mình trích nguyên hai câu hỏi trực tuyến của hai cán bộ Thuế, thấy họ trả lời là đã thấy ,mâu thuẫn rồi.nếu như theo ông Nguyễn Đình Tuấn thì trường hợp vợ thất nghiệp ở nàh cũng ko được coi là người phụ thuộc.con theo bà Thuỷ lại được.thật là mâu thuẫn.giống ngày xưa mình đi thi hết môn Thuế cũng vậy,cùng một nghiệp vụ có thầy giải thế này, có thầy giải thế kia,thật tiếc cho mình là lại giải bài giiống ý kiến của thầy ko phụ trách chấm bài,thế là lớp mình toàn điẻm 5 với 6.hiiiiiii
* Hiện tôi là nhân viên kinh doanh ở 1 công ty TNHH, hằng tháng đóng thuế TNCN. Xin hỏi, nếu lỡ tôi bị thất nghiệp thì Tôi được hưởng quyền lợi gì? Tôi có vợ và 1 con nhỏ, vợ tôi ở nhà làm nôi trợ, vậy tôi có được giảm trừ gia cảnh cho vợ và con? Tôi cần những giấy tờ gì để nộp cho cơ quan thuế?
NGUYỄN ĐỨC TĨNH (331 TRƯỜNG CHINH, Q.12, TP.HCM)
daphafurn@yahoo.com.vn - Bà Trịnh Thị Thu Thủy:
Hằng tháng bạn đóng thuế TNCN nhưng khi bạn thất nghiệp bạn sẽ được hưởng các quyền trong Luật Bảo hiểm xã hội. Bạn có thể tham khảo luật này.
Vợ bạn ở nhà chỉ được giảm trừ gia cảnh nếu thỏa một trong các điều kiện:
- Tàn tật, không có khả năng lao động;
-
Không có thu nhập, hoặc thu nhập không vượt quá 500 ngàn một tháng.
Con bạn dưới 18 tuổi thì được giảm trừ gia cảnh với mức 1,6 triệu/tháng.
Giấy tờ hợp pháp để vợ và con bạn được giảm trừ sẽ được qui định cụ thể tại Thông tư Hướng dẫn thi hành Luật Thuế TNCN.
giờ sáng qua (19-12), tại buổi giao lưu trực tuyến với bạn đọc Báo Pháp Luật TP.HCM về thuế thu nhập cá nhân, ông Nguyễn Đình Tấn - Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM, cùng các cộng sự là bà Nguyễn Thị Minh Nhựt - Phó phòng Tuyên truyền hỗ trợ; ông Dương Anh Minh - Phó phòng Thuế thu nhập cá nhân; ông Nguyễn Đức Thanh - chuyên viên Phòng Tuyên truyền hỗ trợ, ông Phạm Hữu Đức - chuyên viên Phòng Thuế thu nhập cá nhân lần lượt giải đáp gần 500 câu hỏi xoay quanh luật thuế mới này.
Giảm trừ gia cảnh: Còn nhiều lấn cấn
Khác với quy định hiện hành về mức khởi điểm chịu thuế (năm triệu đồng/tháng), Luật Thuế thu nhập cá nhân công bằng hơn với cách tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân và người phụ thuộc. Theo đó, cùng một mức thu nhập nhưng nếu có hoàn cảnh khác nhau thì số thuế phải nộp sẽ khác nhau.
Vậy như thế nào thì được tính là người phụ thuộc? Bạn Hoa Ha. (buctuonglua@gmail.com) hỏi: “Vợ trong độ tuổi lao động, không có thu nhập; em học đại học có được xem là người phụ thuộc?”. Ông Nguyễn Đình Tấn giải thích: “Không phải người nào không có thu nhập cũng đều được tính là người phụ thuộc.
Người phụ thuộc nếu ở trong độ tuổi lao động phải đáp ứng nhiều điều kiện khác: Nếu là vợ/chồng của đối tượng nộp thuế thì phải là người bị tàn tật, không có khả năng lao động; nếu là em ruột, ngoài những điều kiện trên còn phải là người không nơi nương tựa, được đối tượng nộp thuế trực tiếp nuôi dưỡng”. Tuy nhiên, tiêu chí để xác định thế nào là “không nơi nương tựa”, “trực tiếp nuôi dưỡng”... thì Cục Thuế TP.HCM đang tập hợp, xin ý kiến của Tổng cục Thuế. Ví dụ, ông A (sống tại TP.HCM) gửi tiền về quê nuôi ông nội (sống tại Đồng Tháp), tuy không sống chung nhưng có phải là “trực tiếp nuôi dưỡng” không? Nếu đúng thì UBND cấp xã nơi ông A cư trú có “dám” xác nhận việc ông này đang nuôi ông nội và UBND xã sẽ xác minh bằng cách nào...