Theo mình biết, kế toán thuế là khái niệm tương đối mới ở Việt nam. Mình công tác tại Nga nên cũng có võ vẽ một chút về khái niệm này . Theo mình hiểu, hệ thống kế toán của 1 doanh nghiệp cần đảm bảo được 2 mục đích (bên cạnh hàng loạt các nhiệm vụ khác):
- là cơ sở để tạo ra các báo cáo trước cơ quan thuế theo đúng quy định của pháp luật
- là cơ sở để tạo ra các báo cáo nội bộ dùng để đưa ra các quyết định liên quan các hoạt động của doanh nghiệp.
Từ đây, xuất hiện ra 2 khái niệm về kế toán là: kế toán thuế và kế toán nội bộ (hay còn gọi là kế toán quản trị)
Để giải thích rõ hơn, có thể minh họa bằng ví dụ sau:
Khi doanh nghiệp trả tiền cho một dịch vụ nào đó, ví dụ vận chuyển hàng hóa. Lúc này, sẽ xuất hiện bút toán: Có 111 (Tiền mặt) -> Nợ 154 (Chi phí SX). Tuy nhiên, sẽ có 2 tình huống xảy ra
- Tình huống 1: Việc vận chuyển hàng hóa là để phục vụ cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Và như vậy, đến cuối kỳ, chi phí này sẽ được tính để giảm khoản tiền thuế lợi tức phải trả.
- Tình huống 2: Việc vận chuyển hàng hóa không phục vụ cho quá trình sản xuất để có doanh thu (ví dụ như chuyển đồ dùng gia đình cho 1 cá nhân nào đó). Khi đó, chi phí vận chuyển sẽ không được tính để làm giảm cơ sở tính thuế lợi tức.
Rõ ràng là, trong tình huống 1 sẽ không có vấn đề gì nảy sinh ra trong công tác kế toán, vì khi ghi bút toán Có 111 (Tiền mặt) -> Nợ 154 (Chi phí SX) thì đã thỏa mãn được cả 2 yêu cầu về thuế và hạch toán chi phí - tiền mặt.
Tuy nhiên, trong tình huống thứ 2 sẽ xuất hiện ra vấn đề trong việc ghi chép kế toán vì: một mặt, không được phép ghi nhận chi phí, và như vậy, không được ghi bút toán trên, mặc khác, vì liên quan đến việc hạch toán tiền mặt nên cần ghi lại bút toán. Rõ ràng là trong trường hợp này nảy sinh ra mâu thuẫn trong cách ghi kế toán.
Để giải quyết vấn để này, có 2 phương pháp giải quyết:
- phương pháp 1: áp dụng hệ thống ghi chí phí tính thuế (Dùng Register)
- phương pháp 2: phân chia hệ thống kế toán thành 2 phần: kế toán thuế và kế toán quản trị.
Như vậy, việc phân chia ra 2 dạng kế toán: kế toán thuế và kế toán quản trị là do nhu cầu thực tế công việc của doanh nghiệp trong công tác kế toán. Có thể đưa ra định nghĩa như sau:
- Kế toán thuế: là công tác kế toán để ghi chép các hoạt động liên quan tới thuế. Mục đích là để tính thuế đầy đủ, đúng thời hạn và lập ra các báo cáo cho phòng thuế theo đúng quy định của pháp luật.
- Kế toán nội bộ (quản trị): là công tác kế toán để ghi chép và tổng hợp toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp. Mục đích là tạo ra các báo cáo cho người sử dụng nội bộ trong công ty (lãnh đạo, các manager...)
Best regards
Trần Thắng.