Còn khá nhiều ngày nữa mới đến 2018, tuy nhiên những quy định có lộ trình áp dụng từ 2018 sẽ phải chuẩn bị ngay từ hôm nay
1. Bảo hiểm TNLĐ - tính đóng cho cả HĐLD dưới 3 tháng
Phí bảo hiểm tai nạn lao động là khoản phí dành riêng cho doanh nghiệp, người lao động được miễn đóng.
Mức đóng là 1% quỹ tiền lương đóng BHXH, từ 1/6/2017 được giảm còn 0,5%
Đối tượng đóng là người lao động có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên. Tuy nhiên, từ 2018, đối tượng này mở rộng cho cả những HĐLĐ từ... 1 tháng trở lên.
(Nghị định số 44/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017)
Để hiểu rõ hơn có thể xem thêm hướng dẫn: http://www.webketoan.vn/huong-dan-ve-bhxh-bhyt-bh-tnld-bnn-theo-quyet-dinh-moi-qd-595qd-bhxh.html
2. BHXH - tính đóng cho cả khoản bổ sung khác
Sau khi "Phụ cấp lương" đã phải tính đóng BHXH từ năm 2016, các "Khoản bổ sung khác" tiếp tục đưa vào tính đóng BHXH từ năm 2018 theo đúng lộ trình đã vạch ra từ trước tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP
Theo Điều 21 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP, tiền lương của một hợp đồng lao động sẽ bao gồm:
1. Mức lương
2. Phụ cấp lương
3. Các khoản bổ sung khác
Theo giải thích tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH thì các khoản bổ sung khác được hiểu là:
1. Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
2. Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.
Tuy nhiên, các khoản sau đây nếu được ghi ở mục Riêng của hợp đồng lao động thì không bắt buộc phải đóng BHXH:
• Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến;
• Tiền ăn giữa ca;
• Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;
• Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động,
• Trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
• Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác
(Khoản 2 Điều 30 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015)
3. Lao động nước ngoài - phải đóng BHXH và BH TNLĐ-BNN
Kể từ 1/1/2018, người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam cũng sẽ phải đóng BHXH và BH TNLĐ-BNN tương tự như lao động Việt Nam.
Đối tượng phải đóng bảo hiểm bao gồm cả những người làm việc tại Việt Nam theo giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề/ giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Riêng người nước ngoài ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên còn phải đóng thêm BHYT.
(Công văn số 1734/BHXH-QLT ngày 16/8/2017)
4. Xe ô tô - loại 8-9 chỗ ngồi sẽ phải dán nhãn năng lượng
Xe ô tô loại từ 7 chỗ trở xuống đã thuộc diện phải dán nhãn năng lượng từ tháng 11/2011 theo Quyết định số 51/2011/QĐ-TTg.
Về sau, Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg mở rộng việc dán nhãn năng lượng cho các loại xe dưới 10 chỗ ngồi, lộ trình áp dụng từ 2018.
(Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg ngày 9/3/2017)
5. Xuất nhập khẩu - Thay mới Danh mục hàng hóa XNK
Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam ban hành tại Thông tư số 103/2015/TT-BTC (áp dụng từ năm 2015) sẽ hết hiệu lực từ 1/1/2018, thay vào đó, bắt đầu áp dụng Danh mục mới ban hành tại Thông tư số 65/2017/TT-BTC
Về nguyên tắc, Danh mục hàng hóa XNK mới cũng bao gồm 02 phụ lục:
1. Phụ lục I - Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam.
2. Phụ lục II - Sáu (6) quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam dựa trên Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan thế giới.
(Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017)
Tham khảo thêm:
Xe ô tô - ngồi băng sau vẫn phải thắt dây an toàn
Người ngồi băng sau xe ô tô nên và bắt buộc cài dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn)
nếu không muốn bị thổi phạt từ năm 2018, mức phạt 150.000 đ theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ).
(Khoản 7 Điều 80 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016)
Nguồn: Luật Việt Nam
1. Bảo hiểm TNLĐ - tính đóng cho cả HĐLD dưới 3 tháng
Phí bảo hiểm tai nạn lao động là khoản phí dành riêng cho doanh nghiệp, người lao động được miễn đóng.
Mức đóng là 1% quỹ tiền lương đóng BHXH, từ 1/6/2017 được giảm còn 0,5%
Đối tượng đóng là người lao động có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên. Tuy nhiên, từ 2018, đối tượng này mở rộng cho cả những HĐLĐ từ... 1 tháng trở lên.
(Nghị định số 44/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017)
Để hiểu rõ hơn có thể xem thêm hướng dẫn: http://www.webketoan.vn/huong-dan-ve-bhxh-bhyt-bh-tnld-bnn-theo-quyet-dinh-moi-qd-595qd-bhxh.html
2. BHXH - tính đóng cho cả khoản bổ sung khác
Sau khi "Phụ cấp lương" đã phải tính đóng BHXH từ năm 2016, các "Khoản bổ sung khác" tiếp tục đưa vào tính đóng BHXH từ năm 2018 theo đúng lộ trình đã vạch ra từ trước tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP
Theo Điều 21 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP, tiền lương của một hợp đồng lao động sẽ bao gồm:
1. Mức lương
2. Phụ cấp lương
3. Các khoản bổ sung khác
Theo giải thích tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH thì các khoản bổ sung khác được hiểu là:
1. Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
2. Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.
Tuy nhiên, các khoản sau đây nếu được ghi ở mục Riêng của hợp đồng lao động thì không bắt buộc phải đóng BHXH:
• Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến;
• Tiền ăn giữa ca;
• Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;
• Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động,
• Trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
• Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác
(Khoản 2 Điều 30 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015)
3. Lao động nước ngoài - phải đóng BHXH và BH TNLĐ-BNN
Kể từ 1/1/2018, người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam cũng sẽ phải đóng BHXH và BH TNLĐ-BNN tương tự như lao động Việt Nam.
Đối tượng phải đóng bảo hiểm bao gồm cả những người làm việc tại Việt Nam theo giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề/ giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Riêng người nước ngoài ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên còn phải đóng thêm BHYT.
(Công văn số 1734/BHXH-QLT ngày 16/8/2017)
4. Xe ô tô - loại 8-9 chỗ ngồi sẽ phải dán nhãn năng lượng
Xe ô tô loại từ 7 chỗ trở xuống đã thuộc diện phải dán nhãn năng lượng từ tháng 11/2011 theo Quyết định số 51/2011/QĐ-TTg.
Về sau, Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg mở rộng việc dán nhãn năng lượng cho các loại xe dưới 10 chỗ ngồi, lộ trình áp dụng từ 2018.
(Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg ngày 9/3/2017)
5. Xuất nhập khẩu - Thay mới Danh mục hàng hóa XNK
Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam ban hành tại Thông tư số 103/2015/TT-BTC (áp dụng từ năm 2015) sẽ hết hiệu lực từ 1/1/2018, thay vào đó, bắt đầu áp dụng Danh mục mới ban hành tại Thông tư số 65/2017/TT-BTC
Về nguyên tắc, Danh mục hàng hóa XNK mới cũng bao gồm 02 phụ lục:
1. Phụ lục I - Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam.
2. Phụ lục II - Sáu (6) quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam dựa trên Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan thế giới.
(Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017)
Tham khảo thêm:
Xe ô tô - ngồi băng sau vẫn phải thắt dây an toàn
Người ngồi băng sau xe ô tô nên và bắt buộc cài dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn)
nếu không muốn bị thổi phạt từ năm 2018, mức phạt 150.000 đ theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ).
(Khoản 7 Điều 80 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016)
Nguồn: Luật Việt Nam
Sửa lần cuối: