Mỗi tuần một chuyên đề

Hướng dẫn quyết toán thuế tại CV 353 có vấn đề chăng?

  • Thread starter thanhvunt
  • Ngày gửi
L

loan0808

Sơ cấp
15/1/10
20
1
0
TpHCM
Thanks bạn Phuonghn nhé!!
Vậy cho mình hỏi tý hen, Cty minh thành lập 3.2005.
Năm 2005 - lỗ, ko làm PL chuyễn lỗ sang năm 2006.
Năm 2006 - lỗ, được chuyển sang năm 2007 và năm 2008,(2007-2008- lãi) hết lỗ.
Năm 2009 - lãi.
Vậy năm nay mình vẫn còn một năm nữa đúng không bạn và có được chuyển số lỗ của năm 2005 ko ban ơi. Giúp mính với nhé.
Thanks ban nhiều hen.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
le thi le toan

le thi le toan

Cao cấp
4/8/09
305
2
0
Sài Gòn - Đà Lạt
Thanks bạn Phuonghn nhé!!
Vậy cho mình hỏi tý hen, Cty minh thành lập 3.2005.
Năm 2005 - lỗ, ko làm PL chuyễn lỗ sang năm 2006.
Năm 2006 - lỗ, được chuyển sang năm 2007 và năm 2008,(2007-2008- lãi) hết lỗ.
Năm 2009 - lãi.
Vậy năm nay mình vẫn còn một năm nữa đúng không bạn và có được chuyển số lỗ của năm 2005 ko ban ơi. Giúp mính với nhé.
Thanks ban nhiều hen.
năm 2005 lỗ, năm 2006 lỗ
năm 2007 lãi, thì bạn chuyển lỗ của năm 2005 và năm 2006 (nhớ kèm theo pl chuyển lỗ)
năm 2008 lãi
năm 2009 lãi
năm 2010 lỗ (ví dụ vậy): ko làm pl chuyển lỗ
năm 2011 lãi chuyễn lỗ 2010 (làm phụ lục chuyển lỗ)
 
L

loan0808

Sơ cấp
15/1/10
20
1
0
TpHCM
Các bác ơi, giúp em tý cái vụ thuế TNCN nhé.
em nghe nói cái lương tháng 13/2009 được trả vào tháng 1/2010 thì mính có được giảm 50% và cộng vào phần tiền công, tiền lương của 6 tháng cuối năm 2009 để làm QTT TNCN ko các bác ơi.
và ai cũng phải làm QTT TNCN chứ không riêng là dành cho những người có thu nhập cao phải không các bác áh.
thanks các bán nhiều nhiều nhe.
 
L

loan0808

Sơ cấp
15/1/10
20
1
0
TpHCM
Thanks bạn "Le Thi Le Toan" nhiều nhé.
Nhưng 2005,mình quên chuyển lỗ sang 2006 (ko có làm PL)
và 2006 có chuyển sang 2007 (có PL) và chỉ trừ lại 1/2 lỗ đó,
còn 1/2 chuyển sang 2008 và hết lỗ.
Vậy 2009 này (lãi) ko đc chuyển lỗ của 2005 phải ko bạn.
 
C

CaTinh

Trung cấp
5/12/09
72
0
6
long an
Ôi mình đang gặp rắc rối đây, nhờ các bác giúp giùm!
DN mình được miễn thuế TNDN năm 2008 nhưng khi QT thuế họ kiểm tra số thuế TNDN tăng thêm, họ truy thu phần tăng thêm và xử phạt khai sai.
Theo mình thì DN đang trong thời gian miễn thuế thì kiểm tra ra bao nhiêu cũng miễn chứ tại sao lại không cho? như vậy sao gọi là đồng hành, mà kiểm tra vào năm nay thì TT 130đang có hiệu lực thì cho miễn luôn nhưng tại sao không áp dụng có lợi cho DN mà cứ áp dụng TT 134?
 
P

phuonghn

Guest
16/4/07
47
1
6
Hà nội
Ôi mình đang gặp rắc rối đây, nhờ các bác giúp giùm!
DN mình được miễn thuế TNDN năm 2008 nhưng khi QT thuế họ kiểm tra số thuế TNDN tăng thêm, họ truy thu phần tăng thêm và xử phạt khai sai.
Theo mình thì DN đang trong thời gian miễn thuế thì kiểm tra ra bao nhiêu cũng miễn chứ tại sao lại không cho? như vậy sao gọi là đồng hành, mà kiểm tra vào năm nay thì TT 130đang có hiệu lực thì cho miễn luôn nhưng tại sao không áp dụng có lợi cho DN mà cứ áp dụng TT 134?

Bạn nhầm to nhé. Quyết toán thuế của năm nào thì áp dụng theo các vawn bản PL của năm đó nhé.
VD như Cty bạn, Thuế quyết toán năm 2008 thì họ áp dụng 134 là đúng roài.
 
T

Trakhuc

Guest
30/1/07
21
0
1
Bên kia sông
các bạn cho mình hỏi làm sao in những trang chi co số liệu trong phần mềm KKT 2.5.1.Trong phần kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp khi mình in nó in hết 20 trang trong do luôn.Mình chỉ muốn in tờ khai và các phụ lục liên quan thì làm nhu thế nào?
 
VTM

VTM

Guest
14/10/05
5,506
81
48
TÂY NAM BỘ
các bạn cho mình hỏi làm sao in những trang chi co số liệu trong phần mềm KKT 2.5.1.Trong phần kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp khi mình in nó in hết 20 trang trong do luôn.Mình chỉ muốn in tờ khai và các phụ lục liên quan thì làm nhu thế nào?

Để tránh tình trạng như trên thì bạn chỉ cần chọn những phụ lục nào mà mình cần kê khai thôi.
 
T

thuyhuong

Guest
27/6/05
70
0
6
ViệtNam
Xin chào các bác.
- Từ CCT Quận 1. Được trả lời ậm ừ ko rõ vì khi em gọi điện hỏi thì cán bộ trên đó cũng chưa thông nữa mà.
- Từ CCT Q.Tân Phú: Do đây là giải pháp tình thế ( ngoài việc định trước khi thiết kế PM HTKK) nên cứ làm bình thường không ghi trên tờ khai QT thuế số thuế được giảm rồi in ra. In ra xong rồi viết tay lên đó số thuế được giảm theo .....; Số thuế còn phải nộp

Đa số nhân viên TTHT hiện giờ ậm ừ là chính. Phần không nắm rõ, phần nữa là mấy bác ra công văn ẩu quá không hướng dẫn được

Cái lỗi của anh thanhvunt nêu ra cho thấy 2 vấn đề sau:
1. Việc điều chỉnh, triển khai phần mềm quá chậm. Đến cận ngày mới triển khai, khi triển khai lại sai lên sai xuống. Các đồng chí không test trước khi triển khai à?
2. Ông ra văn bản hướng dẫn quyết tóan không chơi với ông kê khai - tin học hay sao í. Khi phát hành công văn ra bà con cắn lưỡi

Thôi bà con ráng chờ vậy :angel:
 
N

Nguyet9977

Guest
12/9/05
1
0
1
Ha Noi
Các bạn cho mình hỏi: Mình đã làm xong phần BCTC trên HTKK 2.1, nhưng sau đó lại dowload phần HTKK 2.5.1 vào máy thì thấy ghi đè lên bản cũ 2.1,
các thông tin kê thuế GTGT thì vẫn còn nhưng trong phần mềm 2.5.1 mình không thấy còn phần BCTC nữa. Vậy cho mình hỏi năm nay có phải làm BCTC bắt buộc có mã vạch hay không? Nếu mình muốn lấy lại phần đã kê trên bản 2.1 thì làm thế nào?
Bạn nào biết thì chia sẻ giúp với!
 
VTM

VTM

Guest
14/10/05
5,506
81
48
TÂY NAM BỘ
Các bạn cho mình hỏi: Mình đã làm xong phần BCTC trên HTKK 2.1, nhưng sau đó lại dowload phần HTKK 2.5.1 vào máy thì thấy ghi đè lên bản cũ 2.1,
các thông tin kê thuế GTGT thì vẫn còn nhưng trong phần mềm 2.5.1 mình không thấy còn phần BCTC nữa. Vậy cho mình hỏi năm nay có phải làm BCTC bắt buộc có mã vạch hay không? Nếu mình muốn lấy lại phần đã kê trên bản 2.1 thì làm thế nào?
Bạn nào biết thì chia sẻ giúp với!

Hiện nay đang tồn tại 2 bản HTKK 2.5.1 trong đó có một bản lỗi (không có phần báo cáo tài chính) bạn nên tải HTKK 2.5.1 (bản chuẩn do admin tranvanhung post lên_không bị lỗi này) tại thư viện webketoan.
(Chú ý: lưu dữ liệu, xoá bản củ -> cài mới)
 
C

cobenhonha2003

Sơ cấp
2/6/09
14
0
0
39
Thái Bình
các bác cho e ý kiến chút với, e kê khai vào chỉ tiêu 3.7 trên biểu 03-4H, ghi thành công nhưng khi in ra thì ô đó lại không có số liệu, các bác có cách gì giúp e với
 
Q

quang thu

Guest
3/3/10
1
0
0
43
Nam Dinh
Chào các sư phụ, em mới vào nghề mà vướng cái QT TTNDN quá, giờ thì em hiểu rồi nhưng mong rằng sớm có phần mềm mới để vào trực tiếp được.
Mong các sư phụ giúp đỡ nhé!
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Hãy giúp em làm rõ các vấn đề Công văn 353/TCT-CS ngày 29/01/2010 của Tổng Cục Thuế hướng dẫn quyết toán thuế TNDN năm 2009

Hiểu thế nào về Thu nhập chịu thuế? Thu nhập khác?

Qui định hướng dẫn tại công văn trên:

Mã:
Thu nhập chịu thuế= (Doanh thu - Chi phí được trừ) + Các khoản thu nhập khác

Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bằng doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trừ chi phí được trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó. Doanh nghiệp có nhiều hoạt động kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động tương ứng với mức thuế suất áp dụng cho hoạt động đó.
Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế quy định tại mục V Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC. Thu nhập khác áp dụng thuế suất phổ thông (25%), không được áp dụng thuế suất ưu đãi.

Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008
V. THU NHẬP KHÁC
Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập này không thuộc các ngành, nghề lĩnh vực kinh doanh có trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập sau:
1. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán theo hướng dẫn tại Phần E Thông tư này.
2. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản theo hướng dẫn tại Phần G Thông tư này.
3. Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bao gồm cả tiền thu về bản quyền dưới mọi hình thức trả cho quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu về quyền sở hữu trí tuệ; thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật. Cho thuê tài sản dưới mọi hình thức.
Thu nhập từ tiền bản quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ được xác định bằng tổng số tiền thu được trừ (-) giá vốn hoặc chi phí tạo ra quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ được chuyển giao, trừ (-) chi phí duy trì, nâng cấp, phát triển quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ được chuyển giao và các khoản chi được trừ khác.
Thu nhập về cho thuê tài sản được xác định bằng doanh thu từ hoạt động cho thuê trừ (-) các khoản chi: chi phí khấu hao, duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng tài sản, chi phí thuê tài sản để cho thuê lại (nếu có) và các chi được trừ khác có liên quan đến việc cho thuê tài sản.
4. Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản (trừ bất động sản), các loại giấy tờ có giá khác. Khoản thu nhập này được xác định bằng (=) doanh thu thu được do chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản trừ (-) giá trị còn lại của tài sản chuyển nhượng, thanh lý ghi trên sổ sách kế toán tại thời điểm chuyển nhượng, thanh lý và các khoản chi phí được trừ liên quan đến việc chuyển nhượng, thanh lý tài sản.
5. Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn bao gồm: lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, lãi cho vay vốn dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong hợp đồng cho vay vốn.
6. Thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ; Lãi về chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động sản xuất kinh doanh (không bao gồm lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính, lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn trước hoạt động sản xuất kinh doanh).
Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ bằng tổng số tiền thu từ bán ngoại tệ trừ (-) tổng giá mua của số lượng ngoại tệ bán ra.
7. Hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ khó đòi và hoàn nhập khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp đã trích nhưng hết thời gian trích lập không sử dụng hoặc sử dụng không hết.
8. Khoản nợ khó đòi đã xoá nay đòi được.
9. Khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ.
10. Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót do doanh nghiệp phát hiện ra.
11. Chênh lệch giữa thu về tiền phạt, tiền bồi thường do bên đối tác vi phạm hợp đồng kinh tế sau khi đã trừ khoản bị phạt, bị trả bồi thường do vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật.
12. Chênh lệch do đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật để góp vốn, để điều chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, trừ trường hợp đánh giá tài sản cố định khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần.
- Đối với tài sản cố định được đánh giá lại khi góp vốn, là chênh lệch giữa giá đánh giá lại trừ đi giá trị còn lại của tài sản cố định và được phân bổ theo số năm còn được trích khấu hao của tài sản cố định tại doanh nghiệp nhận vốn góp;
- Đối với tài sản cố định được điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (trừ trường hợp chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần) là phần chênh lệch giữa giá đánh giá lại với giá trị còn lại của tài sản cố định ghi trên sổ sách kế toán.
- Đối với tài sản không phải là tài sản cố định là phần chênh lệch giữa giá đánh giá lại với giá trị ghi trên sổ sách kế toán.
13. Quà biếu, quà tặng bằng tiền, bằng hiện vật; thu nhập nhận được bằng tiền, bằng hiện vật từ khoản hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán, thưởng khuyến mại và các khoản hỗ trợ khác.
14. Tiền đền bù về tài sản cố định trên đất và tiền hỗ trợ di dời sau khi trừ các khoản chi phí liên quan như chi phí di dời (chi phí vận chuyển, lắp đặt), giá trị còn lại của tài sản cố định và các chi phí khác (nếu có). Riêng tiền đền bù về tài sản cố định trên đất và tiền hỗ trợ di dời của các doanh nghiệp di chuyển địa điểm theo quy hoạch của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà giá trị của các khoản hỗ trợ, đền bù sau khi trừ các chi phí liên quan (nếu có) thì phần còn lại doanh nghiệp sử dụng theo quy định của pháp luật có liên quan.
15. Các khoản thu nhập liên quan đến việc tiêu thụ hàng hoá, cung cấp dịch vụ không tính trong doanh thu như: thưởng giải phóng tàu nhanh, tiền thưởng phục vụ trong ngành ăn uống, khách sạn sau khi đã trừ các khoản chi phí để tạo ra khoản thu nhập đó.
16. Thu nhập về tiêu thụ phế liệu, phế phẩm sau khi đã trừ chi phí thu hồi và chi phí tiêu thụ.
17. Các khoản thu nhập từ các hoạt động góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế trong nước được chia từ thu nhập trước khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
18. Thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ ở nước ngoài.
Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài có thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại nước ngoài, thực hiện kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của Việt nam, kể cả trường hợp doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập theo qui định của nước doanh nghiệp đầu tư. Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp để tính và kê khai thuế đối với các khoản thu nhập từ nước ngoài là 25%, không áp dụng mức thuế suất ưu đãi (nếu có) mà doanh nghiệp Việt nam đầu tư ra nước ngoài đang được hưởng theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
Cơ quan thuế có quyền ấn định thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đối với các trường hợp vi phạm qui định về kê khai, nộp thuế.
Trường hợp khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài đã chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc một loại thuế có bản chất tương tự như thuế thu nhập doanh nghiệp) ở nước ngoài, khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài hoặc đã được đối tác nước tiếp nhận đầu tư trả thay (kể cả thuế đối với tiền lãi cổ phần), nhưng số thuế được trừ không vượt quá số thuế thu nhập tính theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam. Số thuế thu nhập doanh nghiệp Việt nam đầu tư ra nước ngoài được miễn, giảm đối với phần lợi nhuận được hưởng từ dự án đầu tư ở nước ngoài theo luật pháp của nước doanh nghiệp đầu tư cũng được trừ khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt nam.
Ví dụ 1: Doanh nghiệp Việt Nam A có một khoản thu nhập 800 triệu đồng từ dự án đầu tư tại nước ngoài. Khoản thu nhập này là thu nhập sau khi đã nộp thuế thu nhập theo Luật của nước doanh nghiệp đầu tư. Số thuế thu nhập phải nộp tính theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của nước doanh nghiệp đầu tư là 200 triệu đồng. Số thuế TNDN sau khi được giảm 50% theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của nước doanh nghiệp đầu tư là 100 triệu đồng.
Phần thu nhập từ dự án đầu tư ở nước ngoài phải tính thuế thu nhập theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam như sau:
[(800 triệu đồng + 200 triệu đồng) x 25%] = 250 triệu đồng
Số thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp (sau khi đã trừ số thuế đã nộp tại nước doanh nghiệp đầu tư) là:
250 triệu đồng - 200 triệu đồng = 50 triệu đồng
Ví dụ 2: Doanh nghiệp Việt Nam A có khoản thu nhập 660 triệu đồng từ dự án đầu tư tại nước ngoài. Khoản thu nhập này là thu nhập còn lại sau khi đã nộp thuế thu nhập tại nước doanh nghiệp đầu tư. Số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp theo qui định của nước doanh nghiệp đầu tư là 340 triệu đồng.
Phần thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài của doanh nghiệp phải kê khai và nộp thuế thu nhập theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam như sau:
[(660 triệu đồng + 340 triệu đồng) x 25%] = 250 triệu đồng
Doanh nghiệp Việt Nam A chỉ được trừ số thuế đã nộp ở nước doanh nghiệp đầu tư tương đương với số thuế tính theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam là 250 triệu đồng. Số thuế đã nộp tại nước doanh nghiệp đầu tư vượt quá số thuế tính theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam là 90 triệu Đồng (340 - 250 = 90) không được trừ vào số thuế phải nộp khi kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam.
Hồ sơ đính kèm khi kê khai và nộp thuế của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đối với khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài bao gồm:
- Văn bản của doanh nghiệp về việc phân chia lợi nhuận của dự án đầu tư tại nước ngoài.
- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận.
- Tờ khai thuế thu nhập của doanh nghiệp thuộc dự án đầu tư tại nước ngoài (bản sao có xác nhận của đại diện có thẩm quyền của dự án đầu tư tại nước ngoài);
- Biên bản quyết toán thuế đối với doanh nghiệp (nếu có);
- Xác nhận số thuế đã nộp tại nước ngoài hoặc chứng từ chứng minh số thuế đã nộp ở nước ngoài.
Trường hợp dự án đầu tư tại nước ngoài chưa phát sinh thu nhập chịu thuế (hoặc đang phát sinh lỗ), khi kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài chỉ phải nộp Báo cáo tài chính có xác nhận của cơ quan kiểm toán độc lập hoặc của cơ quan có thẩm quyền của nước doanh nghiệp đầu tư và Tờ khai thuế thu nhập của dự án đầu tư tại nước ngoài (bản sao có xác nhận của đại diện có thẩm quyền của dự án đầu tư tại nước ngoài). Số lỗ phát sinh từ dự án đầu tư ở nước ngoài không được trừ vào số thu nhập phát sinh của doanh nghiệp trong nước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài được kê khai vào quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm tiếp sau năm tài chính phát sinh khoản thu nhập tại nước ngoài hoặc kê khai vào quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm tài chính cùng với năm phát sinh khoản thu nhập tại nước ngoài nếu doanh nghiệp có đủ cơ sở và chứng từ xác định được số thu nhập và số thuế thu nhập đã nộp của dự án đầu tư tại nước ngoài.
Ví dụ 3: Doanh nghiệp Việt Nam A có thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài trong năm tài chính 2009. Doanh nghiệp Việt Nam A phải kê khai khoản thu nhập nói trên vào Tờ khai quyết toán thuế thu nhập của năm tài chính 2009 hoặc năm 2010 theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam.
Đối với khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của dự án đầu tư tại nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam, doanh nghiệp Việt nam đầu tư ra nước ngoài kê khai và nộp thuế theo qui định tại Hiệp định.
19. Các khoản thu nhập nhận được bằng tiền hoặc hiện vật từ các nguồn tài trợ trừ khoản tài trợ nêu tại Khoản 7 Mục VI Phần này.
20. Các khoản thu nhập khác theo quy định của pháp luật.​


VI - Thu nhập khác.
Các khoản thu nhập khác được quy định tại Mục V Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC. Một số khoản thu nhập khác lưu ý thêm như sau:
- Theo quy định tại Thông tư số 177/2009/TT-BTC ngày 10/9/2009 của Bộ Tài chính thì: Doanh nghiệp có các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ thì các khoản lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính tính vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ.

- Khoản thu về tiền phạt, tiền bồi thường do bên đối tác vi phạm hợp đồng kinh tế doanh nghiệp nhận được được tính vào thu nhập khác. Trường hợp doanh nghiệp có cả khoản thu về phạt vi phạm hợp đồng kinh tế và chi về phạt vi phạm hợp đồng kinh tế thì khoản chênh lệch giữa thu về tiền phạt và chi về tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế tính vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế.
Trường hợp doanh nghiệp chỉ có khoản chi về tiền tiền phạt, tiền bồi thường vi phạm hợp đồng kinh tế thì thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 14 mục V nêu trên.
- Khoản thu về lãi tiền gửi ngân hàng, lãi trả chậm tính vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có chi các khoản trả lãi tiền gửi ngân hàng liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thì khoản chi này sẽ tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi và hoàn nhập khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp đã trích nhưng hết thời gian trích lập không sử dụng hoặc sử dụng không hết tính vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế.
- Các khoản thu nhập nhận được bằng tiền hoặc hiện vật từ các nguồn tài trợ tính vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế.
Trường hợp tổ chức nhận tài trợ có nhận được khoản tài trợ để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hoá, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam thì khoản thu nhập này là khoản thu nhập miễn thuế và được trừ khi xác định thu nhập tính thuế TNDN.

Hãy giúp em làm rõ các điểm mà em tô màu nâu.
1- Tại sao lãi tiền gởi ngân hàng không được bù trừ với các khoản phát sinh như tiền vay,...gọi chung chi phí tài chính. Mà phải chịu thuế khoản lãi tiền gởi này.
2.- Nhiều DN còn được hưởng chế độ ưu đãi đầu tư,không lẻ khoản tiền lãi này buộc phải chịu thu nhập chịu thuế.

Vài ý kiến trao đổi, mong được trợ giúp. Và còn nhiều khoản mục trong công văn 353/TCT-CS ngày 29/01/2010 của Tổng Cục Thuế hướng dẫn quyết toán thuế TNDN năm 2009 cần phải nghiên cứu, phân tích và làm rõ thêm để thực hiện cho đúng theo luật thuế TNDN

Chân thành cám ơn
 
mynhan

mynhan

Cao cấp
18/10/07
243
5
0
Đến từ Triều Châu
Theo quy định của Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành có quy định nguyên tắc xác định các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế và quy định 31 khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Như vậy các đơn vị căn cứ vào quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật để xác định các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế và một số khoản chi cụ thể cần lưu ý thêm như sau:
.....
.....
.....

7. Chi phí trả lãi tiền vay:

Doanh nghiệp không được tính vào chi phí được trừ đối với: Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay. Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh.

Ví dụ: DN A đăng ký vốn điều lệ là 90 tỷ đồng và trong điều lệ của DN A có quy định là sẽ góp đủ vốn điều lệ là 90 tỷ đồng trong một thời hạn nhất định (3 năm, mỗi năm là 30 tỷ đồng). Như vậy hàng năm DN A có góp đủ mức vốn điều lệ theo tiến độ góp vốn đã đăng ký là 30 tỷ đồng và DNA có phát sinh khoản chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh thì khoản chi trả lãi tiền vay này có đầy đủ hoá đơn chứng từ và không vượt mức khống chế sẽ được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế.
Cũng ví dụ nêu trên nhưng hàng năm DN A chưa góp đủ vốn điều lệ đã đăng ký theo tiến độ góp vốn ghi tại điều lệ của DN nếu DN có phát sinh khoản chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh thì khoản chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ góp theo tiến độ đăng ký còn thiếu không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.​

- Doanh thu tài chính (Trường hợp này) là lãi tiền gởi. Không chịu quay vòng, đem tiền gởi lấy lãi.
- Vậy chi phí tài chính của lãi tiền gởi này là gì? Nó hoàn toàn khác lãi vay, lãi vay là phục vụ sản xuất kinh doanh.

Từ đó =>
TN chịu thuế = Lãi tiền gởi - 0 (CP không có)
Vậy tính là TN khác => không miễn giảm hay ưu đãi.

Bác nào có Panadol biệt dược thì viện trợ cho em với, đọc xong mà giờ chân Mỹ Nhân vẫn chưa chạm đất.
 
P

panda

Guest
16/5/06
17
0
1
TP.HCM
éc éc, pm 2.5.1 vẫn bị lỗi, đánh vào mục 3.7 của mẫu 03-4H ko được báo lỗi ko cho in, chán ghê, nên đành sử dụng tạm mục 3.5 vậy. Sao mỗi lần nâng cấp phần mềm lại đầy lỗi thế dân kế toán đã khổ lại càng thêm khổ nữa
 
V

Viet-Style

Sơ cấp
15/7/07
4
0
1
Hà Đông - Hà Tây
Doanh nghiệp mình mới thành lập từ dự án đầu tư, đang kinh doanh xuất khẩu và đang trong giai đoạn hưởng ưu đãi đầu tư.
Đầu năm doanh nghiệp ký hợp đồng xuất lô hàng trị giá 300.000 USD, cuối năm nhận được tiền thanh toán của lô hàng và phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá 254.000.000 đ.
Khoản lãi chênh lệch tỷ giá trên không được hưởng ưu đãi về thuế TNDN ( Theo Thông tư 130 ) mặc dù khoản thu này có được do xuất bán hàng xuất khẩu.
Các bác trên này có cao kiến gì giúp em hạch toán để tránh phát sinh các khoản thu nhập không được hưởng ưu đãi về thuế TNDN.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA