Chào các bạn, vấn đề hao hụt vận chuyển chất lỏng như bạn hỏi trên mình xin có ý kiến thế này:
Việc hao hụt chất lỏng trong quá trình vận chuyển (bia rượu, hoá chất, nhiên liệu vv..) là một quá trình tự nhiên, không những có chuyện hao hụt mà còn có chuyện giãn nở do nhiệt độ và trọng lượng riêng (tính chất vật lý) do vậy công tác quản lý hàng hoá là chất lỏng trong mọi khâu: nhập, xuất, tồn chứa và vận chuyển người ta đều phải tính đến vấn đề hao hụt và mức độ hao hụt.
Chính do vấn đề hao hụt là luôn có nên trong công tác quản lý hàng hoá lỏng cần có định mức hao hụt chặt chẽ nhằm tránh thất thoát hàng hoá do tham ô, trộm cắp hay gian lận của những người trực tiếp tiếp xúc với hàng hoá lỏng (thủ kho, nhân viên giao nhận, kho vận, nhân viên bơm rót, vận chuyển). Hiện nay nhà nước không khống chế tỷ lệ hao hụt cho bất cứ loại hàng hoá nào (chỉ có định mức hao hụt cho một số hàng hoá lỏng thuộc quyền quản lý quốc gia - hàng dự trữ quốc gia), tuỳ thuộc vào tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của từng đơn vị mà khảo sát, ấn định một tỷ lệ hao hụt hợp lý.
Khi đã ấn định được tỷ lệ hao hụt cho từng khâu quản lý: lưu kho, nhập, xuất, vận chuyển và bơm rót, người thừa hành cứ căn cứ vào định mức này mà thực hiện giao nhận, tất nhiên khi giao nhận chỉ cần thể hiện các thông số kỹ thuật thực tế đo đếm được, sau đó mới đối chiếu và xử lý chênh lệch trong - ngoài định mức nếu có. Phần hạch toán như bạn Nguyễn Hằng đã nói trên. Tuy nhiên trong trường hợp cụ thể là hao hụt vận chuyển trên đây mình xin bổ sung thêm: Đơn vị cần có quy định chặt chẽ đối với người trực tiếp giao nhận, vận chuyển hoặc giả có hợp đồng vận chuyển với đơn vị khác thì phần chênh lệch này phải được thể hiện rõ cách xử lý trên hợp đồng.