Học kế toán sao khó thế anh chị ơi

  • Thread starter luckyqp
  • Ngày gửi
N

nguyenduykhanh36

Cao cấp
20/11/09
484
147
43
41
Tô hiệu, Hải Phòng
Ngành nghề nào cũng có cái khó riêng , riêng về kế toán thì thực sự là vất, vất ở đây là sự kiên nhẫn, tính toán hợp lý, chi li và rất cẩn trọng,v..v. Đủ các yếu tố đấy thui là cũng kha khá mệt rồi :p, Khó thì rất khó, và dễ thì rất dễ, dễ với ai có niềm đam mê và khó với ai coi đó là một điều kinh khủng và không muốn tiếp nhận. Nhưng quan trọng nhất vẫn là tự tin và có đam mê :)
Nghề kế toán vất vả, mệt mỏi, áp lực nhưng lương lại cực kỳ thấp. Ví dụ kỹ sư, sáng đi làm tối về là nằm ngủ, có thời gian đi đánh cầu lông, tennis mà lương thường cao gấp rưỡi, gấp đôi kế toán và được coi trọng hơn. Công việc kết thúc, nghiệm thu là coi như xong không còn liên quan gì, các quy định, luật lệ thường bền vững suốt mấy chục năm mới thay đổi rất ít. Còn kế toán, làm hộc mật ra từ làm sổ sách đến xử lý số liệu, văn phòng, lại còn báo cáo hàng tháng, hàng quý, lại phải bị bảo hiểm, thuế, ngân hàng, sở lao động,... suốt ngày thanh tra kiểm tra, làm xong cái báo cáo vẫn chưa yên thân, lại còn quyết toán, kiểm tra này nọ, luật và quy định thì thay đổi theo phút, hôm nay đúng ngày mai chưa chắc còn đúng, lúc nào cũng phải lo ngay ngáy, lương thì lẹt đẹt, lại còn bị coi thường là có hay không đối với doanh nghiệp cũng chả quan trọng
 
  • Like
Reactions: bạn nam
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

Ho Anh Hue10 10

Cao cấp
22/4/17
794
267
63
69
Nghề kế toán vất vả, mệt mỏi, áp lực nhưng lương lại cực kỳ thấp. Ví dụ kỹ sư, sáng đi làm tối về là nằm ngủ, có thời gian đi đánh cầu lông, tennis mà lương thường cao gấp rưỡi, gấp đôi kế toánđược coi trọng hơn. Công việc kết thúc, nghiệm thu là coi như xong không còn liên quan gì, các quy định, luật lệ thường bền vững suốt mấy chục năm mới thay đổi rất ít. Còn kế toán, làm hộc mật ra từ làm sổ sách đến xử lý số liệu, văn phòng, lại còn báo cáo hàng tháng, hàng quý, lại phải bị bảo hiểm, thuế, ngân hàng, sở lao động,... suốt ngày thanh tra kiểm tra, làm xong cái báo cáo vẫn chưa yên thân, lại còn quyết toán, kiểm tra này nọ, luật và quy định thì thay đổi theo phút, hôm nay đúng ngày mai chưa chắc còn đúng, lúc nào cũng phải lo ngay ngáy, lương thì lẹt đẹt, lại còn bị coi thường là có hay không đối với doanh nghiệp cũng chả quan trọng

1 - Vị trí của Kế toán trong DN không hẳn: (.. bị coi thường là có hay không đối với doanh nghiệp cũng chả quan trọng..) Cái này còn tùy :
+ Với nhà nước thì Kế toán trưởng là 1 trong 2 người được Cơ quan QL bổ nhiệm trực tiếp và hưởng lương ngang phó GĐ.
+ Nhận thức của từng GĐ DN . Thực tế hiện nay rất nhiều DN vừa và nhỏ do những người có tiền + có thế lực chống lưng đứng ra thành lập DN mà không có kiến thức QL kinh tế chỉ thấy bộ phận nào trực tiếp làm ra Tiền mà không biết tầm quan trọng của người: Giử và Tiêu tiền thế nào như 1 ông Chồng làm ra tiền coi thường Vợ.
+ Phụ thuộc vào Năng lực của bộ phận Kế toán thể hiện như thế nào ? đặc biệt là: Chức năng QL tài chính DN và Tham mưu cho ban GĐ . Rất nhiều kế toán chỉ biết HT Nợ Có đơn thuần mà Bỏ qua chức năng này dẫn đến số liêu kế toán : Không có tác dụng gì với GĐ DN.
2 - Tiền lương : (.. kế toán lương lại cực kỳ thấp...kỹ sư lương thường cao gấp rưỡi, gấp đôi kế toán..) Trước hết Kế toán phải xem lại mình đang làm việc thế nào ? Đã làm hết chức năng của Kế toán chưa ? Nếu chỉ biết HT nợ, có trên phần mềm thì mỗi ngày hết bao nhiêu thời gian ? ... Có kế toán nào khi cầm 1 chứng từ xin mua VL hay chi trả lương ... có đủ chử ký của chỉ huy trưởng, kỹ thuật thi công ... mà bác bỏ và chứng minh tính Chưa Hợp lý của chứng từ chưa ? Có kế toán nào Tham mưu cho ban GĐ: Nên mua VT này ở đâu ? Nên trả tiền cho đối tác nào trước, đối tác nào sau,?vay ở NH nào ? lúc nào cần vay ? ...
Mình cũng làm Kế toán DN và có lương cao hơn Trưởng phòng .. Kỹ thuật và các chỉ huy trưởng .
3 - Áp lực công việc và QĐ pháp luật : (..kế toán vất vả, mệt mỏi, áp lực ... làm xong cái báo cáo vẫn chưa yên thân, lại còn quyết toán, kiểm tra này nọ...) đúng. Nhưng không phải Kỹ thuật : (..kỹ sư, sáng đi làm tối về là nằm ngủ, có thời gian đi đánh cầu lông, tennis .. Công việc kết thúc, nghiệm thu là coi như xong không còn liên quan gì..) Mà bên kỹ thuật cũng có hệ thống thanh, kễm tra ... và chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng ... Ctrình cũng gần như kế toán ( tuy ít đầu mối và ít văn bản QĐ pháp lý hơn )
 
Sửa lần cuối:
M

miencattrang001

Sơ cấp
3/7/17
25
7
3
34
Nghề kế toán vất vả, mệt mỏi, áp lực nhưng lương lại cực kỳ thấp. Ví dụ kỹ sư, sáng đi làm tối về là nằm ngủ, có thời gian đi đánh cầu lông, tennis mà lương thường cao gấp rưỡi, gấp đôi kế toán và được coi trọng hơn. Công việc kết thúc, nghiệm thu là coi như xong không còn liên quan gì, các quy định, luật lệ thường bền vững suốt mấy chục năm mới thay đổi rất ít. Còn kế toán, làm hộc mật ra từ làm sổ sách đến xử lý số liệu, văn phòng, lại còn báo cáo hàng tháng, hàng quý, lại phải bị bảo hiểm, thuế, ngân hàng, sở lao động,... suốt ngày thanh tra kiểm tra, làm xong cái báo cáo vẫn chưa yên thân, lại còn quyết toán, kiểm tra này nọ, luật và quy định thì thay đổi theo phút, hôm nay đúng ngày mai chưa chắc còn đúng, lúc nào cũng phải lo ngay ngáy, lương thì lẹt đẹt, lại còn bị coi thường là có hay không đối với doanh nghiệp cũng chả quan trọng
Bị coi thường là có hay không đối với doanh nghiệp cũng chả quan trọng ý kiến này hoàn toàn sai rồi bạn nhé. Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có kế toán hết bạn ạ. Chính vì vậy nghề kế toán là một trong những nghề có nhu cầu tuyển dụng cao nhất. Hiện nay, nhân sự làm việc trong lĩnh vực kế toán còn thiếu nhiều, đặc biệt là những người có năng lực chuyên môn cao. Đối với những ai ham học hỏi, luôn trau dồi kiến thức, kinh nghiệm và hoàn thiện bản thân bạn có thể phát triển sự nghiệp từ kế toán viên để trở thành các chuyên gia phân tích tài chính, kế toán trưởng, kiểm toán, chuyên gia tư vấn thuế… Đến khi công việc đối với bạn là niềm đam mê. Bạn sẽ không còn sợ nó nữa.
 
N

nguyenduykhanh36

Cao cấp
20/11/09
484
147
43
41
Tô hiệu, Hải Phòng
Bị coi thường là có hay không đối với doanh nghiệp cũng chả quan trọng ý kiến này hoàn toàn sai rồi bạn nhé. Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có kế toán hết bạn ạ. Chính vì vậy nghề kế toán là một trong những nghề có nhu cầu tuyển dụng cao nhất. Hiện nay, nhân sự làm việc trong lĩnh vực kế toán còn thiếu nhiều, đặc biệt là những người có năng lực chuyên môn cao. Đối với những ai ham học hỏi, luôn trau dồi kiến thức, kinh nghiệm và hoàn thiện bản thân bạn có thể phát triển sự nghiệp từ kế toán viên để trở thành các chuyên gia phân tích tài chính, kế toán trưởng, kiểm toán, chuyên gia tư vấn thuế… Đến khi công việc đối với bạn là niềm đam mê. Bạn sẽ không còn sợ nó nữa.
Về quy định, kế toán là một trong hai điều kiện bắt buộc để thành lập doanh nghiệp, nhưng về bản thân doanh nghiệp nhỏ, các ông giám đốc không hề coi trọng kế toán, có thể có hay không đối với các ông ấy không quan trọng, nhất là các ông xuất thân là dân kỹ thuật, vì thế nhiều doanh nghiệp thuê kế toán ngoài giờ chứ có cần kế toán làm chính đâu. Như mình thì may mắn ngoài kế toán còn làm được kỹ thuật cơ khí và tin học nên mới được coi trọng chứ nếu chỉ kế toán không chắc cũng lận đận
 
  • Like
Reactions: bạn nam
N

nguyenduykhanh36

Cao cấp
20/11/09
484
147
43
41
Tô hiệu, Hải Phòng
1 - Vị trí của Kế toán trong DN không hẳn: (.. bị coi thường là có hay không đối với doanh nghiệp cũng chả quan trọng..) Cái này còn tùy :
+ Với nhà nước thì Kế toán trưởng là 1 trong 2 người được Cơ quan QL bổ nhiệm trực tiếp và hưởng lương ngang phó GĐ.
+ Nhận thức của từng GĐ DN . Thực tế hiện nay rất nhiều DN vừa và nhỏ do những người có tiền + có thế lực chống lưng đứng ra thành lập DN mà không có kiến thức QL kinh tế chỉ thấy bộ phận nào trực tiếp làm ra Tiền mà không biết tầm quan trọng của người: Giử và Tiêu tiền thế nào như 1 ông Chồng làm ra tiền coi thường Vợ.
+ Phụ thuộc vào Năng lực của bộ phận Kế toán thể hiện như thế nào ? đặc biệt là: Chức năng QL tài chính DN và Tham mưu cho ban GĐ . Rất nhiều kế toán chỉ biết HT Nợ Có đơn thuần mà Bỏ qua chức năng này dẫn đến số liêu kế toán : Không có tác dụng gì với GĐ DN.
2 - Tiền lương : (.. kế toán lương lại cực kỳ thấp...kỹ sư lương thường cao gấp rưỡi, gấp đôi kế toán..) Trước hết Kế toán phải xem lại mình đang làm việc thế nào ? Đã làm hết chức năng của Kế toán chưa ? Nếu chỉ biết HT nợ, có trên phần mềm thì mỗi ngày hết bao nhiêu thời gian ? ... Có kế toán nào khi cầm 1 chứng từ xin mua VL hay chi trả lương ... có đủ chử ký của chỉ huy trưởng, kỹ thuật thi công ... mà bác bỏ và chứng minh tính Chưa Hợp lý của chứng từ chưa ? Có kế toán nào Tham mưu cho ban GĐ: Nên mua VT này ở đâu ? Nên trả tiền cho đối tác nào trước, đối tác nào sau,?vay ở NH nào ? lúc nào cần vay ? ...
Mình cũng làm Kế toán DN và có lương cao hơn Trưởng phòng .. Kỹ thuật và các chỉ huy trưởng .
3 - Áp lực công việc và QĐ pháp luật : (..kế toán vất vả, mệt mỏi, áp lực ... làm xong cái báo cáo vẫn chưa yên thân, lại còn quyết toán, kiểm tra này nọ...) đúng. Nhưng không phải Kỹ thuật : (..kỹ sư, sáng đi làm tối về là nằm ngủ, có thời gian đi đánh cầu lông, tennis .. Công việc kết thúc, nghiệm thu là coi như xong không còn liên quan gì..) Mà bên kỹ thuật cũng có hệ thống thanh, kễm tra ... và chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng ... Ctrình cũng gần như kế toán ( tuy ít đầu mối và ít văn bản QĐ pháp lý hơn )
Trước khi làm kế toán mình là kỹ thuật, quyết toán, dự toán làm đủ và đó lại không phải là việc của kỹ thuật mà nếu là một doanh nghiệp lớn thì việc này thuộc về bộ phận kế hoạch hoặc kinh tế kỹ thuật hoặc tên gọi nào đó. Kỹ thuật đơn thuần chỉ là:
- Bóc tách bản vẽ lên chi tiết thi công
- Dự toán kỹ thuật, nghiệm thu khối lượng, quyết toán kỹ thuật, giá thành sản phẩm
- Vẽ bản vẽ, thiết kế
- Lập định mức thi công

Còn mấy việc các bạn tưởng là kỹ thuật làm như đi đấu thầu, đi kiểm tra, giám sát thi công, Quyết toán để xuất hóa đơn này nọ thực ra nó là việc của bộ phận khác như mình nói bên trên. (trường hợp công ty mình thì nó là phòng kế hoạch). Chẳng qua đối với doanh nghiệp tư nhân người ta đánh đồng các chức năng lại thành ra kỹ thuật phải làm chức năng kế hoạch hoặc kinh tế. Bởi vì kỹ thuật tiêu chuẩn nó không liên quan đến tiền, một sản phẩm làm ra kỹ thuật không đánh giá nó bao nhiêu tiền mà đánh giá nó nặng bao nhiêu, có những chi tiết gì, số lượng bao nhiêu. Việc nó bao tiền là do bên kinh tế kỹ thuật người ta áp giá vào thôi

Như đóng tàu bên mình nói thật hiện nay vẫn còn áp dụng Tiêu chuẩn năm 1997 và 2000, TCVB thì là 1999, các bản vẽ thì là thiết kế của nước ngoài những năm 70, 80; Các bộ tiêu chuẩn ví dụ JIS thì năm 2001, 2005. Nhưng với kế toán không thể áp dụng các quy định từ mấy chục năm trước như thế được
 
D

Diệp 28

Sơ cấp
4/7/17
30
11
8
33
Về quy định, kế toán là một trong hai điều kiện bắt buộc để thành lập doanh nghiệp, nhưng về bản thân doanh nghiệp nhỏ, các ông giám đốc không hề coi trọng kế toán, có thể có hay không đối với các ông ấy không quan trọng, nhất là các ông xuất thân là dân kỹ thuật, vì thế nhiều doanh nghiệp thuê kế toán ngoài giờ chứ có cần kế toán làm chính đâu. Như mình thì may mắn ngoài kế toán còn làm được kỹ thuật cơ khí và tin học nên mới được coi trọng chứ nếu chỉ kế toán không chắc cũng lận đận
Ngày nay tìm được một công việc cũng không phải dễ dàng. Bạn bè xung quanh chúng ta có người đã ổn định; có người vẫn đang phải nỗ lực phấn đấu; có người tìm được công việc lương cao rồi thì lại chê xa, chê mệt; có người tìm được công việc lương thấp thì chê lương không đủ tiêu.
Cuộc sống của chúng ta có ba giai đoạn, giai đoạn đầu tiên là “vô tri vô lực”, tức là kiến thức của bạn chưa được phong phú, bạn vẫn còn nhỏ và cần phải học. Giai đoạn giữa là 30 năm bạn “có tri có lực”. Giai đoạn thứ ba là bạn “có tri vô lực”, bạn tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm thế nhưng lúc đó bạn đã già và không làm gì được nữa. Mình thấy bạn đang so sánh giai đoạn thứ nhất của nghề kế toán với giai đoạn thứ hai của các nghề khác vậy. Như thế không công bằng chút nào cả.
 
  • Like
Reactions: bạn nam
Z

zungcoca

Cao cấp
20/1/11
488
169
43
48
05 Quang Trung, Đà Nẵng
Nghề kế toán vất vả, mệt mỏi, áp lực nhưng lương lại cực kỳ thấp. Ví dụ kỹ sư, sáng đi làm tối về là nằm ngủ, có thời gian đi đánh cầu lông, tennis mà lương thường cao gấp rưỡi, gấp đôi kế toán và được coi trọng hơn. Công việc kết thúc, nghiệm thu là coi như xong không còn liên quan gì, các quy định, luật lệ thường bền vững suốt mấy chục năm mới thay đổi rất ít. Còn kế toán, làm hộc mật ra từ làm sổ sách đến xử lý số liệu, văn phòng, lại còn báo cáo hàng tháng, hàng quý, lại phải bị bảo hiểm, thuế, ngân hàng, sở lao động,... suốt ngày thanh tra kiểm tra, làm xong cái báo cáo vẫn chưa yên thân, lại còn quyết toán, kiểm tra này nọ, luật và quy định thì thay đổi theo phút, hôm nay đúng ngày mai chưa chắc còn đúng, lúc nào cũng phải lo ngay ngáy, lương thì lẹt đẹt, lại còn bị coi thường là có hay không đối với doanh nghiệp cũng chả quan trọng

Uh. làm tài chính thì thu nhập kha khá hơn là kế toán. tuy nhiên, làm tài chính còn đòi hỏi thêm đầu óc phán đoán, phân tích, tổng hợp và nhạy bén nữa..
 
Z

zungcoca

Cao cấp
20/1/11
488
169
43
48
05 Quang Trung, Đà Nẵng
@nguyenduykhanh36 Kế toán có nhiều cái hay. Nhất là nhìn các anh chị đi trước nhìn qua báo cáo tài chính đã đánh giá sơ bộ được tình hình tài chính của doanh nghiệp thấy thật ngưỡng mộ, thấy còn nhiều cái để học. Nhìn các bạn sinh viên yêu kế-kiểm, quyết tâm theo đuổi và nỗ lực hết mình, ra trường được vào các công ty lớn với nhiều cơ hội lớn thấy cần phải cố gắng. Và cũng thấy mình đã lớn lên rất rất nhiều kể từ cái ngày chân ướt chân ráo bước ra khỏi cổng trường Đại học thấy mình cũng bắt đầu yêu cái nghề này rồi, nó cũng hay, cũng hấp dẫn, cũng khiến người ta tò mò và muốn tìm hiểu nhiều thứ mà. Có thể đối với ng này là mệt mỏi. Đối với ng khác đó lại là cả một niềm đam mê. Hay đơn giản chỉ là nơi đi làm. Tạo ra một nguồn thu nhập ổn định cuộc sống

làm kế toán ở cty nuoc ngoài thì còn mong thu nhập duoc chút chút, chứ làm cho cty tư nhân, doanh nghiệp nhà nước thì lương thấp bẹt... nếu ko có khoản gì gì nữa thì chắc khó cầm hơi...
 
N

namhoang247

Guest
31/8/17
1
0
1
32
mebongda.net
:)) mới ban đầu ai cũng nản , vào làm nhiều cọ xát nhiều sẽ đúc kết được nhiều thứ
 
H

Ho Anh Hue10 10

Cao cấp
22/4/17
794
267
63
69
Trước khi làm kế toán mình là kỹ thuật, quyết toán, dự toán làm đủ và đó lại không phải là việc của kỹ thuật mà nếu là một doanh nghiệp lớn thì việc này thuộc về bộ phận kế hoạch hoặc kinh tế kỹ thuật hoặc tên gọi nào đó. Kỹ thuật đơn thuần chỉ là:
- Bóc tách bản vẽ lên chi tiết thi công
- Dự toán kỹ thuật, nghiệm thu khối lượng, quyết toán kỹ thuật, giá thành sản phẩm
- Vẽ bản vẽ, thiết kế
- Lập định mức thi công

Còn mấy việc các bạn tưởng là kỹ thuật làm như đi đấu thầu, đi kiểm tra, giám sát thi công, Quyết toán để xuất hóa đơn này nọ thực ra nó là việc của bộ phận khác như mình nói bên trên. (trường hợp công ty mình thì nó là phòng kế hoạch). Chẳng qua đối với doanh nghiệp tư nhân người ta đánh đồng các chức năng lại thành ra kỹ thuật phải làm chức năng kế hoạch hoặc kinh tế. Bởi vì kỹ thuật tiêu chuẩn nó không liên quan đến tiền, một sản phẩm làm ra kỹ thuật không đánh giá nó bao nhiêu tiền mà đánh giá nó nặng bao nhiêu, có những chi tiết gì, số lượng bao nhiêu. Việc nó bao tiền là do bên kinh tế kỹ thuật người ta áp giá vào thôi
Như đóng tàu bên mình nói thật hiện nay vẫn còn áp dụng Tiêu chuẩn năm 1997 và 2000, TCVB thì là 1999, các bản vẽ thì là thiết kế của nước ngoài những năm 70, 80; Các bộ tiêu chuẩn ví dụ JIS thì năm 2001, 2005. Nhưng với kế toán không thể áp dụng các quy định từ mấy chục năm trước như thế được
1 - Bạn nói chưa chính xác ( .. quyết toán, dự toán làm đủ và đó lại không phải là việc của kỹ thuật...) Mà đó là Chức năng của Bộ phận kỹ thuật. Tuy nhiên tùy theo DN lớn hay bé để gộp vào hay chia các chức năng Kỹ thuật ra các bộ phận: Phòng kỹ thuật ( hay P Kinh tế - kỹ thuật ) Kỹ thuật thi công ... Cũng như bên Kinh tế trước đây có: Kế toán, Lao động - Tiền lương, Thống kê ...
2 - Bạn nói : (..Kỹ thuật đơn thuần chỉ là:
- Bóc tách bản vẽ lên chi tiết thi công
- Dự toán kỹ thuật, nghiệm thu khối lượng, quyết toán kỹ thuật, giá thành sản phẩm
- Vẽ bản vẽ, thiết kế
- Lập định mức thi công

Còn mấy việc các bạn tưởng là kỹ thuật làm như đi đấu thầu, đi kiểm tra, giám sát thi công
..) Là chưa chính xác và thiếu Chức năng quan trọng nhất là : Quản lý kỹ thuật gồm. Quản lý Chất lượng, Khối lượng , Tiến độ ... và Quản lý ĐM.
Một CB kỹ thuật thi công phải biết 1 loại SP cần bao nhiêu : VL, NC, Máy ( Về số lượng ) DN SX xong SP đó Tiết kiệm hay lãng phí ở chi phí nào ..
 
Sửa lần cuối:
  • Like
Reactions: nguyenduykhanh36
N

nguyenduykhanh36

Cao cấp
20/11/09
484
147
43
41
Tô hiệu, Hải Phòng
1 - Bạn nói chưa chính xác ( .. quyết toán, dự toán làm đủ và đó lại không phải là việc của kỹ thuật...) Mà đó là Chức năng của Bộ phận kỹ thuật. Tuy nhiên tùy theo DN lớn hay bé để gộp vào hay chia các chức năng Kỹ thuật ra các bộ phận: Phòng kỹ thuật ( hay P Kinh tế - kỹ thuật ) Kỹ thuật thi công ... Cũng như bên Kinh tế trước đây có: Kế toán, Lao động - Tiền lương, Thống kê ...
2 - Bạn nói : (..Kỹ thuật đơn thuần chỉ là:
- Bóc tách bản vẽ lên chi tiết thi công
- Dự toán kỹ thuật, nghiệm thu khối lượng, quyết toán kỹ thuật, giá thành sản phẩm
- Vẽ bản vẽ, thiết kế
- Lập định mức thi công

Còn mấy việc các bạn tưởng là kỹ thuật làm như đi đấu thầu, đi kiểm tra, giám sát thi công
..) Là chưa chính xác và thiếu Chức năng quan trọng nhất là : Quản lý kỹ thuật gồm. Quản lý Chất lượng, Khối lượng , Tiến độ ... và Quản lý ĐM.
Một CB kỹ thuật thi công phải biết 1 loại SP cần bao nhiêu : VL, NC, Máy ( Về số lượng ) DN SX xong SP đó Tiết kiệm hay lãng phí ở chi phí nào ..
Bạn đã hiểu lầm giữa kỹ thuật và kinh tế kỹ thuật và điều độ sản xuất, KCS, Kỹ thuật chỉ có mục đích là tính ra khối lượng sản phẩm, bóc tách chi tiết từ tổng thành, lên định mức vật tư lao động, lên kế hoạch tiên lượng vật tư, làm nghiệm thu khối lượng,... nghĩa là làm công nghệ, còn việc điều hành sản xuất là của Điều độ sản xuất, việc kiểm tra chất lượng, quản lý kỹ thuật là của KCS, lên giá thành kinh tế, quyết toán là của kế hoạch hoặc kinh tế kỹ thuật. Mình làm trong doanh nghiệp nhà nước nên những chức năng đó được phân cấp rõ ràng không được phép đạp chân lên nhau, sau này ra tư nhân có thể nhiều công ty người ta gộp các bộ phận lại với nhau và một người có thể làm nhiều nhiệm vụ dẫn đến nhiều bạn về sau cho rằng chức năng của kỹ thuật là như vậy, nhưng nếu vào các công ty nhà nước thì người ta sẽ phân hóa ra chứ không để kiêm nhiệm
 
N

nguyenduykhanh36

Cao cấp
20/11/09
484
147
43
41
Tô hiệu, Hải Phòng
@nguyenduykhanh36 Kế toán có nhiều cái hay. Nhất là nhìn các anh chị đi trước nhìn qua báo cáo tài chính đã đánh giá sơ bộ được tình hình tài chính của doanh nghiệp thấy thật ngưỡng mộ, thấy còn nhiều cái để học. Nhìn các bạn sinh viên yêu kế-kiểm, quyết tâm theo đuổi và nỗ lực hết mình, ra trường được vào các công ty lớn với nhiều cơ hội lớn thấy cần phải cố gắng. Và cũng thấy mình đã lớn lên rất rất nhiều kể từ cái ngày chân ướt chân ráo bước ra khỏi cổng trường Đại học thấy mình cũng bắt đầu yêu cái nghề này rồi, nó cũng hay, cũng hấp dẫn, cũng khiến người ta tò mò và muốn tìm hiểu nhiều thứ mà. Có thể đối với ng này là mệt mỏi. Đối với ng khác đó lại là cả một niềm đam mê. Hay đơn giản chỉ là nơi đi làm. Tạo ra một nguồn thu nhập ổn định cuộc sống
Haiz, đi làm vài năm sẽ thấy nó chán, mệt mỏi, nhất là nếu lên kế toán trưởng thì vất vả lắm, có nhiều khi hàng tháng trời làm từ 7h sáng đến 10h tối liên tục không có ngày nghỉ nào, thuế, ngân hàng, bảo hiểm, các đoàn kiểm tra liên ngành,... nó quần cho nhức hết đầu, lúc đó chả có yêu thích gì chỉ có muốn đốt hết chứng từ. Kế toán trong thực tế nó không đơn giản chỉ ngồi làm sổ sách báo cáo, phân tích số liệu đâu, những việc đó chỉ chiếm khoảng 30% thời gian làm việc, còn lại là những công việc khác
 
N

nguyenduykhanh36

Cao cấp
20/11/09
484
147
43
41
Tô hiệu, Hải Phòng
Uh. làm tài chính thì thu nhập kha khá hơn là kế toán. tuy nhiên, làm tài chính còn đòi hỏi thêm đầu óc phán đoán, phân tích, tổng hợp và nhạy bén nữa..
Làm kế toán thật tốt bước lên làm tài chính là hợp lý
 
N

nguyenduykhanh36

Cao cấp
20/11/09
484
147
43
41
Tô hiệu, Hải Phòng
Ngày nay tìm được một công việc cũng không phải dễ dàng. Bạn bè xung quanh chúng ta có người đã ổn định; có người vẫn đang phải nỗ lực phấn đấu; có người tìm được công việc lương cao rồi thì lại chê xa, chê mệt; có người tìm được công việc lương thấp thì chê lương không đủ tiêu.
Cuộc sống của chúng ta có ba giai đoạn, giai đoạn đầu tiên là “vô tri vô lực”, tức là kiến thức của bạn chưa được phong phú, bạn vẫn còn nhỏ và cần phải học. Giai đoạn giữa là 30 năm bạn “có tri có lực”. Giai đoạn thứ ba là bạn “có tri vô lực”, bạn tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm thế nhưng lúc đó bạn đã già và không làm gì được nữa. Mình thấy bạn đang so sánh giai đoạn thứ nhất của nghề kế toán với giai đoạn thứ hai của các nghề khác vậy. Như thế không công bằng chút nào cả.
Không thể nói là giai đoạn mấy vì kế toán nó cũng phát triển như những ngành nghề khác thôi, thậm chí nó phát triển còn nhanh hơn, vấn đề là hiện nay nhà nước đang loay hoay trong việc định hướng cái ngành này, nói không đâu xa chính chúng ta làm việc theo các quy định của bộ tài chính nhưng người đi kiểm tra chúng ta lại là cơ quan thuế. Như vậy nếu làm đúng theo chuẩn mực của bộ tài chính thì lại sai về bên thuế, làm đúng so với thuế thì lại thiệt thòi so với các quy định của bộ tài chính. Ngành kỹ thuật thì không thế, quy định thế nào ta làm như thế, cho sai số 1 mm ta có thể để sai số như vậy, một tấm thép có bản vẽ thiết kế khi ta làm đúng quy trình nó ra đúng cái tấm thép ấy chứ không ra cái khác, còn kế toán có thể luật 1 kiểu làm 1 kiểu, mỗi kế toán có cách làm riêng, mỗi công ty có cách lên số liệu riêng, thế là chưa chuẩn
 
H

Ho Anh Hue10 10

Cao cấp
22/4/17
794
267
63
69
Haiz, đi làm vài năm sẽ thấy nó chán, mệt mỏi, nhất là nếu lên kế toán trưởng thì vất vả lắm, có nhiều khi hàng tháng trời làm từ 7h sáng đến 10h tối liên tục không có ngày nghỉ nào, thuế, ngân hàng, bảo hiểm, các đoàn kiểm tra liên ngành,... nó quần cho nhức hết đầu, lúc đó chả có yêu thích gì chỉ có muốn đốt hết chứng từ. Kế toán trong thực tế nó không đơn giản chỉ ngồi làm sổ sách báo cáo, phân tích số liệu đâu, những việc đó chỉ chiếm khoảng 30% thời gian làm việc, còn lại là những công việc khác

Bạn dọa các bạn mới ra trường khiếp quá ... Đúng là (..Kế toán trong thực tế nó không đơn giản chỉ ngồi làm sổ sách báo cáo..) Nhưng không đến mức : (..kế toán trưởng thì vất vả lắm, có nhiều khi hàng tháng trời làm từ 7h sáng đến 10h tối liên tục không có ngày nghỉ nào, thuế, ngân hàng, bảo hiểm, các đoàn kiểm tra liên ngành,... nó quần cho nhức hết đầu..) đâu .
Việc Quan trọng của KT trưởng là : Tổ chức, vận hành ... hệ thống kế toán ở DN một các Khoa học, hợp lý và họ thường kiêm luôn Kế toán tổng hợp . Nếu hệ thống KT được QĐ chặt chẻ, vận hành suôn sẽ và SD phần mềm thì Kế toán trưởng làm việc chủ yếu là kiểm tra lại: Tính hợp pháp hợp lý .. của chứng từ , ĐK các nghiệp vụ từ các phần hành... và : Giao dịch, đối nội, đối ngoại, tiếp khách ... Bát ngát thôi. :))
 
N

nguyenduykhanh36

Cao cấp
20/11/09
484
147
43
41
Tô hiệu, Hải Phòng
Cái hàng tháng trời của bác @nguyenduykhanh36 nói chắc là khi chuẩn bị quyết toán thuế. Thì lúc ấy. Kế toán trưởng đúng là có lúc vất vả gian nan thật. Mình thì mình chưa đc làm kế toán trưởng bao giờ. Nhưng nhìn qua thấy kế toán trưởng bên mình cũng k vất vả như Bác khánh nói đâu
Đừng nói vậy vì khi bạn gặp rồi mới biết, công ty mình có đợt còn lên sàn chứng khoán, lúc đó kế toán trưởng là mình mỗi ngày phải làm 3 báo cáo tài chính và không được phép sai sót chứ không đùa đâu, vô cùng áp lực, đừng nghĩ kế toán trưởng chỉ làm kế toán, đã làm kế toán trưởng thì cái quan trọng lại là làm tài chính hoặc những việc khác.
 
T

thanhhamoza

Guest
23/9/16
6
4
3
30
Hic, mình cũng thấy kế toán khó quá. Muốn bắt đầu mà không biết bắt đầu từ đâu.:(
 
  • Like
Reactions: Sayhello
M

minh anh 97

Guest
19/9/17
3
0
1
27
Hic, mình cũng thấy kế toán khó quá. Muốn bắt đầu mà không biết bắt đầu từ đâu.:(
Em cũng như vậy ạ,Trước em học kém nữa cơ. E sn 97 mà giờ em học xong trung cấp kế toán rồi. Giờ e chẳng biết gì cả. mù tịt luôn ấy. Mà hình như sắp tới ng ta không dùng bằng trung cấp nữa đúng không anh chị? Không dùng bằng trung cấp sao vẫn mở trường dạy nhỉ? híc
 
D

Diệp 28

Sơ cấp
4/7/17
30
11
8
33
Đừng nói vậy vì khi bạn gặp rồi mới biết, công ty mình có đợt còn lên sàn chứng khoán, lúc đó kế toán trưởng là mình mỗi ngày phải làm 3 báo cáo tài chính và không được phép sai sót chứ không đùa đâu, vô cùng áp lực, đừng nghĩ kế toán trưởng chỉ làm kế toán, đã làm kế toán trưởng thì cái quan trọng lại là làm tài chính hoặc những việc khác.
Mình cũng làm kế toán , bản tính trách nhiệm làm việc hết mình vì công việc, vì công ty, nhưng mỗi khi có vấn đề gì sai xót là mất ăn, mất ngủ luôn, muốn tạm quên đi cũng không được. Chả hiểu sao lại gắn bó với cái nghề này cơ chứ. Nghề kế toán nhìn thì sang, nhưng bên trong ai cũng có nỗi niềm của riêng mình cả đấy. Chung quy là cứ cố gắng thôi các bác ạ
 
  • Like
Reactions: nguyenduykhanh36
N

nguyenduykhanh36

Cao cấp
20/11/09
484
147
43
41
Tô hiệu, Hải Phòng
Mình cũng làm kế toán , bản tính trách nhiệm làm việc hết mình vì công việc, vì công ty, nhưng mỗi khi có vấn đề gì sai xót là mất ăn, mất ngủ luôn, muốn tạm quên đi cũng không được. Chả hiểu sao lại gắn bó với cái nghề này cơ chứ. Nghề kế toán nhìn thì sang, nhưng bên trong ai cũng có nỗi niềm của riêng mình cả đấy. Chung quy là cứ cố gắng thôi các bác ạ
Nghề tài chính mới sang chứ nghề kế toán thì nó rất chi là dân dã, và còn bạc bẽo, lúc vụ việc phát sinh thì giám đốc kêu "thôi em cứ cố hộ anh, anh biết nó sai rồi nhưng giờ phải thế thôi chứ biết làm sao, cứ làm đi sau này anh cũng không trách gì em". Thời gian sau khi bị thuế nó phạt thì "mày làm ăn như s.h.i.t, có như vậy cũng sai, trả lại tiền lương mấy năm nay đây cho tao". Chả hiểu sao vẫn có nhiều bạn cho rằng kế toán trưởng lại sướng khi mà tất cả lỗi lo nó đều đổ vào đầu
 
  • Like
Reactions: miencattrang001

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA