Phân bổ CCDC 12 tháng nhưng lại liên quan đến 2 năm tài chính?

  • Thread starter thaohpnp
  • Ngày gửi
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
bichvan.tax06

bichvan.tax06

Điều hành viên
Thành viên BQT
4/8/07
4,115
514
113
Thủ Đô
Em thì có ý kiến như thế này, sau khi đọc 6 trang của topic.

1) Theo chế độ KT(QĐ 48 hay 15) :
Ngày 01/08/2011 : DN mua 1 CCDC(trị giá 7triệu)- dự kiến sử dụng trong 7 tháng. Nếu các bác căn cứ theo QĐ 48(or QĐ 15) thì hạch toán vào 242- vì liên quan 2 niên độ kế toán.( từ T8/2011-T 2/2012)

Tại thời điểm 31/12/2011- sau khi phân bổ chi phí vào 2011 thì số dư cuối kỳ 31/12/2011 của tài khoản 242 là : 2triệu

2) Xét theo quy định của VAS 21 tại Đoạn 40 :

40. Một tài sản được xếp vào loại tài sản ngắn hạn, khi tài sản này:

a) Được dự tính để bán hoặc sử dụng trong khuôn khổ của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp; hoặc

b) Được nắm giữ chủ yếu cho mục đích thương mại hoặc cho mục đích ngắn hạn và dự kiến thu hồi hoặc thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ; hoặc

c) Là tiền hoặc tài sản tương đương tiền mà việc sử dụng không gặp một hạn chế nào.

Nếu chiếu theo quy định của VAS - thì 2triệu còn lại phải là tài sản ngắn hạn. Vì DN dự kiến thu hồi 2triệu kia trong vòng 2 tháng kể từ ngày 31/12/2011.

=> Như vậy, theo VAS thì 142 vẫn có số dư cuối năm nhé các bác!

Kết luận: Đã có sự khác biệt giữa VAS 21 & QĐ 15 ( 48 ) về việc này.

Xử lý thế nào để vừa được lòng QĐ 48(15), vừa được lòng VAS 21.??? em ý kiến sau.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
sinhvien1986

sinhvien1986

Chuyên viên Web
22/6/09
942
11
0
38
Đà Nẵng
Nhắc đến các Công ty lớn, Tập đoàn thì hiện nay, nổi cộm là Công ty Dược phẩm Viễn Đông đã nộp đơn xin phá sản. Đọc tin tức này, nhiều người cảm thấy choáng và bất ngờ.

Và quan trọng nhất là Công ty Kiểm toán cho Báo cáo Tài chính năm 2010 của Công ty Dược Viễn Đông hình như đã biết được kết cục tương lai của DVD nên đã từ chối kiểm toán cho DVD.

Kịch bản của các công ty kiểm toán là nếu Kiểm toán gặp các công ty nào có quá nhiều "vấn đề về kế toán" thì sẽ thường rút lui chăng ??? Trên thị trường chứng khoán đã có mấy trường hợp như trên, buộc các đoanh nghiệp phải huỷ bỏ niêm yết, tạm dừng giao dịch...
Sao giống một số người bỏ của chạy lấy người, để lại 1 đống rác cho người đến sau vậy.

Như vậy, Công ty Kiểm toán đã thực hiện tốt trách nhiệm là xác minh báo cáo TC doanh nghiệp lập đã trung thực, hợp lý ???.

Kết luận: Đã có sự khác biệt giữa VAS 21 & QĐ 15 ( 48 ) về việc này.

Xử lý thế nào để vừa được lòng QĐ 48(15), vừa được lòng VAS 21.??? em ý kiến sau.

Em đang chờ bác taoxanh trả lời câu hỏi này: Xử lý thế nào để vừa được lòng QĐ 48(15), vừa được lòng VAS 21.???

Mong được học hỏi từ bác.
 
Sửa lần cuối:
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Em thì có ý kiến như thế này, sau khi đọc 6 trang của topic.

1) Theo chế độ KT(QĐ 48 hay 15) :
Ngày 01/08/2011 : DN mua 1 CCDC(trị giá 7triệu)- dự kiến sử dụng trong 7 tháng. Nếu các bác căn cứ theo QĐ 48(or QĐ 15) thì hạch toán vào 242- vì liên quan 2 niên độ kế toán.( từ T8/2011-T 2/2012)

Tại thời điểm 31/12/2011- sau khi phân bổ chi phí vào 2011 thì số dư cuối kỳ 31/12/2011 của tài khoản 242 là : 2triệu

2) Xét theo quy định của VAS 21 tại Đoạn 40 :

40. Một tài sản được xếp vào loại tài sản ngắn hạn, khi tài sản này:

a) Được dự tính để bán hoặc sử dụng trong khuôn khổ của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp; hoặc

b) Được nắm giữ chủ yếu cho mục đích thương mại hoặc cho mục đích ngắn hạn và dự kiến thu hồi hoặc thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ; hoặc

c) Là tiền hoặc tài sản tương đương tiền mà việc sử dụng không gặp một hạn chế nào.

Nếu chiếu theo quy định của VAS - thì 2triệu còn lại phải là tài sản ngắn hạn. Vì DN dự kiến thu hồi 2triệu kia trong vòng 2 tháng kể từ ngày 31/12/2011.

=> Như vậy, theo VAS thì 142 vẫn có số dư cuối năm nhé các bác!


Hai thằng này chả ăn nhập gì với nhau
Kết luận: Đã có sự khác biệt giữa VAS 21 & QĐ 15 ( 48 ) về việc này.

Xử lý thế nào để vừa được lòng QĐ 48(15), vừa được lòng VAS 21.??? em ý kiến sau.


Ủa vậy theo em chi phí trích trước này nhằm dùng cho mục đích thương mai, hay mục đích ngắn hạn nào? Nếu nó thỏa điều này thì mới được gọi là TSNH phải không?

Có ai trả trước tiền mua CCDC để nói là cho mục đích thương mại không? Và DN có dự tính là thu hồi cái chi phí này lại không?

Mà thôi. Không tranh luận nữa. Có lẻ tất cả các thầy cô dạy chị đầu nói sai hết rồi mà chị không biết
 
Sửa lần cuối:
mrvanthuc

mrvanthuc

Kế Toán-Tài Chính-Thuế
30/9/09
4,057
154
63
TP Hồ Chí Minh
raovat.webketoan.vn
Tiếp bài của taoxanh

Chu kỳ kinh doanh: Là thời gian từ khi nguyên vật liệu được mua về để sản xuất (hoặc hàng hóa mua về để bán) cho đến khi nó được chuyển thành tiền. Nhưng do chu kỳ kinh doanh của các doanh nghiệp có thể khác nhau nên thời hạn thường dùng để xem xét là 12 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ, ngoại trừ trường hợp đặc biệt có chu kỳ kinh doanh dài hơn

Tính thanh khoản của Tài sản: Tính thanh khoản chỉ khả năng của Tài sản trong việc chuyển đổi thanh tiền. Tài sản Ngắn hạn có tính thanh khoản cao hơn Tài sản dài hạn và được giới hạn trong một chu kỳ kinh doanh hoặc 12 tháng.

Xác định tài sản ngắn hạn và dài hạn theo VAS21

41. Tất cả các tài sản khác ngoài tài sản ngắn hạn được xếp vào loại tài sản dài hạn.

42. Tài sản dài hạn gồm tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác.

43. Chu kỳ hoạt động của một doanh nghiệp là khoảng thời gian từ khi mua nguyên vật liệu tham gia vào một quy trình sản xuất đến khi chuyển đổi thành tiền hoặc tài sản dễ chuyển đổi thành tiền.Tài sản ngắn hạn bao gồm cả hàng tồn kho và các khoản phải thu thương mại được bán, sử dụng và được thực hiện trong khuôn khổ của chu kỳ hoạt động bình thường kể cả khi chúng không được dự tính thực hiện trong 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ. Các loại chứng khoán có thị trường giao dịch được dự tính thực hiện trong 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ sẽ được xếp vào loại tài sản ngắn hạn; các chứng khoán không đáp ứng điều kiện này được xếp vào loại tài sản dài hạn.
Ngoài ra Quyết định 15/2006 có hướng dẫn vấn đề tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn nhu sau

a/ Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng, tài sản và nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:

- Tài sản và nợ phải trả được thu hồi và thanh toán trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại ngắn hạn

- Tài sản và nợ phải trả được thu hồi và thanh toán từ 12 tháng trở lên kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại dài hạn

b/ Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng, tài sản và nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:

- Tài sản và nợ phải trả được thu hồi và thanh toán trong vòng 1 chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại ngắn hạn

- Tài sản và nợ phải trả được thu hồi và thanh toán dài hơn chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại dài hạn

c/ Đối với các doanh nghiệp có tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn, thì Tài sản được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần

To chị XuanTham chị xem lại bài #45 em nói TK 142 có số dư có 3 dẫn chứng lận, chị copy lại có cái nguyên tắc hạch toán TK142 mà nói thì sao chính xác
 
Sửa lần cuối:
sinhvien1986

sinhvien1986

Chuyên viên Web
22/6/09
942
11
0
38
Đà Nẵng
Em xin có ý kiến:

- Nếu các anh/chị hạch toán theo Chế độ kế toán ban hành theo QD 15 về nội dung hạch toán TK 142 và TK 242 thì rõ ràng là TK 142 sẽ không có số dư cuối năm.

- Nếu các anh/chị hạch toán theo VAS 21 thì đó là cách phân loại Tài sản, Nguồn vốn trên Bảng Cân đối kế toán tại ngày lập Báo cáo TC cuối năm.

Như vậy, các anh/chị phải phân biệt thời điểm hạch toán và thời điểm lập Báo cáo Tài chính.
Không thể dựa vào suy luận VAS 21 để lập luận rằng TK 142 phải có số dư cuối năm hoặc không có số dư cuối năm; mà các anh/chị cần phải hiểu mục đích của VAS 21 là gì ? ??

Tạm thời em xin miễn bàn luận tiếp. Vì các anh/chị Post VAS 21 nhưng các anh/chị phải hiểu mục đích khi Bộ Tài chính ban hành VAS 21.
 
  • Like
Reactions: thaole2102
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Em nghĩ nếu như mọi người vẫn còn có ý kiến muốn tranh luận thì cứ để đấy đi ạh!

Theo ý kiến của em, tài khoản 142 có số dư cuối kỳ bởi vì:

1. Trên bảng CDKT có Chỉ tiêu "Chi phí trả trước ngắn hạn" - Mã số 151, theo hướng dẫn lập BCTC trong QD 15 có ghi: "Chỉ tiêu này phản ánh số tiền thanh toán cho một số khoản chi phí nhưng đến cuối kỳ kế toán chưa được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chi phí trả trước” là số dư Nợ của tài khoản 142 “Chi phí trả trước ngắn hạn” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ cái”, nếu tk 142 không có số dư cuối năm, không lẽ BTC tự tát vào mặt mình???


2. Trong QD 15 cũng ghi “Chi phí trả trước ngắn hạn là những khoản chi phí thực tế đã phát sinh, nhưng có liên quan tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều kỳ hạch toán trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh…”
Tức là không chỉ xét đến năm tài chính mà còn xét đến chu kỳ kinh doanh, giả sử chu kỳ KD bắt đầu từ tháng 9 năm nay đến tháng 10 năm sau (như DN xây dưng…), thì các chi phí các chi phí được phân bổ trong 1 chu kỳ KD cũng có thể có số dư nợ vào cuối năm tài chính lắm chứ (giả sử năm tài chính từ 01/01 -> 31/12). Ví dụ: tiền thuê nhà cho công nhân ở để xây dựng công trình từ ngày 01/10/2010 -> 30/09/2011.

3. Theo chuẩn mực kế toán 21:
40. Một tài sản được xếp vào loại tài sản ngắn hạn, khi tài sản này:
…Được nắm giữ chủ yếu cho mục đích thương mại hoặc cho mục đích ngắn hạn và dự kiến thu hồi hoặc thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ…”.

Như vậy, việc xem xét là tài sản ngắn hạn hay dài hạn không phải do liên quan đến 1 hay 2 năm tài chính nhu chi xuantham noi mà là phải xem xét thời gian tài sản này sẽ được thu hồi kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán.
Ví dụ: Khoản tiền thuê nhà từ tháng 07/2010 -> 08/2011, cũng liên quan đến KQKD của 2 năm tài chính nhưng nó phải được xem là TS ngắn hạn (TK loai 1) chứ không phải là TS dài hạn (TK loai 2)

Rất mong nhận được ý kiến của các anh/ chị
 
Sửa lần cuối:
mrvanthuc

mrvanthuc

Kế Toán-Tài Chính-Thuế
30/9/09
4,057
154
63
TP Hồ Chí Minh
raovat.webketoan.vn
Em xin có ý kiến:

- Nếu các anh/chị hạch toán theo Chế độ kế toán ban hành theo QD 15 về nội dung hạch toán TK 142 và TK 242 thì rõ ràng là TK 142 sẽ không có số dư cuối năm.

- Nếu các anh/chị hạch toán theo VAS 21 thì đó là cách phân loại Tài sản, Nguồn vốn trên Bảng Cân đối kế toán tại ngày lập Báo cáo TC cuối năm.

Như vậy, các anh/chị phải phân biệt thời điểm hạch toán và thời điểm lập Báo cáo Tài chính.
Không thể dựa vào suy luận VAS 21 để lập luận rằng TK 142 phải có số dư cuối năm hoặc không có số dư cuối năm; mà các anh/chị cần phải hiểu mục đích của VAS 21 là gì ? ??

Tạm thời em xin miễn bàn luận tiếp. Vì các anh/chị Post VAS 21 nhưng các anh/chị phải hiểu mục đích khi Bộ Tài chính ban hành VAS 21.

Khà khà QĐ 15/2006 theo hướng dẫn vẫn có số dư mà ta?
 
Sửa lần cuối:
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Có ai trả trước tiền mua CCDC để nói là cho mục đích thương mại không? Và DN có dự tính là thu hồi cái chi phí này lại không?

Nhưng mà CCDC sẽ thoả mãn "a) Được dự tính để bán hoặc sử dụng trong khuôn khổ của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp;..." chi xuantham ah!

Chị xuantham chưa hiểu từ "thu hồi" trong trương hợp này rồi. Chị mua CCDC rồi đem vào sử dụng tức là chị đang thu hồi lại chi phí mua từ việc sử dụng nó đấy thôi.

Ý em là vậy đấy ạh.

- Nếu các anh/chị hạch toán theo Chế độ kế toán ban hành theo QD 15 về nội dung hạch toán TK 142 và TK 242 thì rõ ràng là TK 142 sẽ không có số dư cuối năm.

Bạn vẫn dạy sinh viên mình như thế ah? Bạn dựa vào điểm nào mà khẳng định như trên vậy?

- Nếu các anh/chị hạch toán theo VAS 21 thì đó là cách phân loại Tài sản, Nguồn vốn trên Bảng Cân đối kế toán tại ngày lập Báo cáo TC cuối năm.

Cả chuẩn mực và QD 15 đều nhằm hướng dẫn kế toán cách hạch toán và lập BCTC làm gì có chuyện tách ra hach toán theo QD 15 và theo VAS 21 chứ.

VAS 21 cho chúng ta biết phân loại thế nào là TS ngắn hạn, dài hạn... còn QD 15 cho chúng ta biết, TS ngắn hạn sẽ được hạch toán vào tk nào, TSDH được hạch toán vào tk nào.

Như vậy, các anh/chị phải phân biệt thời điểm hạch toán và thời điểm lập Báo cáo Tài chính
Trong nội dung topic này chẳng cần phải phân biệt như vậy làm gì vì không cần thiết.

... cần phải hiểu mục đích của VAS 21 là gì ? ??

... các anh/chị phải hiểu mục đích khi Bộ Tài chính ban hành VAS 21.

Thế bạn có biết BTC thành lập ra để làm gì không? Vụ chế độ kế toán được thành lập để làm gì không?... hehe...
 
Sửa lần cuối:
sinhvien1986

sinhvien1986

Chuyên viên Web
22/6/09
942
11
0
38
Đà Nẵng
Em xin có ý kiến:

- Nếu các anh/chị hạch toán theo Chế độ kế toán ban hành theo QD 15 về nội dung hạch toán TK 142 và TK 242 thì rõ ràng là TK 142 sẽ không có số dư cuối năm.

- Nếu các anh/chị hạch toán theo VAS 21 thì đó là cách phân loại Tài sản, Nguồn vốn trên Bảng Cân đối kế toán tại ngày lập Báo cáo TC cuối năm.

Như vậy, các anh/chị phải phân biệt thời điểm hạch toán và thời điểm lập Báo cáo Tài chính.
Không thể dựa vào suy luận VAS 21 để lập luận rằng TK 142 phải có số dư cuối năm hoặc không có số dư cuối năm; mà các anh/chị cần phải hiểu mục đích của VAS 21 là gì ? ??

.

Các anh chị đọc lại kỹ bài của em viết:Không thể dựa vào suy luận VAS 21 để lập luận rằng TK 142 phải có số dư cuối năm hoặc không có số dư cuối năm; mà các anh/chị cần phải hiểu mục đích của VAS 21 là gì

Ý của em nói rằng các bác dựa vào các thông tin VAS 21 để lập luận 2 chiều là TK 142 vừa có thể có số dư cuối năm và vừa có thể không có số dư cuối năm. Chứ không thể dựa vào VAS 21 mà quyết định TK 142 phải có số dư cuối năm.

Bạn vẫn dạy sinh viên mình như thế ah? Bạn dựa vào điểm nào mà khẳng định như trên vậy?

Cả chuẩn mực và QD 15 đều nhằm hướng dẫn kế toán cách hạch toán và lập BCTC làm gì có chuyện tách ra hach toán theo QD 15 và theo VAS 21 chứ.

VAS 21 cho chúng ta biết phân loại thế nào là TS ngắn hạn, dài hạn... còn QD 15 cho chúng ta biết, TS ngắn hạn sẽ được hạch toán vào tk nào, TSDH được hạch toán vào tk nào.

Trong nội dung topic này chẳng cần phải phân biệt như vậy làm gì vì không cần thiết.

Thế bạn có biết BTC thành lập ra để làm gì không? Vụ chế độ kế toán được thành lập để làm gì không?... hehe...

Hi hi, mấy câu hỏi này xem ra mình không cần thiết trả lời vì nếu các anh/chị có kiến thức đọc là có thể tự trả lời

Mình không phải là 1 Giảng viên nhé.
 
Sửa lần cuối:
V

Vinh Tit

Sơ cấp
22/10/08
44
0
0
Ha Noi
Cuối cùng trong vấn đề tranh luận 142 hay 242 , iem có ý kiến sau :
Các bác mua CCDC về trong năm,
1/ Nếu các bác thấy CCDC đấy chỉ dùng được đến 31/12 thì các bác cho vào 142.
2/ Còn không, các bác tống hết vào 242.

Từ trước đến giờ iem cũng toàn hiểu : CCDC có giá trị sử dụng < 12 tháng thì cho vào 142 chứ cũng không để ý cụm từ " năm tài chính ". Nếu CCDC chỉ dùng được 3, 4, 5, .... tháng thậm chí 2 tháng mà nó ảnh hưởng đến 2 năm tài chính thì các bác cứ phang thẳng vào 242 không phải nghĩ ngợi gì.

Như vậy bác VTM đã có thể Offtopic tại đây được rồi !

Bác ơi như thế có nghĩa là TK 142 không còn số dư cuối năm tài chính à?
 
huyenthuongly

huyenthuongly

Chào thân ái!
2/6/11
199
6
18
Hà nôi
Cty em có một CCDC xuất dùng T3.2011, phân bổ 12 tháng (từ T3.2011 đến T2.1012). Em tính đưa vào Tk 142 nhưng lại thấy có hướng dẫn như trên. CCDC này có thời gian sử dụng 1 năm nhưng lại liên quan đến 2 năm tài chính.
Vậy em nên đưa vào 142 hay 242 vậy các anh chị?
Bạn nói chuẩn roài đóa mà không bít giải quyết sao??
Theo quy định (mình nói là theo quy định nhé, hiện các kế toán làm thế nào lại là chuyện khác) thì việc phân bổ CCDC dưới một năm và trong năm tài chính thì sử dụng TK 142, CCDC dưới một năm và liên quan đến 2 năm tài chính thì sử dụng tài khoản 242.
Nếu theo quy định mà phức tạp quá, thì cứ "đơn giản" mà tiến hành thôi bạn!
 
sinhvien1986

sinhvien1986

Chuyên viên Web
22/6/09
942
11
0
38
Đà Nẵng
Bác ơi như thế có nghĩa là TK 142 không còn số dư cuối năm tài chính à?

Vẫn có số dư cuối năm tài chính. Phụ thuộc kế toán vận dụng Chuẩn mực kế toán, QD 15 vào công tác kế toán thực tế.
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Có một thông tin này tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều sẽ rất hài lòng. Đó là không phải chỉ có chúng ta tranh cải vấn đề này mà ngay cả thầy cô đang giảng dạy cũng tranh cải như vậy. Và câu trả lời là: nếu nhằm mục đích phân tích khi lập BCTC thì dùng TK 142, nhưng học để thi Chứng Chỉ Hành Nghề thì liên quan đến 2 năm tài chính nên cho vào TK 242, vì đề thi do BTC ra.

Khi nào phục vụ thực tế của các nhà đầu tư và các đối tượng sử dụng thông tin kế toán thì dùng TK 142 dù chi phí phân bổ 12 tháng mà liên quan đến sxkd 2 năm tài chính
 
Sửa lần cuối:
sinhvien1986

sinhvien1986

Chuyên viên Web
22/6/09
942
11
0
38
Đà Nẵng
Có một thông tin này tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều sẽ rất hài lòng. Đó là không phải chỉ có chúng ta tranh cải vấn đề này mà ngay cả thầy cô đang giảng dạy cũng tranh cải như vậy. Và câu trả lời là: nếu nhằm mục đích phân tích khi lập BCTC thì dùng TK 142, nhưng học để thi Chứng Chỉ Hành Nghề thì liên quan đến 2 năm tài chính nên cho vào TK 242, vì đề thi do BTC ra.

Khi nào phục vụ thực tế của các nhà đầu tư và các đối tượng sử dụng thông tin kế toán thì dùng TK 142 dù chi phí phân bổ 12 tháng mà liên quan đến sxkd 2 năm tài chính

Chị xem em đã giải thích ở đoạn # 25 trong Topic này:

Mình xin chia sẻ một số vấn đề về hạch toán chi phí trả trước liên quan đến 2 năm 2011 và 2012.

- Theo quyết định 15 về nguyên tắc sử dụng TK 242: TÀI KHOẢN 242 CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC DÀI HẠN "Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động SXKD của nhiều niên độ kế toán và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí SXKD của các niên độ kế toán sau"

- Theo Quyết định 15 về Hệ thống Báo cáo Tài chính của doanh nghiệp thì gồm: Báo cáo TC năm và báo cáo tài chính giữa niên độ

- Theo chuẩn mực VAS 27: Kỳ kế toán giữa niên độ: Là kỳ lập báo cáo tài chính tháng hoặc quý theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nếu khoản chi phí trả trước mà kế toán dự định phân bổ trong vòng 4 tháng từ tháng 11, 12 năm 2011 và tháng 1, 2 năm 2012 thì tại thời điểm hạch toán chi phí trả trước, kế toán hạch toán TK 242.

Tuy nhiên, đến thời điểm lập Báo cáo TC năm 2011 theo Chuẩn mực VAS 21 và xét tính trọng yếu thì kế toán có thể phải điều chỉnh từ TK 242 sang TK 142 để đảm bảo tính trung thực, hợp lý.

Thân.

Cái này em đã được học ở trên Giảng đường rồi chị ạ
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Có một thông tin này tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều sẽ rất hài lòng. Đó là không phải chỉ có chúng ta tranh cải vấn đề này mà ngay cả thầy cô đang giảng dạy cũng tranh cải như vậy. Và câu trả lời là: nếu nhằm mục đích phân tích khi lập BCTC thì dùng TK 142, nhưng học để thi Chứng Chỉ Hành Nghề thì liên quan đến 2 năm tài chính nên cho vào TK 242, vì đề thi do BTC ra.

Khi nào phục vụ thực tế của các nhà đầu tư và các đối tượng sử dụng thông tin kế toán thì dùng TK 142 dù chi phí phân bổ 12 tháng mà liên quan đến sxkd 2 năm tài chính

Có chắc không bác? Không khéo mấy bạn đang ôn thi CC HNKT làm theo thì nguy, hehe... Ah! Mà bác cũng đang ôn thi hay sao mà biết vậy?
 
sinhvien1986

sinhvien1986

Chuyên viên Web
22/6/09
942
11
0
38
Đà Nẵng
Hi hi. Dù thành viên trong ban điều hành, dù là Mod, Smod hay thành viên cấp thấp, trung bình, cấp cao.... khi tư vấn, trả lời câu hỏi đều phải có căn cứ hợp lý, dẫn chứng rõ ràng theo đúng quy định pháp luật.

Chị xuantham khuyên như vậy, còn chuyện bạn làm theo hay không là do bạn.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Crystal Rose

Crystal Rose

Dịu dàng nhất Web
7/5/11
519
4
0
Hải Dương
Hi hi. Dù thành viên trong ban điều hành, dù là Mod, Smod hay thành viên cấp thấp, trung bình, cấp cao.... khi tư vấn, trả lời câu hỏi đều phải có căn cứ hợp lý, dẫn chứng rõ ràng theo đúng quy định pháp luật.

Chị xuantham khuyên như vậy, còn chuyện bạn làm theo hay không là do bạn.
Bạn SV86 thân mến! Hình như bạn trả lời nhầm đối tượng rồi nhé! Còn việc tranh luận thì mình thấy các thành viên cứ trong vòng luẩn quẩn. Còn riêng mình thì vẫn bảo vệ ý kiến của mình. Vì công ty mình làm như thế mà bên kiểm toán vẫn cho qua và không có phản ứng gì. Mình sẽ không tranh luận thêm một bài viết nào nữa ở topic này. Có những câu trả lời không nhất thiết phải post thật nhiều thông tư nghị định,....mình nghĩ chỉ cần ngắn gọn, dễ hiểu là được. Thân.
 
Sửa lần cuối:
sinhvien1986

sinhvien1986

Chuyên viên Web
22/6/09
942
11
0
38
Đà Nẵng
Bạn SV86 thân mến! Hình như bạn trả lời nhầm đối tượng rồi nhé! Còn việc tranh luận thì mình thấy các thành viên cứ trong vòng luẩn quẩn. Còn riêng mình thì vẫn bảo vệ ý kiến của mình. Vì công ty mình làm như thế mà bên kiểm toán vẫn cho qua và không có phản ứng gì. Mình sẽ không tranh luận thêm một bài viết nào nữa ở topic này. Có những câu trả lời không nhất thiết phải post thật nhiều thông tư nghị định,....mình nghĩ chỉ cần ngắn gọn, dễ hiểu là được. Thân.

Sorry. Mình nói chung vậy chứ không nói đến bạn. Có gì bỏ qua nhé. Hi hi
Theo mình thì Diễn đàn khuyến khích các thành viên tranh luận với các thông tin hữu ích. Hy vọng bạn tiếp tục tranh luận nếu bổ sung ý kiến giúp Topic sớm đi đến kết luận cuối cùng.

Finally, chúc bạn buổi tốt tốt lành. He he
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Thì mình có nói gì đâu. Chị xuantham ôn thi lấy Chứng chỉ Hành nghề kế toán cũng là chuyện bình thường mà bạn.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
sinhvien1986

sinhvien1986

Chuyên viên Web
22/6/09
942
11
0
38
Đà Nẵng
Bạn SV86 thân mến! Hình như bạn trả lời nhầm đối tượng rồi nhé! Còn việc tranh luận thì mình thấy các thành viên cứ trong vòng luẩn quẩn. Còn riêng mình thì vẫn bảo vệ ý kiến của mình. Vì công ty mình làm như thế mà bên kiểm toán vẫn cho qua và không có phản ứng gì. Mình sẽ không tranh luận thêm một bài viết nào nữa ở topic này. Có những câu trả lời không nhất thiết phải post thật nhiều thông tư nghị định,....mình nghĩ chỉ cần ngắn gọn, dễ hiểu là được. Thân.

Kiếm một người bạn tốt đã khó. Giữ chân một người bạn tốt lại càng khó hơn. Thế mà sinhvien1986 lại ngoảnh mặt với người bạn tốt như Phuonghuyen20 rồi.....:013::013:

Hối hận quá. Quyết tâm từ hôm nay, sinhvien1986 sẽ không online mạng nữa.:hexe1:
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA