Thi tuyển công chức thuế!

  • Thread starter chienhvtc
  • Ngày gửi
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
M

minathanh

Sơ cấp
27/9/09
37
0
0
49
gialai
[gửi tranhao0106 , 6 câu tự luận có gì xin post lên cho chúng em tham khảo với gần thi rồi mà chẳng có tí tài liệu nào cả lo quá. Ai cũng mong để tham khảo thôi. Xin cảm ơn trước nhé....
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
T

trananhsang

Sơ cấp
18/9/08
13
0
0
Nhgệ An
. Thuế Giá trị gia tăng

Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây không phải của thuế GTGT:
a. Gián thu
b. Đánh nhiều giai đoạn
c. Trùng lắp
d. Có tính trung lập cao

Câu 2: Đối tượng chịu thuế GTGT là:
a. HHDV sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam
b. HHDV mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
c. HHDV dùng cho SXKD và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả HHDV mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT.
d. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Hàng hoá, dịch vụ nào sau đây thuộc đối không chịu thuế GTGT:
a. Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả uỷ thác xuất khẩu. O%
b. Hàng hoá gia công chuyển tiếp O%
c. Hàng hoá xuất khẩu tại chỗ O%
d. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến theo quy định của chính phủ.

Câu 4. Hàng hoá, dịch vụ nào sau đây thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT:
a. Nạo vét kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp.
b. Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
c. Phân bón
d. Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác.

Câu 5: Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, giá tính thuế GTGT là:
a. Giá bán chưa có thuế GTGT
b. Giá bán đã có thuế GTGT
c. Giá tính thuế của HHDV cùng loại
d. Giá tính thuế của HHDV cùng loại hoặc tương đưong tại thời điểm phát sinh hoạt động trao đổi, tiêu dùng nội bộ.

Câu 6: Đối với hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh, giá tính thuế GTGT là:
a. Không phải tính và nộp thuế GTGT
b. Giá bán chưa có thuế GTGT
c. Giá bán đã có thuế GTGT
d. Giá tính thuế của HHDV cùng loại hoặc tương đưong tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
Câu 7: Hàng hoá luân chuyển nội bộ là hàng hoá:
a. Do cơ sở kinh doanh xuất bán
b. Do CSKD cung ứng sử dụng cho tiêu dùng của CSKD
c. Để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh
d. Do CSKD biếu, tặng

Câu 8: Giá tính thuế GTGT đối với hàng hoá nhập khẩu là:
a. Giá chưa có thuế GTGT
b. Giá chưa có thuế GTGT, đã có thuế TTĐB
c. Giá chưa có thuế GTGT, đã có thuế nhập khẩu
d. Giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế TTĐB (nếu có).

Câu 9: Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, giá tính thuế GTGT là:
a. Giá trị xây dựng lắp đặt thực tế
b. Giá xây dựng lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, chưa có thuế GTGT
c. Giá xây dựng, lắp đặt bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu chưa có thuế GTGT
d. Giá tính thuế hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công việc hoàn thành bàn giao chưa có thuế GTGT

Câu 10: Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, giá tính thuế GTGT là:
a. Giá trị xây dựng lắp đặt thực tế
b. Giá xây dựng lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, chưa có thuế GTGT
c. Giá xây dựng, lắp đặt bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu chưa có thuế GTGT
d. Giá tính thuế hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công việc hoàn thành bàn giao chưa có thuế GTGT

Câu 11: Trường hợp xây dựng, lắp đặt thực hiện thanh toán theo hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành bàn giao, giá tính thuế GTGT là:
a. Giá trị xây dựng lắp đặt thực tế.
b. Giá xây dựng lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, chưa có thuế GTGT
c. Giá xât dựng, lắp đặt bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu chưa có thuế GTGT
d. Giá tính thuế hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công việc hoàn thành bàn giao chưa có thuế GTGT


Câu 12: Đối với kinh doanh bất động sản, giá tính thuế GTGT là:
a. Giá chuyển nhượng BĐS
b. Giá chuyển nhượng BĐS trừ giá đất
c. Giá chuyển nhượng BĐS trừ giá đất (hoặc giá thuê đất) thực tế tại thời điểm chuyển nhượng
d. Giá bán nhà và chuyển quyền sử dụng đất

Câu 13: Thuế suất 0% không áp dụng đối với:
a. HH xuất khẩu
b. Dịch vụ xuất khẩu
c. Vận tải quốc tế
d. Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan

Câu 14: Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế được xác định bằng (=)?
a. Số thuế GTGT đầu ra trừ (-) số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
b. Tổng số thuế GTGT đầu ra
c. GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất thuế GTGT của loại hàng hoá, dịch vụ đó.
d. Số thuế GTGT đầu ra trừ (-) số thuế GTGT đầu vào.

Câu 15: Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với đối tượng nào sau đây?
a. Cá nhân, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
b. Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
c. Hoạt động kinh doanh mua bán, vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ.
d. Cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.

Câu 16: Từ ngày 01/01/2009, khi bán hàng ghi thuế suất cao hơn quy định mà CSKD chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra , phát hiện thì xử lý như sau:
a. Được lập lại hoá đơn mới theo đúng thuế suất quy định.
b. Phải kê khai, nộp thuế theo mức thuế suất ghi trên hoá đơn.
c. Phải kê khai, nộp thuế theo mức thuế suất quy định.
d. Không phải kê khai, nộp thuế.

Câu 17: Từ ngày 01/01/2009, khi CQT thanh tra, kiểm tra thuế phát hiện trường hợp hoá đơn ghi mức thuế suất thuế giá trị gia tăng thấp hơn quy định thì xử lý bên bán như thế nào?.
a. Được lập lại hoá đơn mới theo đúng thuế suất quy định.
b. Phải kê khai, nộp thuế theo mức thuế suất ghi trên hoá đơn.
c. Phải kê khai, nộp thuế theo mức thuế suất quy định.
d. Không phải kê khai, nộp thuế.

Câu 18: Từ ngày 01/01/2009, khi CQT thanh tra, kiểm tra thuế phát hiện trường hợp hoá đơn ghi mức thuế suất thuế giá trị gia tăng thấp hơn quy định thì xử lý bên mua như thế nào?.
a. Yêu cầu bên bán lập lại hoá đơn mới theo đúng thuế suất quy định và được kê khai bổ sung.
b. Khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất ghi trên hoá đơn
c. Được khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất quy định
d. Không được khấu trừ đầu vào.

Câu 19: DN A có hoá đơn GTGT mua vào lập ngày 12/05/2009. Trong kỳ kê khai thuế tháng 5/2009, doanh nghiệp A bỏ sót không kê khai hoá đơn này. Thời hạn kê khai, khấu trừ bổ sung tối đa là vào kỳ khai thuế tháng mấy?
a. Tháng 8/2009
b. Tháng 9/2009
c. Tháng 10/2009
d. Tháng 11/2009

Câu 20: Từ 01/01/2009 điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với HHDV từ 20 triệu đồng trở lên được bổ sung thêm quy định nào sau đây:
a. Có hoá đơn GTGT
b. Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng
c. Cả hai đáp án trên

Câu 21: Từ 01/01/2009 trường hợp nào không được coi là thanh toán qua ngân hàng để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với HHDV từ 20 triệu đồng trở lên:
a. Bù trừ công nợ
b. Bù trừ giữa giá trị HHDV mua vào với giá trị HHDV bán ra
c. Thanh toán uỷ quyền qua bên thứ 3 thanh toán qua ngân hàng
d. Chứng từ nộp tiền mặt vào tài khoản bên bán

Câu 22: Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT được xác định bằng (=)?
a. Số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ (-) số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ.
b. Tổng số thuế GTGT đầu ra
c. Giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất thuế giá trị gia tăng của loại hàng hoá, dịch vụ đó.
d. Tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất thuế giá trị gia tăng của loại hàng hoá, dịch vụ đó.

Câu 23: Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT áp dụng đối với đối tượng nào sau đây?
a. Cá nhân, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
b. Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
c. Hoạt động kinh doanh mua bán, vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ.
d. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 24: Hoá đơn, chứng từ mua, bán, sử dụng nào dưới đây được coi là không hợp pháp:
a. Mua, bán, sử dụng hoá đơn đã hết giá trị sử dụng.
b. Hoá đơn do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) phát hành do cơ quan thuế cung cấp cho các cơ sở kinh doanh.
c. Hoá đơn do các cơ sở kinh doanh tự in để sử dụng theo mẫu quy định và đã được cơ quan Thuế chấp nhận cho sử dụng.
d. Các loại hoá đơn, chứng từ đặc thù khác được phép sử dụng.

Câu 25: Cơ sở kinh doanh nào được hoàn thuế trong các trường hợp sau:
a. Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT nếu trong 1 tháng liên tục trở lên có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.
b. Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT nếu trong 2 tháng liên tục trở lên có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết. Số thuế được hoàn là số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết của thời gian xin hoàn thuế.
c. Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT nếu trong 3 tháng liên tục trở lên có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết. Số thuế được hoàn là số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết của thời gian xin hoàn thuế.
d. Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT nếu trong 4 tháng liên tục trở lên có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết. Số thuế được hoàn là số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết của thời gian xin hoàn thuế.

Câu 26: Đối với cơ sở kinh doanh nào dưới đây trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu được xét hoàn thuế theo tháng:
a. Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế GTGT đầu vào của hàng hóa xuất khẩu phát sinh trong tháng chưa được khấu trừ từ 100 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế theo tháng.
b. Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế GTGT đầu vào của hàng hóa xuất khẩu phát sinh trong tháng chưa được khấu trừ từ 150 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế theo tháng.
c. Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế GTGT đầu vào của hàng hóa xuất khẩu phát sinh trong tháng chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế theo tháng.
d. Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế GTGT đầu vào của hàng hóa xuất khẩu phát sinh trong tháng chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế theo tháng.

Câu 27: Đối tượng và trường hợp nào sau đây được hoàn thuế GTGT:
a. CSKD có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
b. Đối tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về ưu đãi miễn trừ ngoại giao.
c. Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo.
d. Cả 3 trường hợp trên

Câu 28: Đối tượng và trường hợp nào sau đây được hoàn thuế GTGT:
a. CSKD nộp thuế theo phương pháp khấu trừ trong 3 tháng liên tục trở lên có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết.
b. Đối tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về ưu đãi miễn trừ ngoại giao.
c. CSKD quyết toán thuế khi chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết hoặc có số thuế GTGT nộp thừa.
d. Cả 3 trường hợp trên

Câu 29: Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT đối với khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
a. Chậm nhất là ngày thứ 15 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
b. Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
c. Chậm nhất là ngày thứ 25 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
d. Chậm nhất là ngày thứ 30 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.

Câu 30: Khai thuế GTGT là loại thuế khai theo tháng và các trường hợp:
a. Khai thuế GTGT theo từng lần phát sinh đối với thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh số của người kinh doanh không thường xuyên.
b. Khai thuế GTGT tạm tính theo từng lần phát sinh đối với hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh
c. Khai quyết toán năm đối với thuế GTGT tính theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT
d. Tất cả các phương án trên.

Câu 31: Thời hạn nộp thuế GTGT:
a. Đối với NNT theo phương pháp khấu trừ là ngày 20.
b. Đối với trường hợp nhập khẩu hàng hoá là thời hạn nộp thuế nhập khẩu.
c. Đối với hộ kinh doanh nộp thuế khoán, theo thông báo nộp thuế khoán của cơ quan thuế.
d. Tất cả các phương án trên.

Câu 32. Giá tính thuế GTGT của hàng hóa do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là:
a. Giá bán lẻ hàng hóa trên thị trường
b. Giá bán chưa có thuế GTGT
c. Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn

Câu 33. Giá tính thuế GTGT đối với hàng hoá nhập khẩu là:
a. Giá nhập khẩu tại cửa khẩu + Thuế TTĐB (nếu có)
b. Giá hàng hoá nhập khẩu.
c. Giá nhập khẩu tại cửa khẩu + Thuế nhập khẩu (nếu có) + Thuế TTĐB (nếu có)

Câu 34. Việc tính thuế GTGT có thể thực hiện bằng phương pháp nào?
a. Phương pháp khấu trừ thuế
b. Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT
c. Cả 2 cách trên

Câu 35. Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài là đối tượng chịu mức thuế suất thuế GTGT nào?
a. 0%
b. 5%
c. Không thuộc diện chịu thuế GTGT

Câu 36. Theo phương pháp khấu trừ thuế, số thuế GTGT phải nộp được xác định bằng:
a. Thuế GTGT đầu ra x Thuế suất thuế GTGT của HHDV
b. Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
c. Giá tính thuế của HHDV x Thuế suất thuế GTGT của HHDV

Câu 37. Theo phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT, số thuế GTGT phải nộp được xác định bằng:
a. GTGT của HHDV chịu thuế x thuế suất thuế GTGT của HHDV tương ứng
b. Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
c. Giá thanh toán của HHDV bán ra – Giá thanh toán của HHDV mua vào.

Câu 38. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ như thế nào?
a. Khấu trừ toàn bộ
b, Khấu trừ 50%
c. Không được khấu trừ

Câu 39. Căn cứ tính thuế GTGT là gì?
a. Giá bán hàng hóa tại cơ sở sản xuất và thuế suất
b. Giá bán hàng hóa trên thị trường và thuế suất
c. Giá tính thuế và thuế suất

Câu 40. Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT nếu:
a. Trong 2 tháng liên tục trở lên có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết
b. Trong 3 tháng liên tục trở lên có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết
c. Trong 4 tháng liên tục trở lên có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết

Câu 41. Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì:
a. Được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT
b. Được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT
c. Cả 2 phương án trên đều sai

Câu 42.Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì :
a. Được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của TSCĐ theo tỷ lệ khấu hao trích cho hoạt động sản, xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT
b. Được khấu trừ toàn bộ.
c. Cả 2 phương án trên đều sai

Câu 43.Giá tính thuế GTGT đối với hàng hoá chịu thuế TTĐB là giá bán:
a. Giá bán đã có thuế Tiêu thụ đặc biệt
b. Giá bán đã có thuế Tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT.
c. Giá bán đã có thuế Tiêu thụ đặc biệt và thuế GTGT

Câu 44. Giá tính thuế đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp là:
a. Giá bán trả một lần
b. Giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT, không bao gồm lãi trả góp
c. Giá bán trả một lần cộng lãi trả góp

Câu 45. Thuế GTGT đầu vào chỉ được khấu trừ khi:
a. Có hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu
b. Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng;
c. Đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản này phải có hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hoá, cung ứng dịch vụ, hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, chứng từ thanh toán qua ngân hàng, tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu.
d. Cả a, b, c.

Câu 46. Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn Thuế GTGT trong trường hợp sau:
a. Trong 3 tháng trở lên có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.
b. Trong 3 tháng liên tục trở lên có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.
c. Cả a và b

Câu 47. Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu được xét hoàn thuế GTGT theo tháng nếu thuế GTGT đầu vào của hàng hóa xuất khẩu phát sinh trong tháng chưa được khấu trừ từ:
a. 300.000.000 đồng trở lên
b. 200.000.000 đồng trở lên
c. 250.000.000 đồng trở lên

Câu 48. Mức thuế suất thuế GTGT 0% được áp dụng trong trường hợp nào sau đây:
a. Dạy học
b. Dạy nghề
c. Vận tải quốc tế
d. Sản phẩm trồng trọt

Câu 49. Trường hợp nào sau đây không chịu thuế giá trị gia tăng;
a.Thức ăn gia súc
b.Thức ăn cho vật nuôi
c. Máy bay (loại trong nước chưa sản xuất được) nhập khẩu để tạo Tài sản cố định của doanh nghiệp.
d. Nước sạch phục vụ sinh hoạt.

Câu 50. Trường hợp nào sau đây không chịu thuế giá trị gia tăng;
a.Dịch vụ vận tải quốc tế
b.Chuyển quyền sử dụng đất
c.Thức ăn gia súc
d.Nước sạch phục vụ sản xuất.


Bài tập Thuế Giá trị gia tăng

Câu 1. Doanh nghiệp A bán 5 quạt điện, giá bán chưa có thuế là 500.000 đồng/cái. Thuế suất 10%. Thuế GTGT đầu ra của số quạt đó là bao nhiêu?
a. 200.000 đồng
b. 250.000 đồng
c. 300.000 đồng

Câu 2. Doanh nghiệp B nhập khẩu 1000 chai rượu 39 độ giá chưa có thuế TTĐB là 300.000 đồng/chai, thuế suất thuế TTĐB là 30%. Giá tính thuế GTGT của 01 chai rượu đó là bao nhiêu?
a. 390.000 đồng
b. 400.000 đồng
c. 410.000 đồng

Câu 3. Doanh nghiệp X có doanh thu bán sản phẩm đồ chơi trẻ em chưa bao gồm thuế GTGT trong tháng 7/2009 là 100.000.000 đồng
- Thuế GTGT đầu vào tập hợp được đủ điều kiện thực hiện khấu trừ: 2.000.000 đồng
- Biết thuế suất thuế GTGT của sản phẩm đồ chơi trẻ em là 5%
Thuế GTGT phải nộp đến hết kỳ tính thuế tháng 07/2009 của công ty là bao nhiêu?
a. 2.000.000 đồng
b. 3.000.000 đồng
c. 4.000.000 đồng

Câu 4. Công ty xây dựng Y có doanh thu trong kỳ tính thuế là 2.000.000.000 đồng.
Trong đó:
+ Doanh thu từ thực hiện hợp đồng xây dựng với doanh nghiệp Z: 1.500.000.000 đồng.
+ Doanh thu từ thực hiện hợp đồng xây dựng khác : 500.000.000 đồng.
- Thuế GTGT đầu vào tập hợp được đủ điều kiện thực hiện khấu trừ: 20.000.000 đồng
- Doanh nghiệp được giảm 50% thuế suất thuế GTGT (biết thuế suất thuế GTGT của hoạt động xây dựng là 10%)
Thuế GTGT phải nộp đến hết kỳ tính thuế tháng của công ty Y là bao nhiêu?

a. 60.000.000 đồng
b. 70.000.000 đồng
c. 80.000.000 đồng

Câu 5. Công ty cổ phần thương mại và xây dựng M có doanh thu trong kỳ tính thuế là 5.000.000.000 đồng.
Trong đó:
+ Doanh thu từ hoạt động kinh doanh thương mại: 2.000.000.000 đồng.
+ Doanh thu từ thực hiện hợp đồng xây dựng khác : 3.000.000.000 đồng.
- Thuế GTGT đầu vào tập hợp được đủ điều kiện thực hiện khấu trừ: 75.000.000 đồng
- Biết thuế suất thuế GTGT của hoạt động kinh doanh thương mại và xây dựng là 10%)

Thuế GTGT phải nộp đến hết kỳ tính thuế tháng của công ty M là bao nhiêu?

a. 425.000.000 đồng
b. 450.000.000 đồng
c. 475.000.000 đồng

Câu 6. Công ty N có doanh thu bán thiết bị y tế chưa bao gồm thuế GTGT trong tháng 5/2009 là 1.000.000.000 đồng
- Thuế GTGT đầu vào tập hợp được đủ điều kiện thực hiện khấu trừ: 20.000.000 đồng
- Biết thuế suất thuế GTGT của sản phẩm thiết bị y tế là 5% và doanh nghiệp được giảm 50% mức thuế suất
Thuế GTGT phải nộp đến hết kỳ tính thuế tháng 05/2009 của công ty N là:
a. 3.000.000 đồng
b. 5.000.000 đồng
c. 7.000.000 đồng

Câu 7. Kỳ tính thuế tháng 7/2009, Công ty Thương mại AMB có số liệu sau:
- Số thuế GTGT đầu vào: 400.000.000 đồng ( trong đó có 01 hoá đơn có số thuế GTGT đầu vào là 30.000.000 đồng được thanh toán bằng tiền mặt).
- Số thuế GTGT đầu ra: 800.000.000 đồng.
- Số thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ tính thuế tháng 06/2006 là: 0 đồng.
Số thuế GTGT phải nộp kỳ tính thuế tháng 7/2009 của công ty AMB là:
a.400.000.000 đồng
b.370.000.000 đồng
c. 430.000.000 đồng
d. Cả 3 phương án trên đều sai


Câu 8. Kỳ tính thuế tháng 8/2009, Công ty Thương mại Phương Đông có số liệu:
- Số thuế GTGT đầu vào hợp được: 600.000.000 đồng ( trong đó Mua 01 tài sản cố định có số thuế GTGT đầu vào là 500.000.000 đồng dùng để sản xuất hàng hoá chịu thuế GTGT là 50% thời gian; dùng để sản xuất hàng hoá không chịu thuế GTGT là 50% thời gian.)
- Số thuế GTGT đầu ra tập hợp được: 700.000.000 đồng
Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ kỳ tính thuế tháng 8/2009 là:
a. 600.000.000 đồng
b. 110.000.000 đồng
c. 350.000.000 đồng
d. Cả 3 phương án trên đều sai

Câu 9. Kỳ tính thuế tháng 6/2009. Công ty Xây dựng Thăng Tiến có số liệu sau:
- Hoàn thành bàn giao các công trình, giá trị xây lắp chưa thuế GTGT : 12.000.0000.000 đồng
- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ : 500.000.000 đồng.
- Thuế GTGT còn phải nộp đầu kỳ tính thuế tháng 6/2009: 0 đồng
- Thuế suất thuế GTGT của hoạt động xây dựng, lắp đặt: 10% ( Hiện đang trong thời gian được giảm 50% thuế suất thuế GTGT).
Số thuế GTGT phải nộp kỳ tính thuế tháng 6/2009 là:
a. 100.000.000 đồng
b. 700.000.000 đồng
c. Cả 2 phương án trên đều sai

Câu 10. Công ty thương mại VINCOMAIE đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng 8/2009, theo yêu cầu của khách hàng công ty đã xuất 01 hoá đơn GTGT không ghi khoản thuế GTGT đầu ra mà chỉ ghi tổng giá thanh toán là 660.000.000 đồng. Biết rằng mặt hàng này có thuế suất thuế GTGT là 10%.
Số thuế GTGT đầu ra tính trên hoá đơn này là:
a. 60.000.000 đồng
b. 66.000.000 đồng
c. 0 đồng.
d.Cả 3 trường hợp trên đều sai.

Câu 11. Kỳ tính thuế tháng 7/2009, Công ty cổ phần ô tô AMP có số liệu sau:
- Bán 10 xe ô tô 9 chỗ ngồi theo phương thức trả góp, thời gian thanh toán trong vòng 2 năm (chia thành 10 kỳ, mỗi kỳ thanh toán 220.000.000 đồng) với giá bán chưa có Thuế GTGT là 2.000.000.000 đồng, lãi trả góp 200.000.000 đồng/xe; Thuế suất thuế GTGT 10%. Công ty đã xuất hoá đơn cho khách hàng.
- Số thuế GTGT đầu ra kỳ tính thuế tháng 7/2009 là:
a. 2.000.000.000 đồng
b. 2.200.000.000 đồng
c. 220.000.000 đồng
d. Cả 3 phương án trên đều sai/

Câu 12: Doanh nghiệp A nhận gia công hàng hoá cho doanh nghiệp B, có các số liệu sau:
- Tiền công DN B trả cho DN A là 40 triệu đồng
- Nhiên liệu, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ gia công hàng hoá do DN A mua (chưa có thuế GTGT): 15 triệu đồng
- Nguyên liệu chính do DN B cung cấp (chưa có thuế GTGT) 135 triệu đồng
Giá tính thuế GTGT?
a. 40 triệu đồng
b. 150 triệu đồng
c. 55 triệu đồng
d. 190 triệu đồng

Câu 13: Doanh nghiệp A nhận uỷ thác xuất khẩu hàng hoá cho doanh nghiệp B và đã thực hiện xuất khẩu.
Giá trị lô hàng xuất khẩu (chưa có thuế GTGT): 820 triệu đồng
Hoa hồng uỷ thác (chưa có thuế GTGT): 5%
Giá tính thuế GTGT?
a. 820 triệu đồng
b. 410 triệu đồng
c. 41 triệu đồng
d. 421 triệu đồng

Câu 14: Cơ sở kinh doanh A kinh doanh xe gắn máy, trong tháng 4/2009 có số liệu sau:
- Bán xe theo phương thức trả góp 3 tháng, giá bán trả góp chưa có thuế GTGT là 30,3 triệu đồng/xe (trong đó giá bán xe là 30 triệu đồng/xe, lãi trả góp 3 tháng là 0,3 triệu). Trong tháng 4/2009, thu được 10,1 triệu đồng.
Giá tính thuế GTGT?
a. 30 triệu đồng
b. 30,3 triệu đồng
c. 10,1 triệu đồng
d. 30,6 triệu đồng

Câu 15: Công ty du lịch Hà Nội ký hợp đồng du lịch với Công ty B tại Thái Lan theo hình thức lữ hành trọn gói cho 20 khách du lịch là 32.000 USD.
Trong đó: Tiền vé máy bay đi về: 9.000 USD
Chi phí trả cho phía nước ngoài: 1.000 USD
Tỷ giá 1 USD = 18.000 VNĐ
Giá tính thuế GTGT?
a. 32.000 x 18.000
b. 23.000 x 18.000
c. 22.000 x 18.000
d. 20.000 x 18.000

Câu 16: Ngày 09/01/2009, CSKD A chuyên kinh doanh du lịch mua xe ô tô 7 chỗ, giá chưa có thuế GTGT là 2 tỷ đồng. CSKD được khấu trừ thuế GTGT đầu vào là bao nhiêu.
a) 80 triệu.
b) 100 triệu.
c) 160 triệu.
d) 200 triệu.

Câu 17: Trong kỳ tính thuế, Công ty A thanh toán dịch vụ đầu vào được tính khấu trừ là loại hoá đơn đặc thù như các loại vé. Tổng giá thanh toán theo hoá đơn là 110 triệu đồng (giá có thuế GTGT), dịch vụ này chịu thuế là 10%, số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ sẽ là:

a. 0 đồng (không được khấu trừ)
b. 10 triệu đồng
c. 11 triệu đồng
d. 1 triệu đồng.

2. Thuế tiêu thụ đặc biệt

Câu 1. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá giá công là:
a.Giá tính thuế của hàng hoá bán ra của cơ sở giao gia công
b.Giá tính thuế của sản phẩm cùng loại tại cùng thời điểm bán hàng
c.Giá tính thuế của sản phẩm tương đương tại cùng thời điểm bán hàng
d. Hoặc a, hoặc b, hoặc c

Câu 2: Giá tính thuế TTĐB của hàng hoá sản xuất trong nước là:
a. Giá bán của cơ sở sản xuất.
b. Giá bán của cơ sở sản xuất chưa có thuế GTGT;
c. Giá bán của cơ sở sản xuất chưa có thuế GTGT và TTĐB;
d. Không câu trả lời nào trên là đúng.

Câu 3: Trường hợp cơ sở sản xuất hàng hoá chịu thuế TTĐB bằng nguyên liệu đã chịu thuế TTĐB thì số thuế TTĐB phải nộp trong kỳ là:
a. Thuế TTĐB của hàng hoá tiêu thụ trong kỳ.
b. Thuế TTĐB của hàng hoá xuất kho tiêu thụ trong kỳ trừ (-) Số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nguyên liệu mua vào tương ứng với số hàng hoá xuất kho tiêu thụ trong kỳ (nếu có chứng từ hợp pháp)
c. Thuế TTĐB của hàng hoá xuất kho tiêu thụ trong kỳ trừ (-) Số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nguyên liệu mua vào (nếu có chứng từ hợp pháp)
d. Không có câu nào trên là đúng.

Câu 4. Những hàng hoá dưới đây, hàng hoá nào thuộc diện chịu thuế TTĐB:
a. Tàu bay du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh;
b. Xe ô tô chở người từ 24 chỗ trở lên;
c. Điều hoà nhiệt độ có công suất trên 90.000 BTU;
d. Xe mô tô hai bánh có dung tích trên 125cm3.

Câu 5. Trường hợp nào dưới đây mà người nộp thuế sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB được xét giảm thuế TTĐB:
a. Gặp khó khăn do thiên tai;
b. Gặp khó khăn do tai nạn bất ngờ;
c. Kinh doanh bị thua lỗ;
d. a và b đều đúng.

Câu 6: Luật thuế TTĐB số 27/2008/QH12
a. Có hiệu lực thi hành từ 1/1/2009;
b. Có hiệu lực thi hành từ 1/1/2010;
c. Có hiệu lực thi hành từ 1/4/2009 đối với tất cả các mặt hàng chịu thuế TTĐB;
d. Có hiệu lực thi hành từ 1/4/2009; cácquy định đối với mặt hàng rượu và bia có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2010.

Câu 7. Căn cứ tính thuế TTĐB là gì?
a. Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB và thuế suất thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ đó.
b. Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB
c. Thuế suất thuế TTĐB

Câu 8. Giá tính thuế TTĐB đối với hàng nhập khẩu thuộc diện chịu thuế TTĐB là?
a. Giá tính thuế nhập khẩu
b. Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu
c. Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế suất nhập khẩu + Thuế GTGT

Câu 9. Giá tính thuế của hàng hóa chịu thuế TTĐB sản xuất trong nước là?
a. Giá do cơ quan thuế ấn định
b. Giá do cơ sở sản xuất bán ra

Câu 10. Phương pháp tính thuế TTĐB như thế nào?
a. Thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB.
b. Thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB+ Thuế GTGT
c Thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB + Thuế nhập khẩu

Câu 11. Giá tính thuế TTĐB của hàng hoá gia công là?
a. Giá bán ra của cơ sở gia công hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm bán hàng chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB.
b. Giá bán ra của cơ sở gia công hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm bán hàng chưa có thuế TTĐB.
c. Giá bán ra của cơ sở gia công hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm bán hàng chưa có thuế GTGT

Câu 12. Giám đốc công ty B mua 1 chiếc du thuyền để vận chuyển hành khách và phục vụ khách du lịch, trường hợp này chiếc du thuyền đó có phải chịu thuế TTĐB không?
a. Có
b. Không

Câu 13. Hàng hoá nào sau đây không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt:
a.Chế phẩm từ cây thuốc lá dùng để nhai
b.Bài lá
c.Rượu
d.Tàu bay dùng cho mục đich kinh doanh vận chuyển hành khách.

Câu 14.Hàng hoá nào sau đây chịu thuế tiêu thụ đặc biệt:
a.Tàu bay sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá.
b.Tàu bay sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hành khách.
c.Tàu bay sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hành khách du lịch.
d.Tàu bay dùng cho mục đích cá nhân.

Câu 15. Trong kỳ tính thuế tháng 7/2009, Công ty A mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB của cơ sở sản xuất D để xuất khẩu nhưng chỉ xuất khẩu một phần, phần còn lại thì tiêu thụ hết ở trong nước. Công ty D phải khai và nộp thuế tiêu thụ đặc biệt kỳ tính thuế tháng 7/2009 cho:
a.Toàn bộ số hàng hoá đã mua của cơ sở sản xuất D trong kỳ tính thuế tháng 7/2009.
b.Toàn bộ số hàng hoá đã xuất khẩu mua của cơ sở sản xuất D trong kỳ tính thuế tháng 7/2009 .
c.Toàn bộ số hàng hoá đã tiêu thụ trong nước mua của cơ sở sản xuất D trong kỳ tính thuế tháng 7/2009.
d. cả a, b, c đều sai.
Câu 16. Hàng hoá nào sau đây không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt:
a.Hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mua của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu.
b.Hàng hoá do cơ sở sản xuất uỷ thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu.
c.Xe ô tô chở người dưới 24 chỗ nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan
d. Xe môtô 2 bánh có dung tích xi lanh trên 125 cm3.

Câu 17.Giá tính thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá sản xuất trong nước là:
a.Giá do cơ sở sản xuất bán ra.
b.Giá do cơ sở sản xuất bán ra chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt.
c.Giá do cơ sở sản xuất bán ra chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt và chưa có thuế Giá trị gia tăng.
d.Giá do cơ sở sản xuất bán ra chưa có thuế Giá trị gia tăng

Câu 18. Giá tính thuế tiêu thụ đặc đối với hàng hoá nhập khẩu là:
a.Giá đã bao gồm thuế Nhập khẩu và thuế Tiêu thụ đặc biệt
b.Giá chưa bao gồm thuế Nhập khẩu và thuế Tiêu thụ đặc biệt
c.Giá đã bao gồm thuế Nhập khẩu chưa bao gồm thuế Tiêu thụ đặc biệt
d.Cả 3 trường hợp trên đều sai:

Câu 19. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp là:
a.Giá bán theo phương thức trả tiền một lần của hàng hoá đó cộng với khoản lãi trả góp.
b.Giá bán theo phương thức trả tiền một lần của hàng hoá đó không bao gồm khoản lãi trả góp.
c.Tổng số tiền thu được từ việc bán hàng hoá đó.
d.Tổng số tiền thu được từ việc bán hàng hoá đó chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Câu 20. Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt được hoàn thuế đã nộp trong trường hợp nào?
a.Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu.
b.Hàng hoá là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu
c.Hàng hoá là nguyên liệu nhập khẩu để gia công hàng xuất khẩu
d. Cả 3 trường hợp trên.

3. Thuế Thu nhập doanh nghiệp

Câu 1. Người nộp thuế TNDN bao gồm:
a. Tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế.
b. Hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế.
c. Cả 2 đối tượng nêu trên.

Câu 2. Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế TNDN hoặc loại thuế tương tự thuế TNDN ở ngoài Việt Nam thì khi tính thuế TNDN phải nộp tại Việt Nam, doanh nghiệp được tính trừ:
a. Số thuế TNDN đã nộp tại nước ngoài.
b. Số thuế TNDN đã nộp tại nước ngoài nhưng tối đa không quá số thuế TNDN phải nộp theo quy định của Luật thuế TNDN tại Việt Nam.
c. Không có trường hợp nào nêu trên.

Câu 3. Khoản chi nào đáp ứng đủ các điều kiện để được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế?
a. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b. Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật và không vượt mức khống chế theo quy định.
c. Khoản chi đáp ứng cả 2 điều kiện nêu trên.

Câu 4. Khoản chi nào dưới đây không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế?
a. Khoản chi không có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
b. Khoản chi không có hoá đơn nhưng có bảng kê và bảng kê này thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
c. Khoản chi thưởng sáng kiến, cải tiến có quy chế quy định cụ thể về việc chi thưởng sáng kiến, cải tiến, có hội đồng nghiệm thu sáng kiến, cải tiến.

Câu 5. Phần trích khấu hao TSCĐ nào dưới đây không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
a. Khấu hao đối với TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang được sử dụng.
b. Khấu hao đối với TSCĐ có giấy tờ chứng minh được thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê mua tài chính).
c. Khấu hao đối với TSCĐ được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý TSCĐ và hạch toán kế toán hiện hành.

Câu 6. Doanh nghiệp không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản chi trả cho người lao động nào dưới đây:
a. Tiền lương, tiền công trả cho người lao động có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
b. Tiền thưởng cho người lao động không ghi cụ thể điều kiện được hưởng trong hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể.
c. Cả 2 khoản chi nêu trên.

Câu 7. Doanh nghiệp không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản chi nào dưới đây:
a. Khoản trích nộp quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo mức quy định.
b. Khoản chi tài trợ cho giáo dục theo đúng quy định.
c. Các khoản chi về đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn đầu tư để hình thành tài sản cố định;
d. Không có khoản chi nào nêu trên.

Câu 8. Doanh nghiệp thành lập mới trong 3 năm đầu được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị không vượt quá bao nhiêu % tổng số chi được trừ:
a. 15%
b. 20%
c. 25%

Câu 9. Khoản chi nào sau đây không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
a. Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; Tiền lương, tiền công của chủ công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (do một cá nhân làm chủ).
b. Tiền lương trả cho các thành viên của hội đồng quản trị trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
c. Cả hai khoản chi (a) và (b) nêu trên.

Câu 10. Doanh nghiệp được tính vào chi phí khoản chi nào dưới đây khi có đầy đủ hoá đơn chứng từ.
a. Phần trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
b. Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu.
c. Chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của tổ chức tín dụng khi đã góp đủ vốn điều lệ.
d. Không có khoản chi nào cả.

Câu 11. Doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản chi nào dưới đây:
a. Thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn.
b. Thuế thu nhập doanh nghiệp.
c. Không có khoản chi nào nêu trên.

Câu 12. Doanh nghiệp không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản chi nào dưới đây:
a. Thuế tiêu thụ đặc biệt.
b. Thuế xuất nhập khẩu.
c. Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Câu 13. Doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản chi nào dưới đây:
a. Chi tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm nhà tình nghĩa cho người nghèo theo đúng quy định.
b. Chi ủng hộ địa phương; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội ngoài doanh nghiệp.
c. Chi phí mua thẻ hội viên sân golf, chi phí chơi golf.
d. Không có khoản chi nào nêu trên.

Câu 14. Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam được trích tối đa bao nhiêu phần trăm (%) thu nhập tính thuế hàng năm trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp?
a. 10%
b. 15%.
c. 20%.

Câu 15. Trong thời hạn 5 năm, kể từ khi trích lập, nếu Quỹ phát triển khoa học và công nghệ không được sử dụng hết bao nhiêu % thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần thuế TNDN tính trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ mà không sử dụng hết và phần lãi phát sinh từ số thuế TNDN đó?
a. 50%.
b. 60%
c. 70%

Câu 16. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp dùng để tính số thuế thu hồi đối với phần Quỹ phát triển khoa học công nghệ không được sử dụng.
a. Thuế suất 20%
b. Thuế suất 25%.
c. Thuế suất áp dụng cho doanh nghiệp trong thời gian trích lập quỹ.

Câu 17. Lãi suất tính lãi đối với số thuế thu hồi tính trên phần Quỹ phát triển khoa học công nghệ không sử dụng hết là:
a. Lãi suất trái phiếu kho bạc loại kỳ hạn một năm áp dụng tại thời điểm thu hồi.
b. Lãi suất tính theo tỷ lệ phạt chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế.

Câu 18. Lãi suất tính lãi đối với số thuế thu hồi tính trên phần Quỹ phát triển khoa học công nghệ sử dụng sai mục đích là:
a. Lãi suất trái phiếu kho bạc loại kỳ hạn một năm áp dụng tại thời điểm thu hồi.
b. Lãi suất tính theo tỷ lệ phạt chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế.

Câu 19. Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì được chuyển lỗ:
a. Trong thời hạn 5 năm, kể từ năm phát sinh lỗ.
b. Trong thời hạn 6 năm, kể từ năm phát sinh lỗ.
c. Không giới hạn thời gian chuyển lỗ.

Câu 20. Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ nếu số lỗ phát sinh chưa bù trừ hết thì:
a. Doanh nghiệp sẽ được giảm trừ tiếp vào thu nhập chịu thuế TNDN của các năm tiếp sau.
b. Doanh nghiệp sẽ không được giảm trừ tiếp vào thu nhập chịu thuế TNDN của các năm tiếp sau.
c. Không có trường hợp nào nêu trên.

Câu 21. Doanh thu tính thuế TNDN đối với DN nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là:
a. Chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
b. Bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.

Câu 22. Doanh thu tính thuế TNDN đối với DN nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là:
a. Chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
b. Bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.
Câu 23. Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiến, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại VN là:
a. Thuế suất 20%
b. Thuế suất 25%.
c. Thuế suất từ 32% đến 50%.

Câu 24. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán bao gồm:
a. Chỉ có thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu.
b. Chỉ có thu nhập từ chuyển nhượng trái phiếu, chứng chỉ quỹ.
c. Bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định.


Câu 25. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản bao gồm:
a. Chỉ có thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất; chuyển nhượng quyền thuê đất; cho thuê lại đất của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.
b. Chỉ có thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất; chuyển nhượng quyền thuê đất; cho thuê lại đất của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản gắn với tài sản trên đất.
c. Chỉ có thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng nhà ở.
d. Bao gồm tất cả các trường hợp nêu trên

Câu 26. Khi phát sinh thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản thì doanh nghiệp phải làm gì?
a. Tách riêng để kê khai nộp thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
b. Được cộng chung vào tổng thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp để tính thuế TNDN.

Câu 27. Trường hợp DN đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế TNDN có phát sinh thu nhập chuyển nhượng bất động sản thì doanh nghiệp thực hiện kê khai như thế nào?
a. Cộng chung vào thu nhập chịu thuế của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá của doanh nghiệp và hưởng ưu đãi về thuế TNDN đối với toàn bộ thu nhập.
b. Tách riêng để kê khai nộp thuế TNDN đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản và không hưởng ưu đãi về thuế TNDN đối với khoản thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.

Câu 28. Doanh nghiệp được áp dụng ưu đãi thuế TNDN khi:
a. Không thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định.
b. Thực hiện nộp thuế TNDN theo phương pháp ấn định.
c. Thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định và đăng ký nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai.

Câu 29. Trong cùng một kỳ tính thuế nếu có một khoản thu nhập đáp ứng các điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo nhiều trường hợp khác nhau thì khoản thu nhập đó được áp dụng ưu đãi như thế nào?
a. Được tổng hợp tất cả các trường hợp ưu đãi.
b. Lựa chọn một trong những trường hợp ưu đãi có lợi nhất.

Câu 30. Thủ tục để được hưởng ưu đãi thuế TNDN như thế nào?
a. Doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan thuế để được hưởng ưu đãi thuế TNDN.
b. Doanh nghiệp tự xác định các điều kiện ưu đãi, mức ưu đãi và tự kê khai, quyết toán thuế.


Câu 31. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế TNDN là?
a. Toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công mà DN được hưởng.
b. Toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ mà DN được hưởng.
c. Toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, trợ giá mà DN được hưởng.
d. Toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ, trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng.

Câu 32. Chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, chi hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí, chiếu khấu thanh toán của doanh nghiệp được tính vào chi phí hợp lý khi tính thu nhập chịu thuế thu nhập DN tối đa bằng bao nhiêu phần trăm so với tổng chi phí được trừ?
a. 15%
b. 10%
c. 8%
d. 5%

Câu 33. Theo luật thuế TNDN thì căn cứ tính thuế Thu nhập doanh nghiệp là:
a. Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp và thuế suất
b. Thu nhập tính thuế và thuế suất
c. Doanh thu trong kỳ tính thuế của doanh nghiệp và thuế suất
d. Thu nhập ròng của doanh nghiệp và thuế suất

Câu 34. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo là:
a) 10%
b) 15%
c) 20%
d) 25%

Câu 35. Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được áp dụng thuế suất là bao nhiêu trong thời gian mười năm.
a. 10%
b. 15%
c. 20%
d. 25%

Câu 36. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế là:
a. 10%
b. 15%
c. 20%
d. 25%

Câu 37. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hoá thể thao là:
a. 10%
b. 15%
c. 20%
d. 25%

Câu 38. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi trường là:
a. 10%
b. 15%
c. 20%
d. 25%

Câu 39. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng với hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp là:
a. 10%
b. 15%
c. 20%
d. 25%

Câu 40. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng với quỹ tín dụng nhân dân là:
a. 10%
b. 15%
c. 20%
d. 25%
Câu 41 Doanh nghiệp có lỗ được chuyển lỗ sang các năm sau và trừ vào thu nhập tính thuế TNDN số lỗ đó không quá bao nhiêu năm kể từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ.
a) 3 năm
b) 4 năm
c) 5 năm
d) 6 năm

Câu 42. Các khoản Thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp:
a. Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.
b. Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.
c. Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội.
d. Tất cả các trường hợp trên

Câu 43. Các khoản Thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp:
a. Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam.
b. Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội.
c. Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hoá, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.
d. Tất cả các trường hợp trên

Câu 44. Thu nhập tính thuế TNDN trong kỳ tính thuế được xác định bằng:
a. Thu nhập chịu thuế trừ (-) các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.
b. Thu nhập chịu thuế trừ (-) thu nhập được miễn thuế trừ (-) các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.
c. Doanh thu trừ (-) chi phí được trừ cộng (+) các khoản thu nhập khác.
d. Doanh thu trừ (-) chi phí được trừ.

Câu 45. Thu nhập chịu thuế TNDN gồm :
a. Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp.
b. Thu nhập từ hoạt động chính của doanh nghiệp và các khoản thu nhập ngoài Việt Nam
c. Thu nhập từ hoạt động sản suất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác của doanh nghiệp.
d. Không phải các phương án trên.

Câu 46. Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế TNDN đối với :
a. Thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam
b. Thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam.
c. Thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó.
d. Thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú

Câu 47. Thu nhập được miễn thuế TNDN:
a. Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản.
b. Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản của tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã.
c. Thu nhập nhận được từ hoạt động đầu tư ở nước ngoài sau khi đã nộp thuế thu nhập theo Luật của nước doanh nghiệp đầu tư.
d. Thu nhập từ lãi tiền gửi.

Câu 48. Khoản chi nào dưới đây không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN :
a. Chi mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật cho người lao động.
b. Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
c. Chi lãi tiền vay vốn tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu.
d. Chi tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm nhà tình nghĩa cho người nghèo theo quy định của pháp luật.

Câu 49. Kỳ tính thuế TNDN đối với doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam được xác định theo :
a. Năm dương lịch
b. Năm tài chính
c. Từng lần phát sinh thu nhập
d. a và c

Câu 50. Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác là :
a. 35%
b. 50%
c. Từ 32% đến 50%
d. Từ 35% đến 50%

Bài tập Thuế Thu nhập doanh nghiệp

Câu 1. Một doanh nghiệp trong năm tính thuế có tài liệu:
- Doanh thu bán hàng: 6.000 triệu đồng
- Tổng các khoản chi được trừ khi tính thuế TNDN (không bao gồm chi quảng cáo, tiếp thị ...) là 3.500 triệu đồng.
- Phần chi quảng cáo, tiếp thị ... liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp : 430 triệu đồng
Thu nhập chịu thuế TNDN của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế là:

a. 2.070 triệu đồng
b. 2.150 triệu đồng
c. 2.500 triệu đồng
d. Số khác


Câu 2. Một doanh nghiệp trong năm tính thuế có tài liệu như sau:
- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm: 4.000 triệu đồng
- Tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ: 3.000 triệu đồng, trong đó:
+ Chi phí xử lý nước thải: 300 triệu đồng
+ Chi tiền lương trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả: 200 trđ
+ Các chi phí còn lại là hợp lý.
- Thuế suất thuế TNDN là 25%,
Thuế TNDN mà doanh nghiệp phải nộp trong năm:

a. 250 triệu đồng
b. 300 triệu đồng
c. 375 triệu đồng
d. Số khác

Câu 3. Doanh nghiệp X trong năm tính thuế có tài liệu sau:
- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm: 8.000 triệu đồng
- Tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ: 6.000 triệu đồng, trong đó:
+ Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu: 300 triệu đồng
+ Chi đào tạo tay nghề cho công nhân: 200 triệu đồng
+ Các chi phí còn lại được coi là hợp lý.
- Thuế suất thuế TNDN là 25%,
Thuế TNDN doanh nghiệp A phải nộp trong năm:
a. 500 triệu đồng
b. 625 triệu đồng
c. 575 triệu đồng
d. Số khác

Câu 4. Doanh nghiệp B trong năm có số liệu sau:
- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm: 7.000 triệu đồng
- Chi phí doanh nghiệp kê khai: 5.000 triệu đồng, trong đó:
+ Tiền lương công nhân viên có chứng từ hợp pháp: 500 triệu đồng
+ Tiền trích trước vào chi phí không đúng quy định của pháp luật: 200 triệu đồng
+ Các chi phí còn lại được coi là chi phí hợp lý
- Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm (có chứng nhận đăng ký và được cơ quan quản lý có thẩm quyền xác nhận): 200 triệu đồng
Thu nhập chịu thuế TNDN của doanh nghiệp là:

a. 2.000 triệu đồng
b. 2.200 triệu đồng
c. 2.700 triệu đồng
d. 2.900 triệu đồng

Câu 5. Một doanh nghiệp trong năm tính thuế có số liệu :
- Doanh thu bán hàng : 5.000 triệu đồng
- DN kê khai : Tổng các khoản chi được trừ vào chi phí (không bao gồm chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị) là 4.000 triệu đồng.
- Thu từ tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế : 200 triệu đồng
Thu nhập chịu thuế TNDN của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế :
a. 600 triệu đồng
b. 800 triệu đồng
c. 1.000 triệu đồng
d. 1.200 triệu đồng

Câu 6. Một doanh nghiệp trong năm tính thuế có số liệu như sau:
- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm: 3.500 triệu đồng
- Chi phí phân bổ cho số sản phẩm tiêu thụ: 2.500 triệu đồng, trong đó:
+ Chi tiền lương trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả : 100 triệu đồng
- Thuế suất thuế TNDN là 25%.Các chi phí được coi là hợp lý.
Thuế TNDN doanh nghiệp phải nộp trong năm:
a. 250 triệu đồng
b. 275 triệu đồng
c. 300riệu đồng
d. 325riệu đồng

Câu 7. Doanh nghiệp X trong năm tính thuế có số liệu sau :
- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm: 6.000 triệu đồng
- Chi phí phân bổ cho số sản phẩm tiêu thụ: 5.000 triệu đồng.
- Thu nhập nhận được từ dự án đầu tư tại nước ngoài : 1.000 triệu đồng (thu nhập sau khi đã nộp thuế thu nhập theo Luật của nước doanh nghiệp X đầu tư là 300 triệu đồng)
- Thuế suất thuế TNDN là 25%.Các chi phí được coi là hợp lý.
Thuế TNDN doanh nghiệp A phải nộp trong năm:
a. 250 triệu đồng
b. 275 triệu đồng
c. 575 triệu đồng.
d. 600 triệu đồng

Câu 8. Một công ty cổ phần trong năm tính thuế có số liệu như sau:
- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm: 10.000 triệu đồng
- Chi phí doanh nghiệp kê khai: 8.500 triệu đồng, trong đó:
+ Tiền lương của các sáng lập viên doanh nghiệp nhưng không tham gia điều hành doanh nghiệp có chứng từ hợp pháp: 500 triệu đồng
Thuế suất thuế TNDN là 25%.
Thuế TNDN phải nộp trong năm tính thuế :
a. 250 triệu đồng
b. 375 triệu đồng
c. 500 triệu đồng
d. 520triệu đồng

Câu 9. Doanh nghiệp A trong kỳ tính thuế có số liệu sau :
Doanh thu trong kỳ là : 10.000 triệu đồng
Chi phí doanh nghiệp kê khai : 8.100 triệu đồng, trong đó :
- Chi nộp tiền phạt do vi phạm hành chính là 100 triệu đồng
- Chi tài trợ y tế là : 100 triệu đồng
Thu nhập chịu thuế :
a. 1.900 triệu đồng
b. 2.000 triệu đồng
c. 2.100 triệu đồng
d. 2.200 triệu đồng

Câu 10. Doanh nghiệp Y có các khoản chi phí khai trong kỳ tính thuế : 25.000 triệu đồng, trong đó:
+ Chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động : 500 triệu đồng
+ Chi trả lãi vay vốn điều lệ còn thiếu : 200 triệu đồng
+ Chi trả lãi vay vốn Ngân hàng dùng cho sản xuất, kinh doanh : 300 triệu đồng
Chi phí quảng cáo, tiếp thị, giao dịch ...được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp là:

a. 2.400 triệu đồng
b. 2.430 triệu đồng
c. 2.450 triệu đồng
d. 2.480 triệu đồng

Câu 11. Một doanh nghiệp mới thành lập được 1 năm, trong năm tính thuế có tài liệu như sau:
- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm: 3.000 triệu đồng
- Chi phí doanh nghiệp kê khai: 2.000 triệu đồng (có đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp, chưa bao gồm chi phí quảng cáo, khuyến mãi)
Chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi của doanh nghiệp được phép trừ tối đa khi tính thu nhập chịu thuế là:
a. 200 triệu đồng
b. 250 triệu đồng
c. 300 triệu đồng
d. 350 triệu đồng

Câu 12. Doanh nghiệp sản xuất A thành lập năm 2002, báo cáo quyết toán thuế TNDN năm 2009 có số liệu về chi phí được ghi nhận như sau :
- Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp: 600 triệu đồng
- Tổng các khoản chi phí được trừ (không bao gồm: phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh): 5 tỷ đồng.
Vậy tổng chi phí được trừ bao gồm cả chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết khi xác định thu nhập chịu thuế trong năm 2009 là bao nhiêu?
a. 5,4 tỷ đồng.
b. 5,5 tỷ đồng.
c. 5,6 tỷ đồng.

Câu 13. Doanh nghiệp Việt Nam C có một khoản thu nhập 850 triệu đồng từ dự án đầu tư tại nước ngoài. Khoản thu nhập này là thu nhập sau khi đã nộp thuế thu nhập theo Luật của nước ngoài. Số thuế thu nhập phải nộp tính theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của nước ngoài là 250 triệu đồng.
Trường hợp này doanh nghiệp VN C sẽ phải nộp thêm thuế TNDN tại Việt Nam là bao nhiêu?
a. Không phải nộp thêm thuế TNDN
b. 20 triệu đồng
c. 25 triệu đồng

Câu 14. Năm 2009, doanh nghiệp A có số liệu như sau:
- Thu nhập từ hoạt động sản xuất phần mềm là 200 triệu đồng
- Thu nhập từ hoạt động cho thuê văn phòng là 120 triệu đồng
- Thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán là 300 triệu đồng.
Trường hợp này DN A trong năm 2009 sẽ phải nộp thuế TNDN là bao nhiêu biết rằng thu nhập của hoạt động sản xuất phần mềm của doanh nghiệp A đang được miễn thuế TNDN.
a. 125 triệu đồng.Z
b. 155 triệu đồng.
c. 105 triệu đồng.
d. Không phải nộp thuế.

Câu 15. Năm 2009, doanh nghiệp B có số liệu như sau:
- Thu nhập từ hoạt động sản xuất đồ chơi cho trẻ em: 200 triệu đồng.
- Thu nhập từ lãi tiền gửi ngân hàng: 50 triệu đồng.
- Thu nhập từ hoạt động cho thuê máy móc, thiết bị: 90 triệu đồng.
Trường hợp này DN B trong năm 2009 sẽ phải nộp thuế TNDN là bao nhiêu biết rằng hoạt động sản xuất đồ chơi trẻ em của doanh nghiệp B được hưởng ưu đãi thuế TNDN (thuế suất 15% và DN B năm 2009 đang được giảm 50% thuế TNDN đối với hoạt động sản xuất đồ chơi trẻ em).
a. 85 triệu đồng
b. 50 triệu đồng
c. 65 triệu đồng.

Câu 16. Doanh nghiệp A thuê tài sản cố định của Doanh nghiệp B trong 4 năm với số tiền thuê là 800 triệu đồng, Doanh nghiệp A đã thanh toán một lần cho Doanh nghiệp B đủ 800 triệu đồng. Trường hợp này Doanh nghiệp A được tính vào chi phí được trừ tiền thuê tài sản cố định hàng năm là bao nhiêu?
a. 200 triệu đồng.
b. 800 triệu đồng.
c. Tuỳ doanh nghiệp được phép lựa chọn

4. Thuế Thu nhập cá nhân

Câu 1. Thế nào là cá nhân cư trú ?
a. Có mặt tại VN từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại VN;
b. Có nơi ở thường xuyên tại VN, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại VN theo hợp đồng thuê có thời hạn;
c. Đáp ứng một trong hai điều kiện trên;
d. Tất cả các điều kiện trên.

Câu 2. Các khoản thu nhập sau đây, khoản thu nhập nào thuộc thu nhập chịu thuế của cá nhân cư trú:
a. Thu nhập từ tiền lương, tiền công;
b. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn;
c. Thu nhập từ bản quyền;
d. Tất cả các khoản thu nhập trên.

Câu 3. Các khoản thu nhập sau đây, khoản thu nhập nào thuộc thu nhập chịu thuế của cá nhân cư trú:
a. Thu nhập từ kinh doanh;
b. Thu nhập từ thừa kế;
c. Thu nhập từ đầu tư vốn;
d. Tất cả các khoản thu nhập trên.

Câu 4. Các khoản thu nhập sau đây, khoản thu nhập nào thuộc thu nhập được miễn thuế:
a. Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với phần tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật;
b. Tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả;
c. Thu nhập từ học bổng;
d. Tất cả các khoản thu nhập trên;

Câu 5. Các khoản thu nhập sau đây, khoản thu nhập nào thuộc thu nhập được miễn thuế:
a. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật;
b. Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích lợi nhuận;
c. Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
d. Tất cả các khoản thu nhập trên;
Câu 6. Kỳ tính thuế đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công được quy định:
a. Theo năm;
b. Theo quý;
c. Theo tháng;

Câu 7. Kỳ tính thuế áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, trừ thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng; thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thu nhập từ thừa kế; thu nhập từ quà tặng được quy định thế nào?
a. Theo từng lần phát sinh thu nhập;
b. Theo năm;
c.Theo quý;
d. Theo tháng;

Câu 8. Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú:
a. Từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với tất cả thu nhập chịu thuế
b. Theo năm;
c. Theo quý;
d. Theo tháng;

Câu 9. Cá nhân được hoàn thuế trong trường hợp nào:
a. Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp;
b. Cá nhân đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế;
c. Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d. Tất cả các trường hợp trên;

Câu 10. Cá nhân được giảm trừ những khoản nào sau đây khi xác định thu nhập tính thuế:
a. Các khoản giảm trừ gia cảnh;
b. Các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc;
c. Các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học;
d. Tất cả các khoản trên.

Câu 11. Những khoản thu nhập chịu thuế nào được trừ 10 triệu đồng trước khi tính thuế:
a. Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng;
b. Thu nhập chịu thuế từ bản quyền;
c. Thu nhập chịu thuế từ nhượng quyền thương mại;
d. Thu nhập chịu thuế từ thừa kế, quà tặng;
e. Tất cả các khoản thu nhập trên;
Câu 12. Thuế suất đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công đối với cá nhân không cư trú:
a) 10%
b) 15%
c) 20%
d) 30%

Câu 13. Những trường hợp nào thì con của đối tượng nộp thuế được xác định là người phụ thuộc được tính giảm trừ gia cảnh ?
a. Con dưới 18 tuổi;
b. Con trên 18 tuổi nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động;
c. Con đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức quy định (mức thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 500.000 đồng).
d. Tất cả các trường hợp trên;

Câu 14. Trường hợp nhiều người cùng tham gia kinh doanh trong một đăng ký kinh doanh thì thu nhập chịu thuế của mỗi người được xác định theo nguyên tắc nào:
a. Tính theo tỷ lệ vốn góp của từng cá nhân ghi trong đăng ký kinh doanh;
b. Tính theo thoả thuận giữa các cá nhân ghi trong đăng ký kinh doanh;
c. Tính bằng số bình quân thu nhập đầu người trong trường hợp đăng ký kinh doanh không xác định tỷ lệ vốn góp hoặc không có thoả thuận về phân chia thu nhập giữa các cá nhân;
d. Một trong các nguyên tắc trên.

Câu 15. Thu nhập nào thuộc thu nhập từ đầu tư vốn:
a. Tiền lãi cho vay;
b. Lợi tức cổ phần;
c. Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ trái phiếu Chính phủ;
d. Tất cả các khoản thu nhập trên;

Câu 16. Thu nhập nào thuộc thu nhập được miễn thuế:
a. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
b. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.
c. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất;
d. Tất cả các khoản thu nhập trên;

Câu 17. Thu nhập nào thuộc thu nhập được miễn thuế?
a. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
b. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.
c. Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất.
d. Tất cả các khoản thu nhập trên;

Câu 18. Thu nhập nào được miễn thuế TNCN?
a. Thu nhập từ đầu tư vốn;
b. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;
c. Thu nhập từ trúng thưởng;
d. Thu nhập từ bản quyền;

Câu 19. Thu nhập nào được miễn thuế TNCN?
a. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại;
b. Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng;
c. Thu nhập từ kiều hối;
d. Thu nhập từ tiền lương, tiền công;

Câu 20. Thu nhập nào được miễn thuế TNCN?
a. Thu nhập từ tiền lương, tiền công;
b. Tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả;
c. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại;
d. Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng;

Câu 21. Trường hợp nào thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản được miễn thuế
a. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng.
b. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể.
c. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
d. Tất cả các khoản thu nhập trên;

Câu 22. Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản tại Việt Nam của cá nhân không cư trú được xác định bằng bao nhiêu % trên giá chuyển nhượng?
a. 1%
b. 2%
c. 3%

Câu 23. Thuế suất đối với thu nhập từ đầu tư vốn vào tổ chức cá nhân tại Việt Nam của cá nhân không cư trú ?
a. 1%
b. 2%
c. 3%
d. 5%

Câu 24. Quy định về giảm trừ gia cảnh được thực hiện :
a. Với người nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng, 48 triệu đồng/năm.
b. Với người phụ thuộc là 19,2 triệu đồng /năm.
c. Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ 1 lần vào một người nộp thuế.
d. Câu a và b
e. Câu a và c

Câu 25. Luật thuế TNCN quy định, đối tượng nộp thuế TNCN là:
a. Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và nước ngoài
b. Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
c. Cả a và b
d. Không phải các trường hợp trên

Câu 26. Theo quy định hiện hành thì:
a. Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công thuộc diện phải nộp thuế TNCN theo quy định của Luật thuế TNCN.
b. Hộ gia đình, cá nhân có thu nhập từ kinh doanh thuộc diện phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật thuế TNDN.
c. Cá nhân có thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất phải nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của luật thuế chuyển quyền sử dụng đất.
d. a và b
e. a và c

Câu 27. Thu nhập chịu thuế TNCN từ đầu tư vốn không bao gồm:
a. Lợi tức cổ phần
b. Lãi tiền cho vay
c. Lãi từ chuyển nhượng chứng khoán
d. Cả a, b và c

Câu 28. Thu nhập chịu thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản là:
a. Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất
b. Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu, sử dụng nhà ở
c. Thu nhập từ chuyển quyền thuê đất, thuê mặt nước mà Nhà nước cho thuê.
d. Cả a,b và c

Câu 29. Thu nhập chịu thuế TNCN từ trúng thưởng là:
a. Thu nhập từ trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại của các doanh nghiệp có đăng ký trước hoạt động khuyến mại với cơ quan quản lý nhà nước về thương mại.
b. Thu nhập từ trúng thưởng trong các hình thức cá cược, casino.
c. Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng.
d. Cả a,b và c

Câu 30. Thu nhập chịu thuế TNCN từ bản quyền là :
a. Thu nhập từ bản quyền tác giả, tác phẩm văn học, âm nhạc
b. Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu thương mại.
c. Thu nhập từ hoạt động chuyển giao công nghệ.
d. Cả a,b và c

Câu 31. Thu nhập không thuộc diện chịu thuế TNCN:
a. Thu nhập từ thừa kế, quà tặng là bất động sản
b. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng, cha mẹ với con cái, ông bà nội ngoại với cháu ruột.
c. Tiền thưởng kèm theo danh hiệu được Nhà nước phòng tặng như: Anh hùng LLVTND, Anh hùng Lao động, Nhà giáo nhân dân...
d. Cả a, b và c

Câu 32. Người nộp thuế TNCN gặp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo thì theo quy định:
a. Được miễn thuế TNCN phải nộp tương ứng với mức độ thiệt hại.
b. Được xét giảm thuế TNCN tương ứng với mức độ thiệt hại, số thuế được giảm không vượt quá số thuế phải nộp
c. Được xét giảm thuế TNCN tương ứng với mức độ thiệt hại, số thuế được giảm không vượt quá số thuế phải nộp.
d. Không câu trả lời nào trên là đúng.

Câu 33. Kỳ tính thuế TNCN với cá nhân cư trú được quy định :
a. Kỳ tính thuế theo quý áp dụng với thu nhập từ kinh doanh
b. Kỳ tính thuế theo năm áp dụng với thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công.
c. Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh áp dụng với thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng.
d. Câu b và c
e. Cả a, b và c

Câu 34. Cá nhân được hoàn thuế TNCN trong trường hợp:
a. Có số thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp
b. Đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa tới mức phải nộp thuế
c. Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
d. Cả a,b và c

Câu 35. Theo quy định của Luật thuế TNCN, thu nhập chịu thuế TNCN từ kinh doanh của cá nhân cư trú được xác định:
a. Doanh thu trừ(-) các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế trong ký tính thuế
b. Doanh thu trừ(-) các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế trừ(-) Các khoản giảm trừ gia cảnh.
c. Không phải các phương án trên

Câu 36. Thu nhập chịu thuế TNCN từ bản quyền là:
a. Là toàn bộ phần thu nhập nhận được khi chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ theo từng hợp đồng.
b. Là thu nhập nhận được khi chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sử hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên theo từng hợp đồng.
c. Là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng nhận được khi chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sử hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ theo từng hợp đồng.
d. Không phải theo các phương án trên

Câu 37. Thu nhập chịu thuế TNCN từ thừa kế, quà tặng được xác định:
a. Là toàn bộ giá trị tài sản thừa kế, quà tặng nhận được theo từng lần phát sinh
b. Là phần giá trị của tài sản thừa kế, quà tặng từ 10 triệu đồng trở lên theo từng lần phát sinh
c. Là phần giá trị tài sản thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng nhận được theo từng lần phát sinh.
d. Không phải theo các phương án trên.

Câu 38. Theo quy định của Luật thuế TNCN, người phụ thuộc của người nộp thuế không bao gồm:
a. Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động.
b. Con thành niên đang theo học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề.
c. Bố mẹ trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng không có thu nhập.
d. Câu a và b
e. Câu b và c

Câu 39. Luật thuế TNCN quy định, các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, nhân đạo, quỹ khuyến học:
a. Được trừ vào tất cả các loại thu nhập của cá nhân cư trú trước khi tính thuế
b. Được trừ vào thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh của cá nhân cư trú trước khi tính thuế
c. Chỉ được trừ vào thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú trước khi tính thuế.
d. Câu a và c
e. Câu b và c

Câu 40. Thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân không cư trú `được xác định :
a. Doanh thu nhân (x) thuế suất thuế TNCN tương ứng với từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định.
b. [Doanh thu trừ(-) Các khoản chi phí hợp lý] nhân(x) thuế suất thuế TNCN tương ứng với từng lĩnh vực, ngành nghề.
c. [Doanh thu trừ(-) Các khoản chi phí hợp lý trừ(-) Các khoản giảm trừ gia cảnh] nhân(x) thuế suất thuế TNCN tương ứng với từng lĩnh vực, ngành nghề.
d. Không câu trả lời nào trên là đúng

Câu 41. Thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định :
a. Thu nhập chịu thuế nhân (x) biểu thuế suất luỹ tiến từng phần
b. Thu nhập chịu thuế nhân(x) thuế suất 20%
c. [Thu nhập chịu thuế trừ(-) Giảm trừ gia cảnh] nhân(x) thuế suất 20%
d. [Thu nhập chịu thuế trừ(-) Giảm trừ gia cảnh trừ(-) Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo] nhân (x) thuế suất 20%

Bài tập Thuế Thu nhập cá nhân

Câu 1. Một gia đình có 2 con nhỏ và một mẹ già không có thu nhập. Thu nhập của người chồng là 17triệu đồng/tháng. Thu nhập của người vợ bị tàn tật là 450.000đồng/tháng. Thu nhập tính thuế bình quân một tháng là bao nhiêu?
a. 5.500.000 đồng
b. 6.200.000 đồng
c. 6.500.000 đồng
d. 6.600.000 đồng

Câu 2. Chị M là cá nhân kinh doanh chưa thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ. Trong năm, chị M có doanh thu từ hoạt động kinh doanh 500 triệu đồng, chi phí liên quan tới hoạt động kinh doanh là 432 triệu đồng. Tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu do cơ quan thuế quy định tại địa phương với hoạt động kinh doanh của chị M là 5%. Chi M không có người phụ thuộc và không có khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo nào trong năm. Thuế TNCN chị M phải nộp trong năm là:
a. 1 triệu đồng
b. 25 triệu đồng
c. Số khác
d. Không phải nộp thuế

Câu 3. Cá nhân C là đối tượng cư trú đồng sở hữu 2 căn hộ. Tháng 8/2009 anh C quyết định bán cả 2 căn hộ với giá 800 trđ và 750 trđ mỗi căn. Anh C không còn giấy tờ mua 2 căn hộ nên không xác định được giá vốn của 2 căn hộ này. Thuế thu nhập cá nhân do bán 2 căn hộ này được xác định như thế nào?
a. 23.000.000 đồng
b. 27.500.000 đồng
c. 31.000.000 đồng
d. 30.000.000 đồng

Câu 4. Ông B bán 500 cổ phiếu với giá bán là 25,000 đồng/cổ phiếu, giá mua 8,500 đồng/cổ phiếu, chi phí liên quan cho việc bán 500 cổ phiếu này là 750,000 đồng (các chứng từ mua, bán và chi phí hợp lý). Thuế TNCN ông B phải nộp là bao nhiêu?
a. 1.500.000 đồng
b. 1.750.000 đồng
c. 1.950.000 đồng
d. 2.200.000 đồng

Câu 5. Chị C được ông B tặng một chiếc xe máy trị giá 25 triệu đồng. số thuế TNCN chị C phải nộp là bao nhiêu?
a. 1.200.000 đồng
b. 1.500.000 đồng
c. 1.750.000 đồng
d. 2.100.000 đồng

Câu 6. Bà Jolie sang Việt Nam giảng dạy từ tháng 3/2009 đến tháng 6/2009. Tháng 3/2009 Bà nhận được khoản lương là 2,500USD thì thuế TNCN của Bà phải nộp là bao nhiêu với tỷ giá 1USD = 17.000 VN đồng? (giả thiết Bà Jolie không phải đóng góp các khoản BHXH, BHYT bắt buộc và không có khoản đóng góp từ thiện nhân đạo nào)
a. 7.500.000 đồng
b. 8.200.000 đồng
c. 8.500.000 đồng
d. 8.000.000 đồng

Câu 7. ông Henmus trong 2 tuần du lịch tại Việt Nam đã trúng thưởng xổ số 300 tr đồng. Thuế TNCN ông Henmus phải nộp là bao nhiêu?
a. 29.000.000 đồng
b. 30.000.000 đồng
c. 31.000.000 đồng
d. 32.000.000 đồng
Câu 8. Ông X là cá nhân không cư trú theo Luật thuế TNCN, trong tháng 9 năm 2009 ông có thu nhập từ tiền công do doanh nghiệp tại Việt Nam chi trả là 10 triệu đồng. Ông X phải nuôi 2 con nhỏ và không có khoản đóng góp từ thiện nhân đạo nào.
Số thuế TNCN trong tháng 9 năm 2009 ông X phải nộp là:
a. 140.000 đồng
b. 350.000 đồng
c. 750.000 đồng
d. Số khác

Câu 9. Bà M là cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương hàng tháng là 10 triệu đồng và không có khoản thu nhập nào khác trong năm. Bà phải nuôi 01 con nhỏ dưới 10 tuổi và không có khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo nào trong năm. Số thuế TNCN bà M phải nộp trong năm là :
a. 9 triệu đồng
b. 4,2 triệu đồng
c. 2,64 triệu đồng
d. 750 nghìn đồng

Câu 10. Ông A có thu nhập từ bản quyền tác giả do nhà xuất bản trả một lần là 120 triệu đồng. Ông A trích 10 triệu đồng ủng hộ quỹ nạn nhân chất độc da cam dioxin. Thuế TNCN ông A phải nộp với thu nhập từ bản quyền là :
a. 6 triệu đồng
b. 5,5 triệu đồng
c. 5 triệu đồng
d. Số khác

Câu 11. Ông T trong năm 2009 chỉ có duy nhất nguồn thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán niêm yết với tổng giá trị chuyển nhượng là 1000 triệu đồng. Theo kê khai của ông C thi giá mua loại chứng khoán đã chuyển nhượng trước khi niêm yết là 900 triệu đồng nhưng không có chứng từ chứng minh. Thuế TNCN ông C phải nộp trong năm 2009 là :
a. 200 triệu đồng
b. 20 triệu đồng
c. 1 triệu đồng
d. Số khác

Câu 12. Ông J là cá nhân không cư trú theo quy định của pháp luật thuế Việt Nam. Trong năm 2009, ông J có doanh thu từ hoạt động kinh doanh hàng hoá tại Việt Nam là 2000 triệu đồng. Tổng chi phí hợp lý được trừ với hoạt động kinh doanh trên là 1800 triệu đồng. Ông J không có người phụ thuộc và không có khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo nào trên lãnh thổ Việt Nam trong năm.
Thuế TNCN ông J phải nộp trong năm 2009 là :
a. 1,52 triệu đồng
b. 2 triệu đồng
c. 20 triệu đồng
d. Số khác

Bài 13. Trong năm, Anh H có thu nhập từ tiền lương là 4,5 triệu đồng / tháng (sau khi trừ BHXH, BHYT) và tổng tiền thưởng nhân ngày 30/4, 1/5, 2/9 trong năm là 5 triệu đồng. Anh H không có người phụ thuộc và không có khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo nào trong năm, thuế TNCN anh H phải nộp là :
a. 550.000 đồng
b. 300.000 đồng
c. Số khác
d. Không phải nộp thuế

5. Thuế Tài nguyên

Câu 1. Căn cứ tính thuế tài nguyên là gì?
a. Sản lượng tài nguyên thương phẩm khai thác, giá tính thuế và thuế suất
b. Sản lượng tài nguyên thương phẩm khai thác và giá tính thuế
c. Sản lượng tài nguyên thương phẩm khai thác và thuế suất.

Câu 2. Giá tính thuế tài nguyên là:
a. Giá bán của một đơn vị tài nguyên tại nơi khai thác.
b. Giá bán của một đơn vị tài nguyên bao gồm cả thuế giá trị gia tăng
c. Giá bán của một đơn vị tài nguyên theo giá thị trường

Câu 3. Trong những hàng hóa sau đây, hàng hóa nào là đối tượng chịu thuế tài nguyên?
a. Thiết bị lọc dầu
b. Dầu mỏ
c. Ô tô chạy dầu

Câu 4. Trong những hàng hóa sau đây, hàng hóa nào không là đối tượng chịu thuế tài nguyên?
a. Vàng
b. Bạc
c. Vàng mã

Câu 5: Đối tượng chịu thuế tài nguyên bao gồm:
a. Tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân tạo
b. Tài nguyên thiên nhiên dưới lòng đất
c. Tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế về thềm lục địa của Việt Nam
d. Khoáng sản và dầu thô, khí thiên nhiên, khí than

Câu 6: Đối tượng nộp thuế tài nguyên:
a. Doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh khai thác có khai thác tài nguyên.
b. Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên
c. Tổ chức, cá nhân kinh doanh tài nguyên
d. Cá nhân, hộ gia đình kinh doanh có khai thác tài nguyên.

Câu 7: Việt Nam góp vốn pháp định bằng các nguồn tài nguyên thành lập doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài thì:
a. Doanh nghiệp liên doanh phải nộp thuế tài nguyên.
b. Bên Việt Nam sử dụng tài nguyên góp vốn phải nộp thuế tài nguyên
c. Tùy theo thỏa thuận của các bên trong liên doanh
d. Bên Việt Nam và bên nước ngoài đều phải kê khai nộp thuế tài nguyên theo vốn góp

Câu 8. Giá tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên dùng để sản xuất thủy điện là:
a. Giá bán nước dùng sản xuất thủy điện
b. Giá bán điện thương phẩm cho người tiêu dùng
c. Giá bán điện thương phẩm tại nhà máy thủy điện
d. Gồm các trường hợp tại điểm a, điểm c

Câu 9. Việc đăng ký, khai thuế, quyết toán thuế, nộp thuế, ấn định thuế tài nguyên được thực hiện theo quy định.
a. Pháp lệnh thuế tài nguyên
b. Luật Dầu khí, Luật Khoáng sản
c. Luật Quản lý thuế
d. Tất cả các trường hợp trên.

6. Các khoản thu về đất đai

Câu 1: Trong hệ thống thuế nhà nước hiện hành, các khoản thu về đất đai là những khoản thu sau:
a. Thuế sử dụng đất nông nghiệp; Thuế nhà đất;
b. Thuế sử dụng đất nông nghiệp ; Thuế nhà đất; Tiền sử dụng đất;
c. Thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN); Thuế nhà đất; Tiền sử dụng đất; Tiền thuê đất, thuê mặt nước
d. Thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN); Thuế nhà đất; Tiền sử dụng đất; Tiền thuê đất, thuê mặt nước, Lệ phí trước bạ.

Câu 2: Đối tượng phải nộp tiền sử dụng đất (SDĐ) là:
a. Người được Nhà nước giao đất theo diện thu tiền SDĐ;
b. Người đang sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
c. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở mà đất đó được sử dụng từ ngày 15/10/1993 đến thời điểm cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, chưa nộp tiền sử dụng đất, nay được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ.
d. Cả 3 trường hợp trên.

Câu 3: Căn cứ tính thu tiền SDĐ là:
a. Diện tích đất được nhà nước giao, được phép chuyển mục đích, được cấp GCN QSDĐ.
b. Giá đất
c. Thời hạn sử dụng đất:
d. Cả 3 phương án trên

Câu 4: Đơn giá thuê đất, thuê mặt nước của mỗi dự án được điều chỉnh:
a. Hàng năm;
b. Sau 3 năm
c. Sau 5 năm
d. Sau 10 năm

Câu 5: Tiền thuê đất, thuê mặt nước được thu kể từ ngày:
a. Ngày ghi trên quyết định cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền;
b. Ngày ký Hợp đồng thuê đất
c. Ngày nhận được Thông báo thu tiền thuê đất của cơ quan Thuế.

Câu 6: Đối tượng chịu thuế nhà đất là:
a. Đất ở thuộc khu dân cư ở các thành thị và nông thôn
b. Đất xây dựng công trình và các khoảnh đất phụ thuộc (diện tích ao hồ, trồng cây) bao quanh công trình kiến trúc
c. Cả 2 phưong án trên

Câu 7: Hạng đất làm căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp được ổn định trong thời gian:
a. 3 năm
b. 5 năm
c. 10 năm
d. 15 năm

Câu 8. Tổ chức, cá nhân phải nộp tiền sử dụng đất nếu:
a. Được nhà nước giao đất để ở hoặc xây nhà ở để bán hoặc cho thuê
b. Được nhà nước cho thuê đất để sản xuất kinh doanh
c. Được nhà nước giao đất, cho thuê đất để xây dựng công trình công cộng vì mục đích kinh doanh.
d. Không câu trả lời nào trên

Câu 9. Căn cứ tính thu tiền sử dụng đất trong trường hợp giao đất sử dụng làm nhà ở là:
a. Diện tích đất thu tiền sử dụng đất
b. Giá đất tính thu tiền sử dụng đất
c. Thời hạn sử dụng đất
d. Câu a và b
e. Câu a,b và c

Câu 10. Theo quy định hiện hành, các cá nhân sau không phải nộp thuế nhà đất mà nộp các loại thuế, khoản thu khác:
a. Cá nhân sở hữu nhà chung cư.
b. Cá nhân có quyền sử dụng đất ở hợp pháp nhưng không sử dụng làm nhà ở, xây dựng công trình trên đất.
c. Cá nhân sử dụng đất ở nhưng không có quyền sử dụng đất ở hợp pháp
d. Cá nhân sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích xây dựng nhà ở.
e. Cả a,b,c và d

Câu 11. Căn cứ tính thuế nhà đất là:
a. Diện tích đất, giá đất do UBND cấp tỉnh quy định và thuế suất thuế nhà đất
b. Diện tích đất, hạng đất và thuế suất thuế nhà đất tương ứng với hạng đất
c. Diện tích đất, hạng đất và mức thuế đất
d. Không phải các phương án trên

Câu 12. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải nộp tiền thuê đất, thuê mặt nước nếu:
a. Được nhà nước giao đất để xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh
b. Được nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước để sản xuất kinh doanh
c. Được nhà nước giao đất để xây dựng kết cấu hạ tầng để cho thuê
d. Câu a,b và c


7. Phí, lệ phí trước bạ

Câu 1. Người nộp thuế phải kê khai, nộp lệ phí trước bạ vào thời điểm:
a. Bất cứ lúc nào
b. Trước khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.
c. Sau khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản

Câu 2. Pháp lệnh phí và lệ phí điều chỉnh đối với loại phí nào trong các loại phí sau đây:
a. Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện của chủ xe cơ giới.
b. Phí thanh toán của tổ chức tín dụng.
c. Niên liễm thu theo điều lệ của câu lạc bộ.
d. Phí thi hành án.

Câu 3. Phần tiền phí, lệ phí nộp vào NSNN được phân chia cho các cấp ngân sách và được quản lý, sử dụng theo quy định nào dưới đây:
a. Quy định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
b. Quy định của cơ quan thuế địa phương.
c. Quy định của Luật Ngân sách nhà nước
d. Quy định của tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí.

Câu 4. Cơ quan nào có trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về phí, lệ phí?
a. Ủy ban Thường vụ Quốc Hội
b. Chính Phủ
c. Bộ Tài chính

Câu 5. Mức thu lệ phí được quy định:
a. Ấn định trước đối với từng công việc
b. Ấn định một mức thu với tất cả các công việc.
c. Không ấn định với tất cả các công việc.

Câu 6. Doanh nghiệp tư nhân A được phép thầu bãi trông xe ô tô tại trung tâm của thành phố B. Doanh nghiệp A khi nhận trông xe phải công khai tại bãi trông xe các nội dung sau:
a. Loại phí, lệ phí doanh nghiệp A thu đối với xe ôtô giữ tại bãi
b. Mức thu phí, lệ phí
c. Tên nhân viên thu phí
d. Chỉ a và b
e. Chỉ c và d

Câu 7. Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước có phải chịu thuế không?
a. Có
b. Không

Câu 8. Tổ chức, cá nhân được thu phí, lệ phí :
a. Cơ quan thuế nhà nước
b. Cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân cung cấp dịch vụ, thực hiện công việc mà pháp luật quy định được thu phí, lệ phí
c. Tổ chức và cá nhân cung cấp dịch vụ, thực hiện công việc mà pháp luật quy định được thu phí, lệ phí.
d. Tất cả các phương án trên.

Câu 9. Trường hợp nào sau đây không phải nộp lệ phí trước bạ :
a. Nhà, đất là trụ sở của cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và nhà ở của người đứng đầu cơ quan lãnh sự của nước ngoài tại Việt Nam
b. Đất thuê của Nhà nước hoặc thuê của tổ chức, cá nhân đã có quyền sử dụng đất hợp pháp.
c. Tài sản được chia hay góp do chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, đổi tên tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
d. Tất cả các phương án trên

Câu 10. Số tiền lệ phí trước bạ phải nộp được xác định :
a. Giá tính lệ phí trước bạ cộng (+) mức thu lệ phí trước bạ
b. Giá tính lệ phí trước bạ nhân (x) tỷ lệ (%) lệ phí trước bạ
c. Giá kê khai của người đến nộp lệ phí trước bạ nhân (x) tỷ lệ (%) lệ phí trước bạ
d. Giá trị tài sản do cơ quan thuế xác định nhân (x) tỷ lệ (%) ấn định


8. Luật quản lý thuế

Câu 1. Các trường hợp thuộc diện kiểm tra hồ sơ trước khi hoàn thuế là:
a. Hoàn thuế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b. Người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu;
c. Người nộp thuế đã có hành vi trốn thuế, gian lận về thuế trong thời hạn 2 năm tính từ thời điểm đề nghị hoàn thuế trở về trước;
d. Người nộp thuế không thực hiện giao dịch thanh toán qua ngân hàng theo quy định;
đ. Doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, chấm dứt hoạt động; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước;
e. Hết thời hạn theo thông báo của cơ quan quản lý thuế nhưng người nộp thuế không giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế theo yêu cầu;
g. Hàng hoá nhập khẩu thuộc diện nhà nước quản lý theo quy định của pháp luật.
h. Tất cả các trường hợp trên

Câu 2. Hồ sơ hoàn thuế bao gồm
a. Văn bản yêu cầu hoàn thuế.
b. Chứng từ nộp thuế.
c. Các tài liệu khác liên quan đến yêu cầu hoàn thuế.
d. Tất cả các loại trên (a, b,c).

Câu 3. Trường hợp hồ sơ đề nghị hoàn thuế chưa đầy đủ, cơ quan thuế phải thông báo cho người nộp thuế để hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn bao nhiêu ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ?
a. 07 ngày
b. 05 ngày
c. 03 ngày

Câu 4. Hồ sơ miễn thuế, giảm thuế đối với trường hợp do cơ quan thuế quyết định miễn thuế, giảm thuế bao gồm:
a. Tờ khai thuế và tài liệu có liên quan đến việc xác định số thuế được miễn, số thuế được giảm.
b. Văn bản đề nghị miễn thuế, giảm thuế, trong đó nêu rõ loại thuế đề nghị miễn, giảm; lý do miễn thuế, giảm thuế; số tiền thuế được miễn, giảm và tài liệu có liên quan đến việc xác định số thuế được miễn, số thuế được giảm.
c. Cả a và b

Câu 5. Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong trường hợp nào?
a. Ngay sau khi người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn.
b. Sau khi cơ quan thuế có quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
c. Trước khi cơ quan thuế có quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.

Câu 6. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ bao nhiêu của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với loại thuế khai và nộp theo tháng?
a. Ngày 10
b. Ngày 15
c. Ngày 20

Câu 7. Hồ sơ khai thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp gồm những gì?
a. Tờ khai quyết toán thuế
b. Báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt hoạt động
c. Tài liệu khác liên quan đến quyết toán thuế
d. Tất cả các loại trên

Câu 8. Cơ quan quản lý thuế tiếp nhận hồ sơ khai thuế của người nộp thuế bằng các hình thức nào?
a. Trực tiếp tại cơ quan thuế
b. Gửi qua đường bưu chính
c. Thông qua giao dịch điện tử
d. Tất cả các loại trên (a, b,c)

Câu 9. Theo quy định của Luật quản lý thuế, thời điểm nào được xác định là ngày người nộp thuế đã nộp tiền thuế, tiền phạt vào NSNN?
a. Ngày Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác hoặc tổ chức dịch vụ xác nhận trên chứng từ nộp thuế của người nộp thuế trong trường hợp nộp thuế bằng chuyển khoản.
b. Ngày Kho bạc Nhà nước, cơ quan quản lý thuế hoặc tổ chức được cơ quan quản lý thuế uỷ nhiệm thu thuế cấp chứng từ thu tiền thuế đối với trường hợp nộp tiền thuế trực tiếp bằng tiền mặt.
c. Tất cả các trường hợp trên (a và b).

Câu 10. Theo quy định của Luật quản lý thuế, người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định thuế trong trường hợp:
a. Không đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau mười ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế;
b. Không khai thuế, không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khai thuế không chính xác, trung thực, đầy đủ về căn cứ tính thuế;
c. Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế; Không xuất trình sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp trong thời hạn quy định;
d. Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường;
e. Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế.
f. Tất cả các trường hợp nêu trên.

Câu 11. Công chức quản lý thuế qua kiểm tra hồ sơ khai thuế của Công ty cổ phần A thấy hồ sơ không chính xác nên đã quyết định yêu cầu giải trình hồ sơ. Được biết Công ty TNHH tư vấn kế toán, kiểm toán B có chức năng kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế và đã ký hợp đồng cung cấp dịch vụ làm thủ tục về thuế với Công ty cổ phần A. Hỏi trường hợp này đối tượng nào giải trình hồ sơ khai thuế của công ty A với cơ quan thuế?
a. Công ty cổ phần A.
b.Công ty TNHH tư vấn kế toán, kiểm toán B.
c. Công ty cổ phần A và Công ty kế toán, kiểm toán B.
d. Tất cả các câu trả lời trên đều đúng.

Câu 12. Trong lần đi kiểm tra tại địa bàn quản lý, một chiến sỹ Công an phường X tên là Nguyễn Văn A thấy có hai quán phở có quy mô như nhau nhưng khi tìm hiểu kỹ thì thấy chủ hai quán phở có số thuế nộp hàng tháng là khác nhau. Chiến sỹ công an A đang là thành viên của hội đồng tư vấn phường X. Công an A nghĩ rằng đây là việc của cơ quan quản lý thuế nên không can thiệp. Hãy cho biết nhận định của chiến sỹ công an A đúng hay sai?
a) Đúng.
b) Sai.

Câu 13. Hồ sơ khai thuế tháng gồm các tài liệu :
a. Tờ khai thuế tháng
b. Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ bán ra
c. Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào
d. Các tài liệu khác có liên quan đến số thuế phải nộp
e. Tất cả các phương án trên

Câu 14. Doanh nghiệp X là đơn vị mới thành lập, có đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng của doanh nghiệp trên là:
a. Chậm nhất là ngày thứ 10 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế
b. Chậm nhất là ngày thứ 15 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế
c. Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế

Câu 15. Sau khi nộp Tờ khai Quyết toán thuế năm 2006, doanh nghiệp A phát hiện khai thiếu chỉ tiêu doanh thu khác. Trường hợp của Doanh nghiệp A có được khai bổ sung hay không? Được biết cơ quan thuế chưa ra quyết định thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp A.
a. Có
b. Không

Câu 16. Việc khai thuế, khai các khoản thu thuộc NSNN về đất đai theo năm được áp dụng với loại thuế nào?
a. Thuế nhà, đất
b. Thuế sử dụng đất nông nghiệp
c. Tiền thuê đất, thuê mặt nước
d. Cả 3 trường hợp trên

Câu 17. Bà X mở một cửa hàng bán điện thoại di động, không thực hiện đầy đủ chế độ hoá đơn chứng từ sổ sách. Trường hợp của Bà X phải nộp thuế theo phương pháp:
a. Phương pháp kê khai trực tiếp
b. Phương pháp kê khai khấu trừ
c. Phương pháp khoán thuế

Câu 18. Người nộp thuế có thể nộp tiền thuế, tiền phạt vào Ngân sách nhà nước tại:
a. Kho bạc Nhà nước;
b. Cơ quan thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế;
c. Tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ nhiệm thu thuế;
d. Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật.
e. Cả 4 phương án trên.

Câu 19. Trường hợp người nộp thuế vừa có số tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền thuế phát sinh, tiền phạt thì người nộp thuế phải thực hiện nộp tiền thuế theo thứ tự thanh toán nào sau đây:
a. Tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền thuế phát sinh, tiền phạt.
b. Tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền phạt, tiền thuế phát sinh.
c. Tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền thuế truy thu, tiền thuế phát sinh.
d. Tiền thuế nợ, tiền thuế phát sinh, tiền thuế truy thu, tiền phạt.

Câu 20 Thời điểm nào được xem là người nộp thuế đã thực hiện nộp tiền thuế, tiền phạt vào Ngân sách nhà nước:
a. Ngày Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng, tổ chức tín dụng xác nhận trên Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước bằng chuyển khoản trong trường hợp nộp thuế bằng chuyển khoản.
b. Ngày cơ quan thuế hoặc tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế cấp chứng từ thu tiền thuế bằng tiền mặt trong trường hợp nộp thuế bằng tiền mặt.
c. Ngày Kho bạc Nhà nước xác nhận trên chứng từ thu tiền thuế bằng tiền mặt trong trường hợp nộp thuế bằng tiền mặt.
d. Cả 3 phương án trên.

Câu 21 Trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện về việc tính, ấn định thuế của cơ quan quản lý thuế thì người nộp thuế:
a. Không phải nộp số thuế do cơ quan quản lý thuế tính hoặc ấn định.
b. Phải nộp đủ số tiền thuế do cơ quan quản lý thuế tính hoặc ấn định.
c. Không phải nộp số thuế do cơ quan quản lý thuế tính hoặc ấn định nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ thực hiện quyết định tính thuế, quyết định ấn định thuế của cơ quan quản lý thuế.
d. Cả b và c.

Câu 22 Công ty TNHH X được chia thành Công ty TNHH Y và Công ty TNHH Z. Việc chia doanh nghiệp có làm thay đổi thời hạn nộp thuế của Công ty TNHH X hay không?
a. Có
b. Không

Câu 23 Công ty cổ phần A nộp hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế, cơ quan thuế kiểm tra thấy hồ sơ miễn thuế, giảm thuế chưa đầy đủ theo quy định. Cơ quan quản lý thuế phải thông báo cho Công ty cổ phần A bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn bao lâu kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ?
a. 07 ngày
b. 05 ngày
c. 03 ngày

Câu 24 Cơ sở kinh doanh A đề nghị miễn thuế, giảm thuế. Qua kiểm tra, cơ quan thuế phát hiện hồ sơ miễn, giảm thuế của cơ sở kinh doanh A chưa đầy đủ theo qui định, cơ quan thuế đã thông báo cho cơ sở kinh doanh A hoàn chỉnh hồ sơ. Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế của cơ sở kinh doanh A thì cơ quan thuế phải ra quyết định miễn thuế, giảm thuế hoặc thông báo cho cơ sở kinh doanh A lý do không thuộc diện miễn thuế, giảm thuế trong thời hạn bao nhiêu ngày?
a. 45 ngày
b. 30 ngày
c. 15 ngày

Câu 25 Cơ sở kinh doanh D đề nghị miễn, giảm thuế. Cơ sở kinh doanh D thuộc diện phải kiểm tra thực tế để có đủ căn cứ giải quyết hồ sơ thì thời hạn cơ quan thuế ra quyết định miễn thuế, giảm thuế cho cơ sở kinh doanh D là bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ?
a. 60 ngày
b. 45 ngày
c. 30 ngày

Câu 26 Công ty kinh doanh A xuất khẩu hàng hoá từ Việt Nam sang Hàn Quốc. Công ty kinh doanh A thuộc đối tượng được miễn, giảm thuế hàng xuất khẩu. Hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế của công ty A được nộp tại cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?
a. Cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
b. Cơ quan Hải quan.
c. Cơ quan Tài chính.
Câu 27 Trường hợp nào sau đây bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế?
a. Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá chín mươi ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định.
b. Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế khi đã hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế.
c. Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
d. Cả 3 phương án trên

Câu 28 Trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản thì quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế phải gửi cho các đối tượng nào dưới đây:
a. Đối tượng bị cưỡng chế; tổ chức, cá nhân có liên quan.
b. Đối tượng bị cưỡng chế; tổ chức, cá nhân có liên quan; cơ quan quản lý thuế cấp trên trực tiếp; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn nơi thực hiện cưỡng chế.
c. Đối tượng bị cưỡng chế; tổ chức, cá nhân có liên quan; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn nơi thực hiện cưỡng chế.

Câu 29 Mức xử phạt là bao nhiêu phần trăm (%) mỗi ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với hành vi chậm nộp tiền thuế?
a. 0,1%.
b. 0,05%.
c. 0,2%.

Câu 30 Thẩm quyền xóa nợ tiền thuế, tiền phạt.
a. Bộ Trưởng Bộ Tài chính có thẩm quyền xóa nợ tiền thuế, tiền phạt đối với trường hợp thuộc đối tượng xóa nợ theo quy định tại Luật quản lý thuế.
b. Cơ quan thuế địa phương được xem xét, quyết định xóa nợ tiền thuế, tiền phạt đối với các hộ gia đình, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng xóa nợ theo quy định tại Luật quản lý thuế.
c. Cả hai phương án trên.


Câu 31 Trường hợp nào sau đây bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế?
a. Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định.
b. Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
c. Cả hai phương án trên.

Câu 32. Theo quy định của Luật Quản lý thuế thì người nộp thuế không được quyền giữ bí mật thông tin.
a. Đúng
b. Sai

Câu 33. Theo quy định của Luật Quản lý thuế thì người nộp thuế được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế gây ra:
a. Đúng
b. Sai

Câu 34. Theo quy định của Luật Quản lý thuế thì người nộp thuế phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế đã nộp cho cơ quan thuế.
a. Đúng
b. Sai

Câu 35. Theo quy định của Luật Quản lý thuế thì người nộp thuế không được tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của công chức quản lý thuế và tổ chức, cá nhân khác.
a. Đúng
b. Sai

Câu 36. Theo quy định của Luật Quản lý thuế thì cơ quan thuế được quyền cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế.
a. Đúng
b. Sai

Câu 37. Luật Quản lý thuế quy định việc quản lý
a. Các loại thuế
b. Các khoản thu khác thuộc NSNN
c. Các khoản thu khác thuộc NSNN do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật.
d. Phương án a và c

Câu 38. Các đối tượng nào phải giữ bí mật thông tin của người nộp thuế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp khi có yêu cầu bằng văn bản của một số cơ quan theo quy định tại Khoản 2 Điều 73 Luật quản lý thuế :
a. Cơ quan quản lý thuế
b. Cơ quan quản lý thuế, công chức thuế
c. Cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế, người đã là công chức quản lý thuế.
d. Cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế, người đã là công chức quản lý thuế, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.

Câu 39. Có bao nhiêu hình thức kiểm tra thuế :
a. Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế
b. Kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế
c. Kiểm tra thuế được thực hiện dưới cả hai hình thức trên

Câu 40. Cơ quan quản lý thuế được công khai các thông tin vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế trên phương tiện thông tin đại chúng trong các trường hợp nào sau đây :
a. Trốn thuế, gian lận thuế, chây ỳ không nộp tiền thuế đúng thời hạn.
b. Vi phạm pháp luật về thuế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế của tổ chức, cá nhân khác.
c. Không thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
d. Cả 3 trường hợp trên.

Câu 41. Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì trong thời hạn bao nhiêu ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện, cơ quan quản lý thuế phải chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự :
a. 05 ngày
b. 10 ngày
c. 15 ngày

Câu 42. Các trường hợp nào sau đây cơ quan thuế được thanh tra thuế :
a. Đối với doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng.
b. Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
c. Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính.
d. Cả 3 trường hợp trên.

Câu 43. Quyết định thanh tra thuế phải được gửi cho đối tượng thanh tra chậm nhất là bao nhiêu ngày làm việc, kể từ ngày ký :
a. 03 ngày
b. 04 ngày
c. 05 ngày

Câu 44. Thời hạn một lần thanh tra thuế là bao nhiêu ngày kể từ ngày công bố quyết định thanh tra thuế? (không tính thời gian gia hạn)
a. Không quá 15 ngày
b. Không quá 30 ngày
c. Không quá 45 ngày

Câu 45. Có bao nhiêu nguyên tắc, thủ tục xử phạt vi phạm pháp luật về thuế
a. 5 nguyên tắc
b. 6 nguyên tắc
c. 7 nguyên tắc

Câu 46. Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, thời hiệu xử phạt là mấy năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện :
a. 01 năm
b. 02 năm
c. 03 năm

Câu 47. Quá thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thì người nộp thuế có bị xử phạt hay không?
a. Có
b. Không

Câu 48. Các trường hợp được xoá nợ tiền thuế, tiền phạt :
a. Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt.
b. Doanh nghiệp kinh doanh bị lỗ liên tục 3 năm trở lên không có khả năng thực hiện các khoản thanh toán tiền thuế, tiền phạt theo quy định của pháp luật về thuế.
c. Doanh nghiệp đang thực hiện các thủ tục để được toàn án tuyên bố phá sản và không có khả năng thực hiện các khoản thanh toán tiền thuế, tiền phạt theo quy định của pháp luật về thuế.
d. Cá nhân được cơ quan thuế coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt.

Câu 49 Công việc nào dưới đây không thuộc trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc giải quyết hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền phạt theo quy định của Luật quản lý thuế:
a. Cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế lập hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền phạt gửi đến cơ quan quản lý thuế cấp trên.
b. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế cấp trên phải thông báo cho người nộp thuế hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
c. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền phạt, người có thẩm quyền phải ra quyết định xoá nợ hoặc thong báo trường hợp không thuộc diện được xoá nợ tiền thuế, tiền phạt.

Câu 50. Người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế trong những trường hợp nào :
a. Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế.
b.Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế khi đã hết thời hạn gia hạn nộp thuế.
c. Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạt pháp luật về thuế có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
d. Cả 3 trường hợp trên.

Câu 51. Tổ chức, cá nhân nào sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế :
a. Kho bạc nhà nước không thực hiện trích tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế vào Ngân sách nhà nước theo quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan thuế.
b. Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác, người bảo lãnh nộp tiền thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.
c. Tổ chức, cá nhân có liên quan không chấp hành quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan có thẩm quyền.
d. Cả 3 trường hợp.

Câu 52. Quyết định cưỡng chế hành chính thuế có hiệu lực thi hành trong thời hạn bao lâu kể từ ngày ra quyết định :
a. 1 năm
b. 2 năm
c. 6 tháng
d. 3 tháng

Câu 53. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế phải được gửi cho đối tượng bị cưỡng chế trong thời hạn :
a. 7 ngày
b. 10 ngày
c. 5 ngày
d. 30 ngày

Câu 54. Cá nhân được cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật xác nhận là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt còn nợ thì được xoá nợ tiền thuế, tiền phạt. Đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai

Câu 55. Bộ trưởng Bộ Tài chính có thẩm quyền xoá nợ tiền thuế, tiền phạt đối với trường hợp :
a. Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt.
b. Cá nhân được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt.
c. Các trường hợp khác
d. Trường hợp a và c
e. Trường hợp a và b

Câu 56. Trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền phạt, người có thẩm quyền phải ra quyết định xoá nợ hoặc thông báo trường hợp không thuộc diện được xoá nợ tiền thuế, tiền phạt?
a. 30 ngày
b. 45 ngày
c. 60 ngày
d. 90 ngày

Câu 57. Hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền phạt gồm có :
- Văn bản đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền phạt của người nộp thuế.
- Tờ khai quyết toán thuế đối với trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.
- Các tài liệu khác liên quan do người nộp thuế gửi đến cơ quan quản lý thuế trực tiếp.
Đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai


8. Hệ thống CNTT ngành Thuế

Câu 1. Khi bắt đầu ra kinh doanh, người nộp thuế phải thực hiện thủ tục hành chính đầu tiên nào với cơ quan thuế?
a. Kê khai thuế phải nộp
b. Đăng ký thuế
c. Nộp thuế vào Ngân sách

Câu 2. Anh chị cho biết Cục thuế thực hiện công việc tính phạt nộp chậm các ĐTNT có số thuế nợ đọng trong phần mềm ứng dụng nào?
a. QLT_TKN
b. QTN
c. QTT

Câu 3. Anh chị cho biết, Cục thuế có thể sử dụng phần mềm ứng dụng nào để theo dõi việc nhận, trả hồ sơ thuế của người nộp thuế?
a. TTR
b. QLT_TKN
c. QHS

Câu 4. Anh chị sẽ hướng dẫn doanh nghiệp sử dụng ứng dụng nào để kê khai thuế bằng tờ khai mã vạch?
a. HTKK
b. NTK
c. QLT_TKN

Câu 5. Cục thuế và Chi cục Thuế đang sử dụng phần mềm ứng dụng nào để Đăng ký thuế và cấp mã số thuế cho NNT?
a. QHS
b. TIN
c. QTN

Câu 6. Để xử lý dữ liệu tờ khai thuế của các doanh nghiệp, Cục Thuế phải sử dụng phần mềm ứng dụng nào?
a. TIN
b. QTN
c. QLT_TKN

Câu 7. Để đôn đốc thu nợ và phân tích nợ thuế, Cục Thuế phải sử dụng phần mềm ứng dụng nào?
a. QTN
b. QLT_TKN
c. QTT

Câu 8. Cục Thuế và Chi cục Thuế muốn nhận dữ liệu tự động của các tờ khai thuế có mã vạch thì phải dùng ứng dụng nào?
a. QLT_TKN
b. QHS
c. NTK

Câu 9. Người nộp thuế muốn xem một thông tư hướng dẫn về một loại thuế nào đó trên trang web ngành Thuế thì anh chị giới thiệu xem ở trang web nào?
a. HTKK
b. Website ngành Thuế (địa chỉ: http://www.gdt.gov.vn)
c. Website ngành Thuế (địa chỉ: http://www.tct.vn)

Câu 10. Doanh nghiệp mới ra kinh doanh sẽ được cơ quan thuế nào cấp mã số thuế?
a. Cục Thuế
b. Chi cục Thuế
c. Tổng cục Thuế

Câu 11. Để theo dõi số thuế phải nộp của hộ cá thể, Chi cục Thuế phải sử dụng phần mềm ứng dụng nào?
a. TIN
b. QTN
c. VATCC

Câu 12. Để theo dõi số thuế đã nộp của doanh nghiệp, Cục Thuế phải sử dụng phần mềm ứng dụng nào?
a. TIN
b. BCTC
c. QLT_TKN

Câu 13. Để theo dõi số thuế đã nộp của hộ cá thể, Chi cục Thuế phải sử dụng phần mềm ứng dụng nào?
a. TIN
b. QHS
c. VATCC

Câu 14. Để trình bày một nội dung nghiệp vụ trong một cuộc Hội thảo, anh chị phải sử dụng phần mềm nào?
a. Windows
b. Powerpoint
c. Excel

Câu 15. Phần mềm nào sau đây không phải là phần mềm ứng dụng?
a. VATCC
b. Windows
c. Word

Câu 16. Tên miền trong địa chỉ email của cá nhân thuộc cơ quan Tổng cục Thuế là gì?
a. @tct.gov.vn
b. @gdt.gov.vn
c. @Tongcucthue.gov.vn

Câu 17. Một người không phải là cán bộ trong ngành Thuế, muốn tra cứu thông tin đăng ký thuế của một NNT thì tìm ở đâu?
a. Website ngành Thuế (địa chỉ: http://www.gdt.gov.vn)
b. Ứng dụng Đăng ký thuế (TIN)
c. Website ngành Thuế (địa chỉ: http://www.tct.vn)

Câu 18. Giả sử bạn làm việc ở Cục thuế Hà Nội và được cấp một địa chỉ vào mạng là nva, bạn sẽ có địa chỉ email như thế nào?
a. nva@gdt.gov.vn
b. nva@han.gdt.gov.vn
c. nva.han@gdt.gov.vn

Câu 19. Bộ phận thực hiện chức năng triển khai công tác tin học tại các Cục thuế được gọi là:
a. Phòng Công nghệ thông tin
b. Phòng Máy tính
c. Phòng Tin học

Câu 20. Trong các cơ quan sau đây, cơ quan nào không có kết nối trao đổi thông tin qua mạng máy tính với cơ quan Thuế?
a. Kho bạc
b. Hải quan
c. Công an

Câu 21. Các Chi cục thuế vừa và nhỏ hiện đang sử dụng ứng dụng nào sau đây để quản lý việc kê khai, nộp thuế?
a. QLT_TKN
b. QCT
c. VATCC

Câu 22. Ứng dụng Quản lý thuế cấp Tổng cục (QTC) tổng hợp thông tin kế toán, thống kê tình hình thu nộp thuế của toàn quốc:
a. Từ tờ khai thuế của từng người nộp thuế
b. Từ các tệp báo cáo kế toán, thống kê của các Cục thuế truyền lên.
c. Từ chứng từ nộp thuế của từng người nộp thuế.

Câu 23. Phần mềm ứng dụng Theo dõi nhận, trả hồ sơ thuế (QHS) là phần mềm hỗ trợ công tác của bộ phận nào của Cơ quan thuế:
a. Bộ phận Hành chính
b. Bộ phận Tuyên truyền hỗ trợ
c. Bộ phận Kiểm tra thuế

Câu 24. Phần mềm ứng dụng TIN được sử dụng để:
a. Đăng ký thuế cho NNT
b. Cấp Mã số thuế cho NNT
c. Cả 2 nội dung trên

Câu 25. Là công chức nghiệp vụ ngành Thuế bắt buộc phải hiểu biết kiến thức CNTT theo các nội dung sau
a. Biết sửa chữa máy tính mà cơ quan đã trang bị cho mình khi máy bị hỏng hóc phần cứng
b. Biết lập trình các ứng dụng nhỏ để đáp ứng yêu cầu công việc của mình
c. Biết sử dụng hoặc khai thác thành thạo các phần mềm ứng dụng của ngành Thuế để phục vụ công việc của mình

Câu 26. Bộ phận Một cửa của Cục thuế có thể in phiếu hẹn trả kết quả xử lý hồ sơ hoàn thuế cho ĐTNT từ ứng dụng nào?
a. QLCV
b. QHS
c. QLT_TKN

Câu 27. Muốn biết tổng số nộp NSNN của cả Cục thuế thì xem ở ứng dụng nào?
a. TIN
b. QTN
c. QLT_TKN
 
T

trananhsang

Sơ cấp
18/9/08
13
0
0
Nhgệ An
Làm đi nha sướng chưa làm suốt ngà mà không xong naên đọc kỹ rồi làm nhé
 
G

Greengreen

Guest
6/5/08
2
0
0
Nam Dinh
Bác nào có đáp án thì up lên cho anh em nhé

Các bác ơi, sao em ko vào được đường link thế này? Bác nào có thi gửi trực tiếp cho em theo địa chỉ hotmail với nhé:huong.nguyen0812@hotmail.com
Cảm ơn nhiều!
 
M

manhhung9153

Guest
18/9/09
11
0
1
43
Dong nai
Các bác ơi, sao em ko vào được đường link thế này? Bác nào có thi gửi trực tiếp cho em theo địa chỉ hotmail với nhé:huong.nguyen0812@hotmail.com
Cảm ơn nhiều!
trùi giờ này mà còn hỏi về link nữa hả.đăng ký làm thành viên mới thấy pác ơiiiiiii
 
M

minhthong1981

Guest
26/9/09
2
0
0
tphcm
tình hình là mấy ngày rùi mà chẳng thấy ai post đáp án 300 câu thi trắc nghiệm gì hết, e lại chẳng quen biết ai mấy để hỏi, có ai như e ko. hix hix
 
G

Greengreen

Guest
6/5/08
2
0
0
Nam Dinh
trùi giờ này mà còn hỏi về link nữa hả.đăng ký làm thành viên mới thấy pác ơiiiiiii

Mình đã vào trực tiếp link rồi nhưng toàn bị lỗi dưới đây thôi, bạn kiểm tra lại hộ mình với

The page cannot be displayed
Explanation: There is a problem with the page you are trying to reach and it cannot be displayed.

--------------------------------------------------------------------------------
 
D

dungbtmt2

Sơ cấp
11/8/09
34
0
0
VN
May bac oi co ai lam 6 cau hoi chua vay neu co post len cho may em voi gan thi roi ma chua co tai lieu gi het. thanks may bac truoc nha

Câu 4: Anh (chị) hiểu thế nào về câu nói cán bộ ngành Tài chính phải “ Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”? Liên hệ với bản thân.
Nhà nước Việt Nam ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, do Đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền. Trong đó cán bộ, công chức Nhà nước sẽ thay mặt Đảng quản lý và điều hành đất nước. Cán bộ, công chức nhà nước nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng, là người quản lý, tiếp xúc trực tiếp với công dân. Vì thế, ngoài việc “trung với nước, hiếu với dân” và có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì cán bộ, công chức cũng cần phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của mình, một trong số đó chính là “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.
Bộ máy tổ chức quản lý, điều hành đất nước của chính phủ ta gồm rất nhiều Bộ ban ngành, đoàn thể. Ví dụ: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc Phòng, bộ Thương Mại, Bộ Công nghiệp, bộ Lao động thương binh xã hội, ban ngành Đoàn Thanh niên, hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, Mặt trận tổ quốc Việt nam,…Trong đó, Bộ tài chính giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý thu chi Ngân sách Nhà nước, quản lý thuế và các phí, lệ phí khác vào ngân sách nhà nước, điều tiết nền kinh tế vĩ mô, ổn định giá cả,… Do nắm giữ những nhiệm vụ cao cả, tối quan trọng như vậy, cán bộ công chức của ngành Tài chính lại càng phải thực hiện tốt “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Để thực hiện được điều này, chúng ta cần phải hiểu rõ ý nghĩa của tám chữ trên.
Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu nghĩa hẹp của “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Cần là cần cù, siêng năng, chăm chỉ, chịu khó trong học tập, lao độnglàm việc,.. Kiệm là tiết kiệm, sử dụng, chi tiêu có chừng mực, không hoang phí, không bừa bãi, không xa xỉ. Liêm là trong sạch, ngay thẳng, không tham lam. Chính là chính đáng, chính trực, thẳng thắn, không tà, không làm điều sai trái, không gian dối. Chí công vô tư là làm đúng theo phép công, phép nước, không được vì lợi ích riêng của bản thân mà tổn hại đến lợi ích riêng. Thế nhưng, theo Bác Hồ, ý nghĩa của tám chữ này không nên hiểu theo phạm vi hẹp trên mà còn phải suy rộng ra và áp dụng vào quá trình công tác, thực hiện nhiệm vụ của bản thân.
Để giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều tác phẩm viết về vấn đề này như “Đường Kách mệnh” (1927), “Sửa đổi lối làm việc” (10-1947), “ Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu” (1952). “Đạo đức cách mạng” (12-1958) và các bài báo như “Chớ kiêu ngạo, phải khiêm tốn”, “Cần kiệm liêm chính”, “Cần tẩy sạch bệnh quan liêu mệnh lệnh”, “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sách chủ nghĩa cá nhân”... Trước lúc đi xa, trong bản Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, Người nhắc “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư...” và “Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”.
Bác đã chỉ ra “Cần” đối với cán bộ, công chức chính là thái độ làm việc cần cù, siêng năng, chăm chỉ, làm việc có kế hoạch dù to hay nhỏ, phân công công việc theo năng lực để đạt hiệu quả công việc cao nhất và tiết kiệm thời gian. Cần phải đi đối với chuyên. Nếu không chuyên thì cũng vô ích. Cần không phải là xổi. Phải biết nuôi dưỡng sức khoẻ, tinh thần và lực lượng để làm việc lâu dài. Một người lười biếng sẽ làm chậm và ảnh hưởng đến công việc của rất nhiều người khác. Dân gian VN cũng có câu “cần cù bù thông minh” hay “Có công mài sắt, có ngày nên kim”,...
Ngoài ra, Cần còn phải đi đôi với Kiệm như hai chân của một người. Cần mà không kiệm “thì làm chừng nào xào chừng ấy”, cũng như một cái thùng không đáy, nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không. Kiệm mà không cần, thì không tăng thêm, không phát triển được. Bác cho rằng cần phải tiết kiệm cả của cải, thời gian và sức lực, bởi của cải nếu hết còn có thể làm ra được, còn thời gian là “vàng bạc” đã qua đi, không bao giờ quay trở lại. Muốn tiết kiệm thời gian, bất kỳ việc gì, nghề gì cũng phải chăm chỉ, làm nhanh, không nên lần lữa, không nên ngồi lê, nói chuyện phiếm, làm mất thời giờ của người khác. Theo Bác “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn”. Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm. Việc đáng tiêu mà không tiêu, là bủn xỉn, chứ không phải là kiệm”. Do đó, để thực hành tiết kiệm phải kiên quyết với những việc làm xa xỉ, như kéo dài thời gian lao động không cần thiết, làm hao phí vật liệu trong sản xuất, luôn tìm cách ăn ngon, mặc đẹp trong lúc đồng bào còn khó khăn, thiếu thốn, v.v... Phải biết cách tổ chức thì tiết kiệm mới có hiệu quả.
Liêm là “trong sạch, không tham lam”; “không tham địa vị, không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá. Liêm phải đi đối với kiệm, bởi có kiệm mới liêm được. Tham lam là một điều rất xấu hổ. Những hành động bất liêm đều phải dùng pháp luật để trừng trị, dù đó là người nào, giữ cương vị gì, làm nghề gì. “Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ”. Và như cụ Mạnh Tử đã nói “Ai cũng tham lợi, thì nước sẽ nguy”.
Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. Chính “nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn”. Một người phải cần, kiệm, liêm, nhưng còn phải chính mới là người hoàn toàn. Chính đối với mình là không tự cao, tự đại, luôn luôn chịu khó học tập, cầu tiến bộ, phát triển điều hay và sửa chữa khuyết điểm của mình. Đối với người, phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ, không nịnh hót người trên, xem khinh người dưới. Phải để việc nước, việc công lên trên việc tư, việc nhà. Công việc dù to hay nhỏ đều phải cố gắng hoàn thành. Phải luôn luôn nhớ “việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm., việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh”.
Về chí công vô tư, Bác nói: “Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc”, “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “Phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Người giải thích “...Cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp là ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư”. Thủ trưởng, lãnh đạo không được thiên vị, tránh các mối quan hệ họ hàng, quen biết, phải có quyết định đề bạt chức vụ, khen thưởng,… dựa vào năng lực, phẩm chất của cán bộ cấp dưới thay vì thiện cảm cá nhân.

Lịch sử dân tộc cũng đã cho thấy truyền thống cần và kiệm của người Việt Nam ta. Đó là những tấm gương cần cù, chăm chỉ, nhẫn nại, chịu thương chịu khó, vượt qua nghịch cảnh như: Mạc Đĩnh Chi đốt lá dừa để học, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký hai tay bị liệt nhưng vẫn luyện tập viết chữ bằng hai chân,…Rất nhiều câu ca dao, tục ngữ của ông cha ta nói về thói quen tiết kiệm như: “buôn tàu, bán bè không bằng ăn dè hà tiện”, “năng nhặt chặt bị”, “Ăn chắc mặc bền”, “Ăn phải dành, có phải kiệm”, “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”, “Ít chắt chiu hơn nhiều ăn phí”, “Tích tiểu thành đại”, “kiến tha lâu cũng đầy tổ”,…
Từ đó cho thấy, chữ Cần và chữ Kiệm đối với cán bộ, công chức nói chung là một điều tất yếu, phù hợp với truyền thống cha ông. Còn công chức ngành tài chính phải thực hiện những nhiệm vụ hết sức nặng nề và khó khăn nên càng cần phải có thái độ cần mẫn, chăm chỉ, tận tuỵ với công việc, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua. Cán bộ ngành Tài chính thường xuyên phải tiếp xúc, làm việc trực tiếp với người dân nên phải luôn luôn đúng giờ, không được đi trễ về sớm, chỉ có “hết việc chứ không hết giờ”, có tinh thần trách nhiệm, hướng dẫn tận tình, tận tuỵ với công việc, với người dân, tiết kiệm tối đa các khoản chi phí cho các hoạt động có liên quan, trung thực, xử lý theo phép công, không được thiên vị, gây phiền hà cho người dân, không được tham ô, tham nhũng, nhận hối lộ,… trong phạm vi quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của mình. Điển hình là cán bộ ngành thuế thì quản lý hướng dẫn người dân kê khai nộp các loại thuế nội địa, cán bộ hải quan quản lý các khoản thu xuất nhập khẩu, còn cán bộ kho bạc Nhà nước thì được “chọn mặt gửi vàng”, làm nhiệm vụ quản lý một lượng lớn tiền, tài sản của Nhà nước, đồng thời có quan hệ, thường xuyên giao dịch với nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân…

Có thể khẳng định rằng, nội dung đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn, nhưng không thể hiểu một cách phi lịch sử, chết cứng, mà cần phải bổ sung vào đó những nội dung, yêu cầu mới, gắn với thực tiễn mới của đất nước. Ngày nay, không thể hiểu Cần chỉ là sự cần cù, chịu khó, tự lực, tự cường, mà còn là trình độ tư duy, sự chủ động, nhạy bén nắm bắt thông tin, đánh giá tình hình, đề xuất phương hướng, giải pháp lãnh đạo, tổ chức thực hiện; sự năng động, sáng tạo trong xử lý các tình huống nảy sinh của thực tiễn. Kiệm không chỉ là ý thức tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái lớn, tiết kiệm công quỹ của tập thể..., mà còn đòi hỏi sự tỉnh táo, tinh tường, nắm bắt thời cơ, vận hội, cạnh tranh có hiệu quả để làm giầu cho đất nước; đồng thời, khắc phục có hiệu quả những thách thức, rủi ro, thất thoát đối với tài sản của Nhà nước, tập thể. Liêm, bên cạnh yêu cầu phải sống trong sạch, không tham tiền của, không nịnh trên, dối dưới,... còn phải đặc biệt nhấn mạnh đến yêu cầu đấu tranh loại bỏ bệnh tham nhũng, sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức, có quyền đang diễn ra trầm trọng, làm ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của Đảng, tính ưu việt của chế độ ta. Chính, vừa phải thẳng thắn, chính trực, làm điều thiện, tránh điều ác; hơn nữa, còn phải công tâm, khách quan, dân chủ, gần gũi quần chúng, gần gũi cơ sở, tự phê bình và phê bình chân thực, thẳng thắn. Chí công vô tư đòi hỏi người cán bộ, đảng viên phải có tầm nhìn chiến lược về tiền đồ, tương lai của quốc gia, dân tộc, không nhỏ nhen ở những toan tính cá nhân, những mối lợi nhất thời, bộ phận. Như vậy, sức sống của đạo đức cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” theo tư tưởng Hồ Chí Minh chính là ở thực tiễn không ngừng phát triển.
Đất nước hiện đang trên đà xây dựng, đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường và hội nhập với xu thế phát triển chung của thế giới nên Nhà nước cần có nguồn thu ngân sách rất lớn để chi tiêu cho các hoạt động quản lý, điều hành và phát triển đất nước. Do đó, đòi hỏi các cán bộ công chức nói chung và ngành Tài chính nói riêng cũng phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn và tiếp thu, chọn lọc những kiến thức, kỹ năng mới, phải không ngừng năng động, sáng tạo, chủ động với công việc được giao, biết phát huy sáng kiến, đề xuất các giải pháp đem lại hiệu quả công việc cao nhất. Trong quá trình quản lý, điều hành các hoạt động tài chính đó, cán bộ công chức ngành Tài chính, phải thực hiện triệt để khẩu hiệu “tiết kiệm chống lãng phí”, nhất là chi cho Ngân sách nhà nước và đầu tư xây dựng cơ bản; phải có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài sản công, phải làm gương cho các ban, ngành, đoàn thể khác trong việc sử dụng điện, nước, văn phòng phẩm, thiết bị, điện thoại,…; phải tiết kiệm của cải, tài sản công, tiền bạc, thời gian cả trong việc thi hành nhiệm vụ và trong cuộc sống riêng,…Ngoài ra, một vấn đề cấp bách hiện nay là phòng chống tham ô, tham nhũng, hối lộ, bị tha hoá về đạo đức, lối sống trong nội bộ của các cơ quan, đoàn thể, ban ngành trong bộ máy tổ chức Nhà nước nói chung và ngành tài chính nói riêng. Đây là vấn đề cần hết sức quan tâm lưu ý từ cấp lãnh đạo, thủ trưởng cơ quan, đơn vị cho đến cán bộ, công chức các cấp cơ sở. Mỗi cán bộ, công chức trong quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ công tác của mình không được quan liêu, hách dịch, cửa quyền, làm khó dễ, gây phiền hà cho người dân mà phải lằng nghe, tiếp thu ý kiến, tự xem xét lại bản thân, xử lỳ công bằng, theo quy định của nhà nước, của pháp luật VN.

Với tình hình thực tiễn hiện nay, dựa theo cuộc vận động toàn Đảng, toàn dân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, bộ Tài Chính cũng đã phát động cán bộ, công chức ngành đề ra biện pháp và tổ chức thực hiện. Một số ví dụ điển hình như: Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế thuộc Cục Thuế TP với công trình “Thực hiện một cửa về hành chính thuế”, đơn vị đã rút ngắn thời gian đăng ký thuế, cấp mã số thuế từ 10 ngày xuống còn 5 ngày, nâng cao chất lượng phục vụ và tạo được sự đồng tình cao của doanh nghiệp; cán bộ ngành Hải quan cũng đã không ngừng nghiên cứu và triển khai áp dụng các kỹ thuật nghiệp vụ mới để đơn giản hoá quy trình thủ tục hải quan và rút ngắn thời gian thông quan, áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong kiểm tra thực tế hàng hoá, bước đầu áp dụng thủ tục hải quan điện tử và khai hải quan từ xa... tạo thuận lợi tối đa cho việc thông quan nhanh hàng hoá, tăng thêm sức cạnh tranh cho hàng hoá Việt Nam trên trường quốc tế; tạo điều kiện cho việc quản lý nội bộ và chống tham nhũng, tiêu cực có kết quả; còn với khối ngành Kho bạc nhà nước, rất nhiều tấm gương trên khắp mọi miền đất nước được tuyên dương, khen thưởng về tính thật thà, trung thực, không tham “của không phải do chính sức lao động của mình làm ra” qua hành động trả lại tiền thừa cho khách.
Còn bản thân tôi, một công chức mới của ngành thuế trực thuộc bộ Tài chính cũng tự nhận thấy “cần, kiệm, liêm ,chính, chí công vô tư” là 8 chữ vàng hết sức cần thiết cho riêng bản thân và cho công tác hiện tại. Đó thực sự là những đức tính cần có của một con người mới, con người của Xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, thuế là ngành được giao những nhiệm vụ, chức năng cực kỳ quan trọng trong việc quản lý thu ngân sách nhà nước, đảm bảo cho các hoạt động an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới, quá độ lên xã hội chủ nghĩa nên việc trở thành công chức thuế là điều vô cùng vinh dự, tự hào cho tôi. Qua đó, tôi cũng tự nhận thấy trách nhiệm vô cùng nặng nề của mình vì nó sẽ góp phần vào sự hoàn thành mục tiêu, chiến lược xây dựng, phát triển, bảo vệ Tổ quốc thông qua việc đảm bảo nguồn thu Ngân sách nhà nước bằng các chính sách, pháp luật để quản lý và thu thuế. Và để có thể thực hiện, hòan thành tốt nhiệm vụ cao cả này, cán bộ, công chức thuế nói chung và riêng bản thân tôi cần phải tu dưỡng, rèn luyện theo 8 chữ vàng này.
Cụ thể, chữ “Cần”: trước hết, người cán bộ thuế phải nhận thức đúng đắn về chức năng, nhiệm vụ, công việc của mình đã được nhà nước và nhân dân giao phó, nhận thức về nghề nghiệp quản lý thuế, quản lý tiền của nhà nước, phải hết sức tận tâm với công việc và yêu quí nghề nghiệp.

Cần, đó là sự cần mẫn, siêng năng trong học tập, công tác; chấp hành nghiêm túc nội quy, giờ giấc, thời gian học tập, hội họp, công tác ...; phải không ngừng năng động, sáng tạo, chủ động với công việc được giao, biết phát huy sáng kiến, đề xuất các giải pháp đem lại hiệu quả công việc cao nhất.

-“Kiệm”: Đó là tiết kiệm, trước hết là tiết kiệm về thời gian làm việc; việc gì hôm nay làm được thì dứt khoát không để đến ngày hôm sau; kế đến là tiết kiệm chi phí quản lý thuế, với phương châm: chi phí thấp nhất nhưng mang lại hiệu quả cao nhất, như tiết kiệm về văn phòng phẩm, điện, nước, điện thoại, phương tiện làm việc, hoạt động phí.v.v. Nhưng có thể nói rằng cái tiết kiệm lớn nhất và quan trọng hơn hết đó là tiết kiệm về chi phí khi thực thi nghĩa vụ nộp thuế của nhân dân, của doanh nghiệp, của người nộp thuế. Đó là việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, loại bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết gây phiền tóai cho người nộp thuế, phải tạo mọi điều kiện thuận lợi tối đa, nhằm giảm thiểu thời gian đi lại cho doanh nghiệp, cho người dân khi đến quan hệ, làm việc với cơ quan thuế…

-“Liêm”: Đây chính là đức tính quan trọng đối với cán bộ thuế, là người được nhà nước, được nhân dân đặt trọn niềm tin và trao cho nhiệm vụ quan trọng và lớn lao đó là quản lý, thu tiền thuế cho nhà nước; do đó, người cán bộ thuế phải biết đặt lợi ích của đất nước, của nhân dân lên trên hết. Cán bộ thuế không được lạm dụng quyền lực, vị thế để nhũng nhiểu, vụ lợi, hay thông đồng, móc ngoặc vi phạm luật thuế, chia chác tiền thuế; hoặc tham ô, hối lộ thu vén của công, xâm tiêu tiền thuế,…

-“Chính”: Là không tà; là thẳng thắn, trung thực, phải thể hiện chính kiến trong việc bảo vệ pháp luật, trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; phải dũng cảm đấu tranh phê phán cái sai, bảo vệ cái đúng.; không dối trá với khách hàng, với cấp trên, đồng nghiệp, phải minh bạch, công khai hoá mọi thủ tục hành chính,chính sách, pháp luật thuế,…; giải quyết công việc, hẹn người nộp thuế phải đúng hẹn, đúng giờ, đúng chức trách, thẩm quyền.

-“Chí công vô tư”: Người cán bộ thuế khi làm nhiệm vụ, giải quyết công việc phải công tâm, khách quan, phải bình đẳng, đúng pháp luật; Phải luôn tôn trọng và biết tiếp thu, lắng nghe ý kiến đóng góp, phản ảnh của quần chúng, nhân dân, của người nộp thuế. Mỗi cán bộ thuế phải tinh thông về nghiệp vụ và phải là một tuyên truyền viên về chính sách pháp luật thuế.

“Thuế là của dân, do dân đóng góp, và phục vụ vì lợi ích của dân” nên cán bộ thuế phải nhận thức được mình là công bộc của dân, phải tận tuỵ hết lòng phục vụ nhân dân, phải tiếp xúc, gần gũi, lắng nghe, tìm hiểu người dân cần gì, muốn gì để đáp ứng đúng, đủ nguyện vọng đó. Thực tế là đại đa số người dân không hiểu được “ thuế vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi”, lại không nhận thức đúng đắn, đầy đủ về chính sách, pháp luật thuế nên thường có những suy nghĩ tiêu cực như trốn thuế, gian lận thuế, đóng thuế càng ít càng tốt, hay vi phạm các thủ tục hành chính về thuế,… nên hiện nay theo chủ trương, chỉ đạo mới của Nhà nước, cán bộ thuế phải “đồng hành” với người nộp thuế, phải chủ động tuyên truyền, hướng dẫn, giải đáp các chính sách, pháp luật thuế, tạo sự gần gũi, thân thiện với người nộp thuế để họ tự ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình, tự giác kê khai, tính, nộp thuế. Cán bộ thuế không được ỷ thế là người quản lý, thu thuế hoặc dựa vào lý do người dân không biết, không hiểu, không rõ mà quan liêu, cửa quyền, hách dịch đối với dân,…Về vấn đề, quản lý, thanh tra, kiểm tra thuế, cán bộ phải làm đúng theo phép công, theo chính sách, pháp luật; không được thiên vị, tư lợi cá nhân mà làm thất thoát ngân sách nhà nước cũng như không được gây thiệt hại đến lợi ích người dân. Trong những năm qua, các trường hợp cán bộ thuế vi phạm những nội quy, quy chế của ngành như nhận hối lộ, tham ô, xâm tiêu tiền thuế, tiếp tay cho người dân trốn thuế, thoái hoá về đạo đức… không phải là ít. Điều này đã gây ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh người cán bộ thuế “công chính liêm minh”, đến hình ảnh công bộc của dân, làm giảm uy tín của Đảng, chính quyền. Do đó, những cán bộ mới vào ngành càng phải quyết tâm đấu tranh loại bỏ những nhận thức và hành vi tiêu cực trên để tổ chức, đội ngũ cán bộ thuế trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với những nhiệm vụ, trọng trách mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Tóm lại, “Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư” là một yêu cầu hết sức chính đáng, thiết thực, cần thiết về mặt đạo đức, tác phong đối với cán bộ, công chức. Nhưng để thực hiện được cán bộ cần phải có một quá trình học tập, rèn luyện, tu dưỡng nhân cách, tư tưởng, đạo đức một cách lâu dài, xuyên suốt. Một tấm gương sáng cho vấn đề này chính là chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại thông qua những bài học, những câu chuyện kể về cuộc đời và sự nghiệp của bác. Cán bộ, công chức ngành tài chính nói chung và cán bộ thuế nói riêng cần phải ý thức và ra sức học tập vả làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, đặc biệt là những đức tính “ cần, kiệm, liêm,chính, chí công vô tư” để có thể trở thành một cán bộ gương mẫu, mẫn cán, tận tuỵ, hết lòng phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước, trong sạch, liêm chính, không tham ô, tham nhũng, xứng đáng là người giúp việc trung thành, tin cậy của của Đảng và Nhà nước.
 
L

Lemi161

Guest
28/9/09
2
0
0
hcm
Bài thu hoạch thì mỗi người một ý,các bạn có thể tìm thông tin trên google để bổ sung thêm rồi xào nấu cho bài chứ lấy đâu ra chữ để viết đến 4-5 trang theo yêu cầu nhỉ
 
L

Lemi161

Guest
28/9/09
2
0
0
hcm
Mình cũng soạn câu 4, gửi các bạn tham khảo thêm nhé!

Câu 4.

Anh (chị) hiểu thế nào về câu nói cán bộ ngành tài chính phải: Cần. Kiệm. Liêm, Chính, chí công vô tư”? Hãy liên hệ bản thân.

Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư là những khái niệm đạo đức truyền thống của phương Đông, được ông cha ta đặc biệt coi trọng. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường dùng những khái niệm đạo đức truyền thống để làm chuẩn mực sống, Bác luôn là tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước thương dân, về cần kiệm liêm chính, chí công vô tư để chúng ta học tập noi theo.
Trải qua mấy thập kỷ, những lời dạy bảo của Bác về cần kiệm liêm chính vẫn còn nguyên giá trị. Tấm gương sáng về đức tính cần kiệm liêm chính, chí công vô tư của Bác Hồ đã thẳm sâu trong lòng mỗi cán bộ và nhân dân ta, cả đời chúng ta phải học tập noi theo và đức tính đó được hun đúc thành ý chí của cả dân tộc trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đã có hàng vạn người con của Tổ quốc đã ngã xuống vì độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước; hàng vạn người con đã hy sinh thân mình vì cuộc sống bình yên của nhân dân. Chính họ đã nối tiếp truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam yêu nước, cần cù, sáng tạo, đức hy sinh, để vì một xã hội ngày mai tươi đẹp.
Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính là mỗi cán bộ đã góp phần lấy lại niềm tin trong nhân dân, làm giàu cho đất nước.
Có thể khẳng định rằng, nội dung đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn trong bối cảnh thực tiễn mới của đất nước.
Ngày nay, không thể hiểu Cần chỉ là sự cần cù, chịu khó, tự lực, tự cường, mà còn là trình độ tư duy, sự chủ động, nhạy bén nắm bắt thông tin, đánh giá tình hình, đề xuất phương hướng, giải pháp lãnh đạo, tổ chức thực hiện; sự năng động, sáng tạo trong xử lý các tình huống nảy sinh của thực tiễn.
Đối với mỗi cán bộ công nhân viên chức, Cần là làm việc phải đến đúng giờ, chớ đến muộn, về sớm, làm việc mau chóng, chu đáo. Việc ngày nào nên làm xong ngày ấy, chớ để đến ngày mai. Phải nhớ rằng dân đã lấy tiền mồ hôi nước mắt để trả lương cho ta, trong những thời giờ đó, ai lười biếng tức là lừa gạt dân. Nhìn trên tầm vĩ mô, cả nước cần cù siêng năng có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Mỗi người siêng năng thì ắt sẽ tiến bộ, cả nhà siêng năng thì chắc chắn ấm no, cả làng siêng năng thì làm phồn thịnh, cả nước cần cù siêng năng thì dân giàu nước mạnh.

Kiệm: được hiểu, đó chính là sự tiết kiệm: Tức là tiết kiệm sức lao động; tiết kiệm thì giờ; tiết kiệm tiền của dân, của đất nước, của ngay cả chính mình; phải biết tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái to, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to. Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm. Tiết kiệm thì phải kiên quyết chống xa xỉ, ăn chơi, ăn không ngồi rồi, mà hãy tự mình lo chính cuộc sống của mình và xã hội v.v... ngòai ra Kiệm không chỉ là ý thức tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái lớn, tiết kiệm công quỹ của tập thể..., mà còn đòi hỏi sự tỉnh táo, tinh tường, nắm bắt thời cơ, vận hội, cạnh tranh có hiệu quả để làm giầu cho đất nước; đồng thời, khắc phục có hiệu quả những thách thức, rủi ro, thất thoát đối với tài sản của Nhà nước, tập thể.

Liêm: Tức là trong sạch; không tham lam, không tham tiền của, địa vị, lợi danh, không tham ăn ngon, mặc đẹp, sống yên, không ham người tâng bốc mình... những cán bộ ở các công sở, từ xã, phường cho đến Trung ương phải luôn lấy chữ Liêm làm đầu.

Khổng tử nói: "Làm sỹ mà không liêm không bằng con vật".

Bác nói: "Liêm là thước đo có tình người hay không"; "Nếu tham tiền của, địa vị, danh tiếng là bất liêm". Cán bộ phải thực hành - chữ liêm trước để làm kiểu mẫu cho dân "Quan tham vì dân dại" bởi lẽ nếu dân hiểu biết không chịu đút lót, thì quan dù không liêm cũng phải hoá liêm. Chính vì thế dân phải biết kiểm soát cán bộ, để giúp cán bộ thực hiện chữ liêm. Mỗi người phải nhận thấy rằng tham lam là một điều rất xấu hổ, kẻ tham lam là có tội với nước với dân. Cán bộ thi đua thực hành liêm khiết, thì sẽ gây nên tính liêm khiết trong nhân dân. Một dân tộc biết cần, kiệm, liêm, chính là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ. Bên cạnh yêu cầu phải sống trong sạch, không tham tiền của, không nịnh trên, dối dưới,... còn phải đặc biệt nhấn mạnh đến yêu cầu đấu tranh loại bỏ bệnh tham nhũng, sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ viên chức, có quyền đang diễn ra trầm trọng, làm ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của Đảng, tính ưu việt của chế độ ta.

Thực tiễn trong cuộc sống hôm nay chúng ta đã mất những cán bộ cách mạng đã từng vào sinh ra tử, chỉ vì một chốc lát họ không làm chủ bản thân đã đánh mất chữ liêm trong lòng mình.

Chính: là không tà, thẳng thắn, đúng đắn v.v... đều là những đức tính cần thiết cho con người, mỗi gia đình, mỗi tập thể, mỗi cơ quan, địa phương cũng như của cả dân tộc. Là người làm việc công, phải có công tâm, công đức. Chớ đem của công dùng vào việc tư. Chớ đem người tư làm việc công. Việc gì cũng phải công bình, chính trực, không nên tư ân, tư huệ, hoặc tư thù, tư oán. Mình có quyền dùng người thì phải dùng những người có tài năng làm được việc. Chớ vì bà con bầu bạn, mà kéo vào chức nọ, chức kia. Chớ vì sợ mất địa vị mà dìm những kẻ có tài năng hơn mình. Phải trung thành với chính phủ, với đồng bào.

Chính, vừa phải thẳng thắn, chính trực, làm điều thiện, tránh điều ác; hơn nữa, còn phải công tâm, khách quan, dân chủ, gần gũi quần chúng, gần gũi cơ sở, tự phê bình và phê bình chân thực, thẳng thắn. Chí công vô tư đòi hỏi người cán bộ phải có tầm nhìn chiến lược về tiền đồ, tương lai của quốc gia, dân tộc, không nhỏ nhen ở những toan tính cá nhân, những mối lợi nhất thời, bộ phận. Như vậy, sức sống của đạo đức cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” theo tư tưởng Hồ Chí Minh chính là ở thực tiễn không ngừng phát triển. Do đó, việc giáo dục, tuyên truyền về đạo đức cách mạng theo tư tưởng của Người chỉ thực sự sinh động, có hiệu quả cao khi bám sát những yêu cầu thực tiễn của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa."

Theo Hồ Chí Minh mỗi người cần thực hiện đạo đức trên 3 mặt:

Đối với mình: Không tự cao tự đại, vì tự cao tự đại thì thất bại. Thất bại vì kiêu ngạo vừa cạn lại bé như đĩa như chén, còn người khiêm tốn thì rộng lại sâu như biển như sông.

Đối với người: Không nịnh trên nạt dưới, vì nịnh hót là đánh mất mình, mà đánh mất mình là sai lầm lớn nhất của đời người; vì đối với loài người, lễ vật lớn nhất là sự bao dung.

Đối với công việc: Không dối trá lọc lừa, vì dối trá lọc lừa cũng như việc công đặt trên việc tư. Việc thiện việc đúng dù nhỏ mấy cũng làm, khó mấy cũng làm, việc ác việc sai trái dù nhỏ mấy cũng tránh, lợi mấy cũng không làm.

Chí công vô tư: Có nghĩa là hết sức lo cho việc chung không màng tư lợi. Hết sức về sự công bằng, đặt lợi ích của tập thể, của Đảng, của cách mạng, của nhân dân, của Tổ quốc lên trên các lợi ích riêng tư. Thực hiện chí công vô tư cũng có nghĩa như thực hiện đạo đức, mình vì mọi người, mọi người vì mình, theo tinh thần của chủ nghĩa tập thể.

Hồ Chí Minh đã nêu ra một quan điểm cơ bản là: Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, bởi vì, theo người: Chủ nghĩa cá nhân là một kẻ thù nguy hiểm của đạo đức cách mạng XHCN. "Chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn cho việc xây dựng CNXH. Cho nên thắng lợi của CNXH không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân là một thứ gian ngoan, xảo quyệt, nó khéo léo dỗ dành người ta đi xuống dốc. Nó là nguyên nhân sinh ra căn bệnh tham ô, hủ hoá, lãng phí, xa hoa, tham danh, trục lợi, thích địa vị, quyền hành, tự kiêu, tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, mệnh lệnh v.v...

Lời nói phải đi đôi với việc làm, nói được, làm được sẽ mang lại thành công, được nhiều người hưởng ứng và làm theo. Nếu chính mình tham ô mà bảo người khác liêm khiết thì không được. Nếu nói rắng phải cần kiệm liêm chính, mà bản thân mình lại cười lao động, lười học tập, không hoàn thành những công việc được giao, không tiết kiệm, sống hoang phí, xa hoa, luôn tìm cách tham ô, bòn rút tiền của Nhà nước và nhân dân, tâm không trong sáng... thì sẽ không hiệu quả và không có tính thuyết phục. Thực hành tốt cần kiệm liêm chính, chí công vô tư sẽ rèn luyện, làm cho con người có những phẩm chất tốt, như “Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”.

Một người mà cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư thì đó là một con người đáng kính. Vì đó là những người: "Giàu sang không thể quyến rũ; nghèo khó không thể chuyển lay; uy vũ không thể khuất phục".

Chính nhờ thực hành cần kiệm liêm chính mà trong những năm đầu mới giành được độc lập nhân dân ta đã thu được nhiều thắng lợi, chiến thắng giặc lụt, giặc đói và giặc ngoại xâm. Trong những năm hoà bình xây dựng đất nước, từng bước đời sống nhân dân đã được nâng cao cả về vật chất và tinh thần.
Thực hiện tốt những lời dạy của Bác về cần, kiệm, liêm, chính là mỗi cán bộ công chức đã góp phần lấy lại niềm tin trong nhân dân, làm giàu cho đất nướcNhư vậy là chúng ta cũng đã góp phần thực hiện tốt cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh .
 
L

lovesongtq

Sơ cấp
23/2/09
31
2
8
Hà Nội
chào các bạn

cảm ơn 2 bạn dungbtmt2 và lemi161 đã poss bài lên
xem ra câu 4 được nhiều người làm quá nhỉ :015: có vẻ rễ nhai nhất hihi mình cũng làm câu 4. tham khảo thêm chút ít của 2 bạn , ko biết làm giống nhau có sao ko nhỉ :friend:
còn ai làm câu nào khác poss lên đi nhé thanks các bạn nhiều :mrstraetz
 
N

ninhvanthanh

Guest
10/6/08
2
0
0
59
Lao Cai
là công chức thuế, anh chị cần những phẩm chất, đạo đức, trách nhiệm gi theo quy định của pháp luật và của ngành?để làm được điều đó, bản thân anh,chị cần phải có những điều kiện cầ

Bài kiểm tra thứ nhất:
Kiểm tra, đánh giá các kiến thức đã được học về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ ngành Thuế; đạo đức công chức thuế;
Hình thức kiểm tra: viết bài thu hoạch tập trung trên lớp.
Đề kiểm tra sẽ bao gồm 01 câu hỏi (trong bộ đề 07 câu hỏi có sẵn dưới dây) (Học viên không được sử dụng tài liệu trong khi kiểm tra).
Yêu cầu bài kiểm tra: Bài kiểm tra tối thiểu phải từ 4 trang đến 5 trang giấy khổ A4, gồm có 3 phần:
+ Phần đặt vấn đề
+ Phần giải quyết vấn đề
+ Phần kết thúc vấn đề (kết luận)
Thời gian làm bài: 180 phút
Các câu hỏi:
(1) Là công chức thuế, anh (chị) cần những phẩm chất, đạo đức, trách nhiệm gì theo quy định của pháp luật và của ngành? Để làm được điều đó, bản thân anh (chị) cần phải có những điều kiện cần và đủ gì từ bản thân và cơ quan?
(2) Đối với người nộp thuế, anh (chị) cần có thái độ ứng xử như thế nào? Nếu là người nộp thuế anh (chị) cần gì ở phía cơ quan thuế và công chức thuế?
(3) Anh (chị) hiểu thế nào về Chiến lược cải cánh hiện đại hoá hệ thống thuế. Là một công chức thuế anh (chị) cần làm gì để triển khai Chiến lược đó?
(4) Anh (chị) hiểu thế nào về câu nói cán bộ ngành Tài chính phải: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”? Hãy liên hệ bản thân.
(5) Là công chức thuế anh (chị) cần “xây” những tiêu chuẩn gì, và cần “chống” những điều gì? liên hệ bản thân.
(6) Nếu được quyền lựa chọn vị trí công việc tại cơ quan thuế, anh (chị) sẽ chọn vị trí công tác nào? Nêu lý do lựa chọn và phân tích chức năng, nhiệm vụ của công chức tại vị trí công tác đó?
(7) Anh (chị) hiểu thế nào về vị trí, vai trò của cơ quan thuế trong nền tài chính quốc gia? Để đảm bảo thực hiện được vị trí, vai trò đó thì cơ quan thuế cần có những chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền gì?
 
H

hoangvang2007

Sơ cấp
10/9/07
3
0
1
42
Nha Trang
Trả lời 1 vài câu trắc nghiệm

Mình trả lời được 1 số câu hỏi trắc nghiệm, post lên xem mọi người có giống mình không?
Phần 8: Luật quản lý thuế:
1. h
2. d
4. b
5. c
6.c
8. d
9. c
14. c
52. a
53.c
54.a
55.e
56.c
57.b
:068:
 
N

nguyen171717

Guest
22/2/09
12
0
0
41
hai duong
Gui Nhu quynh NT!ban co thanh y gui dap an cho moi nguoi thi moi ng rat cam on nhung doi khi gui sai thi tha ko gui con hon, ban gui dap an rat thieu trach nhiem gay nao nung cho moi nguoi, minh xem qua da thay ko dung va thay ban rat thieu trach nhiem, vi du cau 1 rat de va dap an ro rang la c thi ban tra loi la a, cau 2 cung rat de va dap an la d thi ban lam la b, con neu ban thuc su lam vay thi nen xem lai tai lieu di, sai co ban ve nhan thuc roi!
 
N

nguyen171717

Guest
22/2/09
12
0
0
41
hai duong
dinh chinh dinh chinh!gui loi xin loi toi nhu quynh nt, trong phan down ve cua minh ko co phan tren la dap an cua thue thu nhap doanh nghiep nen tuong la tu dau phan cau hoi,rat mong duoc luong thu, xin tran trong gui loi xin loi toi nhu quynh nt
 
H

haiham

Guest
24/9/09
8
0
0
37
nam dinh
Gửi ban Nguyen171717! Bạn có thể post phần đáp án của bạn lên để chia se cùng mọi người ko?
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA