mình thấy bạn nói đúng hơn cả. Khi XD ĐM người ta tính bình quân ( thời gian tác nghiệp, bậc thợ lao động, máy móc T.bị, NVL chính, phụ .... ) cho một số sản phẩm rồi lấy chi phí bình quân. ĐM chỉ dùng cho công tác Q.lý là chính. Tập hợp chi phí là theo thực tế có thể cao, thấp hơn ĐM vì nhiều nguyên nhân ( máy móc mới hay cũ, tay nghề cao hay thấp, vật tư đưa vào tốt hay xấu, khí hậu phù hợp hay không .... ). Khi tập hợp chi phí cho mỗi đơn vị SP kế toán thường đối chiếu với ĐM nếu thấy có hiện tượng vượt bất thường phải báo cáo với người có trách nhiệm kiểm tra xử lý, căn cứ vào BB xử lý đó để kế toán HT giảm chi phí đã tập hợp sao cho phù hợp với ĐM đã XD. Trong quá trình tập hợp chi phí KT không thể biết thừa vì lí do gì, cách xử lí thế nào nên không HT vào TK nào ngoài 621, 154.
 
  • Like
Reactions: Vu Lam Oanh

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA