Mỗi tuần một chuyên đề

Phân bổ CCDC 12 tháng nhưng lại liên quan đến 2 năm tài chính?

  • Thread starter thaohpnp
  • Ngày gửi
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
hiepnt1974

hiepnt1974

Chạy xe ôm ^^
25/11/08
1,162
41
48
Hạ Long city
Em không thích đưa thẳng vào chi phí, em phân bổ 4 tháng cũng không có gì là sai. chủ topic này hỏi là liên quan đến 2 năm tài chính, 2011 và 2012 chứ không phải là năm tài chính 12 tháng. Vì thế nên có sự hiểu lầm ở chỗ này đấy ạ.

Việc em thích hay không thích phân bổ là ở em, anh chỉ tham gia thế.
Việc hạch toán vào 142 hay 242 phụ thuộc chủ yếu vào tính chất của CCDC và thời gian sử dụng của nó.
Nếu nó có thời gian sử dụng dưới 1 năm thì kể cả có qua 2 năm tài chính vẫn hạch toán vào TK 142 bình thường. Bởi vì đâu có quy định TK 142 hết năm tài chính là phải tất toán đâu ?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Crystal Rose

Crystal Rose

Dịu dàng nhất Web
7/5/11
519
4
0
Hải Dương
Việc em thích hay không thích phân bổ là ở em, anh chỉ tham gia thế.
Việc hạch toán vào 142 hay 242 phụ thuộc chủ yếu vào tính chất của CCDC và thời gian sử dụng của nó.
Nếu nó có thời gian sử dụng dưới 1 năm thì kể cả có qua 2 năm tài chính vẫn hạch toán vào TK 142 bình thường. Bởi vì đâu có quy định TK 142 hết năm tài chính là phải tất toán đâu ?
Chính vì thế mà em mới hỏi chị Xuânthăm, vì câu trả lời của em là đưa vào 142, nhưng chị Xuânthăm nói là đưa vào 242. Em nghĩ có thể là mình chưa biết nên muốn chị tư vấn cho thêm thôi ạ. Em cám ơn anh đã tham gia, nhưng đó chỉ là giả thiết thôi ạ.
 
N

nguyenthibanglang

Sơ cấp
25/7/11
18
0
0
33
ninhbinh
những ccdc phân bổ trong một năm tài chính thì sẽ cho vào tk 142 bạn ak..bạn ko cần quan tâm nó nằm trong giới hạn nào của năm chỉ tính từ thời điểm cần phân bổ đến hết thời gian phân bổ mà thôi..trường hợp này 142 là chính xác nhất..!!!@};-
 
sinhvien1986

sinhvien1986

Chuyên viên Web
22/6/09
942
11
0
38
Đà Nẵng
Mình xin chia sẻ một số vấn đề về hạch toán chi phí trả trước liên quan đến 2 năm 2011 và 2012.

- Theo quyết định 15 về nguyên tắc sử dụng TK 242: TÀI KHOẢN 242 CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC DÀI HẠN "Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động SXKD của nhiều niên độ kế toán và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí SXKD của các niên độ kế toán sau"

- Theo Quyết định 15 về Hệ thống Báo cáo Tài chính của doanh nghiệp thì gồm: Báo cáo TC năm và báo cáo tài chính giữa niên độ

- Theo chuẩn mực VAS 27: Kỳ kế toán giữa niên độ: Là kỳ lập báo cáo tài chính tháng hoặc quý theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nếu khoản chi phí trả trước mà kế toán dự định phân bổ trong vòng 4 tháng từ tháng 11, 12 năm 2011 và tháng 1, 2 năm 2012 thì tại thời điểm hạch toán chi phí trả trước, kế toán hạch toán TK 242.

Tuy nhiên, đến thời điểm lập Báo cáo TC năm 2011 theo Chuẩn mực VAS 21 và xét tính trọng yếu thì kế toán có thể phải điều chỉnh từ TK 242 sang TK 142 để đảm bảo tính trung thực, hợp lý.

Thân.
 
TLX

TLX

Giọt nắng bên thềm
15/6/09
539
17
18
Góc phố dịu dàng
Xin phép đóng góp vài ý kiến cá nhân như thế này ạ!

Cty em có một CCDC xuất dùng T3.2011, phân bổ 12 tháng (từ T3.2011 đến T2.1012). Em tính đưa vào Tk 142 nhưng lại thấy có hướng dẫn như trên. CCDC này có thời gian sử dụng 1 năm nhưng lại liên quan đến 2 năm tài chính.
Vậy em nên đưa vào 142 hay 242 vậy các anh chị?

Tài khoản 242 dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh liên quan đến kết quả hoạt động SXKD của nhiều niên độ kế toán, vậy thì về mặt lý thuyết CCDC của đơn vị bạn sẽ hạch toán vào TK 242.
 
hiepnt1974

hiepnt1974

Chạy xe ôm ^^
25/11/08
1,162
41
48
Hạ Long city
Xin phép đóng góp vài ý kiến cá nhân như thế này ạ!

Tài khoản 242 dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh liên quan đến kết quả hoạt động SXKD của nhiều niên độ kế toán, vậy thì về mặt lý thuyết CCDC của đơn vị bạn sẽ hạch toán vào TK 242.

Nói như mọi người, cũng 1 CCDC nhưng tôi chỉ được hạch toán vào 142 khi mua vào tháng 1, còn các tháng khác tôi phải hạch toán vào 242 ??
 
Crystal Rose

Crystal Rose

Dịu dàng nhất Web
7/5/11
519
4
0
Hải Dương
Mình có tài liệu này xin post để bạn tham khảo nhé.
Tài khoản 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn này dùng để phản ánh các khoản chi phí thực tế đã phát sinh, nhưng chưa tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ phát sinh và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí sản xuất, kinh doanh của các kỳ kế toán sau trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh.

Chi phí trả trước ngắn hạn là những khoản chi phí thực tế đã phát sinh, nhưng có liên quan tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều kỳ hạch toán trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh, nên chưa thể tính hết vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phát sinh mà được tính vào hai hay nhiều kỳ kế toán tiếp theo.

1. Thuộc loại chi phí trả trước, gồm:
- Chi phí trả trước về thuê cửa hàng, nhà xưởng, nhà kho, văn phòng cho một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh.
- Chi phí trả trước về thuê dịch vụ cung cấp cho hoạt động kinh doanh của một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh.
- Chi phí mua các loại bảo hiểm (Bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe. . .) và các loại lệ phí mua và trả một lần trong năm.
- Công cụ, dụng cụ thuộc tài sản lưu động xuất dùng một lần với giá trị lớn và công cụ, dụng cụ có thời gian sử dụng dưới một năm.
- Giá trị bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê với kỳ hạn tối đa là một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh.
- Chi phí mua các tài liệu kỹ thuật và các khoản chi phí trả trước ngắn hạn khác được tính phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh.
- Chi phí trong thời gian ngừng việc (Không lường trước được).
- Chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh một lần quá lớn cần phải phân bổ cho nhiều kỳ kế toán (tháng, quý) trong năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh.
- Chi phí trả trước ngắn hạn khác (như lãi tiền vay trả trước, lãi mua hàng trả chậm, trả góp,. . .).
2. Chỉ hạch toán vào Tài khoản 142 những khoản chi phí trả trước ngắn hạn phát sinh có giá trị lớn liên quan đến kết quả hoạt động của nhiều kỳ trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh không thể tính hết cho kỳ phát sinh chi phí. Từng doanh nghiệp phải xác định và quy định chặt chẽ nội dung các khoản chi phí hạch toán vào Tài khoản 142 “Chi phí trả trước”.
3. Việc tính và phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn vào chi phí sản xuất, kinh doanh từng kỳ hạch toán phải căn cứ vào tính chất, mức độ từng lại chi phí mà lựa chọn phương pháp và tiêu thức phù hợp, kế hoạch hoá chặt chẽ. Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả truớc ngắn hạn đã phát sinh, đã phân bỗ vào chi phí sản xuất, kinh doanh vào các đối tượng chịu chi phí của từng kỳ hạch toán và số còn lại chưa tính vào chi phí.
4. Đối với chi phí sửa chữa TSCĐ nếu phát sinh một lần quá lớn thì được phân bổ dần vào các kỳ kế toán tiếp theo trong vòng một năm tài chính. Đối với những TSCĐ đặc thù, việc sửa chữa lớn có tính chu kỳ, doanh nghiệp có thể trích trước chi phí sửa chữa lớn vào chi phí sản xuất, kinh doanh.

Tài khoản 242 - Chi phí trả trước dài hạn này dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động SXKD của nhiều niên độ kế toán và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí SXKD của các niên độ kế toán sau.

1. Thuộc loại chi phí trả trước dài hạn, gồm:
- Chi phí trả trước về thuê hoạt động TSCĐ (Quyền sử dụng đất, nhà xưởng, kho tàng, văn phòng làm việc, cửa hàng và TSCĐ khác) phục vụ cho sản xuất kinh doanh nhiều năm tài chính. Trường hợp trả trước tiền thuê đất có thời hạn nhiều năm và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì soấ tiền trả trước về thuê đất có thời hạn không được hạch toán vào Tài khoản 242 mà hạch toán vào Tài khoản 213;
- Tiền thuê cơ sở hạ tầng đã trả trước cho nhiều năm và phục cho kinh doanh nhiều kỳ nhưng không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng;
- Chi phí trả trước phục vụ cho hoạt động kinh doanh của nhiều năm tài chính;
- Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo, quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động được phân bổ tối đa không quá 3 năm;
- Chi phí nghiên cứu có giá trị lớn được phép phân bổ cho nhiều năm;
- Chi phí cho giai đoạn triển khai không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình;
- Chi phí đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật;
- Chi phí di chuyển địa điểm kinh doanh, hoặc tổ chức lại doanh nghiệp phát sinh lớn được phân bổ cho nhiều năm - Nếu chưa lập dự phòng cơ cấu doanh nghiệp;
- Chi phí mua các loại bảo hiểm (bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ Phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe, bảo hiểm tài sản,. . .) và các loại lệ phí mà doanh nghiệp mua và trả một lần cho nhiều năm tài chính;
- Công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần với giá trị lớn và bản thân công cụ, dụng cụ tham gia vào hoạt động kinh doanh trên một năm tài chính phải phân bổ dần vào các đối tượng chịu chi phí trong nhiều năm;
- Chi phí đi vay trả trước dài hạn như lãi tiền vay trả trước, hoặc trả trước lãi trái phiếu ngay khi phát hành;
- Lãi mua hàng trả chậm, trả góp;
- Chi phí phát hành trái phiếu có giá trị lớn phải phân bổ dần;
- Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn doanh nghiệp không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, phải phân bổ nhiều năm;
- Số kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Trường hợp lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động) khi hoàn thành đầu tư;
- Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại và thuê tài chính;
- Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại là thuê hoạt động;
- Chi phí liên quan đến BĐS đầu tư sau khi ghi nhận ban đầu không thoả mãn điều kiện ghi tăng nguyên giá BĐS đầu tư nhưng có giá trị lớn phải phân bổ dần;
- Trường hợp hợp nhất kinh doanh không dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con có phát sinh lợi thế thương mại hoặc khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước có phát sinh lợi thế kinh doanh;
- Các khoản khác.
2. Chỉ hạch toán vào Tài khoản 242 những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến sản xuất, kinh doanh trên một năm tài chính;
3. Việc tính và phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí SXKD từng niên độ kế toán phải căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí mà lựa chọn phương pháp và tiêu thức hợp lý;
4. Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả trước dài hạn đã phát sinh, đã phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí của từng kỳ hạch toán và số còn lại chưa phân bổ vào chi phí;
5. Doanh nghiệp phải mở sở chi tiết theo dõi riêng biệt chênh lệch tỷ giá hối đoái (lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động chưa phân bổ vào chi phí.
 
sinhvien1986

sinhvien1986

Chuyên viên Web
22/6/09
942
11
0
38
Đà Nẵng
Nói như mọi người, cũng 1 CCDC nhưng tôi chỉ được hạch toán vào 142 khi mua vào tháng 1, còn các tháng khác tôi phải hạch toán vào 242 ??

Hi hi :005::005:, không phải tụi em nói mà Bộ Tài Chính quy định: TÀI KHOẢN 242 CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC DÀI HẠN "Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động SXKD của nhiều niên độ kế toán và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí SXKD của các niên độ kế toán sau"

Còn việc kế toán áp dụng trong thực tế là chuyện khác. Nếu có kiểm toán viên vào kiểm tra Doanh nghiệp thì họ sẽ xét tính trọng yếu để chập nhận việc hạch toán hay không chấp nhận hạch toán.

Thân. :015::015:
 
VTM

VTM

Guest
14/10/05
5,506
81
48
TÂY NAM BỘ
Nói như mọi người, cũng 1 CCDC nhưng tôi chỉ được hạch toán vào 142 khi mua vào tháng 1, còn các tháng khác tôi phải hạch toán vào 242 ??
Mình cũng đồng tình với quan điểm của đ/c hiep, chẳng lẽ "TK 142 không được có số dư nợ khi hết năm" ?
Trích từ phương pháp lập BCTC_QD15.

1 - Chi phí trả trước ngắn hạn (Mã số 151)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền đã thanh toán cho một số khoản chi phí nhưng đến cuối kỳ kế toán chưa được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của năm báo cáo. Số liệu để ghi vào vào chỉ tiêu “Chi phí trả trước” là số dư Nợ của Tài khoản 142 “Chi phí trả trước ngắn hạn” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái.
 
TLX

TLX

Giọt nắng bên thềm
15/6/09
539
17
18
Góc phố dịu dàng
Nói như mọi người, cũng 1 CCDC nhưng tôi chỉ được hạch toán vào 142 khi mua vào tháng 1, còn các tháng khác tôi phải hạch toán vào 242 ??

Không hoàn toàn như vậy đâu ạ! Trên thực tế có những CCDC có thời gian phân bổ 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng... vẫn được hạch toán vào TK 142. Ở #25 em chỉ nói là về mặt lý thuyết thì hạch toán vào TK 242 thôi, tuy nhiên kế toán căn cứ vào tình hình thực tế tài sản và chi phí để lựa chọn hạch toán vào TK nào cho hợp lý. Vì theo các tài liệu hướng dẫn thì nói là liên quan đến 1 năm tài chính hoặc 1 kỳ kinh doanh.
 
mrvanthuc

mrvanthuc

Kế Toán-Tài Chính-Thuế
30/9/09
4,057
154
63
TP Hồ Chí Minh
raovat.webketoan.vn
TK 142 rất nhiều người nhầm lẫn là không có số dư kể cả các cao niên lão làng trong kế toán. Hướng dẫn hạch toán TK 142 đã nói rõ TK 142 có số dư mà không ai để ý.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 142 - CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC NGẮN HẠN​
Bên Nợ:
Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn thực tế phát sinh.
Bên Có:
Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn đã tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
Số dư bên Nợ:
Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn chưa tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh.

Xem báo cáo tài chính cùa vinamilk, HAGL, Đồng Tâm Long An là các bạn biết ngay thôi.
 
Sửa lần cuối:
Crystal Rose

Crystal Rose

Dịu dàng nhất Web
7/5/11
519
4
0
Hải Dương
TK 142 rất nhiều người nhầm lẫn là không có số dư kể cả cáo cao niên lão làng trong kế toán. Hướng dẫn hạch toán TK 142 đã nói rõ TK 142 có số dư mà không ai để ý.
Xem báo cáo tài chính cùa vinamilk, HAGL, Đồng Tâm Long An là các bạn biết ngay thôi.
cao niên lão làng như anh nói thì làm sao mà nhầm được nhỉ?
 
mrvanthuc

mrvanthuc

Kế Toán-Tài Chính-Thuế
30/9/09
4,057
154
63
TP Hồ Chí Minh
raovat.webketoan.vn
cao niên lão làng như anh nói thì làm sao mà nhầm được nhỉ?

Vẫn có thể nhầm như thường em ơi, Bởi vậy mới tham gia vào diễn đàn học hỏi nè :004:
 
U

uocmoxanhbn2009

Trung cấp
28/9/09
123
0
16
bắc ninh
Nói như mọi người, cũng 1 CCDC nhưng tôi chỉ được hạch toán vào 142 khi mua vào tháng 1, còn các tháng khác tôi phải hạch toán vào 242 ??

Xem ra đây cũng là vấn đề đáng để bàn luận ạ.
Hồi đi học chuyên ngành, e được cô giáo phó khoa kế toán, cũng là giáo viên có chuyên môn trong trường dạy. Cô có nói với chi phí trả trước phân bổ trong 1 năm thì HT vào 142 còn trên 1 năm thì HT vào 242. Vậy không biết ý của cô nói có phải là ý mà bác Hiệp đang thắc mắc ở trên? Vậy phải chăng là cô cũng nhầm???
Hôm nay vào đây đọc bài của các bác mới thấy không hẳn là như thế, tiếc là hồi ấy e chỉ là học trò nên chưa biết nhiều để hỏi lại cô giáo.
 
N

nemnam1984

Guest
18/8/11
18
0
0
39
Hà Nội
theo lý thuyết thì ts trên 10triệu và tgsd trên 1 năm đã được hạch toán vào tk 211 rồi. Những ts là ccdc có thời gian sử dụng ngắn dễ hỏng hóc thì được hạch toán vào 142, ccdc nào đc xác định có thể sử dụng lâu dài trên 1 năm thì cho vào 242. ví dụ ccdc là như máy tính để bàn có giá dưới 10tr mua về trang bị luôn cho văn phòng không qua nhập kho 153 hoặc sau khi qua nhập kho thì xuất dùng thì nên để 242 để phân bổ theo chi phí trả trước dài hạn. Nếu như chỉ phân bổ trong 12 tháng thì sau 12 tháng máy tính đó sẽ ko đc phân bổ dần vào chi phí nữa, trong khi máy tính mới đưa vào sử dụng thì ko thể hỏng hóc sớm thế được. Tùy vào cách nhận định của người làm kế toán thôi.

Nguyên văn bởi hiepnt1974
Nói như mọi người, cũng 1 CCDC nhưng tôi chỉ được hạch toán vào 142 khi mua vào tháng 1, còn các tháng khác tôi phải hạch toán vào 242 ??

đã hạch toán vào tk nào thì giữ nguyên tK đấy chứ sao lại thay đổi từ tháng này sang tháng khác được. Ban đầu mua về bác phải hạch toán vào 142 hoặc 242 luôn và không được thay đổi. Chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn là những chi phí đã trả tiền rồi nhưng chưa thực hiện, hoặc mới trang bị, lắp đặt để đưa vào phục vụ sxkd, nó phụ thuộc vào việc kế toán sẽ đánh giá tài sản đó có thể phục vụ cho sxkd trong 1năm hay lâu hơn thì mới hỏng hóc, phải thay mới. Tk 142 trong vòng 1 năm, sau thời gian phân bổ ấy thì sẽ ko được phân bổ nữa mà có thể thanh lý. Chi phí mua ban đầu của ccdc đó đã được phân bổ hết để tính giá thành rồi. Tương tự với tk 242 cũng vậy. ccdc đc kế toán xác định phân bổ trong 24 tháng thì từng tháng sẽ tiến hành phân bổ vào 642 số tiền đã mua ccdc đó/24.
 
Sửa lần cuối:
T

trocloc

Trung cấp
27/7/11
160
0
16
vinh Hòa, Nha Trang
Bạn cho mình hỏi thêm, khi mình vào cty(cty mình là cty TNHH MTV DV tư vấn), mình có nghe giám đốc nói cứ 1năm cty có quyền đc nâng cấp hay thay mới CCDC 1 lần. Có ai biết về vấn đề này hay trong TT, NĐ nào hướng dẫn về vấn đề này chcho mình với nhé.Thanks![/QUOTE] Có ai biết về câu hỏi này tu vấn giúp mình vói!
 
sinhvien1986

sinhvien1986

Chuyên viên Web
22/6/09
942
11
0
38
Đà Nẵng
Vấn đề hạch toán TK 142 và TK 242 xem ra các bác vẫn còn tranh luận, chưa thống nhất là Đúng.

Vì TK 142, TK 242 được phân bổ dựa vào ý chí chủ quan của kế toán hay còn gọi là ước tính của kế toán.

Nếu hạch toán đúng theo quy định của Quyết định 15 về cách sử dụng Tài khoản thì Kiểm toán vào kiểm toán tại đơn vị cũng không bắt bẻ được kế toán viên.

- TÀI KHOẢN 142: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí thực tế đã phát sinh, nhưng chưa tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ phát sinh và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí sản xuất, kinh doanh của các kỳ kế toán sau trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh.

- TÀI KHOẢN 242: Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động SXKD của nhiều niên độ kế toán và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí SXKD của các niên độ kế toán sau.


Hiện nay, theo Luật Kiểm toán thì chỉ có một số đơn vị doanh nghiệp thuộc dạng phải kiểm toán.
Còn hầu hết các doanh nghiệp vừa, nhỏ, tư nhân sẽ không kiểm toán Báo cáo TC nên hạch toán TK 142, TK 242 cứ theo đúng quy định là được.

Thân.
 
thechung

thechung

Manager of RSM Viet Nam
Bạn cho mình hỏi thêm, khi mình vào cty(cty mình là cty TNHH MTV DV tư vấn), mình có nghe giám đốc nói cứ 1năm cty có quyền đc nâng cấp hay thay mới CCDC 1 lần. Có ai biết về vấn đề này hay trong TT, NĐ nào hướng dẫn về vấn đề này chcho mình với nhé.Thanks!
Có ai biết về câu hỏi này tu vấn giúp mình vói![/QUOTE]

Cái này nếu cần thiết mua về phục vụ sản xuất kinh doanh thì sẽ mua về sử dụng chứ mình chưa nghe một năm thay một lần bao giờ cả
 
levanton

levanton

Cao cấp
Bạn cho mình hỏi thêm, khi mình vào cty(cty mình là cty TNHH MTV DV tư vấn), mình có nghe giám đốc nói cứ 1năm cty có quyền đc nâng cấp hay thay mới CCDC 1 lần. Có ai biết về vấn đề này hay trong TT, NĐ nào hướng dẫn về vấn đề này chcho mình với nhé.Thanks!Có ai biết về câu hỏi này tu vấn giúp mình vói!

Nâng cấp hay thay mới là quyền của doanh nghiệp, không có văn bàn nào cấm, mà không cấm thì cứ sử dụng quyền và tiền đề làm nên không có văn bản NĐ, TT nào hướng dẫn đâu.

Đề tài Phân bổ CCDC 12 tháng nhưng lại liên quan đến 2 năm tài chính?, chắc đã ngã ngũ, vì vậy xin phép close nhé.
 
mrvanthuc

mrvanthuc

Kế Toán-Tài Chính-Thuế
30/9/09
4,057
154
63
TP Hồ Chí Minh
raovat.webketoan.vn
Nâng cấp hay thay mới là quyền của doanh nghiệp, không có văn bàn nào cấm, mà không cấm thì cứ sử dụng quyền và tiền đề làm nên không có văn bản NĐ, TT nào hướng dẫn đâu.

Đề tài Phân bổ CCDC 12 tháng nhưng lại liên quan đến 2 năm tài chính?, chắc đã ngã ngũ, vì vậy xin phép close nhé.

Bác đóng lại đi được rồi, rút kiếm ra lại đưa vào lại sao được khà khà :004:
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA