Các nghiệp vụ kế toán trong công ty thương mại

  • Thread starter Thao Minh KT
  • Ngày gửi
T

Thao Minh KT

Guest
4/11/14
17
5
3
39
Các nghiệp vụ kế toán trong công ty thương mại

Với các nghiệp vụ kế toán phát sinh hàng ngày đòi hỏi phải theo dõi và quản lý bằng thủ công, kế toán viên của các công ty thương mại cần đến sự hỗ trợ của phần mềm kế toán để thao tác các nghiệp vụ kế toán hiệu quả hơn.

Bài viết sau đây sẽ mô tả một số nghiệp vụ liên quan phát sinh thường xuyên trong các công ty thương mại.

I. Nghiệp vụ kế toán mua hàng

1. Mua hàng
- Mua VPP về nhập kho: các khoản chi phí khác để mang hàng hóa về nhập kho theo lý thuyết thì hạch toán vào TK 1562 nhưng thực tế kế toán thường cộng luôn vô tiền mua hàng rồi chia cho số lượng hàng hóa theo một tiêu thức nào đó.
• Nợ TK 1561: giá mua chưa VAT, chi tiết số lượng từng mặt hàng
• Nợ TK 1331: VAT, thường là 10%
• Có TK 331,111,112, 141: tổng số tiền phải trả/đã trả NCC
- Khi thanh toán tiền
• Nợ TK 331
• Có TK 111 (nếu trả tiền mặt), 112 (nếu trả qua ngân hàng)
- Trường hợp đã nhận được hóa đơn của NCC nhưng đến cuối tháng hàng chưa về đến kho
+ Cuối tháng kế toán ghi
• Nợ TK 151: giá mua chưa VAT, chi tiết số lượng từng mặt hàng
• Nợ TK 1331: VAT
• Có TK 111,112,331,141: tổng số tiền phải trả/đã trả NCC
+ Qua đầu tháng khi hàng về tới kho
• Nợ TK 1561
• Có TK 151
2. Trả hàng cho NCC: khi nhập kho đơn giá nào thì xuất kho trả với đơn giá đó, hạch toán ngược lại lúc nhập kho
• Nợ TK 331, 111, 112
• Có TK 1561
• Có TK 1331
- Thu lại tiền (nếu có)
• Nợ TK 111,112
• Có TK 331
3. Chiết khấu thương mại được hưởng từ NCC
- Được NCC giảm vào tiền nợ phải trả
• Nợ TK 331
• Có TK 1561
• Có TK 1331
- Được NCC trả lại bằng tiền
• Nợ TK 111, 112
• Có TK 1561
• Có TK 1331
- Hoặc DN có thể hạch toán vào thu nhập khác
• Nợ TK 331
• Có TK 711
II. Nghiệp vụ kế toán bán hàng
1. Bán hàng
- Hạch toán bán hàng
+ Ghi nhận doanh thu
• Nợ TK 131,111,112: tổng số tiền phải thu/đã thu của KH
• Có TK 5111: tổng giá bán chưa VAT
• Có TK 33311: VAT đầu ra, thường là 10%
+ Ghi nhận giá vốn: tùy theo DN chọn phương pháp tính giá xuất kho nào mà phần mềm chạy theo nguyên tắc đó
• Nợ TK 632
• Có TK 1561
- Thu tiền bán hàng
• Nợ TK 111 (thu bằng tiền mặt), 112 (thu qua ngân hàng)
• Có TK 131
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
2.1. Chiết khấu thương mại
Khi KH mua đạt tới một mức nào đó thì DN có chính sách chiết khấu cho KH:
- Trường hợp KH mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu thì khoản chiết khấu thương mại này được ghi giảm trừ vào giá bán trên “Hoá đơn GTGT” hoặc “Hoá đơn bán hàng” lần cuối cùng.
- Trường hợp KH không tiếp tục mua hàng, hoặc khi số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn lần cuối cùng thì phải chi tiền chiết khấu thương mại cho người mua. Khoản chiết khấu thương mại trong các trường hợp này được hạch toán vào Tài khoản 521.
• Nợ TK 521
• Nợ TK 33311
• Có TK 131,111,112
- Trường hợp người mua hàng với khối lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại, giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm giá (đã trừ chiết khấu thương mại) thì khoản chiết khấu thương mại này không được hạch toán vào TK 521. Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại.
2.2. Hàng bán bị trả lại
- Ghi giảm doanh thu, công nợ phải thu KH: bán giá nào thì ghi giảm công nợ giá đó
• Nợ TK 531: giá bán chưa VAT
• Nợ TK 33311: VAT
• Có TK 131,111,112: tổng số tiền phải trả/đã trả lại cho KH
- Giảm giá vốn: xuất kho giá nào thì bây giờ ghi giá đó
• Nợ TK 1561
• Có TK 632
- Các chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại
• Nợ TK 641
• Nợ TK 1331
• Có TK 331, 111,112…
2.3. Giảm giá hàng bán
• Nợ TK 532
• Nợ TK 33311
• Có TK 111,112,131
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA