Phần mềm BRAVO
Đối tác đồng hành
Tại Quyết định số 1676/QĐ-BTC ngày 1/9/2021, mới đây Bộ Tài chính đã công bố 5 chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 1.
Theo đó, 5 chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 1 được Bộ Tài chính phê duyệt bao gồm:
Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 01 “Trình bày báo cáo tài chính”;
Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 02 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”;
Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 12 “Hàng tồn kho”;
Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 17 “Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị”;
Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 31 “Tài sản vô hình”.
Bộ Tài chính giao Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán, căn cứ nội dung từ các chuẩn mực kế toán công đã ban hành để nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi các chế độ kế toán áp dụng trong lĩnh vực công và các văn bản pháp luật có liên quan, sao cho phù hợp với quy định hiện hành về cơ chế tài chính công và ngân sách nhà nước; trình Bộ trưởng Bộ Tài chính Thông tư Hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị theo từng lĩnh vực hoạt động với từng lộ trình phù hợp.
Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị liên quan, tiếp tục nghiên cứu chi tiết các chuẩn mực kế toán công theo kế hoạch nêu trong Quyết định số 1299/QĐ-BTC ngày 31/7/2019 vừa được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt. Nội dung về việc phê duyệt Đề án công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để công bố các chuẩn mực tiếp theo.
Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc, trực thuộc Bộ Tài chính sẽ căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao để nghiên cứu, đào tạo và phổ biến nội dung về chuẩn mực kế toán công Việt Nam, đồng thời đề xuất và tham mưu cho Bộ về việc cải cách cơ chế chính sách trong khu vực công của Việt Nam.
Việc công bố các chuẩn mực kế toán công Việt Nam mục đích là nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tài chính, kế toán; tạo dựng công cụ quản lý hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước và tại các đơn vị trong lĩnh vực công; nâng cao trách nhiệm giải trình của các đơn vị trong lĩnh vực công, kịp thời, đầy đủ và được quốc tế thừa nhận. Bên cạnh đó, còn góp phần nâng cao tính minh bạch và có thể so sánh được của các thông tin tài chính, thúc đẩy sự hội nhập của nền kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực công với khu vực và thế giới.
Theo đó, 5 chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 1 được Bộ Tài chính phê duyệt bao gồm:
Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 01 “Trình bày báo cáo tài chính”;
Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 02 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”;
Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 12 “Hàng tồn kho”;
Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 17 “Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị”;
Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 31 “Tài sản vô hình”.
Bộ Tài chính giao Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán, căn cứ nội dung từ các chuẩn mực kế toán công đã ban hành để nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi các chế độ kế toán áp dụng trong lĩnh vực công và các văn bản pháp luật có liên quan, sao cho phù hợp với quy định hiện hành về cơ chế tài chính công và ngân sách nhà nước; trình Bộ trưởng Bộ Tài chính Thông tư Hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị theo từng lĩnh vực hoạt động với từng lộ trình phù hợp.
Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị liên quan, tiếp tục nghiên cứu chi tiết các chuẩn mực kế toán công theo kế hoạch nêu trong Quyết định số 1299/QĐ-BTC ngày 31/7/2019 vừa được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt. Nội dung về việc phê duyệt Đề án công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để công bố các chuẩn mực tiếp theo.
Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc, trực thuộc Bộ Tài chính sẽ căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao để nghiên cứu, đào tạo và phổ biến nội dung về chuẩn mực kế toán công Việt Nam, đồng thời đề xuất và tham mưu cho Bộ về việc cải cách cơ chế chính sách trong khu vực công của Việt Nam.
Việc công bố các chuẩn mực kế toán công Việt Nam mục đích là nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tài chính, kế toán; tạo dựng công cụ quản lý hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước và tại các đơn vị trong lĩnh vực công; nâng cao trách nhiệm giải trình của các đơn vị trong lĩnh vực công, kịp thời, đầy đủ và được quốc tế thừa nhận. Bên cạnh đó, còn góp phần nâng cao tính minh bạch và có thể so sánh được của các thông tin tài chính, thúc đẩy sự hội nhập của nền kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực công với khu vực và thế giới.