Xác định doanh thu chưa thực hiện đã đúng chưa?

  • Thread starter hoangdd87
  • Ngày gửi
H

hoangdd87

Guest
11/6/08
1
0
0
36
Ha Noi
Chào các anh/chị, em hiện nay đang khảo sát về tổ chức công tác kế toán tại một công ty. Có một vấn đề về hạch toán "doanh thu chưa thực hiện" của công ty đang làm mà em đang thắc mắc không biết cách thức hạch toán này có ổn không? Rất mong nhận được ý kiến của anh/chị

Đây là một công ty kinh doanh bán lẻ hàng hóa có trụ sở tại thành phố và các chi nhánh ở các huyện. Các chi nhánh là các đơn vị hạch toán phụ thuộc, chỉ làm nhiệm vụ thống kê, thu nhận chứng từ rồi cuối tháng gửi về phòng kế toán trung tâm để vào sổ kế toán và quyết toán thuế ...

Hàng tháng các chi nhánh có thể nhập hàng từ kho hàng ở trụ sở công ty. Công ty xác định mức giá nội bộ cho những hàng đấy. Sau này các chi nhánh chỉ cần hoàn trả tiền bán hàng theo giá nội bộ còn phần chênh lệch giữa giá thanh toán và giá nội bộ để trả vào lương luôn. Kế toán tại trụ sở căn cứ vào phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ ghi:

Nợ tài khoản 136 - phải thu nội bộ (theo giá nội bộ)
Có tài khoản 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (theo giá nội bộ)

Cuối tháng căn cứ vào số lượng hàng thực bán được tại các chi nhánh tiến hành điều chỉnh

Nợ tài khoản 3387 - doanh thu chưa thực hiện (theo giá nội bộ)
Nợ tài khoản 641 - chi phí bán hàng (chênh lệch giá thanh toán và giá nội bộ)
Nợ tài khoản 136 (phần thuế GTGT đầu ra ở các chi nhánh)
Có tài khoản 5111- doanh thu bán hàng (giá thanh toán)
Có tài khoản 3331 - Thuế GTGT đầu ra

Đồng thời ghi nhận giá vốn ...

Vậy câu hỏi của em là: công ty xử lý như trên có đúng không?

Ý kiến cá nhân: công ty không nên xử lý như vậy vì: thứ nhất tài khoản 3387 được sử dụng trong trường hợp là nhận tiền trước sau đó phân bổ dần khi doanh thu chính thức được thực hiện chứ trong trường hợp chưa nhận được tiền như trên thì không được sử dụng, thứ hai việc ghi nhận khoản phải thu nội bộ ngay từ lúc xuất hàng là chưa hợp lý (chưa đủ điều kiện ghi nhận tài sản). Tuy nhiên cách làm trên có cái hay là giúp công ty nắm được công nợ với từng chi nhánh (biết cần đòi chi nhánh bao nhiêu tiền qua tài khoản 136)

Nếu không đúng thì làm thế nào để kế toán công ty có thể biết được khoản công nợ với từng chi nhánh? (Nếu coi hàng điều chuyển là hàng gửi đi bán theo hướng dẫn chế độ) thì không làm đc việc này
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
proboy1011

proboy1011

Hoàng Vinh
13/3/09
1,018
147
63
33
HCM
Câu hỏi hay đấy!

Theo quan điểm cá nhân (với rất nhiều sai sót) của mình, cách hạch toán này có một số vấn đề sau:

Lợi ích: với DN
- Có thể gọi đây là 1 bước đốt cháy giai đoạn. TS (trụ sở) vẫn kiểm soát được lượng hàng nhập vào và bán ra ở mỗi CN (chi nhánh). Và CN thì chả phải làm gì cả (nên không cần kế toán, chỉ cần 1 người chạy chứng từ là đc). Hàng về CN có phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ thì có thể qua được các bác bên Thị trường và được lưu thông.
- Trên bảng CĐKT vô tình sẽ "nhô" lên 1 phần giá trị hàng ở các CN trên cả 2 mục Tài sản (Nợ phải thu) và Nguồn vốn (doanh thu chưa thực hiện).

Vấn đề:

- Hạch toán kế toán không chính xác. Trường hợp này phải sử dụng TK 157. Ở CN cần có kế toán để hạch toán và theo dõi hàng tồn kho. Nhưng nếu thế này thì vô tình kế toán ở CN sẽ phải theo dõi và hạch toán nhiều TK liên quan khác: 336, tiền, CP, .... > Có thể DN ngại vấn đề này nên đã gộp chung lại 1 khâu.
- TS sẽ không biết được công nợ phải thu chính xác theo từng đối tượng, mà chỉ thông qua TK 136.
- Việc ghi nhận doanh thu và xuất hóa đơn sẽ không đúng thời điểm, vì chờ số liệu từ các CN gửi về.
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,187
1,237
113
Hoa Binh
Ðề: Xác định doanh thu chưa thực hiện đã đúng chưa?

Chào các anh/chị, em hiện nay đang khảo sát về tổ chức công tác kế toán tại một công ty. Có một vấn đề về hạch toán "doanh thu chưa thực hiện" của công ty đang làm mà em đang thắc mắc không biết cách thức hạch toán này có ổn không? Rất mong nhận được ý kiến của anh/chị
Đây là một công ty kinh doanh bán lẻ hàng hóa có trụ sở tại thành phố và các chi nhánh ở các huyện. Các chi nhánh là các đơn vị hạch toán phụ thuộc, chỉ làm nhiệm vụ thống kê, thu nhận chứng từ rồi cuối tháng gửi về phòng kế toán trung tâm để vào sổ kế toán và quyết toán thuế ...

Hàng tháng các chi nhánh có thể nhập hàng từ kho hàng ở trụ sở công ty. Công ty xác định mức giá nội bộ cho những hàng đấy. Sau này các chi nhánh chỉ cần hoàn trả tiền bán hàng theo giá nội bộ còn phần chênh lệch giữa giá thanh toán và giá nội bộ để trả vào lương luôn. Kế toán tại trụ sở căn cứ vào phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ ghi:

Nợ tài khoản 136 - phải thu nội bộ (theo giá nội bộ)
Có tài khoản 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (theo giá nội bộ)


Cuối tháng căn cứ vào số lượng hàng thực bán được tại các chi nhánh tiến hành điều chỉnh

Nợ tài khoản 3387 - doanh thu chưa thực hiện (theo giá nội bộ)
Nợ tài khoản 641 - chi phí bán hàng (chênh lệch giá thanh toán và giá nội bộ)
Nợ tài khoản 136 (phần thuế GTGT đầu ra ở các chi nhánh)
Có tài khoản 5111- doanh thu bán hàng (giá thanh toán)
Có tài khoản 3331 - Thuế GTGT đầu ra
Đồng thời ghi nhận giá vốn ...
Vậy câu hỏi của em là: công ty xử lý như trên có đúng không?

Ý kiến cá nhân: công ty không nên xử lý như vậy vì: thứ nhất tài khoản 3387 được sử dụng trong trường hợp là nhận tiền trước sau đó phân bổ dần khi doanh thu chính thức được thực hiện chứ trong trường hợp chưa nhận được tiền như trên thì không được sử dụng, thứ hai việc ghi nhận khoản phải thu nội bộ ngay từ lúc xuất hàng là chưa hợp lý (chưa đủ điều kiện ghi nhận tài sản). Tuy nhiên cách làm trên có cái hay là giúp công ty nắm được công nợ với từng chi nhánh (biết cần đòi chi nhánh bao nhiêu tiền qua tài khoản 136)
Nếu không đúng thì làm thế nào để kế toán công ty có thể biết được khoản công nợ với từng chi nhánh? (Nếu coi hàng điều chuyển là hàng gửi đi bán theo hướng dẫn chế độ) thì không làm đc việc này

TK 136 toàn phát sinh nợ thì khi nào phát sinh có? Hàng mới chuyển từ kho Cty Sang chi nhánh đã HT 338.7 là chưa đúng bản chất của TK.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA