Hỏi về biến động tỷ giá

  • Thread starter trangtc86
  • Ngày gửi
T

trangtc86

Guest
20/8/09
22
0
0
hà nội
Cho mình hỏi dựa vào đâu để ta biết được tỷ giá tăng hay giảm?
Ví dụ: hôm nay ngân hàng nói dự đoán ngày mai tỷ giá USD tăng (VND mất giá). Vậy mình căn cứ vào những chỉ tiêu nào để đánh giá sự biến đổi của tỷ giá đó? Giúp mình với
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

hoangaccounting

To put one's family first
22/9/05
836
2
18
HCMC
www.baobinhdinh.com.vn
Một bài viết hay hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn. Bạn có thể tham khảo thêm ở đây: Click here http://congnghemoi.net/TaichinhKeto...tainerSrc=[G]Containers/_default/No+Container
Những yếu tố cơ bản làm cho tỷ giá biến động
Chìa khóa cho sự thành công trên thị trường ngoại hối là việc hiểu rõ điều gì ảnh hưởng đến sự di chuyển của các cặp đồng tiền. Đồng thời, chính các nhà đầu tư tham gia mua bán trên thị trường làm nên sự dịch chuyển của các cặp đồng tiền, nhưng những nhà đầu tư này hành động mua-bán đều có nguyên nhân. Hoặc họ nhận thấy có điều gì đó đang xảy ra với những yếu tố cơ bản của nền kinh tế toàn cầu làm cho họ tin rằng một đồng tiền sẽ mạnh lên hoặc yếu đi. Nói một cách khác, họ theo dõi sự thay đổi của những yếu tố cơ bản của nền kinh tế và đưa ra quyết định dựa trên những gì họ nhận thấy.

Những yếu tố cơ bản làm cho tỷ giá dịch chuyển. Nếu những yếu tố kinh tế cơ bản ở Mỹ đang cải thiện, đồng USD sẽ trở nên mạnh hơn bởi vì các nhà đầu tư trên thị trường ngoại hối sẽ mua đồng USD. Và ngược lại, nếu nền kinh tế Mỹ đang suy yếu đi thì đồng USD sẽ trở nên yếu hơn vì các nhà đầu tư sẽ bán đồng tiền này.

Để hiểu hơn về các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến nền kinh tế, bạn phải nắm rõ những vấn đề sau:

- Những chỉ số kinh tế cơ bản nào quan trọng nhất
- Tại sao lãi suất lại quan trọng đối với nền kinh tế
- Lạm phát tác động như thế nào đến lãi suất

Chỉ số kinh tế là những con số thể hiện sức khỏe của nền kinh tế, của các thị trường riêng biệt (thị trường nhà, thị trường bán lẻ)…của một quốc gia/nhóm các quốc gia. Tuy nhiên, không phải chỉ số kinh tế nào cũng quan trọng và có tác động mạnh đến thị trường.

Với mức độ toàn cầu hóa hiện nay, mỗi ngày một người có thể nhận được hàng ngàn thông tin khác nhau về nền kinh tế. Do đó, đòi hỏi nhà đầu tư phải biết chọn lọc và lựa chọn cho quyết định của mình những thông tin quan trọng nhất. Không phải tất cả các chỉ số kinh tế đều quan trọng. Trong ngày, sẽ có những thông tin kinh tế mà nhà đầu tư không cần phải quan tâm. Ví dụ, chỉ số kinh tế cho thấy mức độ thất nghiệp ở Ai-len không quan trọng bằng ở Mỹ. Nền kinh tế Mỹ có tác động nhiều hơn mức độ tác động của Ai-len đến nền kinh tế toàn cầu, do vậy, các nhà đầu tư sẽ theo dõi nhưng thông tin kinh tế của Mỹ được công bố.

Sau cùng, không kém phần quan trọng, phải nhớ rằng, những nhà đầu tư tổ chức chính là những người tạo nên sự dịch chuyển trong thị trường ngoại hối vì vậy bạn nên theo dõi những gì mà những nhà đầu tư lớn này đang theo dõi. Làm vậy sẽ giúp dự đoán của bạn chính xác hơn và có được lợi nhuận từ sự di chuyển của các cặp đồng tiền.

Những chỉ số kinh tế cơ bản quan trọng nhất có thể được chia làm 3 nhóm:

1. Lãi suất.
2. Sức mạnh kinh tế.
3. Dòng chảy vốn và thương mại.

Trước hết, bạn nên tìm hiểu về lãi suất, đây là chỉ số kinh tế quan trọng nhất trong thị trường ngoại hối.

Lãi suất:

Lãi suất có vai trò quyết định đối với thị trường ngoại hối. Những đồng tiền đại diện cho những nền kinh tế có lãi suất cao có khuynh hướng mạnh hơn những đồng tiền đại điện cho những nền kinh tế có lãi suất thấp hơn. Nhà đầu tư luôn luôn tìm kiếm những khoản lợi nhuận cao nhất có thể trên những khoản đầu tư của họ, và những nền kinh tế với lãi suất cao hơn thường có lợi tức đầu tư cao hơn.

Ví dụ, nếu lãi suất khi bạn đầu tư vào nước Anh là 6%, lãi suất khi đầu tư vào Thụy Sĩ là 2% thì bạn sẽ thích đầu tư vào nước Anh hơn.
Vậy thì vấn đề lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến đồng Bảng của nước Anh?
Khi càng có nhiều người đổ tiền vào nước Anh, đồng Bảng Anh sẽ tăng giá do cầu về đồng tiền này tăng. (Qui luật cung cầu).
Nhà đầu tư thành công trên thị trường ngoại hối luôn biết phải thường xuyên theo dõi sát xao những động thái của NHTW để xem liệu NHTW sẽ tăng, giảm hay duy trì một mức lãi suất cố định trong tương lai.

* Một số NHTW cần theo dõi:
Cục dự trự liên bang (FED)MỹNgân hàng trung ương châu Âu (ECB)Liên minh châu ÂuNgân hàng trung ương Anh (BoE)Vương quốc AnhNgân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ)Nhật BảnNgân hàng quốc gia Thuỵ Sỹ (SNB)Thuỵ SỹNgân hàng trung ương Canada (BoC)CanadaCục dự trữ Australia (RBA)ÚcCục dự trữ New Zealand (RBNZ)New ZealandTác động của lạm phát đến vấn đề lãi suất:

Như đã nói ở trên, những nhà đầu tư thành công luôn xem xét động thái của Ngân hàng Trung Ương đối với vấn đề lãi suất. Đồng thời, họ cũng quan sát những yếu tố bên ngoài có thể tác động đến quyết định lãi suất của NHTW để đưa ra những quyết định chính xác hơn về việc NHTW sẽ làm gì.

Lạm phát là chỉ số kinh tế quan trọng nhất mà NHTW xem xét khi đưa ra quyết định về lãi suất. Lạm phát một cách chung nhất được hiểu là sự tăng giá của hàng hóa và dịch vụ. Ví dụ, với một lít sữa hay một ổ bánh mì bạn trả ngày hôm nay sẽ mắc hơn so với cách đây 10 hay 20 năm. Tất cả chúng ta đều phải đối mặt với vấn đề lạm phát.
Lạm phát vừa phải được chấp nhận và xem như kết quả tự nhiên của sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, lạm phát quá cao lại có thể làm tổn thương nền kinh tế.

Các NHTW luôn phải theo dõi sự gia tăng của lạm phát. Khi NHTW nhận thấy lạm phát gia tăng vượt qua mức lạm phát vừa phải, họ sẽ thực hiện bất cứ biện pháp nào để kiềm hãm sự tăng trưởng này. Một công cụ để NHTW kiềm hãm sự gia tăng của lạm phát là lãi suất – các NHTW có thể chống lại sự gia tăng của lạm phát bằng cách tăng lãi suất.
Lãi suất cao sẽ gây khó khăn hơn cho hoạt động kinh doanh và cho cá nhân trong việc vay mượn tiền để mua hoặc xây dựng mới, điều này sẽ làm chậm lại sự phát triển kinh tế, đồng thời, kiềm chế lạm phát.

Nếu lạm phát gia tăng, NHTW sẽ tăng lãi suất, điều này sẽ có lợi cho đồng tiền đại diện cho nền kinh tế đó. Hai chỉ số lạm phát có tác động đến quyết định về lãi suất của NHTW:
1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): chỉ số kinh tế đo lường giá trị của rổ hàng hóa mà người tiêu dùng thường mua. Người tiêu dùng càng chi tiêu nhiều cho những hàng hóa và dịch vụ cần thiết thì số tiền người ta chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ tăng thêm càng ít.
2. Chỉ số giá sản xuất (PPI): chỉ số kinh tế đo lường giá trị của những nguyên vật liệu đầu vào mà nhà sản xuất phải trả để sản xuất ra những hàng hóa hoàn chỉnh. Nếu chỉ số giá sản xuất gia tăng, người tiêu dùng sẽ gánh chịu sự tăng giá này do giá hàng hóa hoàn chỉnh được sản xuất ra gia tăng.
Trích từ ACB Treasury
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA