Ðề: Phân biệt 4 trường hợp i/ Chiết khấu thanh toán, Ii/ Chiết khấu thương mại, iii/ Giảm giá hàng bán, iiii/ Hàng bán bị trả lại.
@Hien: Thường như em thấy thì chiết khấu thương mại hay được tính vào cuối tháng hoặc cuối quý, một số trường hợp hợp tác kinh doanh lâu dài ổn định thì tính theo năm nhưng ít vì 1 năm là quá dài. Trong trường hợp 1 năm thì thường hay có các khoản thưởng của nhà cung cấp, bản chất thì cũng tương tự chiết khấu chỉ có điều ko có thuế VAT và ko xuất hóa đơn, về nguyên tắc theo em các khoản thưởng này cần được phản ánh đúng kỳ vì giá trị lớn.
1. Đối với bên bán: Nếu tại thời điểm lập BCTC mà khoản chiết khấu ước tính này lớn và ảnh hưởng trọng yếu thì theo em phải được ước tính để đưa lên báo cáo (ví dụ đối với nhà cung cấp lớn chuyên sản xuất và bán cho đại lý phân phối). Còn nếu nhỏ thì thôi, xuất HĐ chiết khấu lúc nào thì tính vào kỳ đó. Hơn nữa khoản chiết khấu này cũng mang tính chất lân kỳ, ví dụ 31/12/2013 chưa tính chiết khấu cho năm 2013, tuy nhiên trong tháng 1/2013 lại đã tính chiết khấu cho năm 2012, nên bù trừ 2 khoản này thì chênh lệch cũng ít (tương tự tháng 1/4 tính chiết khấu cho năm 2013).
2. Đối với bên mua: Nếu khoản chiết khấu này dành cho hàng tồn kho đã bán rồi, em nghĩ hạch toán giảm giá vốn trong kỳ là phù hợp nhất. Còn việc có phản ánh khoản chiết khấu được hưởng không thì cũng tương tự đối với nhà cung cấp, nhưng nhìn chung đối với người mua thì khoản này không nhiều nên ít được phản ánh.
Cũng cần xem xét tính chính xác khi phản ánh các khoản chiết khấu, chính sách chiết khấu thường xuyên thay đổi hàng tháng chứ ít khi ổn định vì phụ thuộc vào thị trường, nên để ước tính được chiết khấu đối với 2 bên thì cũng cần có chương trình chiết khấu rõ ràng nữa.