Mỗi tuần một chuyên đề

"Kế toán trưởng" chưa có kinh nghiệm.

  • Thread starter tranthithuy391986
  • Ngày gửi
T

tranthithuy391986

Guest
21/4/12
1
0
0
Vinh Phuc
Nhận bàn giao công việc của kế toán trưởng
Em đang cần rất gấp trong hôm nay Các anh chị ai có kinh nghiệm rồi cho em hỏi:
- Khi nhận bàn giao từ KTT cũ thì em cần yêu cầu những gì? vì sau này mình sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ nên pải cẩn thận ngay từ đầu ạ.
- Các công việc đầu tiên cần làm là những cv gì để set up lại bộ phận kế toán vận hành cho tốt!
Anh chị nào có kinh nghiệm chia sẻ cho em với ạ. Em chuẩn bị nhận CV KTT mà chưa từng làm ở vị trí này, nên chưa có kinh nghiệm,
Có cần thiết phải kiểm tra lại toàn bộ chứng từ theo tờ khai thuế của từng tháng 1 không ạ? hay all những vấn đề liên quan đến chứng từ, sổ sách, số liệu cũ thì người KTT cũ phải chịu trách nhiệm trước cty và cơ quan thuế nếu có sai sót? còn mình chỉ nhận số dư để lại có KTT cũ và GD ký là được ạ?
- Em yêu cầu ngoài KK kho, quỹ thì còn phải KK TSCD và CCDC nữa thì có cần thiết không?
- Chứng từ đầu vào đầu ra có cần kiểm tra lại xem đủ và đúng trên tờ khai không?
- Ngoài ra em y/c các BCTC, QT thuế các năm, quý trước
Còn những nội dung gì nữa cho chặt chẽ và đầy đủ mong được chia sẻ!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

Hoacat811

Guest
Ðề: "kế toán trưởng" chưa có kinh nghiệm. Mong mọi người cho chút kinh nghiệm

Khi nhận lại công tác KTT bạn cần chú ý:
1. Yêu cầu kế toán làm báo cáo TK tới thời điểm bàn giao. ( bây giờ thì làm đến Q1)
2. Kiểm tra toàn bộ hoá đơn đầu ra, đầu vào theo bảng kê xem đủ không ( vì mất hoá đơn đầu vào đã kê thuế bị phạt ko ít đâu). Nếu bạn nhận mà ko kiểm tra sau thiếu lại bảo do mình.
3. Báo cáo tài chính thì kiểm tra toàn bộ sổ liên quan... ( đã đầy đủ sổ chưa)
Nếu bạn nhận bàn giao và chỉ lấy sô dư thì ko bao giờ được ghi vào biên bản bàn giao là đã nhận báo cáo TC năm, quý... và chứng từ, sổ kế toán đầy đủ, còn nếu có chữ đó thì buộc bạn phải kiểm tra từng cái đầy đủ.
Bước 2 mà ngon lành thì mình cứ nhận, nhưng ghi là chưa kiểm tra tính hợp lệ của hoá đơn ( ý là bạn nhận đủ bằng đó hoá đơn theo tờ khai hàng tháng nhưng trong đó có hoá đơn ko hợp lệ hay ko đủ điều kiện thì bạn chưa kiểm tra, và kế toán cũ hoàn toàn chịu trách nhiệm)
 
  • Like
Reactions: Cannon_ars
H

huyenttpcsr

Guest
30/10/14
14
5
3
36
m cung chuan bi nhan viec phu trach ke toan nhung chua co kinh nghiem gi ca, mong ca nha chi bao. em xin cam on nhieu
 
  • Like
Reactions: Hocvientapsu
H

huyenttpcsr

Guest
30/10/14
14
5
3
36
khi chi ke toan truoc lam bang doi chieu du toan tai kho bac thi trong phan mem misa ma chi ay giao cho minh so du lai khong giống như trên bảng đối chiếu là sao hả cả nhà
 
  • Like
Reactions: Hocvientapsu
chudinhxinh

chudinhxinh

Cao cấp
25/10/09
1,751
970
113
TP.Hồ Chí Minh
Lập biên bản bàn giao:

- Ngày tháng chốt số dư để bạn tiếp tục công việc

- Bàn giao có đầy đủ sổ sách

- Bàn giao có đầy đủ chứng từ không

- Bàn giao có đầy đủ hóa đơn đầu ra đầu vào theo bảng kê không

- Bàn giao có đầy đủ các báo cáo thuế các tháng và năm không

- Bàn giao các số liệu công nợ có đúng không?

- Có bàn giao bảng phân bổ trước và khấu hao hay không

- Có bàn giao bảng tổng hợp nhập xuất tồn để bạn làm căn cứ làm tiếp hay không

- Có bàn giao đầy đủ chứng từ ngân hàng hay không

- Kiểm tra tính pháp lý của các hóa đơn

- Kiểm tra các định khoản có đúng hay không, có gì bất thường hay không

- Kiểm tra số lượng hóa đơn đã phát hành với báo cáo sử dụng hóa đơn có đúng và đầy đủ thủ tục chưa

- Kiểm tra các số liệu mềm trên máy bàn giao có đầy đủ, cuộc đời oái ăm nhất và khốn nạn nhất chính là những kẻ khi nghỉ việc thường xóa sạch sành sanh hoặc cắt dữ liệu sang ổ cứng hoặc USB mang đi trên máy không còn gì cả để kế toán sau này vào sống dỡ chết dỡ, hạng tiểu nhân luôn luôn là vậy và luôn luôn làm vậy

- Kiểm tra sổ sách các năm có in ra đầy đủ

Kế toán trưởng: một ví dụ kế toán trưởng khách sạn

Các công việc phòng kế toán cần thiết lập của kế toán trưởng:

Thiết lập bộ máy kế toán để có thể vận hàng trơn chu và ko chồng chéo các ví trí công việc và đảm bảo tính nhất quán theo một thể thống nhất và quy chuẩn, do đó việc bố trí cơ cấu nhân sự rất là quan trọng

1. Setup bộ máy, quy trình hoạt động của phòng kế toán, xây dựng định biên nhân sự, mô tả công việc chi tiết phân công rõ ràng. Không để chồng chéo các công việc không để người rãnh rỗi ngồi không, còn người thì bận rộn tối ngày.

2. Thiết lập hệ thống báo cáo kiểm soát kế toán của các nhân sự điều hành hàng tuần, tháng, quý, năm

3. Thiết lập phân tích giá thành: món ăn, nước uống, các chi phí giá vốn khác. Làm sao để có lợi nhuận từ việc mua bán thương mại và sản xuất cung cấp dịch vụ của mình có lãi sau thuế

4. Thiết lập quy trình kiểm kê tài sản công cụ dụng cụ, kiểm soát hệ thống hóa tài sản công cụ dụng cụ của doanh nghiệp.

5. Thiết lập quy chế thanh toán thu chi, nội quy phòng kế toán, quy định thưởng phạt phòng kế toán, quy chế tài chính, quy chế thu chi hoa hồng.

6. Thiết lập hệ thống thiết kế lưu trữ sổ sách với thuế và kế toán nội bộ doanh nghiệp.

7. Tổng hợp đưa ra các báo cáo quản trị thu chi dòng tiền cho doanh nghiệp, báo cáo ngân lưu hoạt động cho doanh nghiệp.

8. Đưa ra các quyết định báo cáo tài chính ngắn hạn và dài hạn. tham mưu cho banh lãnh đạo về tình hình tài chính, và phân tích báo cáo đầu tư

9. Nhân trị:

- Đạo tướng soái: nhân nghĩa lễ trí tín

- Trị nhân: - làm sao để nhân viên nghe mình, làm sao để nhân viên phục tùng mệnh lênh, làm sao để mình vắng mặt nhân viên vẫn làm việc có hiệu quả mà không loạn, do đó thiên thời địa lợi nhân hòa rất quan trọng

- Làm sao để nhân viên đằng sau mình họ không đâm bị thóc chọc bị gạo, làm sao để họ không phản mình, làm sao để họ tin tưởng vào mình

- Làm tướng phải có 5 tài, bỏ mười lỗi. Năm tài là: Trí, nhân, tính, dõng, trung. Trí, thì không loạn; nhân phải thương người; tính, thì chẳng lỗi hẹn; dõng, thì chẳng nên phạm; trung, thì chẳng hai lòng. Còn mười lỗi là: có dõng mà coi chết như không, có việc gấp mà lòng vội, liệu hay mà ham lợi, có nhân mà chẳng nỡ diết, có trí mà chẳng biết sợ, có tính mà hay tin lầm, có trong sạch mà chẳng thương người, có mưu mà lòng đa nghi, có cứng mà hay ỷ mình, có mềm yếu mà ưa dùng người. Làm tướng mà có mười lỗi đó thì không đặng, cho nên làm tướng phải có đủ 5 tài, và bỏ 10 điều lỗi đó, ấy mới gọi là trong thiên hạ vô-địch. Đời nay mà làm tướng, chỉ là có mưu mà không có dõng, ỷ mình dỏi mà chẳng dung người, ngoài thì cung-kính mà trong thì khinh-dể, khoe mình ngôi sáng mà chế kẻ thấp-hèn, có tính kiêu-ngạo, sợ hổ với kẻ dưới, khoe sự dỏi của mình mà dấu điều hay của người, dấu sự sấu của mình mà phô sự sấu của người, ấy là mấy mối tệ của đạo làm tướng, nhiều người vẫn thế, nên làm tướng không hay là vì vậy.

10.Đối nội – Đối ngoại:

- Đối ngoại: giao dịch và tạo mối quan hệ với cơ quan thuế và khác, tiếp xúc những người kế toán trưởng khác để học hỏi thêm kinh nghiệm quản trị và thiết lập hệ thống kế toán

- Đối nội: trị nhân bình ổn, với các bộ phận phòng ban thì hài hòa suôn sẽ




Điểm khác nhau của một kế toán trưởng

Thứ nhất luật thuế:chỉ hơn nhau cách vận dụng cách hiểu và cách né đúng và đủ không sai luật

Thứ hai sổ sách kế toán:đồng cấp thì ai cũng gần như ai chẳng hơn thua là mấy, định khoản nghiệp vụ và hoạch toán nghiệp vụ đây là yếu tố căn bản ngang tầm

Thứ ba quản trị nhân lực:đây là điểm khác biệt quan trọng

Tương tác trong công việc:

-Không bao giờ nóng giận trong bất cứ mọi trường hợp

-Được lòng nhân viên đối đãi công bình

-Điều động nhân viên và sắp xếp nhân lực hợp lý

-Sắp xếp đúng người đúng việc

-Giao trọng trách vừa tầm kiến thức, hiểu biết, sức lực, trí tuệ của nhân viên mà thôi

-Không phải nhân viên nào cũng có năng lực và chuyên môn: khi giao việc phải mô tả hướng dẫn cho nhân viên

Phòng bị:

-Nhân viên thì dĩ nhiên phải lấy lòng sếp, nhưng nên nhớ khi bạn còn ngồi ở vị trí đó thì sẽ ra sức lấy lòng nhưng khi binh biến thì trong mắt họ bạn ko còn là mối lo sợ nguy hại đến họ

-Có những nhân viên bạn xem như lính ruột, như cánh tay trái đắc lực nhưng khi đụng chuyện cũng bất ngờ thay đổi thái độ tức thì, cách ứng xử của họ là thay đổi theo thời thế

-Trong công việc bí quyết công việc, cách làm, những tài liệu được xem là mật tông cần lưu trữ bảo quản cẩn thận đó chính là yếu tố làm bạn trở nên khác biệt với một kế toán viên, những gì là bí kíp sống sót, bí kíp sinh tồn của bạn thì những thứ đó là vật bất ly thân ví dụ: USB, tài liệu quan trọng, tài liệu chiến lược…..tuyệt đối không dễ dàng gì cho trong thiên hạ kẻ có thể làm bạn đau nhất chính là những kẻ mà bạn ko hề phòng bị, càng gần gủi thân thiết bao nhiêu thì càng đáng sợ bấy nhiêu

-Những dạng nhân viên hay thọc mạch, đâm bị thóc, chọc bị gạo, lúc bình thường luôn tỏ ra là chiến binh hăng hái, lúc gần gũi luôn luôn lấy lòng nhưng chính những nhân viên này sẽ lại là người cầm mũi giáo quay đầu ngược lại chĩa vào chính bạn => thế nên không thể tin tưởng bất cứ kẻ nào chỉ có thể dùng linh cảm tiếp xúc lâu ngày rùi từ từ lĩnh hội cảm nhận và hành xử mà thôi

-Đừng nên tin người quá vội vàng

-Tài liệu và những thứ khác tuyệt đối in ra giấy không gửi phai mềm, nếu dạng người có bản lĩnh nhìn là hiểu bạn đang làm gì, còn hạng túi áo vá cơm thì chẳng đáng tiền thì nhìn vào bản in tất ko hiểu và ko thể bắt chước lại được

-Có những hạng nhân viên rất là ư không ngoan và xảo trá thường hay bày trò sau lưng bạn, lấy lòng những người có quyền lực để tranh thủ và họ luôn đá, đâm, thọc sau lưng bạn mà bạn hoàn toàn ko hề biết điều đó bởi họ sống quá nghệ thuật.

Công thủ kết hợp:

-Cho dù tài năng của bạn giỏi cỡ nào, tầm nhìn ra sao, chiến lược tốt như thế nào nhưng ko gặp được đất thu dụng thì cũng chỉ là con cọp giấy ko thi triển được gì


Thứ tư định biên nhân sự:phải biết được ví trí của bạn cần bao nhiêu người thì mới đảm bảo công việc chứ ko phải giao sao nhận vậy

-Một kế toán trưởng cần nhất một kế toán tổng hợp trợ giúp cho mình, đó là cánh tay trái đắc lực nhất cho bạn hãy đối xử thật tốt với họ xem họ như anh em, sự nghiệp và sự phát triển và sinh tồn của họ liên quan và ảnh hưởng rất nhiều đến công việc của bạn

-Khi giao việc chỉ cần nói cho kế toán tổng hợp là đủ, để họ sử dụng quyền của bạn truyền đạt lại cho nhân viên dưới cấp khác như vậy bạn ko phải đi nói chuyện trực tiếp với hàng tá các nhân viên khác, nếu có sai thì bạn có thể nói do kế toán tổng hợp truyền đạt ko tốt, bạn có quyền sửa lại chính sách của mình, nếu ko có kế toán tổng hợp sẽ là một bất lợi lớn cho bạn, bởi khi nói trước nhân viên bạn chỉ cần thất thố 1 lần mà không phòng bị kịp thì bị khinh khi ngay tức thì, nếu nhân viên không đồng tính họ sẽ cãi lại bạn kịch liệt vô tình năng lực và quyền lực của bạn bị hạn chế và ảnh hưởng rất nhiều

Thứ năm định hướng công việc:một kế toán trưởng là bạn

-Định hướng công việc cho nhân viên

-Định hướng kế hoạch chuẩn bị để tiến hành làm việc

-Lập kế hoạch ngân sách, tư vấn tài chính, tư vấn thuế cho chủ đầu tư có lợi nhất nếu thi hành

-Nếu một kế toán trưởng phải làm những công việc lặt vặt và không có một kế toán tổng hợp thì bạn chẳng thể thi triển được tài năng, mãnh đất khô cằn đó ko làm bạn phát triển và tồn tại được

Thứ sáu quyền hạn:

-Nếu bạn là kế toán trưởng mà không được phép duyệt chi tiền thì bạn chỉ là một tên bù nhìn thực sự, đó là tính chất gia đình trị từ trước đến nay luôn luôn tồn tại.

-Nếu nhân viên bất trị mà bạn đề xuất cho họ nghỉ mà ko được duyệt họ vẫn làm việc bình thường bên bạn, thì bạn biết quyền lực thực sự của bạn đang ở mức độ nào.

-Nếu bạn đưa ra một chiến lược, một lời tư vấn hoặc khác mà không được xem xét, phản ảnh tức tiếng nói của bạn đang rất yếu

-Khi làm việc cấp trên thường gọi trực tiếp nhân viên sang nói chuyện và làm việc chứ ko cần thông qua bạn như trước đây => tín hiệu cho bạn rùi đó, đó là tiếng chuông cảnh báo cho bạn nước rút cuối cùng

Thứ bảy độc lập:bạn phải hoàn toàn độc lập không phụ thuộc vào ai khi bạn ra quyết định tốt nhất hãy hỏi chuyên gia khác tư vấn cho bạn đừng bao giờ hỏi nhân viên của bạn khi không cần thiết, hoặc tự suy nghĩ rùi tự quyết, thế giới này buồn cười lắm khi bạn ra quyết định hoặc một sách lược bạn hỏi nhân viên thì họ bảo bạn tự quyết định đi họ biết gì mà nói, mà đưa ra ý kiến, còn khi bạn ko hỏi họ thì họ nói bạn độc đoán ko cho nhân viên quyền tham khảo, không phổ biến cho họ được biết.

Mà chắc gì nhân viên của bạn có thể nhìn thấy được những gì bạn thấy, cái quan trọng của một kế toán trưởng là tầm hạn quản trị nhìn được tương lai, còn nhân viên thì ko cần, họ chỉ cần làm tốt công việc của họ là đủ chẳng quan tâm đến ai đâu.

Có những thứ nên tham khảo có những thứ tự quyết là đủ ko cần phải hỏi đó chính là quy tắc sống và cần thiết.
 
N

nguyenkimtuan32

Trung cấp
13/4/13
65
8
8
Hà Nội
nhiều bài viết của a chudinhxinh thật hữu ích, cảm ơn a nhiều
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
nhiều bài viết của a chudinhxinh thật hữu ích, cảm ơn a nhiều

Ngoài những vấn đề mà chudinhxinh nêu ra mình thấy còn 1 điều hết sức quan trọng khi nhận lại công việc của người khác giao là: Kiễm tra lại số dư các TK với thực tế có đúng không như:
Tiền mặt tồn quĩ, TSCĐ, CCDC, khối lượng DD, NVL tồn kho .... Đây là số liệu thực tế bạn có nhận đủ không.
 
  • Like
Reactions: Cannon_ars
Cannon_ars

Cannon_ars

Trung cấp
13/4/15
100
20
18
Bài viết hay!!! :)
 
anhmfl

anhmfl

Guest
30/4/11
8
0
8
TP.HCM
www.bmi.edu.vn
“(1) Người Việt Nam tham dự khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn sau đây:

a/ Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
b/ Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về tài chính, kế toán, kiểm toán từ bậc trung cấp trở lên và có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán như sau:
- Tối thiểu là 2 năm trở lên kể từ ngày ghi trên bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán;
- Tối thiểu là 3 năm trở lên kể từ ngày ghi trên bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán;
c/ Học viên tham gia khoá học phải nộp đơn xin học có xác nhận thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán của cơ quan đang công tác và bản photocoppy có công chứng bằng tốt nghiệp chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán”.
Năm 2010 Quý độc giả mới tốt nghiệp đại học, do đó Quý độc giả chưa đủ điều kiện để tham dự khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng theo quy định.

2. Về việc bổ nhiệm kế toán trưởng: khoản 2 Điều 53 Luật Kế toán quy định: “Người làm kế toán trưởng phải có chứng chỉ qua lớp bồi dưỡng kế toán trưởng”. Do đó, trường hợp Quý độc giả chưa có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng theo quy định thì chưa được bổ nhiệm làm kế toán trưởng.

3. Về việc bổ nhiệm trưởng phòng kế toán và thay thế chức danh kế toán trưởng trên chứng từ kế toán: Mục 2 Điều 37 Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định:
“Khi thành lập đơn vị kế toán phải bố trí ngay người làm kế toán trưởng. Trường hợp khuyết kế toán trưởng thì cấp có thẩm quyền bố trí ngay kế toán trưởng mới. Trường hợp chưa có người có đủ tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách kế toán hoặc thuê kế toán trưởng. Đối với doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và hợp tác xã chỉ được cử người phụ trách kế toán trong thời hạn tối đa là một năm tài chính, sau đó bố trí người làm kế toán trưởng”.

Do đó, đối với trường hợp của Quý độc giả do chưa có Chứng chỉ qua lớp bồi dưỡng kế toán trưởng nên chưa có đủ tiêu chuẩn và điều kiện để bổ nhiệm làm kế toán trưởng thì theo quy định nêu trên Quý độc giả có thể được bổ nhiệm làm người phụ trách kế toán (trong thời hạn tối đa là một năm tài chính). Trong thời gian đó, Quý độc giả cần tham dự ngay khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng (nếu có đủ tiêu chuẩn tham dự khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng theo ý kiến 1 nêu trên) để có Chứng chỉ qua lớp bồi dưỡng kế toán trưởng. Như vậy, khi hết thời hạn được bổ nhiệm làm người phụ trách kế toán như nêu trên thì Quý độc giả mới có thể được chính thức bổ nhiệm làm kế toán trưởng và thực hiện các trách nhiệm, quyền hạn của kế toán trưởng theo quy định./.

Theo cổng thông tin điện tử của Bộ Tài Chính
Nếu chưa rõ các anh chị có thể liên hệ tại đây www.bmi.edu.vn
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA