Mỗi tuần một chuyên đề

Hạch toán nghiệp vụ xuất hóa đơn tiêu dùng nội bộ.

  • Thread starter NPT
  • Ngày gửi
NPT

NPT

Cao cấp
7/6/06
2,083
12
38
53
Rừng Tây Nguyên
Bởi:phuongvpm
@ anh Thiện: Ý kiến em là:
Về bản chất thì việc mua 1 cái ô tô xài hay kinh doanh ô tô rồi lấy ra xài 1 cái là giống y như nhau vì vậy số tiền thuế phải nộp hay được khấu trừ là giống nhau, ko được lệch nhau.
Anh mua một cái ô tô xài thì được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và chỉ vậy mà thôi, không có thêm bớt gì thuế GTGT nữa.
Vì vậy khi anh xuất tiêu dùng nội bộ, nhứt định anh cũng phải được khấu trừ thuế và đóng thuế, huề tiền (như chị Thắm nói). Tính tổng lại anh sẽ khấu trừ 2 lần thuế đầu vào và 1 lần thuế đầu ra, và tổng tiền thuế là anh sẽ được khấu trừ 1 lần thuế GTGT đầu vào y chang như việc mua ô tô xài.

Hóa đơn xuất bán nội bộ cũng là hóa đơn đầu vào của tài sản cố định đó.


Trích TT129/TT-BTC
Hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ là hàng hoá, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng cho tiêu dùng của cơ sở kinh doanh, không bao gồm hàng hoá, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh của cơ sở.
Hàng hoá luân chuyển nội bộ như xuất hàng hoá để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh không phải tính, nộp thuế GTGT.
Ví dụ 2: Đơn vị A sản xuất quạt điện, dùng 50 sản phẩm quạt lắp vào các phân xưởng sản xuất, giá bán (chưa có thuế GTGT) của loại quạt này là 1 triệu đồng/chiếc. Thuế GTGT đầu ra phải nộp tính trên số quạt xuất tiêu dùng nội bộ là:
1 triệu đồng/chiếc x 50 chiếc x 10% = 5 triệu đồng.
Không bao gồm hàng hóa, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh là tiêu dùng nội bộ. Như vậy theo ví dụ trên thì kê khai nộp thuế 5triệu, đồng thời theo em được khấu trừ 5trệu không?

Ví dụ 3: Cơ sở sản xuất hàng may mặc B có phân xưởng sợi và phân xưởng may. Cơ sở B xuất sợi thành phẩm từ phân xưởng sợi cho phân xưởng may để tiếp tục quá trình sản xuất thì cơ sở B không phải tính và nộp thuế GTGT đối với sợi xuất cho phân xưởng may.
Với ví dụ này thì không phải kê khai nộp thuế. Bởi vì hắn tiếp tục trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Trích thông tư 129/2008/TT-BTC
b) Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao độngtiêu dùng nội bộ thì phải lập hoá đơn GTGT (hoặc hoá đơn bán hàng), trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng.

Cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động==> tính thuế như hóa đơn bán hàng. Theo em cái hóa đơn này có khấu trừ không? Tất nhiên là không chứ gì?
Thế thì: tiếp câu trên "và tiêu dùng nội bộ" hắn cũng giống như trên mà vì sao em tính thuế và được khấu trừ?

Một điều thảo luận ở đây là: Theo ví dụ 2 ở trên thì 50 cái quạt dùng vào phân xưởng cho là tiêu dùng nội bộ không tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì oan quá. Mà đã tiêu dùng thì kê khai nộp thuế chứ không thể đồng thời khấu trừ.
Cho nên:
Bởi: Mina
Tủ lạnh dùng trong văn phòng công ty bị loại khỏi chi phí
Mới vừa quyết toán xong, còn bị ấm ức nên có chuyện để bàn.
Số là công ty khi thành lập có mua một tủ lạnh nhỏ để tại văn phòng phục vụ cho nhân viên. Khi quyết toán thuế cán bộ yêu cầu loại vì tủ lạnh thuộc tiêu dùng gia đình không được tính vào chi phí khi quyết toán & loại luôn cả thuê GTGT.
Trong khi, khi cán bộ xuống quyết toán, mình còn lấy đá từ tủ lạnh ra để mời vì mới đi ngoài trời vào khá nóng.... không phải là vì cán bộ thuế mà là tiếp khách của mình nó như thế.
Thực sự, thì tủ lạnh giá trị nó chẳng bao nhiêu, tiền điện tiêu thụ cho văn phòng bé tí của mình giá cũng gấp đôi cái tủ lạnh nhưng bực cái bị sếp giáng cho cái tội là không nắm rõ luật.
Một ngày nhân viên ở tại văn phòng từ 8h đến 6h chiều, một cái tủ lạnh không bằng một bữa tiếp khách, sếp đồng ý nhưng thuế lại bắt bỏ ra. Sau đó vì những chi phí không đáng đã bị truy thu thêm số thuế rất nhiều vì thuế bị truy thu từ những đầu đến nay.

Cái tủ lạnh của Mina là tiêu dùng, công ty là người sử dụng cuối cùng thì phải chịu thuế nên không cho khấu trừ là đúng rồi.
Nếu Cty Mina mà sản xuất tủ lạnh hoặc kinh doanh mà xuất ra 1 cái để sử dụng vào mục đích trên thì phải xuất hóa đơn và tính nộp thuế, tất nhiên là không được khấu trừ.
Cho nên điều tôi muốn nói là; Tiêu dùng nội bộ trong quá trình sản xuất kinh doanh như ví dụ 1 ở trên mà tính thuế chưa hợp lý.
Trích thông tư 129/2008/TT-BTC
Đối với cơ sở có sử dụng hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ không phục vụ cho sản xuất kinh doanh như vận tải, hàng không, đường sắt, bưu chính viễn thông không phải tính thuế GTGT đầu ra, cơ sở phải có quy định rõ đối tượng và mức khống chế hàng hoá dịch vụ sử dụng nội bộ, được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận bằng văn bản.
Tiêu dùng nội bộ không phục vụ cho sản xuất kinh doanh mà không phải tính thuế là ưu đãi đối với 1 số ngành như trên. từ những qui định trên chúng ta sẽ thấy rằng đã là tiêu dùng nội bộ thì phải tính thuế và nộp như trên hóa đơn bán hàng, trừ 1 số ngành nghề. Nên không có lý do gì lại đồng nghĩa khấu trừ đâu vào. nếu cho khấu trừ đầu vào thì xuất hóa đơn phần thuế gạch chéo hết cho khỏe chứ gì phải qui định cái này tính thuế cái kia không tính thuế.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
M

mafia1986155

Guest
16/10/08
3
0
0
38
can tho
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 30/2008/TT-BTC NGÀY 16 THÁNG 4 NĂM 2008
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ SỐ 32/2007/TT-BTC NGÀY 9/4/2007 HƯỚNG DẪN
THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 158/2003/NĐ-CP NGÀY 10/12/2003, NGHỊ ĐỊNH SỐ 148/2004/NĐ-CP NGÀY 23/7/2004 VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 156/2005/NĐ-CP NGÀY 15/12/2005 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA
LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

6. Điểm 5.4 mục IV phần B được sửa đổi, bổ sung như sau:
“5.4- Sử dụng hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá, dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, cho, biếu, tặng, trả thay tiền lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ:
a- Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu theo quy định tại Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 4/4/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại) thì phải lập hoá đơn GTGT, trên hoá đơn ghi tên và số lượng hàng hoá, ghi rõ là hàng khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu không thu tiền; dòng thuế GTGT không ghi, gạch chéo.
b- Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay tiền lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ thì phải lập hoá đơn GTGT (hoặc hoá đơn bán hàng), trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng”.
 
M

mafia1986155

Guest
16/10/08
3
0
0
38
can tho
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 244/2009/TT-BTC NGÀY 31 THÁNG12 NĂM 2009
HƯỚNG DẪN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
Điều 20. Kế toán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ

Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ là sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng cho tiêu dùng của cơ sở kinh doanh, không bao gồm sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh của cơ sở. Việc xác định số thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT phải nộp và kê khai thuế GTGT, thuế TNDN thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.

- Nếu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ tiêu dùng nội bộ để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, khi xuất dùng sản phẩm, hàng hoá sử dụng nội bộ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642 (chi phí sản xuất sản phẩm
hoặc giá vốn hàng hoá)
Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ.
Đồng thời, kế toán kê khai thuế GTGT cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ, ghi:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) .

- Nếu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ tiêu dùng nội bộ để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, khi xuất dùng sản phẩm, hàng hoá sử dụng nội bộ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642… (Chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá cộng (+) thuế GTGT đầu ra)
Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ (Chi phí sản xuất sản phẩm
hoặc giá vốn hàng hoá)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).

Ai thấy hay thì thank nhá
 
N

nhanchia

Cao cấp
29/5/07
285
69
28
BRATISLAVA
(Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ.
Đồng thời, kế toán kê khai thuế GTGT cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ, ghi:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) . )
Hệ thống Tài Khoản kế toán theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC đâu còn TK 512 mà phản ánh Doanh thu bán hàng nội bộ ?
 
B

bbc

Trung cấp
15/10/04
147
1
0
hn
Trong vấn đề này em thấy mâu thuẫn ở hướng dẫn về thuế (Thông tư 129/2008/TT-BTC) với hướng dẫn về cách hạch toán kế toán (Thông tư 244/2009/TT-BTC).

Có một số bước hạch toán kế toán em sẽ bỏ qua, chủ yếu mình chú trọng đến bút toán liên quan đến thuế đầu vào và thuế đầu ra thôi nhé!

- Nếu mua nguyên vật liệu về sản xuất ô tô để đem bán:

+ Khi mua nguyên vật liệu về:
N 152, 153...
N 133 (1)
C 111, 112, 331

+ Khi bán:
N 111, 112, 131
C511
C3331 (2)

Như vậy là có 1 thuế đầu vào (1) và 1 thuế đầu ra (2).

- Nếu mua nguyên vật liệu về sản xuất ô tô để đem tiêu dùng nội bộ:

+ Khi mua nguyên vật liệu về:
N 152, 153...
N 133 (1)
C 111, 112, 331

+ Khi tiêu dùng nội bộ:
N 211, 641, 642
C 512

N 133 (3)
C 3331 (2)

Như vậy là có 2 thuế đầu vào (1), (3) và 1 thuế đầu ra (2), bù trừ đi thì chỉ còn 1 thuế đầu vào. Như vậy, tiêu dùng nội bộ trong trường hợp này không chịu thuế GTGT đầu ra, mà lại còn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào (ở khâu mua nguyên vật liệu). Đấy là hướng dẫn hạch toán kế toán theo Thông tư 244/2009/TT-BTC.

Nhưng theo hướng dẫn về viết hóa đơn trong Thông tư 129/2008/TT-BTC thì viết rằng: "phải lập hoá đơn GTGT (hoặc hoá đơn bán hàng), trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng".

Đó là mâu thuẫn. Muốn giải quyết mâu thuẫn này thì:

- Một là: Thay đổi lại hướng dẫn về hạch toán kế toán trong Thông tư 244/2009/TT-BTC.

- Hoặc Hai là: Thay đổi lại hướng dẫn về viết hóa đơn trong Thông tư 129/2008/TT-BTC.

Đấy là thiển ý của em. Xin mời các bác cho thêm ý kiến.

Cảm ơn bài phân tích của bác Tú Anh, mình có ý kiến thêm là không phải bổ sung hay sửa đổi các văn bản trên, lý do là:
- Về bản chất doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT (Net) là đúng rồi , không có phát sinh nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp này
- Trong trường hợp trên khi DN phát hành hóa đơn nội bộ (theo giá bán trên thị trường) sẽ phát sinh một khoản "lãi" tạm thời (giả định là giá bán trên thị trường lớn hơn giá vốn). Tuy nhiên sau này khi phân bổ chi phí khấu hao xong thì tổng chi phí của doanh nghiệp cũng chính bằng giá vốn khi xuất hóa đơn nội bộ. Quan trọng là cơ quan thuế nhận được khoản tiền thuế sớm, và đó là giá trị thời gian của tiền.
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Cảm ơn bài phân tích của bác Tú Anh, mình có ý kiến thêm là không phải bổ sung hay sửa đổi các văn bản trên, lý do là:
- Về bản chất doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT (Net) là đúng rồi , không có phát sinh nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp này
- Trong trường hợp trên khi DN phát hành hóa đơn nội bộ (theo giá bán trên thị trường) sẽ phát sinh một khoản "lãi" tạm thời (giả định là giá bán trên thị trường lớn hơn giá vốn). Tuy nhiên sau này khi phân bổ chi phí khấu hao xong thì tổng chi phí của doanh nghiệp cũng chính bằng giá vốn khi xuất hóa đơn nội bộ. Quan trọng là cơ quan thuế nhận được khoản tiền thuế sớm, và đó là giá trị thời gian của tiền.

Lấy đâu ra mà sớm vì nếu hạch toán Nợ 133/Có 33311 thì nó lại được khấu trừ ngay rồi.

Càng đọc càng thấy rối, nhưng nói thằng ra quy định về xuất hóa đơn tiêu dùng nội bộ là bất hợp lý, xa rời thực tế. Trên thế giới chẳng có ai tự xuất hóa đơn bán hàng cho mình cả, chỉ có ở Việt Nam.
Lẽ ra chỉ cần hướng dẫn: Hàng hóa dịch vụ xuất dùng không phục vụ cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp (như trả lương bằng sản phẩm, cho biếu tặng ... ) thì phải xuất hóa đơn GTGT theo giá bán, phải đóng thuế. Người mua ở đây là nhân viên nhận lương hoặc người được cho biếu tặng. Còn xuất phục vụ cho hoạt động kinh doanh (ở công ty sản xuất hay công ty thương mại) thì chẳng phải xuất hóa đơn. Thuế GTGT bắt đầu áp dụng từ 1995 (khảong đó) đến nay gần 15 năm, nếu đó là vấn đề sai sót rất căn bản thì nó đã được phát hiện lâu rồi.

Thí dụ: tôi mua 1 cái máy tính về dùng ngay, thuế đầu vào được khấu trừ và khi dùng thì không phải xuất hóa đơn lần nữa. Nhưng nếu tôi mua 1 cái máy tính, nhập kho tính đem bán, nhưng sau không bán nữa đem dùng. Vậy khi xuất dùng lại phải xuất hóa đơn ra ... nếu đóng thuế và không khấu trừ như tại TT 129, thì chẳng phải đóng thuế 2 lần là gì vì khi đã trả tiền bao gồm thuế rồi, nay đem dùng đóng thuế lần nữa. Kiểu nào thì cũng đóng thuế nhiều hơn 1 lần so với khi mua về đem dùng liền, rõ như ban ngày khỏi phải phân tích mổ xẻ làm gì.
Nếu xuất hóa đơn ra có thuế GTGT và được khấu trừ ngay như hướng dẫn tại 244, hay xuất hóa đơn dòng thuế gạch bõ, thì xuất hóa đơn chẳng để làm gì. Rõ là tôi bán cho tôi như anh NPT nói, thế giới chả ai làm vậy. Về mặt thuế thì = 0, chả có nộp thêm đồng nào, dù chênh lệch giữa giá bán và giá vốn là 1000 lần thì vẫn vậy. Còn nếu lý giải để cho nó rõ ràng phần doanh thu và giá vốn, thì rõ là tư duy tiểu nông kiểu đồng nào mua mắm đồng nào mua tương. Trong khi thế giới luôn có xu hướng giảm trừ các khoản doanh thu trùng lắp giữa các đơn vị có quan hệ cha/con khi hợp nhất BCTC, thì cái TT này lại làm nhiều hơn cái doanh thu của chính mình!!!
Tóm lại là quy định này có vấn đề to đùng (hoặc ít ra nó bị hiểu hoặc diễn đạt sai ý chí của người ra chính sách)

Anh NPT có tranh luận (căn cứ vào văn bản) là khi xuất máy tính ra dùng, do tôi (DN) là người tiêu dùng cuối nên tôi phải xuất hóa đơn đóng thuế.

Vấn đề là: Đồng ý tôi là người tiêu dùng cuối, nhưng thời điểm tiêu dùng đã xác định khi tôi mua máy tính rồi (và tôi đã trả tiền thuế, người bán cho tôi kê khai nộp thuế), bây giờ tôi chỉ đem ra sử dụng thôi. Nếu dùng ngay và cất kho 1 thời gian là khác nhau, thì mọi người dân khi mua hàng mà cất không xài, khi đem xài phải nộp thuế lần nữa!

Kiểu gì thì cũng.. có vấn đề cả.
 
Sửa lần cuối:
hoangoanhnguyen

hoangoanhnguyen

Cao cấp
27/11/09
233
2
18
TPHCM
"Nợ TK 641, 642, … (giá bán chưa có thuế)
Nợ TK 1331(Thuế GTGT được khấu trừ)
Có TK 3331 (thuế GTGT đầu ra phải nộp)
Có TK 512 (giá bán chưa có thuế)"
( Trích từ bài trích dẫn của FBI)
Lúc trước học em nghe thầy giảng là kg được nhiều nợ nhiều có mà anh. Trong phần mềm fast cũng đâu cho hạch toán nhiều nợ nhiều có cùng lúc đâu anh. Mong anh chỉ giáo thêm ạ
 
Sửa lần cuối:
V

vo thi thanh ha

Sơ cấp
29/1/10
22
0
0
Hà Tĩnh
(Vấn đề là: Đồng ý tôi là người tiêu dùng cuối, nhưng thời điểm tiêu dùng đã xác định khi tôi mua máy tính rồi (và tôi đã trả tiền thuế, người bán cho tôi kê khai nộp thuế), bây giờ tôi chỉ đem ra sử dụng thôi. Nếu dùng ngay và cất kho 1 thời gian là khác nhau, thì mọi người dân khi mua hàng mà cất không xài, khi đem xài phải nộp thuế lần nữa!)

Em có chút vướng mắc nên lên đây tìm kiếm và gặp bài viết này của bác. Em thấy ý kiến của bác rất hay và em cũng nghĩ vậy. Tốt nhất là các Thông tư hướng dẫn và pháp luật về kế toán, thuế nên rõ ràng, dễ hiểu và sát với thực tế hơn, giảm bớt các thủ tục không cần thiết để tiết kiệm cho xã hội về thời gian, công sức, giấy mực...
 
pham nguyen phuong hien

pham nguyen phuong hien

Trung cấp
14/6/10
109
0
0
35
Ho Chi Minh
Xuất hóa đơn cho chính công ty mình?

Mọi người cho mình hỏi,mình là công ty xây dựng, công ty mình sắp sửa xây văn phòng mới và kho,các chi phí mình xây dựng sẽ hạch toán vào đâu, mình nghe nói có trường hợp xuất hóa đơn cho chính công ty mình, điều đó có được không và khi xuất thì có phải giá trị xuất cũng chính là giá vốn công trình?
 
pham nguyen phuong hien

pham nguyen phuong hien

Trung cấp
14/6/10
109
0
0
35
Ho Chi Minh
Mình có đọc qua chủ đề trên và đa số đều nói đến trường hợp bán hàng
Nợ các TK 623, 627, 641, 642 (chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá)
Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ.

Mình chưa hiểu chỗ này lắm, nếu bên mình xây dựng chứ không bán hàng thì mình định khoản như thế nào, có phải là:
Nợ 154/ có 512 không. Nếu định khoản như trên thì thiếu mất phần nhân công 622 rồi
 
L

luongngatb

Guest
20/7/11
2
0
0
thai binh
vậy thì theo mọi người ke khai ở trường hợp xuất dùng nội bộ để phục vụ sxkd theo tt244 thì phải kê khai la
N133
C333= gv*10% hay (gia ban*slg*10&)
cảm ơn mọi người nha
 
ketoanducha12

ketoanducha12

Trung cấp
18/10/11
158
10
18
Hà Nội
ketoanducha.vn
Đây đâu phải là tiêu dùng nội bộ nhĩ? Đây chỉ là xuất hàng hóa/thành phẩm của mình làm TSCĐ, giống như xuất hàng hóa thành phẩm của mình tái sản xuất.

Tiêu dùng nội bộ phải là những nghiệp vụ kiểu như: Xuất hàng hóa, thành phẩm để trả lương, để cho biếu tặng??

Mọi người có ý kiến gì khác không?
Lưu ý chỗ là đối với xe ô tô 4 chỗ có nguyên giá > 1,5 tỷ (không biết chính xác 1,5 tỷ hay nhiều hơn :D) thì phần khấu hao tương ứng với giá trị vượt mức 1,5 tỷ không được đưa vào chi phí tính thuế TNDN (phát sinh chênh lệch vĩnh viễn), và phần thuế GTGT đàu vào tương ứng cũng không được không trừ.

1,6 tỷ bạn ạ, nếu vượt quá 1,6tỷ thì cũng chỉ được tính nguyên giá là 1,6tỷ thôi bạn ạ , thuế cũng tương ứng với nguyên giá bạn ạ.
 
lapbitas

lapbitas

Cao cấp
24/1/11
365
37
28
40
Ha Noi
Ðề: Hạch toán nghiệp vụ xuất hóa đơn tiêu dùng nội bộ.

Xuất hóa đơn tiêu dùng nội bộ cho TSCĐ thì thuế GTGT có được tính vào nguyên giá TSCĐ hay vào chi phí hoặc....
Ví dụ: Cty kinh doanh ôtô có xuất 1 chiếc để dùng làm TSCĐ: giá trị 100triệu thuế GTGT 10trệu.Nghiệp vụ này phải hạch toán thế nào? rất mong có được ý kiến của các bạn, xin cám ơn!
1- Nếu hạch toán theo chế độ kế toán:(theo qui định của Thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp)
- Theo qui định của chuẩn mực, chế độ kế toán khi doanh nghiệp xuất kho sản phẩm, hàng hóa để tiêu dùng nội bộ phục vụ cho hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì đều không phát sinh lãi, lỗ
- Khi xuất kho sản phẩm, hàng hóa phục vụ hoạt động SXKD thì giá trị sản phẩm, hàng hóa được tính vào chi phí SXKD theo chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn sản phẩm, hàng hoá.
Khi đó hạch toán như sau:
+ Ghi nhận giá vốn: 100 tr
Nợ TK 632/ Có TK 156: 100 tr
+Ghi nhận giá bán
Nợ TK 211 / Có TK 512: Giá vốn
+Ghi nhận thuế gtgt được khấu trừ
Nợ TK 133/ Có TK 333: Giá bán x thuế suất

2 - hạch toán theo luật thuế
- Theo Thông tư Số 129 /2008/TT- BTC ngày 26/12/ 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/ 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT (sau đây gọi tắt là Thông tư số 129) thì: Đối với sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng nội bộ thì doanh nghiệp phải tính, nộp thuế GTGT và giá tính thuế GTGT của sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng nội bộ là giá tính thuế GTGT của sản phẩm, hàng hóa cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các nghiệp vụ này.

- Theo Thông tư Số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ CP ngày 11/12/ 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế TNDN­­­­­­ thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm tiêu dùng nội bộ.

Vậy hạch toán như sau:
+ Ghi nhận giá vốn: Nợ TK 632/ có 156: 100 tr
+ Ghi nhận doanh thu chịu thuế: Nợ TK 211/ có 512: giá bán
+ Thuế gtgt được khấu trừ: Nợ TK 1331 / Có TK 333: Giá bán x thuế suất

Thân!
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Hạch toán nghiệp vụ xuất hóa đơn tiêu dùng nội bộ.

...Mà đã tiêu dùng thì kê khai nộp thuế chứ không thể đồng thời khấu trừ...

Cái tủ lạnh của Mina là tiêu dùng, công ty là người sử dụng cuối cùng thì phải chịu thuế nên không cho khấu trừ là đúng rồi...

1. Cái tủ lạnh, cái quạt công ty xuất ra sử dụng cũng là để phục vụ cho hoạt động sxkd của DN chứ không phải là người tiêu dùng cuối cùng.

2. Giả sử lý luận như bác thì Hoá đơn ăn uống có phải là tiêu dùng cuối cùng không? Sao vẫn được khấu trừ?

3. không có khái niệm "Người sử dụng cuối cùng" trong văn bản liên quan đến thuế GTG và cũng không có quy định nói rằng người sử dụng cuối cùng không được khấu trừ.

Cuối cùng theo em nghĩ, chỉ có người nằm trong quan tài là Người sử dụng cuối cùng, hic..
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA