Mỗi tuần một chuyên đề

Kế toán công nợ tiềm tàng

  • Thread starter MrBuiAnn
  • Ngày gửi
M

MrBuiAnn

Guest
17/12/10
3
0
0
HaNoi
Mình có một tình huống trong môn F7 (ACCA) như sau muốn nêu lên nhờ các bạn giải đáp:

Một doanh nghiệp thường nhận được hóa đơn mua nguyên vật liệu chưa được ghi nhận sau ngày kết thúc năm tài chính 31/12 hàng năm. Doanh nghiệp đã lập các ước tính chi phí tiềm tàng qua số liệu các năm tương ứng với các hóa đơn đó và hạch toán kế toán như một khoản Dự phòng. Vậy việc hạch toán như vậy có hợp lý không? Hay nên xử lý như một khoản Công nợ tiềm tàng???
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
L

linhnguyen29

Guest
10/3/09
25
0
1
TPHCM
Mình có một tình huống trong môn F7 (ACCA) như sau muốn nêu lên nhờ các bạn giải đáp:

Một doanh nghiệp thường nhận được hóa đơn mua nguyên vật liệu chưa được ghi nhận sau ngày kết thúc năm tài chính 31/12 hàng năm. Doanh nghiệp đã lập các ước tính chi phí tiềm tàng qua số liệu các năm tương ứng với các hóa đơn đó và hạch toán kế toán như một khoản Dự phòng. Vậy việc hạch toán như vậy có hợp lý không? Hay nên xử lý như một khoản Công nợ tiềm tàng???

Mình nghĩ là hạch toán như một khoản dự phòng hợp lý vì các khoản này được ước tính có cơ sở và hợp lý.
 
M

MrBuiAnn

Guest
17/12/10
3
0
0
HaNoi
Uh mình cũng cũng nghĩ như bạn nhưng chả hiểu sao ACCA lại xử lý nó như một khoản công nợ tiềm tàng. Không hạch toán kế toán khoản đó mà chỉ trình bày trong thuyết minh BCTC.
 
L

linhnguyen29

Guest
10/3/09
25
0
1
TPHCM
ah mình hiểu rồi, bạn đọc trong cuốn Kế toán tài chính của thạc sĩ Trần Xuân Nam trang 595 Mối quan hệ giữa khoản dự phòng và nợ tiềm tàng, phân biệt khoản dự phòng và nợ tiềm tàng... "thuật ngữ "nợ tiềm tàng" được áp dụng cho các khoản nợ không thỏa mãn điều kiện để ghi nhận là một khoản nợ phải trả thông thường" ở đây doanh nghiệp chưa nhận hóa đơn trong năm nên chưa đủ điều kiện ghi nhận, 2.2.2 phân biệt "dự phòng là các khoản đã dc ghi nhận là các khoản nợ phải trả vì nó là các nghĩa vụ phải trả hiện tại và chắc chắn sẽ làm giảm sút các lợi ích kinh tế để thanh toán các nghĩa vụ về khoản nợ phải trả đó", đề ở đây chưa ghi nhận phải trả nên cũng ko có nghĩa vụ phát sinh và thanh toán các nghĩa vụ gì. "nợ tiềm tàng là các khoản không được ghi nhận là các khoản nợ phải trả thông thường vì các khoản nợ phải thường xảy ra, còn khoản nợ tiềm tàng thì chưa chắc chắn xảy ra".
Mình nghĩ là vậy. Bạn đọc thêm tiếp theo cũng có ghi khá rõ.
Mình cũng có sách F7 nhưng chưa học qua lần nào, mình cũng muốn tìm hiểu thêm, bạn có thể chỉ cho mình phần này bạn đọc ở đâu không? cảm ơn bạn nhiều.
 
M

MrBuiAnn

Guest
17/12/10
3
0
0
HaNoi
ah mời bạn ghé qua sách bài tập F7 - Bài 11- Wellmay -tình huống (ii), trong phần lời giải họ có đưa ra cách giải quyết như đối với Contingency liability. Thank you very much!

Tuc la theo lý thuyết F7 có một cách giải thích khá hay mà theo đó thì đây phải là một khoản Provision mới đúng, như sau: đây là một khoản Present obligation, Probable outflow and Reliable estimate => nên được xử lý như một khoản Provision. Tuy nhiên tình huống họ nên trong phần bài tập 11 -Wellmay (page 13) thì lại xử lý như một khoản Contingency liability.
Thực ra thì đa số mọi người mình hỏi ý kiến thì đều đồng tình với mình. Còn tụi mình cũng chưa hiểu lý giải của ACCA cho tình huống này thế nào.
 
Sửa lần cuối:
N

nguyengiadoan

Cưỡi Ngựa Xem Hoa
1/11/09
122
1
18
Bình Phước
em ngu tiếng anh , mà chơi cho nguyên 1 đống thế sao em hiểu được trời
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA