Hallo các bạn
Tôi muốn tham gia cuộc tranh luận này và chỉ muốn nói trên nguyên tắc và logic thôi chứ không đi vào nghiệp vụ kế toán.
1. Tôi hoan nghênh ý kiến của Prfman về việc hiểu logic của vấn đề nhưng bạn lại chưa có giải pháp cụ thể
2. Tôi xin tạm dẫn chứng những
luật của nhà nước ban hành * Đối tượng và điều kiện thanh toán ngoại tệ:
http://www.acb.com.vn/doanhnghiep/thanhtoan_ngoaite.jsp * Hướng dẫn thanh toán băng ngoại tệ - Ngày 13/10/2004, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 97/2004/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, chi trả, thanh toán các khoản chi Ngân sách Nhà nước bằng ngoại tệ qua Kho bạc Nhà nước.
Những khoản chi bằng ngoại tệ được thực hiện theo hình thức lệnh chi tiền bao gồm: chi trả nợ nước ngoài, Kinh phí cho các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Chi nghiệp vụ, nhập thiết bị, vật tư cho nhiệm vụ thường xuyên và dự trữ của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Chi trợ cấp và đào tạo đối với lưu học sinh Việt Nam học ở nước ngoài theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo (bao gồm trợ cấp, học phí, vé máy bay, sinh hoạt phí của lưu học sinh)...
Những khoản chi bằng ngoại tệ được thực hiện theo dự toán năm tính bằng đồng Việt Nam bao gồm: chi cho các đoàn đi công tác nước ngoài, Chi mua tin, thanh toán cước phát sóng...
* Năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định 63/1998/NĐ-CP và Thông tư 01/1999/TT-NHNN7 quy định: Nghiêm cấm người cư trú, người không cư trú là cá nhân, tổ chức niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ bằng ngoại tệ...
* Đầu tháng 9.2004, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có công văn gửi Ban Tư tưởng Văn hoá T.Ư khẳng định: Thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân không được phép đã quảng cáo, niêm yết giá bằng ngoại tệ trên các phương tiện thông tin đại chúng (cả báo viết, truyền hình, phát thanh...), vi phạm quy định hiện hành về quản lý ngoại hối, ảnh hưởng đến chủ trương xoá bỏ USD và thực hiện mục tiêu trên lãnh thổ VN chỉ dùng tiền VN
* Còn những Thông tư, hướng dẫn kế toán thực hiện sáu (06) chuẩn mực Kế toán. Ban hành theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 hay Chuẩn mực số 10, ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái (ban hành theo QĐ số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002) là những văn bản dành cho những doanh nghiệp có giao dịch thực sự bằng ngoại tệ, và trong đó họ cũng đã có ghi rõ những đối tượng được phép áp dụng.
Như vậy công ty của Sao Tím nằm trong đối tượng nào và của Luật nào vậy. Tôi đã tìm trong google những từ “luật phát sinh ngoại tệ” nhưng nói thực là không thấy đâu cả. Như vậy các bạn cùng tham gia hãy chỉ cho tôi rõ luật hay quy định nào nói về hay hướng dẫn về việc này. Tôi không thể tin được rằng Nhà nước đã CẤM rồi lại còn có thể có được hướng dẫn thực hiện cái việc không được phép?
3.
Lập luận của tôi:
Cấm giao dịch bằng ngoại tệ là đúng nhưng cấm niêm yết ngoại tệ hay giao dịch bằng VNĐ nhưng quy đổi ngoại tệ thì tôi lại không hoàn toàn đồng ý lắm. Người ta vẫn có thể đảm bảo việc tuân thủ theo luật là không mua bán bằng ngoại tệ nhưng có thể lấy đồng ngoại tệ làm mốc để kinh doanh để đỡ phải Ngầm ý quy đổi hàng ngày ra VNĐ, vì thế nào đi chăng nữa trong kinh doanh nếu người ta mua bằng Euro chẳng hạn thì muốn bán theo đồng Euro để tránh trường hợp “Lãi giả lỗ thật”. Trong lúc này chúng ta phải hiểu đồng ngoại tệ này là
NGOẠI TỆ ẢO, tôi tạm đưa khái niệm này ra để dùng cho các bạn hiểu thoi. Tại sao nó là ẢO, vì nó là Cơ sở tính toán nội bộ của doanh nghiệp nhưng không được phép dùng trong chứng từ giao dịch, nó lại là gốc để tính toán cho cả doanh nghiệp lẫn với các bạn hàng. Đừng nên nhầm hay dùng câu “giao dịch VNĐ có phát sinh ngoại tệ” vì đã bị CẤM rồi sao lại có thể PHÁT SINH được. Như vậy cái NGOẠI TỆ ẢO này không bao giờ có thể cấm được mà THUẾ QUAN cũng không thể bắt bẻ được vì trong giấy tờ Kế toán của công ty không có chỗ nào thể hiện Ngoại tệ cả. Việc làm hoá đơn trước rồi và muốn điều chỉnh giá qua BÚT TOÁN như nhiều người trình bày là hoàn toàn không có cơ sở vì mọi việc GHI SỔ đều phải có CHỨNG TỪ kèm theo, ví dụ như chiết suất hay lãi ngân hàng cũng có giấy tờ kèm theo. Như vậy việc ghi sổ bằng BÚT TOÁN của bạn có chứng từ nào đi theo? À, bạn có thể lập luận là như vậy việc điều chỉnh tỷ giá cho những đối tượng thực sự giao dịch bằng ngoại tệ (xuất nhập khẩu) sao được phép làm bút toán, xin giải thích là họ được phép như vậy vì họ có chứng từ khi Mua/Bán ngoại tệ ở ngân hàng để thanh toán, lúc đó phiếu mua và chuyển tiền của ngân hàng có ghi rõ tỷ giá lúc giao dịch và tỷ giá đó thực sự được đưa vào bút toán để lam việc chênh lệch tỷ giá.
4.
Giải pháp Ngoại tệ Ảo:
Phát hoá đơn bằng VNĐ nhưng có thể ghi nhớ tỷ giá bạn muốn áp dụng cho HĐ đó (nếu bạn ghi HĐ bằng USD và VNĐ thì sẽ bị phòng thuế hỏi thăm sức khoẻ đấy), thông qua chương trình quản lý để ghi nhớ được điều đó, cùng lắm bạn có thể ghi trên hoá đơn “tỷ giá thực hiện là… VNĐ/USD”, ví dụ như 100$ với tỷ giá 15000=1500000VNĐ chẳng hạn. Nếu như khách hàng của bạn trả tiền ngay thì khỏi phải bàn, còn nếu như khách hàng trả muộn chẳng hạn thì có thể sẽ xẩy ra chuyện chênh lệch về tỷ giá thành 15500=1550000VNĐ chẳng hạn (nhưng nên nhớ là không phải là ngoại tệ phát sinh nhé). Lúc đó người ta có thể hiểu rằng trong thời điểm mới, GIÁ hàng bị thay đổi, vì khách hàng chưa trả tiền nên chủ hàng có quyền ĐIỀU CHỈNH GIÁ (tất nhiên là do sự tác động của tỷ giá). Nếu như tỷ giá cao hơn có nghĩa là hàng đắt hơn và việc đó làm TĂNG DOANH THU cho hàng của bạn, như vậy bạn phải xuất một HĐ GTGT cho phần TĂNG đó và gọi là CHÊNH LỆCH GIÁ HÀNG. Có người lập luận là không thể làm như vậy được vì như vậy phải trả GTGT, mà lam bút toán thì KHỎI. Tôi muốn hỏi lại là như vậy nhà nước chịu bó tay để bạn MÚA BÚT TOÁN qua mặt à? Giả sử như bạn không làm HĐ trước đó (1500000 VNĐ) mà đến thời điểm khách trả tiền bạn mới làm HĐ thì bạn có làm HĐ với giá 1550000 VNĐ hay là bạn chỉ làm HĐ 1500000 VNĐ và còn lại là BÚT TOÁN? Vì vậy việc phát thêm 1 HĐ cho 50000 VNĐ là chuyện đương nhiên. Có người nói với tôi là cái 50000 VNĐ chênh lệch đó là thu nhập thêm hay thu nhập tài chính chứ không phải là doanh thu nên không có GTGT(?!) Tôi xin hỏi làm gì có chuyện “thu nhập tài chính” giữa 2 bạn hàng mua bán, có ai cho ai vay gì không nhỉ? Như vậy thì cái gọi là “giao dịch VNĐ nhưng phát sinh ngoại tệ” và việc hiệu chỉnh chỉ bằng bút toán hoàn toàn không có có sở, hơn nữa bạn lại muốn bỏ qua thuế GTGT thì hãy cẩn thận với phòng thuế đấy.
Tôi xin mách bạn nên sử dụng VIP Enterprise (
www.viamisoftware.com) có thể thoả mãn việc theo dõi và làm theo ý muốn của mình nhưng lại không phạm luật được đấy. Nó còn có nhiều cái tư vấn lách luật hay hơn nữa cơ.