Mua hàng tay ba

  • Thread starter ERPSolution
  • Ngày gửi
E

ERPSolution

Trung cấp
6/4/05
191
0
0
50
HCMC
Mình thắc mắc thế này:
Trong quá trình mình triển khai phần mềm kế toán, rất nhiều DN y/c về tính năng: mua hàng tay ba, cần phần biệt:

- Đối tượng công nợ: liên quan việc thanh toán
- Đối tượng hóa đơn: Ghi lên HĐ & Bảng kê đầu vào

Và phần mềm đáp ứng tốt nhu cầu này và được nhiều DN áp dụng tính năng này.

Tuy nhiên, mình có hỏi cô giáo giảng lớp KTT thì nói làm vậy không được, mua của ai (ghi trên hóa đơn) thì phải trả tiền người đó.

Vậy, tại sao các DN vẫn làm như vậy?

ERPS
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
N

nhungpt59

Cao cấp
25/7/03
324
1
0
Bạn hãy ghi hạch toan việc mua hàng tay ba ma các phân mềm đáp ứng yêu cầu của đơn vị như thế nào đi. Khi thấy rõ tôi mới biết các phần mềm ấy hạch toan theo yêu cầu như thế nào của đơn vị bạn để trả lời chính xác được
 
E

ERPSolution

Trung cấp
6/4/05
191
0
0
50
HCMC
1. ĐT công nợ là bên thứ 3
Ví dụ: Có 331
Nợ 152
Đối tượng công nợ ứng với 331: Cty A
Người xuất hóa đơn: Cty B

2. ĐT công nợ là nhân viên
Ví dụ: Có 141
Nợ 152
Đối tượng công nợ ứng với 331: Nhân viên
Người xuất hóa đơn: Cty B

ERPS
 
SUNF

SUNF

Trung cấp
2/10/03
176
4
0
53
Hà Nội
Câu hỏi của ERPS xem ra không rõ nghĩa lắm. Tại sao doanh nghiệp làm thế à? Bởi vì thực tế họ cần làm như vậy. ERPS muốn hỏi là phần mềm nào làm được chuyện này? Hay muốn hỏi tại sao DN cần phải làm cái họ cần phải làm?
 
N

nhungpt59

Cao cấp
25/7/03
324
1
0
Tôi vẫn chưa thật hiểu rõ cách hạch toán này của bạn.
Khi giao hàng tay ba thì thường như thế này
VD: DN A mua hàng của DN B .Tổng trị giá 44tr, (trong đó thuế 10% là 4tr). Tiền chưa thanh toán .
DN A sẽ bán như thế này :
+ Bán 1/2 số hàng giao tay ba cho đơn vị C (hàng giao thẳng không qua kho) - thăng số thương mại 10%. Chưa thu tiền
khi đó ta hạch toán:
Nợ 131 24,2 tr
Có 511 22 tr
Co 33311 2,2 tr


và giá vốn được hạch toán để kết chuyển :

Nợ 632 20tr
Nợ 133 2tr
Có 331 22 Tr

+ Hàng một nửa nhập kho ta hạch toán :
Nợ 156 20 Tr
Nợ 133 2 Tr
Có 331 22 tr

Vậy người trả tiền cho Công ty B vẫn chỉ duy nhât là công ty A theo hóa đơn xuât bán của công Ty B.
Còn viêc Công ty A bán hàng tay ba cho ai đi chăng nữa thì công ty A phải xuất hóa đơn thu tiền.
Viêc bán hàng giao ta ba nay chỉ không có khấu hàng hóa nhập kho 156,152 để rồi bán hàng xong ta kết chuyển giá vốn Nợ 632/ Co 156,152 mà thôi .
Còn đối với công nợ thì mua hàng của ai bạn trả tiền người đó.
 
E

ERPSolution

Trung cấp
6/4/05
191
0
0
50
HCMC
SUNF nói:
Câu hỏi của ERPS xem ra không rõ nghĩa lắm. Tại sao doanh nghiệp làm thế à? Bởi vì thực tế họ cần làm như vậy. ERPS muốn hỏi là phần mềm nào làm được chuyện này? Hay muốn hỏi tại sao DN cần phải làm cái họ cần phải làm?

Bác SUNF mến,

Bác đã không hiểu ý mình rồi.

ERPS muốn hỏi:
1. Có đúng là NN không cho làm như vậy?
2. Nếu đúng là NN không cho làm như vậy thì DN có những cách giải trình như thế nào? ERPS muốn hỏi để học thêm kinh nghiệm về vấn đề này. Cò dĩ nhiên DN phải làm những cái DN cần làm thì không ai bàn cãi.

NhungPT59 mến,

Một khách hàng mua phần mềm bên Cty mình đặt vấn đề như sau:

Thực hiện nghiệp vụ mua hàng, đối tác là Cty B nhưng hóa đơn do Cty A xuất (thậm chí họ không cần biết mặt mũi cty A- xuất HĐ). Nhu cầu quản lý lúc đó là:

- Công nợ theo đối tác (là Cty B )
- Bảng kê thuế đầu vào lấy Nhà cung cấp là Cty xuất HĐ (Cty A)

Rất hợp lý đúng không NhungPT59?

ERPS
 
SUNF

SUNF

Trung cấp
2/10/03
176
4
0
53
Hà Nội
ERPS à, thế phần mềm của you đáp ứng được chưa? Chưa được thì giới thiệu CompasX đi, CompasX làm tốt vụ này. :)

Nhà nước có cho phép không à. Cái này còn tùy vào doanh nghiệp giải trình thế nào. Nếu giải trình tốt, chắc cũng không đến nỗi bị phạt đâu.
 
N

nhungpt59

Cao cấp
25/7/03
324
1
0
Theo tôi hiểu ý của bạn thì :
Giả sử công ty C môi giới để bán hàng cho công ty B. Nhưng công ty C không xuất hóa đơn mà công ty A xuất hóa đơn cho công ty B. Nhưng công ty B lại trả tiền mua hàng cho công ty C mà không trả tiền mua hàng cho công ty A ?
Có phải như vậy không Bạn?

Nếu đúng thế thì Về nguyên tắc thì làm như vậy không đúng đâu vì CT B đang theo dõi công nợ của Cty A ( Theo hóa đơn cơ mà) Nhưng

Khi CT B thanh toán tiền trả cho CT A thì CT A cũng có quyền chỉ định cho công ty B trả tiền cho người thứ ba là công ty C ( Theo sự chỉ định của công ty A). Với điều kiện ty C va công ty A phải biên bản công nợ xác nhận là công ty A đang nợ công ty B khoản tiền phù hợp với lệnh chi trả nợ này.

Có như thế thì trường hợp chéo ngoe này mới được chấp nhận. Bởi nếu không khi thanh tra hay kiểm toán vào họ sẽ thẩm tra lại trường hợp trả tiền này mà không đúng thì gay to đấy.

Tốt nhất là mua hàng của ai thì thanh toán trả thẳng cho người đó. Còn họ nợ ai thì họ trực tiếp trả sẽ đỡ lôi thôi hơn
 
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,079
413
83
46
Ninh Thuận
To ERPSolution, Mina mạo muội giải quyết trên phầm mềm kế toán như thế này để thuế khỏi bắt bẻ công ty của khách hàng anh đồng thời anh cũng dễ dàng hạch tóan.
Trình tự như thế này :
Công ty A ký hợp đồng với công ty B, nhưng công ty C giao hàng và xuất hóa đơn cho công ty A. Giờ thì công ty A có thể xử lý các vấn đề như sau:
Chắc chắn một điều là khi ký hợp đồng thì công ty B sẽ không cho A biết là C giao hàng nên khi C giao hàng cho A thì A nên bắt B phải ký thêm một phụ lục hợp đồng là C là người giao hàng nhưng A vẫn thanh toán tiền cho B.
Phần kế toán hạch toán :
Nợ 156/Có 331 (C)
Nợ 331(C)/Có 331(B).
Vậy thì trên chứng từ kế toán kể cả phần mềm thì các vấn đề vẫn không sao hết. Còn giữa B và C họ hạch toán như thế nào thì đó là vấn đề của họ.
 
E

ERPSolution

Trung cấp
6/4/05
191
0
0
50
HCMC
ERPS cho rằng giải pháp của MINA là giải pháp tốt trong trường hợp mua bán tay ba có ràng buộc hợp đồng.

Ngoài ra, rất nhiều khi người mua (A) không cần biết bên xuất hóa đơn (C) là ai ngoại trừ cái tên để khai thuế do C xuất giúp hóa đơn cho bên B (đt công nợ của A). Trường hợp này nếu làm như trên sẽ dôi phát sinh ảo 331 không cần thiết.

Vì vậy, theo nhu cầu thị trường, một số Phần mềm đã làm như sau:
Trên màn hình nhập liệu, có 2 loại đối tượng:

- ĐT công nợ
- ĐT hóa đơn

Khi ta chọn ĐT Công nợ là B, mặc định ĐT HĐơn cũng là B. Có thể chọn lại ĐT HĐơn là C nếu có nhu cầu. Lúc đó, công nợ sẽ theo B, Khai thuế theo C

Sản phẩm phải làm theo nhu cầu thị trường thôi. DN muốn làm theo quy định, PMềm OK, DN muốn làm khác, PM cũng OK, vấn đề giải trình tùy thuộc DN

Mình thấy bác SUNF cho ý kiến cũng như không: 'Cái này còn tùy vào doanh nghiệp giải trình thế nào' vì đây mới chính là vấn đề cốt lõi ERPS hỏi để lấy kinh nghiệm

Xin cảm ơn tất cả

ERPS
 
Sửa lần cuối:
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
48
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Câu chuyện của ERPS là câu chuyện bình thường, rất hay xảy ra trong các doanh nghiệp thương mại thôi, bản chất nó là hoạt động môi giới, ủy thác hưởng hoa hồng, tôi cũng chưa thấy luật pháp ngăn cấm chuyện này bởi vì hoạt động bán hàng giao tay ba là một hoạt động được luật pháp cho phép, về ý nghĩa kinh tế chuyện này phát sinh do năng lực và điều kiện hoạt động kinh doanh của các bên, nhà nước chỉ ngăn cấm khi việc mua bán không "minh bạch", nghĩa là chẳng có cơ sở chứng minh cho việc bán hàng tay ba nói trên: bao gồm hợp đồng, order, biên bản giao nhận, các giấy tờ xác nhận thanh toán.
 
B

BinhLeClick007

Guest
SUNF nói:
ERPS à, thế phần mềm của you đáp ứng được chưa? Chưa được thì giới thiệu CompasX đi, CompasX làm tốt vụ này. :)

Pác SUNF ah !!!

Cái vụ này được đấy ! :a_ok_u:

Mình rất muốn làm công việc này (Đại lý cho Cty PMKT) nếu CompasX của Pác có nhu cầu làm thì sẵn sàng hợp tác. Hix !

Có yêu cầu gì Pác cứ I.mail cho em : binh_click@yahoo.com


(Tớ xin cắt ngang topic này ở đây. Mong Thông cảm !)
 
M

muabuon

Guest
11/8/05
7
0
0
43
Ha Noi
Theo như những gì tôi được biết thì hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn chấp nhận A trả tiền cho B nhưng hoá đơn lại do C xuất ra và cũng có nhiều phần mềm kế toán đáp ứng được vấn đề này.
Còn vấn đề giải trình tôi nghĩ với DN không khó. Các nguyên tắc kế toán đề ra tôi đâu thấy nói là hoá đơncủa ai phải trả người đó đâu, nếu quy định thế thì trường hợp tạm ứng cho CNV đi mua hàng hoá về mang theo hoá đơn thì mình chỉ trả cho CNV thôi sao?
 
T

THU TRAN

Guest
4/1/05
47
0
6
48
Ho Chi Minh City
Vậy nếu trường hợp mình ký HĐ kinh tế với A nhưng B lại xuất hoá đơn và giao hàng thì lúc đó bên Thuế có thắc mắc gì không và mọi người giải quyết như thế nào vậy?
 
Tigon-ETC

Tigon-ETC

Gió bụi nhân gian
muabuon nói:
Theo như những gì tôi được biết thì hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn chấp nhận A trả tiền cho B nhưng hoá đơn lại do C xuất ra và cũng có nhiều phần mềm kế toán đáp ứng được vấn đề này.
Còn vấn đề giải trình tôi nghĩ với DN không khó. Các nguyên tắc kế toán đề ra tôi đâu thấy nói là hoá đơncủa ai phải trả người đó đâu, nếu quy định thế thì trường hợp tạm ứng cho CNV đi mua hàng hoá về mang theo hoá đơn thì mình chỉ trả cho CNV thôi sao?
Toi cung nghi nhu the, dau phai luc nao cung B mua hang la ben A phai xuat lai hoa don ma co the xuat cho C nhung van de la phai co su thoa thuan thong nhat giua cac ben. Hoa don la gi? la su the hien hoat dong kinh doanh cua 1 don vi. Mot hoa don co the noi len duoc nhieu dieu chang han nhu the hien so luong hang hoa, so tien,.... Truong hop ban hang giao tay 3 chang han co the tu A viet hoa don cho C ma khong can phai viet cho B dung khong ban?
Warning: bài viết của bạn phải có dấu nếu không sẽ bị xóa mà không cần báo trước!
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
M

maytrang_huong

Guest
20/1/05
11
0
0
43
hai phong
Bán cho A và xuất Hoá đơn cho B công ty tớ vẫn thường làm như vậy. Thường là như này: công ty bán hàng cho một cá nhân A ( làm HĐ với A, hợp đồng bao tiêu sản phẩm với số lượng hàng X), khi A bán hàng cho B, C yêu cầu hoá đơn, công ty xuất hoá đơn thẳng sang cho B, C đối tượng khai thuế là B, C nhưng để đối tượng công nợ là A, số lượng bán hàng cho đối tượng thứ 3 của công ty = số lượng bán cho A trên hợp đồng---> thuế chẳng thấy ai nói gì, kiểm toán cũng ko nữa :eek:know:
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
59
TP. Hồ Chí Minh
Theo các bạn thì : MUA KHỐNG, BÁN KHỐNG là sao? Giữa MUA KHỐNG, BÁN KHỐNG & LẬP HOÁ ĐƠN KHỐNG có liên hệ gì với nhau?
 
lequanghuy

lequanghuy

Giang hồ lãng tử
8/4/05
1,107
9
38
Hải Phòng
theo mình hiểu đơn giản mua khống, bán khống là bán hàng không cần hoá đơn và theo dõi trên sổ sách. Còn lập hoá đơn khống là lập hoá đơn mà không cần biết xuất hàng và mua hàng bao nhiêu. Tuy nhiên đấy chỉ là cách hiểu đại ý thôi còn chi tiết chỉ có tử điển mới định nghĩa rõ được các cum từ bạn hỏi.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Theo từ điển điển tiếng Việt, khống là: Mất không, không đem lại cái đáng lẽ phải có: Làm công khống; Nộp thuế khống.

Còn theo ngôn ngữ của kế toán thì: mua khốngbán khống là những hành vi mua, bán hàng hóa, dịch vụ không có thật.

Để hợp thức hóa hành vi đó, người ta phải lập hóa đơn khống (thực tế là không mua, bán hàng hóa, dịch vụ).
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA