Mỗi tuần một chuyên đề

Tiền nhận trước của khách hàng cho dịch vụ nhiều kỳ hạch toán vào 344 hay 3387?

  • Thread starter tcuongnd
  • Ngày gửi
T

tcuongnd

Guest
5/3/08
26
10
3
37
Vietnam
Cty em chuyên cung cấp một số dịch vụ mà trả tiền hàng tháng. Khách hàng khi muốn đăng ký lắp đặt dịch vụ mới của em thường có chương trình nếu nộp tiền trước từ vài tháng đến 1 năm tiền dịch vụ thì miễn phí cước lắp đặt, hòa mạng (và có thể giảm giá cước của những tháng khách hàng đóng tiền trước). Hoặc có những khách hàng đã sử dụng rồi, nay họ có nhu cầu nộp tiền trước thì cũng giảm giá bán cho khách.

Em vẫn hạch toán những khoản tiền đó theo kiểu Nợ 111/Có 344 rồi Nợ 344/Có 131. Đại khái em coi khoản tiền nộp đó là 1 dạng tiền đặt cọc.

Nhưng vừa rồi kiểm toán có vào kiểm toán khi thấy tài khoản 344 mỗi lần hạch toán nhiều tiền quá. Họ xem chi tiết những lần hạch toán đó rồi bảo những khoản tiền em đã nói ở trên phải là Doanh thu nhận trước của khách hàng, tức hạch toán vào tài khoản 3387: Nợ 111/Có 3387 doanh thu + 33635 thuế rồi Nợ 3387/Có 51131 doanh thu

Lúc đầu em thấy kiểm toán nói cũng có lý. Nhưng đến hôm nay khi đọc định nghĩa về 2 tài khoản 344 và 338 thì thấy: tài khoản 344 là khoản tiền mình nhận ký quỹ, ký cước (hay ngắn gọn là tiền đặt cọc) của khách hàng để đảm bảo hợp đồng kinh tế giữa 2 bên có thể thực hiện được.

Vậy công ty em có chính sách khách hàng nộp tiền trước thì khuyến mại cho họ A,B,C như trên. Thế thì em hạch toán những khoản tiền đó là 344 như lúc đầu mới đúng chứ nhỉ? Vì đó là khoản tiền khách phải nộp để đảm bảo hợp đồng kinh tế (khuyến mại giảm giá, miễn cước lắp đặt cho họ) diễn ra.
 
Sửa lần cuối:
  • Like
Reactions: nguyenngocvnu
Khóa học Quản trị dòng tiền
Q

Qanhhce

Sơ cấp
1/1/14
24
6
3
31
Huế
.... Khách hàng khi muốn đăng ký lắp đặt dịch vụ mới của em thường có chương trình nếu nộp tiền trước từ vài tháng đến 1 năm tiền dịch vụ ....
Theo mình thì bên kiểm toán đúng đấy, khoản tiền mà bạn nhận từ phía khách hàng là một khoản doanh thu nhận trước.
 
H

haduong3415

Trung cấp
12/8/15
59
12
8
33
Bạn đọc thông tin sau nhé tớ nghĩ nó giúp ích được cho bạn đấy, nội dung của tài khoản chi tiết.
Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác, có 8 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 3381 - Tài sản thừa chờ giải quyết: Phản ánh giá trị tài sản thừa chưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền.
Trường hợp giá trị tài sản thừa đã xác định được nguyên nhân và có biên bản xử lý thì được ghi ngay vào các tài khoản liên quan, không hạch toán qua Tài khoản 338 (3381).
- Tài khoản 3382 - Kinh phí công đoàn: Phản ánh tình hình trích và thanh toán kinh phí công đoàn ở đơn vị.
- Tài khoản 3383 - Bảo hiểm xã hội: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm xã hội của đơn vị.
- Tài khoản 3384 - Bảo hiểm y tế: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm y tế theo quy định.
- Tài khoản 3385 - Phải trả về cổ phần hoá: Phản ánh số phải trả về tiền thu bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước, tiền thu hộ các khoản phải thu và tiền thu về nhượng bán tài sản được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp và các khoản phải trả khác theo qui định.
- Tài khoản 3386 - Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn: Phản ánh số tiền mà đơn vị nhận ký quỹ, ký cược của các đơn vị, cá nhân bên ngoài đơn vị với thời gian dưới 1 năm, để đảm bảo cho các dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh được thực hiện đúng hợp đồng kinh tế đã ký kết.
- Tài khoản 3387 - Doanh thu chưa thực hiện: Phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Hạch toán vào tài khoản này số tiền của khách hàng đã trả trước cho một hoặc nhiều kỳ kế toán về cho thuê tài sản; Khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ; Khoản chênh lệch giữa giá bán hàng trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả tiền ngay; Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động) khi hoàn thành đầu tư để phân bổ dần; Khoản chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ của tài sản đưa đi góp vốn liên doanh tương ứng với phần lợi ích của bên góp vốn liên doanh;
Không hạch toán vào tài khoản này số tiền nhận trước của người mua mà doanh nghiệp chưa cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.
- Tài khoản 3388 - Phải trả, phải nộp khác: Phản ánh các khoản phải trả khác của đơn vị ngoài nội dung các khoản phải trả đã phản ánh trên các Tài khoản từ TK 331 đến TK 3381 đến TK 3384 và TK 3387.
Tài khoản 344: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền mà doanh nghiệp nhận ký quỹ, ký cược của các đơn vị, cá nhân bên ngoài với thời hạn từ một năm trở lên để đảm bảo cho các dịch vụ liên quan đến sản xuất, kinh doanh được thực hiện đúng hợp đồng kinh tế đã ký kết, như nhận tiền ký cược, ký quỹ để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng kinh tế, hợp đồng đại lý,. . . Các trường hợp nhận ký quỹ, ký cược dài hạn bằng hiện vật không phản ánh ở tài khoản này mà được theo dõi ở tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán (TK 003 - Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược).
Kế toán nhận ký quỹ, ký cược dài hạn phải theo dõi chi tiết từng khoản tiền nhận ký quỹ, ký cược của từng khách hàng.
Như vậy có thể định khoản vào tài khoản 3386 và 344 nhé. Bạn chỉ cần lưu ý khoản tiền này rơi vào một năm hay hai năm tài chính nữa là xong
 
N

nvidia970gtx

Cao cấp
6/12/14
738
207
43
32
hạch toán vào 3387 là hoàn toàn chính xác vì họ trả tiền để được cung cấp dịch vụ trong 1 khoảng thời gian nhất định đã được quy định trên hợp đồng giấy trắng mực đen và bên bạn đã bắt đầu cung cấp dịch vụ cho họ
 
Sửa lần cuối:
N

nothinginyoureye

Trung cấp
17/7/15
81
5
8
31
Trong trường hợp này mình nghĩ có thể hạch toán vào 3387 nhưng với điều kiện là đã cung cấp dịch vụ và làm hợp đồng, vì phải lưu ý là hạch toán TK 3387 có lưu ý rõ là không hạch toán vào các khoản nhận trước khi chưa cung cấp dịch vụ.
 
H

haduong3415

Trung cấp
12/8/15
59
12
8
33
Theo mình thì bên kiểm toán đúng đấy, khoản tiền mà bạn nhận từ phía khách hàng là một khoản doanh thu nhận trước.
Không thể coi được vì khoản này chưa được ấn định. sau khi giao dịch xong bên bạn ấy còn giảm giá nữa mà (tóm lại là số tiền hợp đồng của bạn ý đang bị giao động nó không phải là số cố định hợp đồng 10tr có thể chỉ thu về 9tr mà thôi)
.
 
T

tcuongnd

Guest
5/3/08
26
10
3
37
Vietnam
Trong trường hợp này mình nghĩ có thể hạch toán vào 3387 nhưng với điều kiện là đã cung cấp dịch vụ và làm hợp đồng, vì phải lưu ý là hạch toán TK 3387 có lưu ý rõ là không hạch toán vào các khoản nhận trước khi chưa cung cấp dịch vụ.

Đối với các khách hàng đã cung cấp dịch vụ rồi như bạn nói, họ nộp tiền trước cho mình là để cho họ được hưởng chính sách giám giá bán khi nộp tiền trước. Nên mình nghĩ khoản tiền này phải thuộc về 344 mới đúng. Nếu muốn nó thuộc tài khoản 3387 thì mình sẽ không giảm giá bán cho họ nữa.
Ví dụ nếu họ nộp trước 12 tháng mà muốn hạch toán vào 3387 thì số tiền họ cần nộp cho mình là: 12 tháng x Số tiền cước mỗi tháng

Còn họ đã được mình giảm giá bán cho họ, Số tiền họ cần nộp sẽ ít hơn công thức trên thì phải đưa vào 344 chứ.
 
  • Like
Reactions: nothinginyoureye
Q

Qanhhce

Sơ cấp
1/1/14
24
6
3
31
Huế
Không thể coi được vì khoản này chưa được ấn định. sau khi giao dịch xong bên bạn ấy còn giảm giá nữa mà (tóm lại là số tiền hợp đồng của bạn ý đang bị giao động nó không phải là số cố định hợp đồng 10tr có thể chỉ thu về 9tr mà thôi)
.
số tiền mà khách hàng nộp vào cho công ty của bạn ấy là tiền của dịch vụ họ sẽ sử dụng mà nên đây là doanh thu nhận trước, còn lượng giảm giá thì mình nghĩ nó giống bán hàng khuyến mãi hoặc chiết khấu thanh toán tùy cho từng trường hơp cụ thể.
Còn khoản ký quỹ, mình nghĩ trường hợp này đúng hơn, ví dụ, tại mấy công ty viễn thông khi cung cấp dịch vụ mạng, nếu người dùng tạm ngưng sử dụng, người dùng sẽ phải nộp một khoản phí (cái này thì chắc ai sinh viên đi học xa thì biết cả rồi nhỉ!!!), khoản phí này thì chính xác là ký quỹ
 
Sửa lần cuối:
  • Like
Reactions: nothinginyoureye
N

nothinginyoureye

Trung cấp
17/7/15
81
5
8
31
Đối với các khách hàng đã cung cấp dịch vụ rồi như bạn nói, họ nộp tiền trước cho mình là để cho họ được hưởng chính sách giám giá bán khi nộp tiền trước. Nên mình nghĩ khoản tiền này phải thuộc về 344 mới đúng. Nếu muốn nó thuộc tài khoản 3387 thì mình sẽ không giảm giá bán cho họ nữa.
Ví dụ nếu họ nộp trước 12 tháng mà muốn hạch toán vào 3387 thì số tiền họ cần nộp cho mình là: 12 tháng x Số tiền cước mỗi tháng

Còn họ đã được mình giảm giá bán cho họ, Số tiền họ cần nộp sẽ ít hơn công thức trên thì phải đưa vào 344 chứ.
Thheo mình nghĩ thì vấn đề ở đây là phân biệt kí quỹ và doanh thu nhận trước ( chưa thực hiện ). Theo ý kiến của mình thì kí quỹ là 1 khoản dùng để ràng buộc và đảm bảo khả năng thanh toán và thực hiện hợp đồng, và như vậy thì khoản tiền bạn nhận trước về bản chất vẫn là doanh thu dịch vụ của bên bạn được nhận trước thôi, chứ không phải một khoản tiền tách rời để ràng buộc tình thực hiện của hợp đồng hay nghĩa vụ. Ý kiến cá nhân mong mọi người cùng thảo luận thêm :))
 
chudinhxinh

chudinhxinh

Cao cấp
25/10/09
1,751
970
113
TP.Hồ Chí Minh
Trường hợp 1: là một khoản Kỹ Quỹ Kí Cược
+ Kỹ Quỹ Kí Cược là hình thức đặt cọc tiền để đảm bảo sẽ thực hiện hợp đồng kinh tế. hết thời gian doanh nghiệp nhận Kỹ Quỹ Kí Cược có nhiệm vụ trả lại tiền cho khách hàng
- Nếu ngắn hạn trong vòng 1 năm tài chính: Nợ TK 111,112/ Có TK 3386 khi trả lại Nợ TK 3386/ Có TK 111,112 = 1.000.000 x 12 tháng = 12.000.000 (lấy ví dụ 1 tháng nếu khách sử dụng sẽ thu 1.000.000 phí dịch vụ)
- Nếu > 1 năm tài chính: Nợ TK 111,112/ Có TK 344 khi trả lại Nợ TK 344/ Có TK 111,112 = 12.000.000
= > Đây chỉ là hính thức ràng buộc giữa khách hàng và công ty để nhằm đảm bảo hợp đồng tế (khuyến mại giảm giá, miễn cước lắp đặt cho họ) diễn ra nên không là một khoản doanh thu để tính thuế
- Trên hợp đồng ghi rõ đây là khoản tiền Kỹ Quỹ Kí Cược để đảm bảo hợp đồng
- Nếu hàng cuối tháng bạn xuất hóa đơn cho khách hàng và khách hàng thanh toán công nợ cho phần giá trị hóa đơn xuất cho khách không liên quan đến khoản tiền kia : Nợ Tk 131=1.000.000 / Có TK 511= 909,091 ,33311= 90,909
- Các tháng phát sinh trên nếu khách hàng đồng ý cấn trừ công nợ thì phải có biên bản thỏa thuận giữa hai bên: Nợ TK 3386,344/ Có TK 131=1.000.000
- Còn nếu không thì bạn sẽ cho người đến thu tiền ko thu được tiền cắt bỏ tạm thời không cho sử dụng: Nợ TK 111,112/ Có 131=1.000.000
- Hết thời hạn hợp đồng bạn sẽ trả lại tiền cho khách hàng khoản ký quỹ ký cược: TK 344/ Có TK 111,112 = 12.000.000
Một ví dụ: điển hình cho những sinh viên và những người đi ở trọ như sau: Khi bạn quá khát nước muốn ra kiếm bình nước lọc về uống của tạp hóa, bạn phải trả 50.000 đ đặt cọc cho cái bình nhựa, và trả thêm 12.000 tiền nước và họ tạm giữ của bạn là 50.000 tiền cái vỏ bình nước, khi nào bạn chuyển phòng trọ và bạn trả lại bình thì lấy lại 50.000 đ đã đặt cọc, còn nếu lấy luôn bình hoặc ko cần nữa đi luôn thì coi như khoản 50.000 sẽ mất
= > Nếu đúng như trên thì bạn đang đúng kiểm toán sai, bạn có quyền bảo vệ quan điểm chính đáng, chúc mừng thành công của bạn



Trường hợp 2: ghi nhận doanh thu

+ Hình thức mua hàng trả tiền trước trước để đảm bảo sẽ thực hiện hợp đồng kinh tế (khuyến mại giảm giá, miễn cước lắp đặt cho họ) diễn ra nên là một khoản doanh thu để tính thuế
- Sau khi ký hợp đồng
- Khách hàng nộp tiền: phiếu thu hoặc qua ngân hàng
- Xuất hóa đơn cho khách
- Ghi nhận doanh thu tính trước:
Nợ TK 131= 12,000,000
Có TK 3387= 10,909,091
Có TK 33311= 1,090,909
- Cuối mỗi tháng ghi nhận doanh thu tính thuế:
Nợ TK 3387/ Có TK 511=10,909,091 /12== 909,091
= > Nếu công ty bạn đang làm theo hướng này thì kiểm toán đúng, bạn làm sai và điều chỉnh lại theo ý kiến của kiểm toán viên, Chúc bạn may mắn lần sau
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Bản chất của giao dịch này là nhận trước tiền cung cấp dịch vụ của nhiều kỳ. Vấn đề là hạch toán sao cho đúng theo TT 200?

Giả sử thông thường lắp đặt 500 + thiết bị 500

Nếu trả trước 1 năm thì sẽ được miễn cước lắp đặt và thiết bị, tiền cước 1 năm là 1.500

Bây giờ chỉ nhận được 2.500 cho gói cả tiền lắp đặt + thiết bị + cước thuê bao 1 năm. Có người cho rằng tiền lắp đặt + thiết bị sẽ hạch toán như hàng khuyến mại. Quan điểm này không đúng theo tinh thần của TT 200 (mặc dù TT 200 chưa có các ví dụ rõ ràng nhưng có thể tham khảo cách hạch toán theo IFRS 15 và US GAAP của các công ty viễn thông, mà về cơ bản TT 200 bám theo IFRS 15 ở chỗ này).

Doanh thu của cả gói lắp đặt + thiết bị + cước thuê bao 1 năm = 1.500. Phân bổ doanh thu này cho các thành phần là bao nhiêu? IFRS 15 có hướng dẫn cách phân chia theo doanh thu nếu bán riêng lẻ của từng hàng hóa, dịch vụ.

Doanh thu lắp đặt = 500/2.500 x 1.500 = 300

Doanh thu thiết bị = 500/2.500 x 1.500 = 300

Doanh thu cước thuê bao nhận trước: 1.500/2.500 x 1.500 = 900

Hạch toán:

Nợ 111, 112: 1.650
Có 5113: 300
Có 5111: 300
Có 3387: 900
Có 33311: 150
 
  • Like
Reactions: phongthanhtp
T

tcuongnd

Guest
5/3/08
26
10
3
37
Vietnam
Trường hợp 1: là một khoản Kỹ Quỹ Kí Cược
+ Kỹ Quỹ Kí Cược là hình thức đặt cọc tiền để đảm bảo sẽ thực hiện hợp đồng kinh tế. hết thời gian doanh nghiệp nhận Kỹ Quỹ Kí Cược có nhiệm vụ trả lại tiền cho khách hàng
- Nếu ngắn hạn trong vòng 1 năm tài chính: Nợ TK 111,112/ Có TK 3386 khi trả lại Nợ TK 3386/ Có TK 111,112 = 1.000.000 x 12 tháng = 12.000.000 (lấy ví dụ 1 tháng nếu khách sử dụng sẽ thu 1.000.000 phí dịch vụ)
- Nếu > 1 năm tài chính: Nợ TK 111,112/ Có TK 344 khi trả lại Nợ TK 344/ Có TK 111,112 = 12.000.000
= > Đây chỉ là hính thức ràng buộc giữa khách hàng và công ty để nhằm đảm bảo hợp đồng tế (khuyến mại giảm giá, miễn cước lắp đặt cho họ) diễn ra nên không là một khoản doanh thu để tính thuế
- Trên hợp đồng ghi rõ đây là khoản tiền Kỹ Quỹ Kí Cược để đảm bảo hợp đồng
- Nếu hàng cuối tháng bạn xuất hóa đơn cho khách hàng và khách hàng thanh toán công nợ cho phần giá trị hóa đơn xuất cho khách không liên quan đến khoản tiền kia : Nợ Tk 131=1.000.000 / Có TK 511= 909,091 ,33311= 90,909
- Các tháng phát sinh trên nếu khách hàng đồng ý cấn trừ công nợ thì phải có biên bản thỏa thuận giữa hai bên: Nợ TK 3386,344/ Có TK 131=1.000.000
- Còn nếu không thì bạn sẽ cho người đến thu tiền ko thu được tiền cắt bỏ tạm thời không cho sử dụng: Nợ TK 111,112/ Có 131=1.000.000
- Hết thời hạn hợp đồng bạn sẽ trả lại tiền cho khách hàng khoản ký quỹ ký cược: TK 344/ Có TK 111,112 = 12.000.000
Một ví dụ: điển hình cho những sinh viên và những người đi ở trọ như sau: Khi bạn quá khát nước muốn ra kiếm bình nước lọc về uống của tạp hóa, bạn phải trả 50.000 đ đặt cọc cho cái bình nhựa, và trả thêm 12.000 tiền nước và họ tạm giữ của bạn là 50.000 tiền cái vỏ bình nước, khi nào bạn chuyển phòng trọ và bạn trả lại bình thì lấy lại 50.000 đ đã đặt cọc, còn nếu lấy luôn bình hoặc ko cần nữa đi luôn thì coi như khoản 50.000 sẽ mất
= > Nếu đúng như trên thì bạn đang đúng kiểm toán sai, bạn có quyền bảo vệ quan điểm chính đáng, chúc mừng thành công của bạn



Trường hợp 2: ghi nhận doanh thu

+ Hình thức mua hàng trả tiền trước trước để đảm bảo sẽ thực hiện hợp đồng kinh tế (khuyến mại giảm giá, miễn cước lắp đặt cho họ) diễn ra nên là một khoản doanh thu để tính thuế
- Sau khi ký hợp đồng
- Khách hàng nộp tiền: phiếu thu hoặc qua ngân hàng
- Xuất hóa đơn cho khách
- Ghi nhận doanh thu tính trước:
Nợ TK 131= 12,000,000
Có TK 3387= 10,909,091
Có TK 33311= 1,090,909
- Cuối mỗi tháng ghi nhận doanh thu tính thuế:
Nợ TK 3387/ Có TK 511=10,909,091 /12== 909,091
= > Nếu công ty bạn đang làm theo hướng này thì kiểm toán đúng, bạn làm sai và điều chỉnh lại theo ý kiến của kiểm toán viên, Chúc bạn may mắn lần sau

Ồ, vậy cty mình thuộc trường hợp 2 rồi. Nhưng mà khi kiểm toán bảo hạch toán vào 3387, nó không ghi nhận doanh thu tính thuế cuối mỗi tháng như bạn làm mà ghi 1 bút toán bao gồm toàn bộ doanh thu và thuế của tổng khoản tiền đó luôn. Mình có hỏi kiểm toán rằng giả dụ khách hàng nộp trước 12 tháng, họ dùng được 6 tháng thì không sử dụng dịch vụ của cty mình nữa thì có lấy lại tiền được không? Kiểm toán bảo khách hàng bỏ sử dụng dịch vụ trước thời hạn mà họ đã trả tiền coi như khách mất số tiền còn lại luôn. Vậy hóa ra mình nộp hớ tiền thuế cho Nhà nước?

Và kiểm toán bảo mình hạch toán như này, bỏ qua 131 như của bạn, họ bảo hạch toán trực tiếp vào doanh thu luôn chứ không dùng TK 131 Phải thu của khách vì khách tự nguyện nộp tiền trước rồi thì cần gì "Phải thu" nữa.

- Khi khách nộp tiền cho mình:
Nợ 112
Có 3387: doanh thu
Có 33635: thuế 10% (TK thuế của cty mình dùng là 33635)

Sau đó bút toán tiếp theo là:

Nợ 3387 / Có 51131

Chính vì cách hạch toán này mà khi khách hàng ngừng sử dụng dịch vụ giữa chừng, họ sẽ không lấy lại được tiền nữa, và nó cũng không đúng với sự việc kinh tế phát sinh: khách hàng nộp tiền trước cho 1 chu kỳ thời gian nhưng không phải chắc chắn họ sẽ sử dụng dịch vụ hết cả chu kỳ nộp tiền trước của họ.

Phải hạch toán mỗi tháng 1 lần như bạn nói mới đúng. Tuy nhiên mình vẫn thấy 1 khuyết điểm nhỏ là khách hàng chỉ có thể lấy lại được doanh thu khi họ ngừng sử dụng dịch vụ của cty mình giữa chừng, còn tiền thuế đã lỡ nộp cho Nhà nước 1 phát hết luôn từ bút toán đầu tiên rồi.
 
Sửa lần cuối:
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Ồ, vậy cty mình thuộc trường hợp 2 rồi. Nhưng mà khi kiểm toán bảo hạch toán vào 3387, nó không ghi nhận doanh thu tính thuế cuối mỗi tháng như bạn làm mà ghi 1 bút toán bao gồm toàn bộ doanh thu và thuế của tổng khoản tiền đó luôn. Mình có hỏi kiểm toán rằng giả dụ khách hàng nộp trước 12 tháng, họ dùng được 6 tháng thì không sử dụng dịch vụ của cty mình nữa thì có lấy lại tiền được không? Kiểm toán bảo khách hàng bỏ sử dụng dịch vụ trước thời hạn mà họ đã trả tiền coi như khách mất số tiền còn lại luôn. Vậy hóa ra mình nộp hớ tiền thuế cho Nhà nước?

Và kiểm toán bảo mình hạch toán như này, bỏ qua 131 như của bạn, họ bảo hạch toán trực tiếp vào doanh thu luôn chứ không dùng TK 131 Phải thu của khách vì khách tự nguyện nộp tiền trước rồi thì cần gì "Phải thu" nữa.

- Khi khách nộp tiền cho mình:
Nợ 112
Có 3387: doanh thu
Có 33635: thuế 10% (TK thuế của cty mình dùng là 33635)

Sau đó bút toán tiếp theo là:

Nợ 3387 / Có 51131

Chính vì cách hạch toán này mà khi khách hàng ngừng sử dụng dịch vụ giữa chừng, họ sẽ không lấy lại được tiền nữa, và nó cũng không đúng với sự việc kinh tế phát sinh: khách hàng nộp tiền trước cho 1 chu kỳ thời gian nhưng không phải chắc chắn họ sẽ sử dụng dịch vụ hết cả chu kỳ nộp tiền trước của họ.

Phải hạch toán mỗi tháng 1 lần như bạn nói mới đúng. Tuy nhiên mình vẫn thấy 1 khuyết điểm nhỏ là khách hàng chỉ có thể lấy lại được doanh thu khi họ ngừng sử dụng dịch vụ của cty mình giữa chừng, còn tiền thuế đã lỡ nộp cho Nhà nước 1 phát hết luôn từ bút toán đầu tiên rồi.
Các công ty không được thay đổi số hiệu trong hệ thống tài khoản nhà nước đã ban hành, trừ trường hợp công ty áp dụng chế độ kế toán đặc thù đã được chấp thuận của BTC.

Tiền thuế GTGT là thuế gián thu, công ty thu của khách hàng thì phải nộp cho nhà nước thôi. Khách hàng họ bỏ không sử dụng dịch vụ thì coi như họ đã bỏ tiền ra mua dịch vụ với giá đắt.

Như trong bài trước mình đã nói: Nhiều công ty Việt Nam trong lĩnh vực viễn thông chưa hạch toán đúng bản chất của giao dịch này: Khi thu tiền thuê bao trước của nhiều kỳ và cho sử dụng miễn phí thiết bị hoặc tặng công lắp đặt thì bản chất là bán cả gói dịch vụ này với giá giảm giá. Cách hạch toán chuẩn theo TT 200 xem bài trên.
 
N

nothinginyoureye

Trung cấp
17/7/15
81
5
8
31
Bản chất của giao dịch này là nhận trước tiền cung cấp dịch vụ của nhiều kỳ. Vấn đề là hạch toán sao cho đúng theo TT 200?

Giả sử thông thường lắp đặt 500 + thiết bị 500

Nếu trả trước 1 năm thì sẽ được miễn cước lắp đặt và thiết bị, tiền cước 1 năm là 1.500

Bây giờ chỉ nhận được 2.500 cho gói cả tiền lắp đặt + thiết bị + cước thuê bao 1 năm. Có người cho rằng tiền lắp đặt + thiết bị sẽ hạch toán như hàng khuyến mại. Quan điểm này không đúng theo tinh thần của TT 200 (mặc dù TT 200 chưa có các ví dụ rõ ràng nhưng có thể tham khảo cách hạch toán theo IFRS 15 và US GAAP của các công ty viễn thông, mà về cơ bản TT 200 bám theo IFRS 15 ở chỗ này).

Doanh thu của cả gói lắp đặt + thiết bị + cước thuê bao 1 năm = 1.500. Phân bổ doanh thu này cho các thành phần là bao nhiêu? IFRS 15 có hướng dẫn cách phân chia theo doanh thu nếu bán riêng lẻ của từng hàng hóa, dịch vụ.

Doanh thu lắp đặt = 500/2.500 x 1.500 = 300

Doanh thu thiết bị = 500/2.500 x 1.500 = 300

Doanh thu cước thuê bao nhận trước: 1.500/2.500 x 1.500 = 900

Hạch toán:

Nợ 111, 112: 1.650
Có 5113: 300
Có 5111: 300
Có 3387: 900
Có 33311: 150
Cho em hỏi là tại sao doanh thu cước thuê bao nhận trước lại lấy 1500/2000 chứ không phải là 2500
ạ ??
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Cho em hỏi là tại sao doanh thu cước thuê bao nhận trước lại lấy 1500/2000 chứ không phải là 2500
ạ ??
Cái này do lỗi typing của mình. Mình đã sửa lại ở trên. Cảm ơn bạn đã phát hiện.

Tinh thần của việc phân bổ doanh thu là lấy doanh thu nếu bán riêng lẻ của từng hàng hóa, dịch vụ chia ( : ) tổng doanh thu riêng lẻ nhân với (x) doanh thu của cả gói sau khi đã giảm giá.
 
  • Like
Reactions: nothinginyoureye
chudinhxinh

chudinhxinh

Cao cấp
25/10/09
1,751
970
113
TP.Hồ Chí Minh
Ồ, vậy cty mình thuộc trường hợp 2 rồi. Nhưng mà khi kiểm toán bảo hạch toán vào 3387, nó không ghi nhận doanh thu tính thuế cuối mỗi tháng như bạn làm mà ghi 1 bút toán bao gồm toàn bộ doanh thu và thuế của tổng khoản tiền đó luôn. Mình có hỏi kiểm toán rằng giả dụ khách hàng nộp trước 12 tháng, họ dùng được 6 tháng thì không sử dụng dịch vụ của cty mình nữa thì có lấy lại tiền được không? Kiểm toán bảo khách hàng bỏ sử dụng dịch vụ trước thời hạn mà họ đã trả tiền coi như khách mất số tiền còn lại luôn. Vậy hóa ra mình nộp hớ tiền thuế cho Nhà nước?

Và kiểm toán bảo mình hạch toán như này, bỏ qua 131 như của bạn, họ bảo hạch toán trực tiếp vào doanh thu luôn chứ không dùng TK 131 Phải thu của khách vì khách tự nguyện nộp tiền trước rồi thì cần gì "Phải thu" nữa.

- Khi khách nộp tiền cho mình:
Nợ 112
Có 3387: doanh thu
Có 33635: thuế 10% (TK thuế của cty mình dùng là 33635)

Sau đó bút toán tiếp theo là:

Nợ 3387 / Có 51131

Chính vì cách hạch toán này mà khi khách hàng ngừng sử dụng dịch vụ giữa chừng, họ sẽ không lấy lại được tiền nữa, và nó cũng không đúng với sự việc kinh tế phát sinh: khách hàng nộp tiền trước cho 1 chu kỳ thời gian nhưng không phải chắc chắn họ sẽ sử dụng dịch vụ hết cả chu kỳ nộp tiền trước của họ.

Phải hạch toán mỗi tháng 1 lần như bạn nói mới đúng. Tuy nhiên mình vẫn thấy 1 khuyết điểm nhỏ là khách hàng chỉ có thể lấy lại được doanh thu khi họ ngừng sử dụng dịch vụ của cty mình giữa chừng, còn tiền thuế đã lỡ nộp cho Nhà nước 1 phát hết luôn từ bút toán đầu tiên rồi.


- Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Bạn phải hiểu Bản chất thuế GTGT là thuế gián thu đánh vào người tiêu dùng, doanh nghiệp chỉ thu hộ và nộp thay cho người tiêu dùng mà thôi, do đó công ty bạn không hề mất mát cái gì cả, chỉ có khách hàng mất chứ doanh nghiệp bạn không mất mát gì cả bạn đang cố chiếm hữu tài sản của nhà nước mà thôi


- Các trường hợp bạn mất là khi: công ty bạn áp dụng thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu, thuế TNDN là loại thuế trực tiếp đánh trên thu nhập của doanh nghiệp
 
phongthanhtp

phongthanhtp

miêu tẩy diện
29/8/05
1,309
133
63
đất võ trời văn
Bản chất của giao dịch này là nhận trước tiền cung cấp dịch vụ của nhiều kỳ. ..

Hạch toán:

Nợ 111, 112: 1.650
Có 5113: 300
Có 5111: 300
Có 3387: 900
Có 33311: 150

Anh @Hien khẳng định case này phải là 3387.

Nhưng theo hướng dẫn TK 3387 TT 200/2014:

Tài khoản 3387 - Doanh thu chưa thực hiện: Phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Doanh thu chưa thực hiện gồm doanh thu nhận trước như: Số tiền của khách hàng đã trả trước cho một hoặc nhiều kỳ kế toán về cho thuê tài sản; Khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ; Và các khoản doanh thu chưa thực hiện khác như: Khoản chênh lệch giữa giá bán hàng trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả tiền ngay, khoản doanh thu tương ứng với giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc số phải chiết khấu giảm giá cho khách hàng trong chương trình khách hàng truyền thống... Không hạch toán vào tài khoản này các khoản:

+ Tiền nhận trước của người mua mà doanh nghiệp chưa cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ;

+ Doanh thu chưa thu được tiền của hoạt động cho thuê tài sản, cung cấp dịch vụ nhiều kỳ (doanh thu nhận trước chỉ được ghi nhận khi đã thực thu được tiền, không được ghi đối ứng với TK 131 – Phải thu của khách hàng).

=> dùng 3387 có ổn ko a?
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Anh @Hien khẳng định case này phải là 3387.

Nhưng theo hướng dẫn TK 3387 TT 200/2014:

Tài khoản 3387 - Doanh thu chưa thực hiện: Phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Doanh thu chưa thực hiện gồm doanh thu nhận trước như: Số tiền của khách hàng đã trả trước cho một hoặc nhiều kỳ kế toán về cho thuê tài sản; Khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ; Và các khoản doanh thu chưa thực hiện khác như: Khoản chênh lệch giữa giá bán hàng trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả tiền ngay, khoản doanh thu tương ứng với giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc số phải chiết khấu giảm giá cho khách hàng trong chương trình khách hàng truyền thống... Không hạch toán vào tài khoản này các khoản:

+ Tiền nhận trước của người mua mà doanh nghiệp chưa cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ;

+ Doanh thu chưa thu được tiền của hoạt động cho thuê tài sản, cung cấp dịch vụ nhiều kỳ (doanh thu nhận trước chỉ được ghi nhận khi đã thực thu được tiền, không được ghi đối ứng với TK 131 – Phải thu của khách hàng).

=> dùng 3387 có ổn ko a?
OK. Thuật ngữ "Doanh thu chưa thực hiện" theo nghĩa thông thường ở các nước là số tiền đã nhận của khách hàng trong trường hợp cho thuê tài sản, cung cấp dịch vụ nhưng chưa thực hiện. Nếu soi kỹ QĐ 15 và TT 200 thì ở VN thì chỉ trường hợp nhận ứng trước tiền cho thuê tài sản mới hạch toán vào 3387, còn nhận ứng trước tiền cung cấp dịch vụ thì ghi vào 131 (mà thực ra thì cho thuê tài sản cũng là một dạng cung cấp dịch vụ).

Do vậy trường hợp này nếu xét câu chữ theo TT 200 thì khoản tiền nhận trước về tiền thuê bao (sau khi đã phân bổ cho cả giá trị lắp đặt và thiết bị) được hạch toán vào bên Có 131.

Quan điểm của mình thì trường hợp nhận ứng trước tiền cung cấp dịch vụ nên hạch toán vào bên Có 3387, đúng bản chất của khoản này và phù hợp với thông lệ kế toán ở nhiều nước (cũng hợp lý và phù hợp với việc lập hóa đơn), chỉ trường hợp nhận ứng trước tiền sản phẩm, hàng hóa mà chưa giao hàng thì mới ghi vào bên Có 131. Một số công ty kiểm toán cũng đề nghị khách hàng báo cáo theo quan điểm này.
 
  • Like
Reactions: phongthanhtp
T

tcuongnd

Guest
5/3/08
26
10
3
37
Vietnam
Anh chị cho em hỏi thêm về vấn đề hạch toán vào TK 3387. Kiểm toán có yêu cầu em khi nhận tiền của khách hàng như vậy thì phải lập hóa đơn để nộp thuế luôn. Em chưa hiểu chỗ này lắm. Vì tại thời điểm mình nhận tiền của khách hàng thì doanh thu đó "chưa xảy ra" mà. Nếu mình lập hóa đơn luôn cho khách hàng thì những kỳ kế toán tiếp theo mà mình phân bổ dần doanh thu đã nộp trước vào TK 511 có được không nhỉ?

À vấn đề TK thuế của cty em dùng là 33635, em mới làm kế toán nên cũng không rõ lắm, không biết là cty em là trường hợp riêng được BTC chấp thuận hay do cty em là cty con hạch toán phụ thuộc nên sử dụng như vậy.
 
Đ

đam mê kế toán HN

Guest
30/6/16
1
0
1
36
Trường hợp 1: là một khoản Kỹ Quỹ Kí Cược
+ Kỹ Quỹ Kí Cược là hình thức đặt cọc tiền để đảm bảo sẽ thực hiện hợp đồng kinh tế. hết thời gian doanh nghiệp nhận Kỹ Quỹ Kí Cược có nhiệm vụ trả lại tiền cho khách hàng
- Nếu ngắn hạn trong vòng 1 năm tài chính: Nợ TK 111,112/ Có TK 3386 khi trả lại Nợ TK 3386/ Có TK 111,112 = 1.000.000 x 12 tháng = 12.000.000 (lấy ví dụ 1 tháng nếu khách sử dụng sẽ thu 1.000.000 phí dịch vụ)
- Nếu > 1 năm tài chính: Nợ TK 111,112/ Có TK 344 khi trả lại Nợ TK 344/ Có TK 111,112 = 12.000.000
= > Đây chỉ là hính thức ràng buộc giữa khách hàng và công ty để nhằm đảm bảo hợp đồng tế (khuyến mại giảm giá, miễn cước lắp đặt cho họ) diễn ra nên không là một khoản doanh thu để tính thuế
- Trên hợp đồng ghi rõ đây là khoản tiền Kỹ Quỹ Kí Cược để đảm bảo hợp đồng
- Nếu hàng cuối tháng bạn xuất hóa đơn cho khách hàng và khách hàng thanh toán công nợ cho phần giá trị hóa đơn xuất cho khách không liên quan đến khoản tiền kia : Nợ Tk 131=1.000.000 / Có TK 511= 909,091 ,33311= 90,909
- Các tháng phát sinh trên nếu khách hàng đồng ý cấn trừ công nợ thì phải có biên bản thỏa thuận giữa hai bên: Nợ TK 3386,344/ Có TK 131=1.000.000
- Còn nếu không thì bạn sẽ cho người đến thu tiền ko thu được tiền cắt bỏ tạm thời không cho sử dụng: Nợ TK 111,112/ Có 131=1.000.000
- Hết thời hạn hợp đồng bạn sẽ trả lại tiền cho khách hàng khoản ký quỹ ký cược: TK 344/ Có TK 111,112 = 12.000.000
Một ví dụ: điển hình cho những sinh viên và những người đi ở trọ như sau: Khi bạn quá khát nước muốn ra kiếm bình nước lọc về uống của tạp hóa, bạn phải trả 50.000 đ đặt cọc cho cái bình nhựa, và trả thêm 12.000 tiền nước và họ tạm giữ của bạn là 50.000 tiền cái vỏ bình nước, khi nào bạn chuyển phòng trọ và bạn trả lại bình thì lấy lại 50.000 đ đã đặt cọc, còn nếu lấy luôn bình hoặc ko cần nữa đi luôn thì coi như khoản 50.000 sẽ mất
= > Nếu đúng như trên thì bạn đang đúng kiểm toán sai, bạn có quyền bảo vệ quan điểm chính đáng, chúc mừng thành công của bạn



Trường hợp 2: ghi nhận doanh thu

+ Hình thức mua hàng trả tiền trước trước để đảm bảo sẽ thực hiện hợp đồng kinh tế (khuyến mại giảm giá, miễn cước lắp đặt cho họ) diễn ra nên là một khoản doanh thu để tính thuế
- Sau khi ký hợp đồng
- Khách hàng nộp tiền: phiếu thu hoặc qua ngân hàng
- Xuất hóa đơn cho khách
- Ghi nhận doanh thu tính trước:
Nợ TK 131= 12,000,000
Có TK 3387= 10,909,091
Có TK 33311= 1,090,909
- Cuối mỗi tháng ghi nhận doanh thu tính thuế:
Nợ TK 3387/ Có TK 511=10,909,091 /12== 909,091
= > Nếu công ty bạn đang làm theo hướng này thì kiểm toán đúng, bạn làm sai và điều chỉnh lại theo ý kiến của kiểm toán viên, Chúc bạn may mắn lần sau


vậy như bên em là: có hợp đồng thi công lắp đặt khách hàng chuyển khoản trước vào tk của công ty, trong khi em vẫn chưa xuất hóa đơn và xuất hàng, họ chuyển đủ theo hợp đồng luôn, khi có tiền về em đk vào tk 3387 còn sau khi e xuất hóa đơn lúc đó e mới cho vào 511 phải ko anh, thank anh nhiều
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA