Thông tư 128/2003/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính (sau đây gọi tắt là Thông tư 128) hướng dẫn thi hành Nghị định 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính Phủ hướng dẫn chi tiết thi hành Luật thuế TNDN có quy định cụ thể 14 khoản mục chi phí hợp lý mà doanh nghiệp được loại trừ khi xác định thu nhập chịu thuế (mục III phần B). Xem xét lại các khoản chi này, có nhiều điểm chưa rõ ràng và còn bất hợp lý, dẫn đến tuỳ tiện khi triển khai thực hiện.
Khoản chi phí khấu hao TSCĐ
Theo Thông tư 128, chỉ được tính vào chi phí hợp lý phần “khấu hao của TSCĐ sử dụng vào sản xuất kinh doanh”. Mức trích khấu hao được xác định theo khung quy định tại Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003. Thông tư 33/2005/TT-BTC (Thông tư 33) của Bộ Tài chính ban hành ngày 29/04/2005 hướng dẫn thi hành Nghị định 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về quy chế tài chính của các doanh nghiệp Nhà nước thì lại quy định công ty nhà nước phải “trích khấu hao đối với mọi TSCĐ” kể cả tài sản chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý (điểm 1.1 khoản 1 phần B chương II). Thông tư 33 còn hướng dẫn hạch toán vào chi phí kinh doanh đối với khấu hao của TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh và hạch toán vào chi phí khác đối với khấu hao của TSCĐ chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý.
Cũng theo Thông tư 33, các công ty nhà nước không bị khống chế mức trích khấu hao tối đa (chỉ khống chế mức trích khấu hao tối thiểu). Phải chăng công ty nhà nước được ưu ái hơn các doanh nghiệp dân doanh?.
Tại điểm 1.2 khoản 1 mục III phần B Thông tư 128 quy định “Cơ sở kinh doanh áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh”. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một văn bản pháp quy nào hướng dẫn các tiêu chuẩn để xác định thế nào là có hiệu quả kinh tế cao. Vô hình trung, quy định này đã tạo một khoảng trống cho cơ chế “xin - cho” giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế trong quá trình thực hiện luật.
Vụ này xử lý như nào các bác nhẩy???