Huỷ hoá đơn

  • Thread starter thiduyen131293
  • Ngày gửi
T

thiduyen131293

Guest
15/11/13
17
1
3
31
tphcm
Các anh chị cho e hỏi. Cty e có bán hàng hàng trong khu chế xuất, nhưng khi đi giao hàng bên mua nói là hàng không đạt chất lượng nên khong làm thủ tục thông quan và huỷ hợp đồng không nhận hàng nữa. Vậy cần làm những thủ tục gì để huỷ hoá đơn đã xuất này rồi . E cảm ơm
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
leshin

leshin

Cao cấp
11/10/16
730
147
43
Kẹp lại và ghi rõ hủy hóa đơn kèm thanh lý hợp đồng
 
chudinhxinh

chudinhxinh

Cao cấp
25/10/09
1,750
971
113
TP.Hồ Chí Minh
Hủy hợp đồng kinh tế
– Giữa các doanh nghiệp với nhau khi không tham gia hoạt động mua bán giao dịch trao đổi với nhau thì hủy hợp đồng vậy thủ tục huỷ hợp đồng và giải trình cơ quan thuế như thế nào?
– Thủ tục gồm những gì?

*Văn bản pháp lý chế tài:
*Căn cứ: Điều 312,313,314,315 của Luật số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội về Luật Thương mại có hiệu lực, 01/01/2006
++Điều 312. Huỷ bỏ hợp đồng
1. Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng.
2. Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng.
3. Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
4. Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng;
b) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

++Điều 313. Huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần
1. Trường hợp có thoả thuận về giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần, nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc giao hàng, cung ứng dịch vụ và việc này cấu thành một vi phạm cơ bản đối với lần giao hàng, cung ứng dịch vụ đó thì bên kia có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với lần giao hàng, cung ứng dịch vụ.
2. Trường hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ đối với một lần giao hàng, cung ứng dịch vụ là cơ sở để bên kia kết luận rằng vi phạm cơ bản sẽ xảy ra đối với những lần giao hàng, cung ứng dịch vụ sau đó thì bên bị vi phạm có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với những lần giao hàng, cung ứng dịch vụ sau đó, với điều kiện là bên đó phải thực hiện quyền này trong thời gian hợp lý.
3. Trường hợp một bên đã tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với một lần giao hàng, cung ứng dịch vụ thì bên đó vẫn có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với những lần giao hàng, cung ứng dịch vụ đã thực hiện hoặc sẽ thực hiện sau đó nếu mối quan hệ qua lại giữa các lần giao hàng dẫn đến việc hàng hoá đã giao, dịch vụ đã cung ứng không thể được sử dụng theo đúng mục đích mà các bên đã dự kiến vào thời điểm giao kết hợp đồng.

++Điều 314. Hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏ hợp đồng
1. Trừ trường hợp quy định tại Điều 313 của Luật này, sau khi huỷ bỏ hợp đồng, hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp.
2. Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.
3. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này.

++Điều 315. Thông báo tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng
– Bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng.
– Trong trường hợp không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải bồi thường thiệt hại.

*Các bước thực hiện
+ Bước 01: Một bên muốn tạm dừng hợp đồng lập công văn hoặc văn bản thông báo cho bên còn lại được biết lý hủy hợp đồng
+ Bước 02: thực hiện việc đàm phán các bên để tìm hướng xử lý vấn đề cần giải quyết và khắc phục nếu trường hợp không thể đàm phán để có kết quả tốt đẹp hơn thì buộc phải hủy hợp đồng
+ Bước 03: thực hiện việc xác định nghĩ vụ các bên
Bên A và Bên B đã ký hợp đồng với nhau
Bên A đã chuyển tiền vào tài khoản bên B được xem là một khoản tạm ứng
*Bên A: bên Mua
Nợ TK 331/ có TK 112,111
Giấy ủy nhiệm chi, giấy Báo Nợ
*Bên B:bên Bán
Nợ TK 111,112/ có TK 131
Giấy báo có
Thể hiện chi tiết trên sổ sao kê ngân hàng
= > Hai bên không thống nhất nên hủy hợp đồng kinh tế và giao trả cho nhau những gì đã thực hiện
*Bên A: bên Mua
Phiếu thu tiền/Giấy báo Có
Biên bản hủy hợp đồng kinh tế
Biên bản phạt nếu có
Biên bản thu hồi hóa đơn nếu bên Bán đã xuất
Nợ TK 111,112/ có TK 331
Nợ TK 111,112/ có TK 711
*Bên B: bên Bán
Phiếu chi tiền, Giấy ủy nhiệm chi, giấy Báo Nợ
Biên bản hủy hợp đồng kinh tế
Biên bản phạt nếu có
Biên bản thu hồi hóa đơn nếu đã xuất
Hóa đơn liên 02 đã xuất thu hồi gạch chéo các liên gấp lại tại cuống
Nợ TK 131/ có TK 111,112
Nợ TK 811/ có TK 111,112

http://www.mediafire.com/download/wfl2s7gkhds9szu/BIEN_BAN_HUY_HOP_DONG_CTY.rar
*Mẫu biên bản hủy hóa đơn:
http://www.mediafire.com/download/fxpto2zd7ap4khu/bien_ban_huy_hoa_don.rar
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA