Kiến thức quản trị

  • Thread starter Phần mềm BRAVO
  • Ngày gửi
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Cao cấp

Xây dựng danh mục đầu tư: Lời khuyên đến từ 7 chuyên gia hàng đầu​

Lời khuyên từ 7 chuyên gia, nhà quản lý quỹ nổi tiếng thế giới, với 6 người trong số đó là chủ nhân của giải Nobel Kinh tế sẽ giúp bạn tạo dựng danh mục đầu tư hiệu quả.
Trong thực tế, liệu rằng có một hình mẫu danh mục đầu tư (portfolio) hoàn hảo nhằm giúp lợi nhuận tăng tối đa và giảm rủi ro xuống thấp nhất trong tổng thể đầu tư với mọi tình huống hay không? Xét theo quan điểm của 7 nhà đầu tư, quản lý quỹ và chuyên gia kinh tế nổi tiếng dưới đây thì câu trả lời là “KHÔNG”.
Trong số các chuyên gia này, có 6 người là chủ nhân của giải Nobel Kinh tế gồm: nhà kinh tế học hành vi Robert Shiller, William Sharpe - người tạo ra Mô hình Định giá Tài sản Vốn (CAPM), Harry Markowitz - cha đẻ của Lý thuyết Danh mục Hiện đại, Eugene Fama - Giáo sư xây dựng Lý thuyết Thị trường Hiệu quả, Myron Scholes và Robert Merton - chủ nhân Mô hình Black-Scholes trong định giá quyền chọn cùng nguyên Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh tế Mỹ.

anh.PNG

Từ trái qua: Giáo sư Myron Scholes, Nhà Kinh tế học hành vi Robert Shiller và cha đẻ của Lý thuất Danh mục Hiện đại - Harry Markowwitz (Ảnh: DNSG)
Theo Markowitz, điều quan trọng nhất trước tiên cần đa dạng hoá danh mục đầu tư. Trong đó, đặt trọng tâm vào xây dựng danh mục chứng khoán, cụ thể là các loại chứng khoán được dự báo đem lại lợi suất cao nhất, với rủi ro đã xác định. Quan điểm này cũng được áp dụng cho nhiều loại tài sản khác như trái phiếu, hàng hóa và bất động sản. Chìa khoá của việc đa dạng hoá xây dựng danh mục nằm ở chỗ nhà đầu tư phải tìm được các loại chứng khoán và tài sản có mức độ tương quan thấp, để sao cho diễn biến thị trường của loại này không gây ảnh hưởng đến diễn biến thị trường của loại kia.
Trong khi đó, Sharpe đưa ra lời khuyên giống như những gì ông đã trình bày thông qua CAPM, tức “Đầu tư vào các quỹ chỉ số để bao phủ toàn thị trường”. Trả lời chuyên trang MarketWatch, Sharpe khuyến nghị nên đầu tư vào 1 quỹ chỉ số thị trường chứng khoán Mỹ và 1 quỹ ngoài Mỹ; tương tự quỹ chỉ số trái phiếu cũng như vậy.
Lấy CAPM làm nền tảng, Fama đã xây dựng bổ sung một mô hình nữa với 2 yếu tố tăng cường đó là: sự khác biệt giữa nhóm vốn hóa nhỏ và vốn hóa lớn, cùng sự khác biệt về lợi suất giữa cổ phiếu giá trị và cổ phiếu tăng trưởng. Theo Fama đánh giá, danh mục đầu tư đa dạng là nên hướng đến cổ phiếu giá trị và cổ phiếu công ty có giá trị vốn hóa nhỏ. Đây là hai loại có xu hướng diễn biến tốt trong dài hạn.
Đối với Scholes, danh mục hoàn hảo là phải kiểm soát được rủi ro, đặc biệt các "rủi ro đuôi", vốn có xác suất xảy ra nhỏ song ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận, phát sinh khi khoản đầu tư di chuyển nhiều hơn ba lần độ lệch chuẩn, tính từ giá trị trung bình.
Riêng Merton cho rằng, danh mục hoàn hảo rốt cuộc bao gồm các tài sản phi rủi ro của riêng bạn, như trái phiếu chính phủ được bảo vệ trước lạm phát. Đối với người đặt mục tiêu kiếm tiền khi nghỉ hưu, lý tưởng nhất là nên lấy tiền tiết kiệm được để mua trái phiều đồng niên, nhằm có dòng thu nhập đều đặn hằng năm.
Trong khi đó, Shiller khuyên nên có mức độ đa dạng lớn với danh mục đầu tư, không chỉ gồm nhiều loại tài sản khác nhau, mà còn đa dạng về địa lý với cả tài sản trong nước lẫn quốc tế. Cụ thể, nhà Kinh tế học khuyên nên tập trung vào các cổ phiếu trên thị trường thế giới, nơi tỷ số CAPE thấp. Tỷ số P/E điều chỉnh theo chu kỳ nền kinh tế (cyclically adjusted price-to-earnings ratio – CAPE) là thước đo định giá sử dụng thu nhập thực trong 10 năm, để làm giảm biến động lợi nhuận xảy ra trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh doanh. Được biết, cũng chính Shiller đã xây dựng tỷ số này, nên tỷ số này được gọi là tỷ số Shiller CAPE.
Vanguard Jack Bogle là người đã tạo ra quỹ tương hỗ chỉ số đầu tiên trên thế giới, danh mục đầu tư của nhà sáng lập quỹ tập trung vào các quỹ chỉ số, như quỹ ETF theo dõi chỉ số S&P 500 của Vanguard. Tại đây, quan điểm của Bogle là hạ thấp chi phí bằng cách sử dụng quỹ chỉ số và không thực hiện các hành động có thể hủy đi giá trị. Đôi lúc tất cả những gì bạn cần làm là: "Không làm gì cả, đứng yên ở đó!".

Xem thêm: Những phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay trên thị trường.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Cao cấp

Cảnh báo về tài liệu Office độc hại đang khai thác lỗ hổng trên Windows​


Microsoft mới đây vừa đưa ra cảnh báo về việc những kẻ tấn công đang khai thác lỗ hổng thực thi mã từ xa có trong Windows, bằng cách sử dụng các tài liệu Office độc hại.
10.PNG
Lỗ hổng này được gọi là CVE-2021-40444 ảnh hưởng đến Windows Server từ phiên bản 2008, cũng như Windows 7 đến 10. Cụ thể, những kẻ tấn công gửi cho nạn nhân một tài liệu Office và lừa để họ mở tài liệu đó. Tài liệu sẽ được tự động mở trên trình duyệt Internet Explorer để tải trang web của kẻ xấu, trang này có trình điều khiển ActiveX mang chức năng tải phần mềm độc hại xuống máy tính của nạn nhân.
Trước đó, một số nhà nghiên cứu bảo mật đã báo cáo về các cuộc tấn công vào lỗ hổng zero-day có trong các hệ điều hành nói trên cho Microsoft. Theo tin cung cấp từ Haifei Li – nhà nghiên cứu của hãng bảo mật EXPMON, thì phương pháp được nhóm tin tặc thực hiện dễ dàng giúp chúng tấn công vào hệ thống của nạn nhân ngay khi họ mở tài liệu độc hại nhận được. Li cũng chứng minh điều này bằng cách sử dụng một tài liệu .DOCX chứa mã độc khai thác lỗ hổng zero-day được phát hiện.
Đến thời điểm hiện tại, Microsoft vẫn chưa tung ra bản vá bảo mật cho lỗ hổng này, thay vào đó họ đã công bố các phương pháp giảm thiểu để nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm. Công ty cho biết, người dùng cần cập nhật và chạy Microsoft Defender AntivirusMicrosoft Defender for Endpoint để có thể phát hiện nhanh chóng lỗ hổng bảo mật và ngăn chặn lây nhiễm.
Đồng thời, Microsoft cũng đưa ra lời khuyên với người dùng là nên tắt tất cả các điều khiển ActiveX trong Internet Explorer để nó không thể hoạt động với tất cả các trang web. Hơn nữa, người dùng tuyệt đối cận thẩn trước khi nhấp mở các tài liệu Office gửi từ nguồn lạ để tránh trở thành nạn nhân.
Đáng chú ý, cho đến thứ Ba tuần tới này (ngày 14/09/2021), Microsoft có thể sẽ phát hành bản vá lỗ hổng zero-day các hệ thống Windows của mình thông qua bản vá bảo mật hàng tháng Patch Tuesday.
Theo Vietnamnet
Trong thời gian gần đây, nhiều đơn vị và doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục gặp phải các sự cố về công nghệ thông tin ảnh hưởng tới hệ thống dữ liệu (bị Virus tấn công mã hóa dữ liệu…). BRAVO cũng luôn thực hiện khuyến cáo tới Khách hàng về việc sao lưu dữ liệu trên phần mềm, nhằm phòng tránh được những rủi ro không đáng có (đặc biệt là tổn thất dữ liệu khi đang thực hiện công việc). Mời xem chi tiết Thư khuyến cáo sao lưu dữ liệu của BRAVO TẠI ĐÂY.

Xem thêm:
Phần mềm ERP tốt nhất hiện nay của BRAVO
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Cao cấp

Nhiều doanh nghiệp FDI vẫn mở rộng sản xuất giữa "bão" dịch Covid-19​


Dù cho chịu ảnh hưởng không nhỏ từ đại dịch Covid-19, thế nhưng vượt qua khó khăn, 35 doanh nghiệp FDI tại Thanh Hóa hiện không chỉ hoạt động ổn định mà còn mở rộng sản xuất.
Trong tình hình phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bởi đại dịch Covid-19, thế nhưng nhiều doanh nghiệp FDI tại Thanh Hóa không chỉ duy trì tốt việc làm cho gần 160 nghìn công nhân với mức thu nhập bình quân 6,3 triệu đồng/người/tháng mà hiện còn tiếp tục tuyển dụng thêm nhiều lao động để mở rộng quy mô sản xuất.
Theo chia sẻ từ anh Vũ Ngọc Thắng, công nhân đang làm việc tại Công ty TNHH giầy Adiana Việt Nam (xã Thọ Dân, huyện Triệu Sơn) cho biết: "Dịp này, đơn hàng nhiều hơn nên công nhân thường tăng ca thêm khoảng 1-1,5 giờ/ngày. Thu nhập của người lao động vì thế cũng được cải thiện, góp phần ổn định cuộc sống".
Tại Công ty giầy Aleron Việt Nam (thuộc khu công nghiệp Hoàng Long, Tp. Thanh Hóa), doanh nghiệp này không những đảm bảo duy trì sản xuất mà còn tăng đơn hàng và có nhu cầu mở rộng phân xưởng, tuyển lao động bổ sung. Theo chị Vũ Thị Mai Loan, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH giầy Aleron Việt Nam chia sẻ, dù đây là lần thứ 4 dịch Covid-19 bùng phát, nhưng công ty không phải gián đoạn công việc hay cắt giảm nguồn nhân lực. "Nhờ thực hiện nghiêm ngặt công tác phòng, chống Covid-19 và chủ động về nguồn nhân lực, công tác chuẩn bị nguyên liệu, nên dù dịch bệnh diễn biến phức tạp, công ty vẫn duy trì việc làm đều đặn cho người lao động", chị Vũ Thị Mai Loan cung cấp thêm.
Cùng với đó, theo Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH giầy Aleron Việt Nam lý giải do hiện nay, nhiều tỉnh thành trên cả nước đang trong thời gian giãn cách nhiều tháng nay, các công ty tạm thời ngừng hoạt động sản xuất nên tại Thanh Hóa có rất nhiều đơn hàng.
Báo cáo của Công đoàn cơ sở cho thấy, toàn bộ 35 doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện tại đang duy trì tốt việc làm cho công nhân lao động, thực hiện việc chi trả tiền lương, tiền chuyên cần, tiền ăn ca, phụ cấp xăng xe và các khoản phụ cấp khác cho công nhân đúng kỳ. Trong số 35 doanh nghiệp FDI thì có 34 công ty tăng ca từ 1-4 giờ/ngày ở một số bộ phận, cụ thể: 17 công ty tăng ca từ 1-1,5 giờ/ngày; 14 công ty tăng ca từ 2-3 giờ/ngày; 3 công ty tăng từ 3,5-4 giờ/ngày.
Đồng thời, 28 công ty có nhu cầu tuyển dụng lao động, trong đó nhiều đơn vị có nhu cầu tuyển dụng lao động với số lượng lớn như: Công ty TNHH giầy Rollsport Việt Nam, Công ty TNHH Sakurai Việt Nam, Công ty TNHH giầy Annora Việt Nam, Công ty TNHH giầy Aleron Việt Nam…

anh.PNG

Công nhân Công ty TNHH Sakurai Việt Nam trong ca sản xuất (Ảnh: Dân trí)
100% doanh nghiệp đều đã thực hiện việc trích nộp đầy đủ BHXH, BHYT, BHTN và chi trả chế độ ốm đau, thai sản hàng tháng đúng, đủ cho người lao động. Cụ thể, tổng số công nhân lao động của 35 doanh nghiệp được đóng BHXH, BHYT, BHTN là 148.958 người, đạt tỷ lệ 94%. Số còn lại là 10.168 người chiếm 6% chưa được tham gia BHXH là do mới vào doanh nghiệp.
Ông Ngô Thế Anh, Chủ tịch Công đoàn Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Nhờ nỗ lực vượt khó, trong 8 tháng của năm 2021, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp của tỉnh tăng 18,68% so với cùng kỳ; trong đó khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 7,79%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 23,19% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là dấu hiệu cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế tỉnh Thanh Hóa rất khả quan…".

Xem thêm: Những phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay trên thị trường.
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Cao cấp

Tăng giá trị đơn hàng online nhờ 6 bí quyết hữu dụng​


Tăng giá trị trung bình của mỗi đơn hàng online được rất nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm, bởi đây chính là yếu tố để tăng tổng doanh thu mà không phải cắt giảm chi phí.
Khi kinh doanh, mục tiêu tăng lợi nhuận là vấn đề được nhiều người quan tâm tới, cho dù đó là bằng mọi cách tăng doanh thu hay phải cắt giảm chi phí. Nếu bạn cũng đang kinh doanh online, thì một trong những cách tốt nhất được gợi ý là tăng giá trị trung bình của đơn hàng. Giả sử số lượng giao dịch giữ nguyên thì việc tăng giá trị trung bình của một đơn hàng sẽ giúp tăng tổng doanh thu của bạn.
Dưới đây là tổng hợp về 6 cách để tăng giá trị trung bình cho mỗi đơn hàng:

1. Tạo ưu đãi freeship cho đơn hàng đạt ngưỡng giá trị tối thiểu

Các nghiên cứu tâm lý cho thấy khách hàng nào cũng thích freeship; họ sẵn sàng trả nhiều hơn cho đơn hàng khi có freeship thay vì phải trả phí giao hàng, mặc dù tổng giá trị đơn hàng có thể thấp hơn. Nói cách khác, ưu đãi freeship có thể khuyến khích khách hàng chi tiêu nhiều hơn. Bởi vậy, hãy đưa ra ưu đãi freeship cho những đơn hàng đạt ngưỡng giá trị tối thiểu.
Khi bạn đưa ra freeship với ngưỡng giá trị đơn hàng tối thiểu thì hiệu quả sẽ cao hơn nhiều. Chẳng hạn như: áp dụng freeship với đơn hàng trị giá từ 35 USD trở lên và nếu khách hàng có giỏ hàng với giá trị 30 USD, họ có thể sẽ tìm mua thứ gì đó khác để đạt ngưỡng freeship.
anh.PNG

2. Khuyến mãi linh hoạt

Bạn có thể áp dụng phương pháp khuyến mại mua càng nhiều giá càng giảm để tăng giá trị một đơn hàng. Việc này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận một chút, nhưng nó gần như chắc chắn sẽ khiến mức tổng chi tiêu của khách hàng nhiều hơn, cuối cùng điều này sẽ có lợi cho bạn. Ngoài ra, bạn có thể tặng thẻ quà tặng khi khách hàng chi tiêu một số tiền nhất định trong mỗi lần mua hàng.
Bạn cũng có thể giảm giá cho khách hàng khi họ mua số lượng lớn (Ví dụ: giảm giá 15 USD khi mua từ 75 USD trở lên); hay giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm chắc chắn sẽ kích thích một lượng khách hàng mua nhiều hơn.

3. Bán hàng theo “combo”

Một chiến lược phổ biến khác được nhiều nhà bán lẻ áp dụng là nhóm các sản phẩm lại với nhau thành gói sản phẩm (combo), và bán với giá rẻ hơn khi khách hàng mua riêng lẻ từng sản phẩm.
Mặt khác, bạn cũng có thể sử dụng chiến lược quảng cáo hiển thị và đóng gói bao bì để làm cho các combo trở nên hấp dẫn hơn. Bạn hãy cho khách hàng của mình xem qua gói hàng khủng và đắt nhất, rồi sau đó đưa cho họ xem gói hàng giá trị nhất, khiến khách hàng cảm thấy lời hơn khi mua gói hàng có giá trị.

4. Gợi ý các sản phẩm tương tự hoặc có liên quan

Sự thành công của Amazon một phần nào đó được làm nên bởi ứng dụng những đột phá công nghệ – Hệ thống gợi ý thông minh. Với sức mạnh của machine learning đã cho phép Amazon giới thiệu các sản phẩm tương tự và có liên quan khác cho khách hàng của họ, đặc biệt nhắc khách hàng thêm nhiều mặt hàng hơn vào giỏ hàng (hoặc quay lại để mua hàng mới).
Hệ thống gợi ý thông minh của bạn không nhất thiết phải lớn mạnh như Amazon, tuy nhiên bạn có thể tăng giá trị trung bình của đơn hàng bằng cách giới thiệu thêm các sản phẩm phù hợp cho khách hàng.

5. Xây dựng chương trình khách hàng thân thiết

Một trong những cách tốt nhất để giữ chân khách hàng là áp dụng chương trình khách hàng thân thiết, hay nói cách khác là chính sách thưởng (tích điểm) cho khách hàng khi họ mua sắm ở shop của bạn.
Khi bạn xây dựng chương trình khách hàng thân thiết sẽ kích thích khách hàng chi tiêu nhiều hơn và quay lại để lựa chọn sản phẩm ở doanh nghiệp bạn.

6. Giảm giá ngắn hạn – Flashsale

Chẳng hạn, trong một khoảng thời gian giới hạn nào đó, tất cả/ hoặc 1 nhóm sản phẩm trên trang web của bạn đều được giảm giá 25%. Khách hàng sẽ tận dụng cơ hội này để mua được món hàng với mức giá thấp hơn. Đặc biệt, có khả năng họ sẽ chi tiêu nhiều hơn mức bình thường.
Lưu ý, hãy thường xuyên theo dõi chi tiết giá trị trung bình mỗi đơn đặt hàng khi thử nghiệm các chiến lược nêu trên. Có thể bạn chưa thể thấy một bước tăng vọt đáng kể trong một sớm một chiều, nhưng nếu tiếp tục đảm bảo sản phẩm thích ứng với nhu cầu của thị trường và gia tăng giá trị trung bình của mỗi đơn hàng, bạn sẽ nhận được kết quả mong muốn.

Xem thêm: Phần mềm ERP tốt nhất hiện nay của BRAVO
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Cao cấp

Những ngành nào được hưởng lợi từ hệ thống ERP?​


Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP – Enterprise Resource Planning) đã được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất kể từ những năm 1990. Khi đó, công cụ này chủ yếu được doanh nghiệp dùng để quản lý kế toán và nhân sự. Ngày nay, ERP hoàn toàn có thể tùy chỉnh, hỗ trợ quản trị đa phân hệ đến thiết bị, quản trị nguồn lực đến làm việc từ xa và được sử dụng cho nhiều bộ phận như tài chính, sản xuất, bán lẻ, bán hàng...
Những lợi ích mà hệ thống này mang lại cho doanh nghiệp là rất lớn, bởi vậy, ngày càng nhiều doanh nghiệp mong muốn tìm hiểu và ứng dụng ERP một cách chuyên sâu. Qua bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu tới doanh nghiệp những ngành nghề nào sẽ được hưởng lợi nhất khi ứng dụng hệ thống ERP.

1. Lợi ích của Hệ thống ERP

Hệ thống ERP thiết kế theo kiến trúc phân lớp rất phổ biến hiện nay. Tiện ích này cho phép các nhà cung cấp nghiên cứu và tùy chỉnh thêm sát với nhu cầu sử dụng của người dùng. Hay nói cách khác, dựa trên ngành nghề và lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động, phần mềm sẽ được chỉnh sửa sao cho tối ưu việc quản lý chuyên sâu nhất có thể.
Hơn nữa, không chỉ chỉnh sửa các phân hệ cho phù hợp mà giao diện của phần mềm cũng được tùy chỉnh nếu doanh nghiệp yêu cầu. Phần mềm có thể linh hoạt thay đổi để đạt được mức độ chuyên sâu cao nhất, hỗ trợ toàn thể doanh nghiệp trong quản trị kinh doanh. Một số lợi ích mà hệ thống ERP mang lại cho doanh nghiệp có thể kể tới như:
  • Cải thiện và tăng cường bảo mật.
  • Truyền nhận thông tin và hỗ trợ cho các phòng ban khác nhau.
  • Truy xuất dữ liệu thời gian thực chính xác để đưa ra quyết định kinh doanh tốt hơn.
  • Cung cấp cho nhân viên nhiều công cụ hơn để tăng doanh thu và đạt được mục tiêu bán hàng.
  • Quản lý đa nền tảng, theo dõi quản trị mọi lúc mọi nơi.
  • Giảm chi phí quản lý và điều hành doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Hệ thống ERP có lợi ích gì khi triển khai

anh.PNG

2. Những ngành tiêu biểu thích hợp triển khai hệ thống ERP

Đồng hành cùng sự phát triển của công nghệ, hệ thống ERP ngày nay đã có thể ứng dụng triển khai được cho rất nhiều ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh. Dưới đây là những ngành phổ biến, khó quản lý thủ công, phù hợp để ứng dụng hệ thống ERP chuyên sâu.
  • Cơ khí, Chế tạo
Phần mềm ERP ngày càng có lợi cho lĩnh vực sản xuất. Một nghiên cứu của Tập đoàn Aberdeen cho thấy, 48% các nhà lãnh đạo sản xuất khẳng định phần mềm dành riêng cho ngành sẽ hỗ trợ họ kinh doanh hiệu quả hơn.
Bằng cách sử dụng ERP, các bộ phận tài chính, mua hàng, sản xuất và quản lý vận hành dễ dàng “giao tiếp”, thiết lập cảnh báo nhanh chóng với mô-đun tùy chỉnh dựa trên nhiệm vụ cần thiết. Các bộ phận tài chính có thể thiết lập báo cáo và dự báo tùy chỉnh, trong khi các nhóm hoạt động và sản xuất có thể thiết lập cảnh báo về mức tồn kho thấp, máy móc bị hỏng và thu hồi. Nếu được kết hợp với CRM, cảnh báo thu hồi có thể được gửi đến mọi khách hàng và nhà cung cấp bị ảnh hưởng. Ngoài ra, các nhóm bán hàng có thể liên lạc trực tiếp với các nhóm kho để đảm bảo độ chính xác của hàng tồn kho theo thời gian thực và các kỳ vọng thực tế của khách hàng.
  • Chăm sóc sức khỏe
Hệ thống phần mềm ERP có thể giúp các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe xử lý mọi hoạt động hàng ngày, bao gồm cả việc mua sắm và tìm nguồn cung ứng các mặt hàng thiết yếu. Ngoài ra, có thể giám sát chặt chẽ các báo cáo về bảng lương, quản lý tài chính trên toàn hệ thống, chi nhánh một cách hiệu quả.
Cùng với công cụ kinh doanh thông minh, hệ thống phần mềm ERP có thể cung cấp cho nhà quản trị các phân tích số liệu quan trọng, chẳng hạn như chất lượng chăm sóc so với chi phí chăm sóc... Ngoài ra, khi kết hợp với những phân hệ khác, ERP còn giúp doanh nghiệp lĩnh vực chăm sóc sức khỏe có thể giám sát chặt chẽ các mối quan hệ với khách hàng và nhà nghiên cứu.
  • Nhà hàng, khách sạn
Hệ thống ERP giúp lĩnh vực nhà hàng, khách sạn theo dõi nhân viên, lịch dọn dẹp, thu gom rác thải, lịch hẹn đặt phòng và hủy bỏ, cũng như theo dõi các vị trí tuyển dụng một cách dễ dàng, trực quan. Với ERP, các nhà quản lý có thể lưu giữ tất cả các thông tin quan trọng ở một nơi duy nhất để giảm thiểu các dữ liệu trùng lặp và xung đột như các phòng đặt đôi. Ngoài ra, hệ thống còn được sử dụng trong việc giám sát các nhà hàng và báo cáo tình hình các hoạt động trong khách sạn.
(Xem thêm hiệu quả hỗ trợ của ERP trong lĩnh vực quản lý khách sạn/resort)
  • Giáo dục
Hệ thống phần mềm ERP cũng là một công cụ có giá trị cho các cơ sở học tập và nghiên cứu, vận dụng trong việc quản lý các nhu cầu hậu cần của họ. Trường học có thể đảm bảo mức tồn kho của các mặt hàng thiết yếu, theo dõi các nhà cung cấp tốt nhất để sử dụng và quản lý các sáng kiến một cách dễ dàng. Các nhóm tài chính có thể đảm bảo các khoản trợ cấp và kinh phí được phân bổ hợp lý nhờ các mô-đun được thiết kế để theo dõi việc đăng ký và chi tiêu tài trợ của chính phủ; hay như việc chấm công, tiền lương cho các giáo viên đứng lớp…
  • Bán lẻ
Nhờ những hiệu quả đem lại, mà việc sử dụng hệ thống ERP trong lĩnh vực bán lẻ cũng ngày càng trở nên phổ biến. ERP cung cấp một giải pháp quản lý đáng tin cậy, đơn giản và nhanh chóng cho hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, bảo đảm hàng hóa được quản lý tức thời tại kho, quầy, vị trí...
Bằng cách kết hợp phần mềm quản lý bán lẻ (POS) với CRM, các nhân viên bán hàng và người quản lý có thể truy cập hệ thống, lưu trữ thông tin khách hàng đầy đủ để phân tích và tìm ra cơ hội kinh doanh một cách kịp thời. Ngoài ra, việc xúc tiến các cơ hội bán hàng có cơ sở được thực hiện duy trì và lặp lại do đã có thông tin đầy đủ kèm lịch sử giao dịch trước đó.
  • Công trình xây dựng
Phần mềm ERP cung cấp phân tích dữ liệu mạnh mẽ cho một số quy trình xây dựng, bao gồm:
  • Quản lý tài sản
  • Lập lịch trình
  • Quản lý quan hệ khách hàng (CRM)
  • Quản lý giá thầu
  • Quản lý nhà cung cấp
  • Quản lý dự án
  • Quản lý nguồn nhân lực
  • Quản lý hàng tồn kho hoặc thiết bị
  • Quản lý nhà thầu
  • Quản lý tài chính
Bằng cách tích hợp các hệ thống khác nhau vào một giải pháp toàn diện, doanh nghiệp sẽ có tất cả các công cụ thiết yếu để quản lý toàn bộ vòng đời của một dự án. Điều này rất quan trọng, vì việc sử dụng phần mềm kế toán, lập kế hoạch và quản lý tài liệu không phù hợp có thể làm trì hoãn các dự án xây dựng và sự phát triển của chính công ty. Việc không có các giải pháp phần mềm tích hợp có khả năng gây thiệt hại cho dự án xây dựng nếu phát sinh các trường hợp không mong muốn.
Ngoài ra, còn một số ngành nghề khác nữa cũng thích hợp để triển khai hệ thống ERP, cùng minh chứng về những doanh nghiệp đã triển khai thành công, bạn có thể xem thêm TẠI ĐÂY.

Xem thêm: Phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay trên thị trường.
 

Đính kèm

  • anh.PNG
    anh.PNG
    976 KB · Lượt xem: 0
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Cao cấp

Doanh nghiệp lấy đà để tái khởi động​

Dự báo trong thời gian đầu TP. HCM mở cửa kinh tế trở lại, sức mua thị trường sẽ tăng vọt nên nhiều doanh nghiệp đang gấp rút triển khai các hoạt động để sớm bắt nhịp thị trường.
Trong khi còn giãn cách, mọi việc đều gặp không ít khó khăn, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp (DN) đã triển khai khá chi tiết hoạt động trong những ngày tới.

1. Đón nhận tín hiệu tích cực từ thị trường

Dẫn chứng trong ngày đầu tiên TP. HCM cho phép các cửa hàng bán đồ ăn, thức uống mang về hoạt động trở lại, chuỗi cửa hàng Phúc Long gần như nghẽn mạng, ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vinamit, tin tưởng sức mua thị trường sẽ bùng nổ trong những ngày tới.
anh.PNG
Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng mở rộng hoạt động sản xuất để đáp ứng nhu cầu tăng cao của thị trường
Theo ông Viên thì sau thời gian dài ở nhà, nhu cầu thiết lập cuộc sống bình thường trở lại của người tiêu dùng là ưu tiên hàng đầu. Như vậy, mua sắm, tiêu dùng sẽ bùng nổ sau thời gian bị dồn nén, dự đoán thị trường nội địa sẽ sớm khởi động lại với sức tăng trưởng đột phá trong những ngày tới. "Dự báo rằng, sau khi TP cho phép các ngành thương mại, dịch vụ tái hoạt động, người dân có "thẻ xanh" được đi lại thì sức mua sẽ tăng mạnh so với hiện tại. Cách đây hơn 1 tuần, chúng tôi đã bán hàng trở lại, kết quả lượng đặt hàng lẫn giá trị đơn hàng đều cao".
Ông chủ Vinamit còn cho biết, ngoài niềm vui, tái mở cửa nền kinh tế cũng là nỗi lo cho nhiều DN, bởi hiện nay, hầu hết DN đang đối mặt nhiều trở ngại. "Ngoài việc tổ chức sản xuất để sớm nắm bắt lại thị trường, chúng tôi còn phải hoàn tất các đơn hàng xuất khẩu trong tháng 10. Đơn hàng mùa Tết cũng đang dồn về nên bằng mọi cách phải khởi động lại toàn bộ nhà máy sản xuất trong điều kiện không thuận lợi như trước" – ông Viên nói.
Thông báo tin vui về doanh thu công ty tăng trưởng dương trong 9 tháng đầu năm nay, Chủ tịch HĐQT Công ty CP May Sài Gòn 3 – ông Phạm Xuân Hồng cho biết, công ty đang ráo riết chuẩn bị để tăng tốc bù đắp cho khoảng thời gian ngưng trệ vì Covid-19. “Nếu không bùng phát dịch, doanh thu công ty có thể tăng đến 20%-30% chứ không chỉ vài % như hiện giờ. Đầu năm, ngành dệt may lạc quan năm nay sẽ có nhiều thuận lợi vì kinh tế thế giới phục hồi, đơn hàng dồi dào nên đã tuyển thêm lao động, đầu tư thêm máy móc, thiết bị... Mọi việc thuận lợi cho đến khi dịch bùng phát dữ dội gây ra nhiều thiệt hại" – ông Hồng nhận định.
Thời gian qua, để giữ nhịp sản xuất, Công ty CP May Sài Gòn 3 đã thường xuyên liên lạc với khách hàng, kiểm tra tiến độ giao hàng và ưu tiên thực hiện những đơn hàng phải xuất ngay. Trong tháng 9, May Sài Gòn 3 đã tái khởi động bằng cách tổ chức cho một bộ phận công nhân thực hiện "3 tại chỗ" để hoàn tất những đơn hàng xuất khẩu dang dở, kết nối trực tiếp với nhà cung cấp, đồng thời phát triển mẫu mã, chuẩn bị trước các khâu để khi TP tái mở cửa là có thể tăng tốc ngay.
Cùng tin tưởng tình hình của DN sẽ tốt lên trong thời gian tới, ông Nguyễn Thanh Mỹ, Chủ tịch Tập đoàn Mỹ Lan cho hay, “Hiện Mỹ Lan có 3 dòng sản phẩm. Trong đó, sản phẩm xuất khẩu không bị ảnh hưởng nhiều. Sản phẩm tiêu thụ trong nước thì 4 tháng nay hầu như không có doanh thu, còn dòng sản phẩm cung cấp cho ngành thực phẩm tươi thì phát triển nhanh".

2. Cơ hội để khai thác chỗ trống thị trường

Trong khó khăn chung, DN nào cố gắng duy trì sản xuất, giữ mối quan hệ với khách hàng và nỗ lực trong giao nhận hàng... sẽ có cơ hội tốt hơn. Ông Phạm Minh Thiện, Tổng Giám đốc Công ty Cỏ May, cho rằng: "Trong giai đoạn cung ứng thực phẩm căng thẳng vì giãn cách, mặt hàng cá tra đã lấp được vào khoảng trống thị trường nhờ 3 yếu tố ngon - bổ - rẻ, người tiêu dùng cũng chịu dùng thực phẩm đông lạnh hơn.
Thời điểm đó, nhiều DN đã giải quyết được lượng cá tra xuất khẩu tồn đọng và cũng là cơ hội để người tiêu dùng trong nước thử qua mặt hàng này và tiếp tục sử dụng về sau. Sau Covid-19 cũng sẽ có những DN không trụ được, thương trường sẽ có khoảng trống cho những DN còn lại”.
Ông Thiện cũng đề xuất thêm là cần có một sàn giao dịch cá tra uy tín để sản phẩm kém chất lượng không ra thị trường, người tiêu dùng không quay lưng với hàng trong nước.
Cũng theo ông Thiện, người tiêu dùng sẽ chi tiêu tiết kiệm hơn, ưu tiên cho những sản phẩm thiết yếu, giá bình dân nên nhiều loại nông thủy sản ở nhóm này trong khi thiết lập bình thường mới. Tuy nhiên, sự phục hồi của DN phụ thuộc vào sự vào cuộc kịp thời và hiệu quả của Chính phủ vì sức chịu đựng của DN có giới hạn, khi giới hạn này bị vượt qua sẽ không trở lại như trước được.
Ông Trần Văn Trường, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Hải sản Hoàng Gia, nhìn nhận trong khó khăn luôn có cơ hội cho DN năng động, chủ động thích ứng. "Hệ thống bán lẻ hải sản Hoàng Gia đã chuẩn bị hạ tầng cho việc bán hàng online từ sớm nên không bị động trong khâu tiêu thụ thời gian qua. Chúng tôi còn đầu tư vào mô hình "bếp trên mây" – nhà hàng chuyên phục vụ khách mang đi. Cách thức này không chỉ giúp DN tiết kiệm chi phí, có giá bán tốt hơn cho người tiêu dùng so với mô hình nhà hàng truyền thống khi bán hàng mang đi mà những tháng tới, xu hướng phục vụ bữa ăn tại nhà vẫn còn tiếp tục, là cơ hội cho những DN đã có sự chuẩn bị bài bản.

Xem thêm: Phần mềm ERP tốt nhất của BRAVO
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Cao cấp

Hệ thống MES là gì và ứng dụng phần mềm MES cho doanh nghiệp​

he-thong-mes.jpg

1. MES là gì? Khái niệm về Hệ thống MES

MES là tên viết tắt của cụm từ tiếng anh Manufacturing Execution System. Có thể hiểu rằng, đây là hệ thống điều hành và thực thi sản xuất có chức năng kết nối thông tin, kiểm soát và giám sát toàn bộ quy trình trong hệ thống sản xuất tại nhà máy.

2. Chức năng cơ bản của hệ thống MES

Phụ thuộc vào đặc thù và lĩnh vực mà mỗi doanh nghiệp sẽ cài đặt hệ thống MES có những chức năng khác nhau để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên những chức năng cơ bản dưới đây thì hầu hết hệ thống MES của nhà cung cấp nào cũng có thể đáp ứng:

Chức năng Quản lý thông tin sản phẩm:​

Việc quản lý thông tin sản phẩm sẽ bao gồm quá trình lưu trữ, kiểm soát và trao đổi dữ liệu với các hệ thống khác. Các thông tin cần quản lý bao gồm: cách thức sản xuất sản phẩm, định mức vật tư, định mức tài nguyên, quy trình sản xuất, kết quả sản xuất.

Chức năng Quản lý truy xuất nguồn gốc:

Hệ thống MES có khả năng mã hóa thông tin sản phẩm về định dạng QR code hoặc Barcode. Vì vậy khi có nhu cầu tra cứu thông tin về nguồn gốc sản phẩm, nhà cung cấp… người dùng có thể dễ dàng truy xuất thông tin bằng một vài thao tác.

Chức năng Quản lý các nguồn lực:

Toàn bộ nguồn lực liên quan đến hoạt động sản xuất như: nguyên vật liệu, công suất trang thiết bị, nhân lực đều được hệ thống tự động thực hiện khai báo, trao đổi và phân tích thông tin để giúp người dùng đưa ra quyết định phù hợp nhất về đơn đặt hàng.

Chức năng Ra lệnh sản xuất:

Chức năng ra lệnh sản xuất bao gồm các nhiệm vụ sau:

Xác định hoặc phân bổ các lô cho các lệnh sản xuất.

Chuyđịnh hotryđịnh hoặcác lnh hoặc phân.

Gửi các lệnh sản xuất đã sẵn sàng đến các trung tâm sản xuất hay dây chuyền sản xuất.

Điều chỉnh khi xảy ra các sự cố nằm ngoài kế hoạch.

Chức năng Thu thập dữ liệu sản xuất:

Bao gồm thu thập, lưu trữ và trao đổi dữ liệu thực hiện sản xuất, trạng thái thiết bị, thông tin lô nguyên liệu và nhật ký sản xuất.

Chức năng Phân tích hoạt động sản xuất:

Thiết lập hệ báo cáo hữu ích từ dữ liệu được thu thập được chẳng hạn như báo cáo tổng quan về các sản phẩm đang sản xuất (WIP) và hiệu suất sản xuất của các giai đoạn trước như hiệu quả tổng thể của thiết bị hoặc bất kỳ chỉ số hiệu suất nào khác.

Chức năng Quản lý thiết bị sản xuất:

Hệ thống MES sẽ theo dõi và cảnh báo những thiết bị nào cần thực hiện bảo dưỡng và thời gian đề xuất. Ngoài ra hệ thống có khả năng cung cấp thông tin về tình trạng hoạt động của các thiết bị. Phối hợp cùng với thông tin của hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm sẽ có thể đưa ra các báo cáo liên quan giữa chất lượng sản phẩm và tình trạng thiết bị.

>>> Tham khảo: Phân hệ Phần mềm quản lý Máy móc, thiết bị BRAVO

Chức năng Quản lý chất lượng:

Hệ thống MES cũng có khả năng kiểm soát và phân tích các lỗi trong quá trình sản xuất. Để đáp ứng chuyên sâu hơn về chức năng này, doanh nghiệp có thể sử dụng các phần mềm quản lý chuyên biệt.

3. Vai trò và lợi ích khi doanh nghiệp ứng dụng hệ thống MES

Toàn bộ các cơ sở sản xuất, đặc biệt là những nhà máy có quy mô lớn, sản xuất số lượng thành phẩm lớn đều cần tới MES.

Hệ thống MES giúp nâng cao công suất hoạt động của trang thiết bị máy móc, cải thiện chất lượng sản xuất: Các khảo sát đánh giá đã chỉ ra rằng, với việc ứng dụng hệ thống MES, năng suất sản xuất của doanh nghiệp sẽ đạt mức tăng trưởng từ 3% - 8%. Thậm chí có thể lên tới 30% tại các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm và dược phẩm.

Hệ thống MES giúp tối ưu quy trinh sản xuất, hạn chế sai sót ngay từ đầu giúp cho chất lượng sản phẩm đầu ra được đảm bảo: Thông qua chức năng phân tích và báo cáo trực quan từ hệ thống, quy trình sản xuất hoàn toàn được tối ưu. Đặc biệt vấn đề về độ trễ trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin được giảm thiểu. Điều này không chỉ giúp cho các nhà quản trị nhận diện và nắm bắt các cơ hội mới trên thị trường mà đội ngũ nhân viên cũng dễ dàng kiểm soát quy trình sản xuất để chất lượng sản phẩm đầu ra được đảm bảo.

Hệ thống MES giúp tối ưu chi phí sản xuất hiệu quả

Đảm bảo lượng hàng tồn kho phù hợp; Giảm thiểu chi phí nhân công; Chi phí khắc phục lỗi sản xuất là những lợi ích rõ rệt mà hệ thống MES đem lại. Chính vì vậy mà chi phí sản xuất chung của hoạt động sản xuất cũng sẽ được tối ưu hiệu quả. Ví dụ như:

Mỗi lô hàng, sau khi ứng dụng MES doanh nghiệp có thể tiết kiệm đến 2h đồng hồ cho quá trình kiểm kê. Như vậy nếu số lượng lên tới hàng chục lô thì thời gian và chi phí nhân công cũng sẽ được cắt giảm đáng kể. Một công ty trong ngành dược phẩm hàng năm có thể phải chi trả lên tới hàng triệu đô la với những lô hàng hóa bị loại bỏ do lỗi quy trình.

4. Phân biệt Phần mềm MES và Phần mềm ERP trong doanh nghiệp

MES và ERP là 2 hệ thống được ứng dụng phổ biến trong công tác quản lý và vận hành doanh nghiệp. Tuy nhiên đây là 2 phần mềm có những tính năng khác biệt. Vì vậy, nhà quản trị cần phải hiểu và phân biệt rõ ràng để có thể lựa chọn phần mềm mang lại lợi ích phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.

Phạm vi áp dụng

Phần mềm MES tập trung hoàn toàn quá trình tối ưu trong hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp. Ứng dụng cho phép doanh nghiệp theo dõi, giám sát và thu thập dữ liệu chính xác về quá trình sản xuất. MES tối ưu sản xuất thông qua cơ chế bằng quản lý và báo cáo về hoạt động của nhà máy trong thời gian thực. Các chức năng của MES không có khả năng mở rộng để ứng dụng trong các doanh nghiệp lĩnh vực không có liên quan đến sản xuất như quản lý tài chính hoặc chăm sóc khách hàng.

Phần mềm ERP có thể hỗ trợ trong một phạm vi rộng hơn bằng việc quản lý tài nguyên trên toàn bộ doanh nghiệp. Đem lại nhiều lợi ích với vai trò gia tăng lợi nhuận và hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp như: Kết nối các hoạt động sản xuất với toàn bộ tổ chức; Cải thiện dịch vụ khách hàng; Tăng khả năng hiển thị và kiểm soát chi phí…

Liên quan đến bộ phận sản xuất, ERP được sử dụng để tạo và quản lý lịch trình cơ bản của nhà máy bao gồm sản xuất, sử dụng vật liệu, giao hàng và vận chuyển, làm cho thông tin trở thành trung tâm của hoạt động. Ngoài ra tùy thuộc vào năng lực triển khai của từng nhà cung cấp, phần mềm ERP còn có khả năng quản lý từ thông tin hồ sơ tài sản, thiết bị đến kế hoạch bảo dưỡng tài sản, thiết bị; cảnh báo và theo dõi thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, thiết bị; cập nhật và tra cứu nhật trình, nhật ký vận hành của thiết bị…

Thời điểm và hoàn cảnh ứng dụng

Bản thân nhà lãnh đạo cần hiểu rõ và hiểu đúng về thực trạng cũng như định hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai để có thể đi đến một quyết định đúng đắn về việc ứng dụng các phần mềm hỗ trợ.

Phần mềm MES là lựa chọn đúng đắn khi doanh nghiệp đang cần:

Tập trung chủ yếu vào hoạt động gia công, sản xuất liên tục với số lượng lớn.

Nguyên liệu đầu vào được kiểm định khắt khe theo các tiêu chuẩn về chất lượng và số lượng.

Mỗi đơn vị nhà máy, phân xưởng lại ứng dụng những quy trình sản xuất khác nhau.

Các yêu cầu về theo dõi, kiểm tra, bảo dưỡng máy móc thiết bị thật chặt chẽ

Phần mềm ERP nên được áp dụng khi:

Các chi nhánh, phân xưởng của doanh nghiệp có chung quy trình sản xuất

Doanh nghiệp có nhu cầu quản lý đồng bộ và kết nối thông tin dữ liệu chặt chẽ

Dữ liệu tại bộ phận sản xuất có sự liên quan và chi phối tới nhiều bộ phận phòng ban khác như kế toán, kinh doanh, nhân sự…

Nhà quản trị có nhu cầu phân tích, đánh giá khái quát toàn bộ tình hình doanh nghiệp hoặc đang gặp vấn đề trong việc quản lý tổng thể.

Từ những thông tin trên, có thể khẳng định rằng hệ thống MES là sự hỗ trợ cho ERP. Phần mềm ERP biết tại sao và MES thì có cách để giải quyết nó. Đó là một mối quan hệ cộng sinh cần thiết. Hệ thống MES hoàn toàn có thể được tích hợp với các hệ thống ERP một cách đơn giản và tạo nên một vòng thông tin khép kín, một nền tảng vững chắc cho quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Ngoài ra sự kết hợp đó sẽ cung cấp dữ liệu thông tin đầy đủ, bao quát để các nhà quản trị thực thi các chiến lược sản xuất và vận hành hiệu quả hơn.
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Cao cấp

Doanh nghiệp xanh đi liền với phát triển bền vững​

Tăng trưởng xanh đang là xu thế mới trong tăng trưởng kinh tế hiện nay, thực hiện mục tiêu kép phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Xu thế này đã thúc đẩy sự ra đời một mô hình xanh đó chính là doanh nghiệp xanh. Vậy doanh nghiệp xanh là gì? Các bước để trở thành doanh nghiệp xanh như thế nào?

1. Doanh nghiệp xanh là gì?

Doanh nghiệp xanh hay Doanh nghiệp bền vững là doanh nghiệp có tác động tiêu cực tối thiểu hoặc có khả năng tác động tích cực đến môi trường, cộng đồng, nền kinh tế toàn cầu hoặc địa phương. Doanh nghiệp xanh hoạt động có trách nhiệm với xã hội, tập trung vào việc thực hiện những quy tắc và thông lệ có lợi cho người lao động và cộng đồng.
Việc trở thành doanh nghiệp xanh giúp cho bản thân doanh nghiệp có môi trường làm việc trong lành, giảm thiểu tối đa được những hệ lụy với môi trường sống, với xã hội, góp phần tạo thương hiệu và sự ủng hộ của người tiêu dùng.

2. Các bước để trở thành một "Doanh nghiệp xanh"

Các bước chiến lược để doanh nghiệp trở thành một “Doanh nghiệp xanh”:
  • Bước 1: Tuân thủ các nguyên tắc bảo vệ môi trường
Để trở thành một “Doanh nghiệp xanh”, doanh nghiệp nên thực hiện đúng những nguyên tắc bảo vệ môi trường liên quan tới công việc kinh doanh. Việc này không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, mà còn giúp cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất và kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
  • Bước 2: Phát triển một hệ thống quản lý tối ưu
Kế hoạch quản lý hợp lý sẽ giúp tạo ra một không gian làm việc thân thiện với môi trường và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng.
  • Bước 3: Thiết lập văn phòng xanh
Xây dựng một “Văn phòng xanh” với hệ thống điều hòa nhiệt độ cũng như các thiết bị văn phòng, hệ thống ánh sáng sử dụng năng lượng hiệu quả góp phần giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí.
  • Bước 4: Mua sắm “xanh”
Doanh nghiệp cần phải cân nhắc mua các sản phẩm thân thiện với môi trường như: Các sản phẩm tiết kiệm năng lượng; Chế phẩm sinh học; Các sản phẩm không gây độc hại; Sản phẩm có thể làm mới hoặc tái chế; …
  • Bước 5: Sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng
Việc sử dụng hợp lý nguồn năng lượng là phương thức dễ dàng và hiệu quả nhất giúp cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận, và tạo giá trị cho doanh nghiệp.
  • Bước 6: Giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế rác thải
Dù doanh nghiệp thải ra bất kì loại rác thải hay khối lượng rác như thế nào nó cũng rất tốn kém. Vì thế hạn chế rác thải sẽ tiết kiệm chi phí thu dọn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, các phương pháp giảm thiểu rác thải cũng giúp tiết kiệm chi phí mua nguyên liệu thô, các vật dụng và thiết bị văn phòng.

3. Việt Nam định hướng phát triển nền kinh tế xanh

Phát triển kinh tế gắn với chống biến đổi khí hậu, gìn giữ môi trường sống là một trong những vấn đề quan trọng tại Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu COP26. Đại diện cho Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh việc ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi tự nhiên phải trở thành ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách phát triển, là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của mọi cấp, mọi ngành, mọi doanh nghiệp và người dân. Đặc biệt, khoa học phải đi trước để dẫn dắt, thúc đẩy chuyển đổi mô hình phát triển hướng tới kinh tế xanh hiện đại.
web.PNG
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) - Ảnh: Reuters
Đầu tháng 10/2021, Chính phủ Việt Nam cũng đã ký Quyết định số 1658/QĐ-TTG phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050”, với mục tiêu chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, áp dụng dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Theo xu hướng đó, nhiều doanh nghiệp đã không ngừng nghiên cứu, tiếp cận khoa học hiện đại, ứng dụng công nghệ để mang đến những sản phẩm có ích cho cộng đồng.

4. BRAVO với phát triển kinh tế xanh bền vững

Nhận thức rõ vấn đề này, cộng đồng doanh nghiệp xác định là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp “tăng trưởng xanh”. Việc thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, đảm bảo phát triển bền vững.
Là một trong những doanh nghiệp nằm trong Top 10 Sao Khuê 2021, BRAVO đã và đang triển khai định hướng tập trung phát triển bền vững hướng đến kinh tế xanh. Lấy CNTT làm trọng tâm, BRAVO tin tưởng vào sứ mệnh đem giải pháp công nghệ hiện đại vào vận hành doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giảm quy trình giấy tờ, tối ưu chi phí quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực và nâng cao hiệu quả SXKD của doanh nghiệp.
BRAVO luôn không ngừng đầu tư nghiên cứu, phát triển và đẩy nhanh tốc độ ứng dụng công nghệ mới vào sản phẩm. Và thực tế đã chứng minh, phần mềm quản trị doanh nghiệp BRAVO 8R2 với chất lượng ngày càng được nâng cao, giúp doanh nghiệp tự tin trong công cuộc chuyển đổi số, số hóa quy trình. BRAVO 8R2 mang đến những thông tin chính xác, kịp thời về tình hình hoạt động của doanh nghiệp thông qua các công cụ thống kê, phân tích và khả năng truy xuất, tra cứu mọi lúc, mọi nơi với dữ liệu phát sinh theo thời gian thực.

Xem thêm: Phân hệ Quản trị Nhân sự - Tiền lương của BRAVO.
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Cao cấp

PC AI: Cuộc đua mới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo​



Thang6_11_ai-pc.jpg

AI được dự báo sẽ ‘hồi sinh’ thị trường máy vi tính – Ảnh: Reuters

Các nhà sản xuất chip đều đang thừa nhận rằng sự bùng nổ trong trí tuệ nhân tạo (AI) là sự thay đổi lớn nhất trong thập kỷ qua đối với thị trường máy tính cá nhân (PC). Ai cũng được kỳ vọng rằng sẽ hồi sinh thị trường PC vốn đang bị trì trệ. Tuy nhiên rào cản lớn nhất đối với các công ty công nghệ là họ sẽ phải đối đầu trực tiếp với 2 gã khổng lồ thống trị thị trường là Intel và AMD.
AI đánh thức thị trường PC đang ngủ đông
Tham vọng về một kỷ nguyên AI dành cho PC đã được trưng bày trong tuần này tại triển lãm thương mại Computex ở Đài Bắc. Giám đốc điều hành Qualcomm Cristiano Amon chia sẻ với các phóng viên: “Thị trường PC thực sự đã được tái sinh. AI đang định nghĩa lại hoàn toàn trải nghiệm máy tính cá nhân”, ông so sánh AI với sự ra đời của hệ điều hành Windows 95 gần 30 năm trước.
Qualcomm, nhà phát triển chip điện thoại thông minh hàng đầu thế giới đang đặt cược lớn vào thị trường máy tính xách tay. Chip Snapdragon X Elite của công ty sẽ được sử dụng trong các máy tính HP, Dell, Lenovo, Acer, Asus và Microsoft sắp tung ra thị trường vào tháng 6. Đây sẽ là những chiếc máy tính xách tay thương mại đầu tiên đáp ứng định nghĩa của Microsoft về PC AI, có đủ sức mạnh xử lý để xử lý hơn 40 nghìn tỷ thao tác mỗi giây (TOPS).
Hoạt động mỗi giây là thước đo sức mạnh xử lý của máy tính, với tính toán AI yêu cầu con số lên đến hàng nghìn tỷ.
Intel, nhà sản xuất bộ xử lý trung tâm (CPU) cho PC cũng đã giới thiệu chipset mới nhất của mình, Lunar Lake được trang bị bộ xử lý thần kinh (NPU), cung cấp 48 TOPS. Tuy nhiên những chiếc máy tính này sẽ chưa thể có mặt trên thị trường ít nhất cho đến mùa thu năm nay.
Thang6_11_xu-huong-AI-PC.png


AI PC được dự báo sẽ đạt thị phần 64% vào năm 2028. Theo Nikkei Asia.

“Chúng tôi kỳ vọng rằng đến năm 2028, 80% tổng số PC sẽ là PC AI và Intel đang dẫn đầu”, Giám đốc điều hành Intel Pat Gelsinger cho biết trong bài phát biểu quan trọng của mình tại Computex, đồng thời cho biết thêm rằng hơn 8 triệu PC được trang bị chip Intel Core Ultra đã được xuất xưởng kể từ khi phát hành vào tháng 12/2023.
Một đối thủ khác trong ngành PC là AMD gần đây đã trình làng chipset máy tính AI mạnh nhất thế giới theo lời của công ty. Sản phẩm có tên gọi Ryzen AI 300 có thể chạy 50 TOPS. AMD cho biết máy tính xách tay có chip này sẽ có mặt trên thị trường từ tháng 7, sớm hơn kỳ vọng của thị trường.
“Đây có lẽ là sự thay đổi lớn nhất về kiểu dáng của PC trong thập kỷ qua”, Lisa Su, Giám đốc điều hành của AMD nói với các phóng viên tại Computex.
Một trong những điểm thu hút khách hàng chính của PC AI sẽ là khả năng cung cấp các tính năng và ứng dụng trước đây chỉ có bằng cách kết nối với dịch vụ đám mây. Một số ví dụ ban đầu bao gồm khả năng dịch đồng thời, ghi chép lại cuộc họp theo thời gian thực và có trợ lý AI có thể trả lời các câu hỏi theo cách trò chuyện.

Người dùng liệu có hưởng ứng?

Các giám đốc điều hành trong ngành và những người theo dõi thị trường cho biết thành công sẽ phụ thuộc vào việc người tiêu dùng có thấy các tính năng mới do PC AI cung cấp hấp dẫn hay không, bất kể những máy tính đó đang chạy trên nền tảng Arm- hay X-86. Hầu hết các công ty nghiên cứu thị trường đều kỳ vọng tổng lượng PC xuất xưởng trong năm nay chỉ tăng trưởng ở mức tối thiểu.
Jeff Lin, nhà phân tích công nghệ của Omdia, cho biết kỷ nguyên PC AI chỉ mới bắt đầu. “AI tạo sinh chỉ là một phần của hệ sinh thái AI PC. Giao diện đối với người dùng và tương tác của người dùng với PC sẽ chứng kiến sự thay đổi. Tuy nhiên sẽ phải chờ đợi ít nhất cho đến khoảng năm 2028 để hệ sinh thái AI và trợ lý AI giao diện trên PC có thể phát triển và trở thành xu hướng chủ đạo”.

Xem thêm: Phần mềm kế toán phù hợp với các doanh nghiệp của BRAVO.
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Cao cấp

Thanh toán QR code đi đầu về tốc độ tăng trưởng, tăng 250%​


Thanh toán QR code vẫn đi đầu về tốc độ tăng trưởng với mức tăng 2,5 lần, theo sau là thanh toán thẻ quốc tế tăng 64%, thẻ nội địa tăng 7% và tổng giá trị thanh toán không tiền mặt tăng 58% so với cùng kỳ năm trước…
Thông tin trên vừa được công bố theo dữ liệu thống kê trong mạng lưới chấp nhận thanh toán Payoo trên toàn quốc. Trong đó, hình thức thanh toán không tiếp xúc qua NFC được ưa chuộng hơn, chiếm hơn 65% trong tổng số giao dịch qua thẻ.
Thanh toán không dùng tiền mặt lên ngôi
Theo Payoo, thanh toán không tiền mặt ngày càng được phổ biến là kết quả của quá trình nỗ lực từ Chính phủ, ngân hàng, tổ chức tài chính và sự hưởng ứng từ phía người dùng. Đặc biệt, kinh tế hồi phục ấn tượng làm cho người dân thoải mái hơn cho các dịch vụ chi tiêu như ăn uống, du lịch…
Cụ thể, ngành hàng thực phẩm và đồ uống (F&B) là ngành có phản ứng tích cực đón đầu sự hồi phục trong năm 2024. Một cuộc khảo sát trên 3000 doanh nghiệp F&B vừa qua cho thấy khoảng 80% doanh nghiệp ở Việt Nam có nguồn lực để phát triển trong năm 2024, trong đó gần 52% có kế hoạch mở rộng. Theo dự báo, năm nay giá trị thị trường F&B tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng 10,92% so với năm 2023.
Số liệu thống kê trong mạng lưới chấp nhận thanh toán Payoo cho thấy, số lượng và giá trị giao dịch lĩnh vực F&B qua hệ thống tăng tương ứng 38% và 54%. Hình thức thanh toán qua thẻ quốc tế vẫn thống trị nhưng giảm nhẹ với 65% số lượng giao dịch, tiếp đến là quét mã QR với 30% và thẻ nội địa với 5%.
Thang6_17_thanhtoan-qr-code.jpg

Ảnh: Người dân lựa chọn thanh toán mã QR khi mua sắm các dịch vụ, ăn uống

Ngoài ăn uống, du lịch cũng là mảng được phục hồi mạnh mẽ với số lượng khách du lịch nội địa và quốc tế liên tục tăng cao. Theo Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam từ đầu năm nay tăng 72% so với cùng kỳ năm 2023 và thậm chí tăng hơn 3% so với cao điểm trước dịch năm 2019.
Ghi nhận của Payoo trong nửa đầu năm 2024 cũng cho thấy, tỷ lệ sử dụng thẻ quốc tế phát hành tại nước ngoài qua nền tảng thanh toán Payoo tăng 2,6 lần về số lượng và 2,5 lần về giá trị so với cùng kỳ năm trước, tập trung chủ yếu ở các mảng: ăn uống, mua sắm tại trung tâm thương mại.
Ngoài ra, báo cáo gần đây của Payoo cho thấy, nhu cầu “đẹp bên ngoài, khỏe bên trong” của người dân đã hình thành và tăng trưởng khá đều đặn thể hiện qua số lượt bán vé giải chạy, đạp xe, số lượng giao dịch tại nhà thuốc, đơn vị bán thực phẩm chức năng hỗ trợ sức khỏe tăng cao. Dư địa tăng trưởng thị trường thuốc bán lẻ còn lớn khiến các doanh nghiệp dược phẩm tích cực mở rộng. Trên hệ thống Payoo, mảng bán lẻ dược phẩm ghi nhận mức tăng 2 lần số lượng và 2,4 lần giá trị giao dịch.
Bên cạnh đó, bán lẻ các thiết bị công nghệ sau một năm sụt giảm mạnh năm nay cũng có đà hồi phục tốt. Các “ông lớn” ngành bán lẻ điện thoại điện máy đã đặt mục tiêu doanh số quay trở lại thông qua nhiều biện pháp tăng chất lượng dịch vụ và tối ưu những điểm bán hiệu quả. Trên nền tảng Payoo, số lượng và giá trị giao dịch ở các doanh nghiệp thuộc mảng này đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ.
Nhóm siêu thị, cửa hàng tiện lợi vẫn giữ đà ổn định với mức tăng trưởng 50% số lượng và 30% giá trị. Đặc biệt, nhóm trung tâm thương mại – nơi tập trung các cửa hàng thời trang, mỹ phẩm và F&B cũng ghi điểm với kết quả kinh doanh nửa đầu năm khả quan, tăng 30% số lượng và 15% giá trị so với cùng kỳ.
Với kết quả ấn tượng đó, trong năm 2024, việc phát triển QR code toàn diện hơn nữa đang được các đơn vị đầu tư đẩy mạnh. Các ngân hàng, đơn vị trung gian thanh toán cũng cho ra mắt nhiều giải pháp ứng dụng thanh toán QR tiện lợi không chỉ dành cho doanh nghiệp lớn mà thích hợp với cả hộ kinh doanh vừa và nhỏ.
Dự báo cho thấy, nửa sau năm 2024 sẽ là thời kỳ phục hồi mạnh mẽ của ngành bán lẻ nhờ vào hai mùa cao điểm mua sắm là mùa hè và mùa lễ hội cuối năm. Các chương trình khuyến mại sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kích cầu tiêu dùng và tạo động lực cho nền kinh tế.
Chạy nước rút bổ sung sinh trắc học để hạn chế rủi ro
Theo đánh giá của các chuyên gia, thanh toán QR càng phát triển thì các hình thức lừa đảo dựa trên hình thức thanh toán này càng gia tăng, dù cho người dùng và doanh nghiệp đều có ý thức nâng cao tinh thần cảnh giác.
Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã thường xuyên có các văn bản chỉ đạo toàn ngành về tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động thanh toán, yêu cầu các tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán rà soát quy trình, quy định nội bộ.
Ngày 1/7 tới, theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, chuyển tiền trên 10 triệu đồng/lần hoặc trên 20 triệu đồng/ngày phải xác thực giao dịch bằng sinh trắc học. Đây cũng là động thái kịp thời của Chính phủ trong việc giúp ngăn chặn sử dụng các tài khoản không chính chủ để phục vụ các mục tiêu lừa đảo, gian lận, chiếm đoạt tiền, bảo vệ người dùng khỏi nguy cơ mất tiền do các tội phạm lừa đảo gây ra.
Về phía các ngân hàng và trung gian thanh toán hiện nay cũng đã liên tục gửi cảnh báo nâng cao đến tất cả khách hàng, khuyến nghị phải nâng cao cảnh giác, đồng thời sẵn sàng “chạy nước rút” để bổ sung xác thực sinh trắc học từ ngày 1/7 nhằm tăng đảm bảo an toàn, bảo vệ thông tin tài chính của người dùng.

Xem thêm: Phần mềm quản trị doanh nghiệp của BRAVO.
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Cao cấp

Ban hành nguyên tắc nghiên cứu phát triển hệ thống AI ở Việt Nam​


Quan điểm của Bộ KH&CN về việc nghiên cứu, phát triển các hệ thống AI ở Việt Nam là hướng đến một xã hội lấy con người làm trung tâm, mọi người được hưởng lợi ích từ AI.
Mới đây, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy vừa ký ban hành Quyết định 1290/QĐ-BKHCN về việc hướng dẫn một số nguyên tắc về nghiên cứu, phát triển các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) có trách nhiệm.
Theo đó, các hệ thống AI được đánh giá sẽ mang lại các lợi ích to lớn cho con người, xã hội và nền kinh tế thông qua việc hỗ trợ, giải quyết các vấn đề khó khăn mà con người, cộng đồng đang phải đối mặt. Tuy nhiên, cần nghiên cứu, có biện pháp giảm thiểu các rủi ro trong quá trình phát triển, sử dụng AI; cân đối các yếu tố kinh tế, đạo đức và pháp lý liên quan.
Vì vậy, các cơ quan chuyên môn cần nghiên cứu, xây dựng các tiêu chuẩn, hướng dẫn để định hướng kể cả đó là các quy định mềm và không có tính ràng buộc. Bên cạnh đó, việc chia sẻ, trao đổi thông tin về các quy trình, các biện pháp thực hành tốt giữa các bên liên quan cũng sẽ thúc đẩy sự đồng thuận để gia tăng lợi ích từ các hệ thống AI và kiểm soát được các rủi ro.
Quan điểm của Bộ KH&CN về việc nghiên cứu, phát triển các hệ thống AI ở Việt Nam là hướng đến một xã hội lấy con người làm trung tâm, mọi người được hưởng những lợi ích từ cuộc sống cũng như từ các hệ thống AI. Bộ KH&CN cũng cho rằng cần đảm bảo sự cân bằng hợp lý giữa lợi ích và rủi ro của các hệ thống AI, trong đó nhấn mạnh yêu cầu giảm thiểu nguy cơ xâm phạm quyền hoặc lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân từ các hệ thống AI…
THang6_21_Ban-hanh-quy-tac-phat-trien-he-thong-AI.jpeg

Trong hướng dẫn, Bộ KH&CN đã đưa ra 9 nguyên tắc nghiên cứu, phát triển các hệ thống AI: tinh thần hợp tác, thúc đẩy đổi mới sáng tạo; tính minh bạch; khả năng kiểm soát; an toàn; bảo mật; quyền riêng tư; tôn trọng quyền và phẩm giá con người; hỗ trợ người dùng; trách nhiệm giải trình.
Về nguyên tắc an toàn, Bộ KH&CN yêu cầu nhà phát triển cần đảm bảo rằng hệ thống AI sẽ không gây tổn hại đến tính mạng, thân thể hoặc tài sản của người dùng hoặc bên thứ ba kể cả thông qua trung gian.
Về quyền riêng tư, nhà phát triển cần đảm bảo rằng hệ thống AI không vi phạm quyền riêng tư của người dùng hoặc bên thứ ba. “Quyền riêng tư được đề cập trong nguyên tắc này bao gồm quyền riêng tư về không gian (sự yên bình trong cuộc sống cá nhân), quyền riêng tư về thông tin (dữ liệu cá nhân) và sự bí mật của việc thông tin liên lạc”, Bộ KH-CN hướng dẫn.
Về tôn trọng quyền và phẩm giá con người, Bộ KH&CN yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan khi phát triển các hệ thống AI có liên quan tới con người, các nhà phát triển phải đặc biệt quan tâm đến việc tôn trọng quyền và phẩm giá con người của các cá nhân liên quan; các nhà phát triển cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo rằng hệ thống AI không vi phạm các giá trị của con người, đạo đức xã hội theo các nguyên tắc cơ bản của Việt Nam.
Bộ KH&CN cũng cho biết, trong thời gian tới các nguyên tắc, hướng dẫn sẽ tiếp tục được cập nhật để phù hợp với thực tiễn.

Xem thêm: Phần mềm kế toán phù hợp với các doanh nghiệp của BRAVO.
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Cao cấp

Quy định về tiền điện tử chính thức có hiệu lực từ 1/7/2024​


Việc hoàn thiện quy định pháp lý cho tiền điện tử tại Nghị định 52 sẽ góp phần ngăn ngừa, loại trừ các phương tiện thanh toán không hợp pháp do các tổ chức không được phép phát hành.
Ngày 15/5/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2024/NĐ-CP (Nghị định 52) quy định về thanh toán không dùng tiền mặt (có hiệu lực từ ngày 1/7/2024), thay thế Nghị định số 101 năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung).
Nghị định 52 là văn bản pháp lý quan trọng về lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt, có ảnh hưởng rộng đến nhiều lĩnh vực, đối tượng, tổ chức, cá nhân liên quan; góp phần tạo lập khuôn khổ pháp lý cơ bản, vững chắc cho hoạt thanh toán không dùng tiền mặt, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, tạo thuận lợi cho chuyển đổi số ngành ngân hàng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới, tiện ích, an toàn với chi phí hợp lý.
Một số nội dung chính sách lớn đã được thể chế hoá bằng quy định cụ thể tại Nghị định số 52/2024/NĐ-CP.
Cụ thể như, Nghị định đã bổ sung một số quy định về tiền điện tử; trong đó, định nghĩa, làm rõ bản chất của tiền điện tử; quy định cụ thể các hình thức thể hiện của tiền điện tử được sử dụng trong hoạt động thanh toán bao gồm ví điện tử, thẻ trả trước; đối tượng cung ứng tiền điện tử bao gồm: ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (cung ứng dịch vụ ví điện tử và thẻ trả trước) và tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (cung ứng dịch vụ ví điện tử liên kết với tài khoản thanh toán của khách hàng mở tại ngân hàng).
Thang6_25_quy-dinh-tien-dien-tu.jpg

Việc hoàn thiện quy định pháp lý cho tiền điện tử tại Nghị định 52 sẽ góp phần ngăn ngừa, loại trừ các phương tiện thanh toán không hợp pháp do các tổ chức không được phép phát hành, hỗ trợ các cơ quan có thẩm quyền trong việc ngăn ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền điện tử (theo Đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kèm theo Quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 21/8/2017).
Nghị định 52 đã bổ sung quy định để làm rõ khái niệm thanh toán quốc tế, hệ thống thanh toán quốc tế; vai trò quản lý nhà nước của NHNN đối với thanh toán quốc tế; quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài, thực hiện dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế; quy định việc chấp thuận tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và điều kiện để được chấp thuận; quy định về việc các bên liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và đáp ứng các yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam nhằm quản lý các luồng giao dịch xuyên biên giới.
Quy định về thanh toán quốc tế tại Nghị định 52/2024/NĐ-CP nhằm nâng cao vai trò quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động thanh toán quốc tế và đẩy mạnh các mô hình hợp tác cung ứng dịch vụ thanh toán xuyên biên giới trong bối cảnh phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo cũng như hỗ trợ thanh toán đối với thương mại điện tử ngày càng gia tăng.
Trong quá trình theo dõi việc thực thi các quy định pháp luật về tài khoản thanh toán, Nghị định 52 đã sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan để phù hợp hơn với thực tiễn, như quy định về mở và sử dụng tài khoản thanh toán; ủy quyền sử dụng tài khoản thanh toán; phong tỏa tài khoản thanh toán; xử lý sau khi chấm dứt phong tỏa; các trường hợp đóng tài khoản thanh toán; xử lý số dư khi đóng tài khoản thanh toán…
Nghị định 52 cũng đã bổ sung quy định về dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng để phù hợp với quy định tại Luật các tổ chức tín dụng năm 2024 và Luật Đầu tư năm 2020, trong đó: quy định cụ thể phạm vi các chủ thể được cung ứng (gồm ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích); quy định điều kiện và hồ sơ, quy trình, thủ tục để được NHNN chấp thuận, thu hồi văn bản về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.
Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung một số quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ TGTT để phù hợp nhu cầu thực tiễn cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cung ứng dịch vụ, nâng cao hiệu quả vai trò quản lý nhà nước trong hoạt động cung ứng dịch vụ TGTT.

Xem thêm: Phần mềm quản trị Nhân sự - Tiền lương của BRAVO.
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Cao cấp

Bộ Công Thương ban hành nghị định riêng quản lý hàng hóa trên sàn TMĐT​


Bộ trưởng Bộ Công Thương khẳng định sẽ đề xuất với Chính phủ để ban hành riêng một nghị định để quản lý hàng hóa trên thương mại điện tử.
Tăng cường công tác quản lý hoạt động thương mại điện tử

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tăng cường kiểm soát nguồn gốc xuất xứ, tránh hàng giả, hàng kém chất lượng qua thương mại điện tử, đặc biệt là hàng hoá nhập khẩu. Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trong buổi chất vấn và trả lời chất vấn vào chiều 4/6 tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15.
Trả lời ý kiến các địa biểu cho rằng cần phải có chế tài xử lý với hàng hóa vi phạm trên thương mại điện tử. Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, riêng trong năm 2023, đã tiếp nhận và gỡ bỏ hơn 18.000 sản phẩm và chặn hơn 5.000 gian hàng vi phạm các quy định của pháp luật. Thời gian tới, Bộ sẽ đề xuất với Chính phủ để ban hành riêng 1 nghị định để quản lý mặt hàng này.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên thông tin: “Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chủ động phối hợp các bộ ngành chức năng tham mưu Chính phủ xem xét ban hành nghị định về quản lý hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử. Theo đó, tách bạch giữa luồng hóa thông thường với hàng hóa thương mại điện tử để tăng cường quản lý người bán nước ngoài qua kênh này”.
Đối với giải pháp chống thất thu thuế thương mại điện tử, hiện nay Bộ Công Thương đang tích cực phối hợp với ngành thuế và Bộ Tài chính chia sẻ dữ liệu của hơn 900 website và gần 300 ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử để thực hiện rà soát.
“Khẩn trương hoàn thành kết nối hệ thống giữa cơ quan chức năng của Bộ Công Thương và Tổng cục thuế để trao đổi dữ liệu các website ứng dụng thương mại điện tử bán hàng trong tháng 6/2024”, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đang tham mưu Chính phủ xem xét bãi bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng với hàng hóa nhập khẩu giá trị nhỏ, tránh tình trạng nhập khẩu qua thương mại điện tử cạnh tranh với hàng trong nước mà không bị áp thuế.
Livestream bán hàng phải đóng thuế
Có thể thấy là hoạt động thương mại điện tử đang ngày càng phát triển và đa dạng hình thức. Phổ biến gần đây là các phiên livestream trên các nền tảng mạng xã hội và được quảng cáo với doanh thu rất lớn, lên đến vài chục, thậm chí cả trăm tỷ đồng. Nhiều người đặt ra câu hỏi liệu hoạt động này có phải đóng thuế hay không?
Quản lý TMĐT

Hình thức livestream bán hàng có phát sinh doanh thu, thu nhập nên phải đóng thuế (Ảnh minh họa)
Trước những thông tin này, trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ mới đây, đại diện Bộ Tài Chính cho biết, hình thức livestream bán hàng có phát sinh doanh thu, thu nhập nên phải đóng thuế, cụ thể là thuế thu nhập cá nhân và thuế quản lý hộ kinh doanh.
Thứ trưởng Bộ Tài Chính Nguyễn Đức Chi cho biết: “Hoạt động livestream bán hàng trên mạng, nếu là cá nhân thực hiện hoạt động này có phát sinh doanh thu phải chịu thuế với thu nhập bản thân điều chỉnh bởi luật thuế thu nhập cá nhân. Đối với hộ kinh doanh thì thực hiện quản lý thu thuế theo quy định liên quan đến quản lý với hộ kinh doanh”.
Theo các chuyên gia, thu nhập từ hình thức livestream là khá linh hoạt, với mức chiết khấu có thể khác nhau tùy vào mỗi phiên. Vì vậy, mỗi người làm livestream cần nắm rõ thỏa thuận của mình với nhãn hàng để biết mức doanh thu đóng thuế, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân của mình.
Đại diện Bộ Tài chính cũng cho biết, thời gian tới Bộ sẽ tăng cường tuyên truyền thông tin đến các cá nhân, hộ kinh doanh trên thương mại điện tử, để họ tự giác nộp thuế, tiến tới không còn trường hợp vi phạm, phải kiểm tra, xử lý.
Ngoài ra, Bộ cũng đề xuất sửa quy định theo hướng, yêu cầu các sàn thương mại điện tử phải kê khai, nộp thuế thay cho các cá nhân kinh doanh trên sàn,
Trong đó có cả livestream, để giảm đầu mối kê khai, giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính. Năm 2023, doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đã lên tới 3,5 triệu tỷ đồng,với số thuế nộp khoảng 97 nghìn tỷ đồng.

Xem thêm: Phần mềm kế toán phù hợp với các doanh nghiệp của BRAVO.
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Cao cấp

NSS: Xu thế quản trị số, giải pháp nào cho các doanh nghiệp?​


Xu hướng quản trị doanh nghiệp ngày càng có nhiều thay đổi, đặc biệt là khi đại dịch Covid xuất hiện khiến nhiều mô hình cũ trở nên kém hiệu quả. Lúc này, doanh nghiệp cần có sự nhanh nhạy, nắm bắt nhanh chóng những chuyển biến của thời cuộc. Quản trị doanh nghiệp trong kỷ nguyên số với nhiều sự hỗ trợ từ công nghệ hiện đại đang mang đến cả cơ hội và thách thức.
Với các doanh nghiệp hiện nay, việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh cũng như quản lý là điều đương nhiên phải có. Nhưng họ còn đòi hỏi cao hơn là những hệ thống phần mềm liên phòng ban để có thể quan trị tổng thể doanh nghiệp. Song song với đó là ứng dụng AI, công nghệ cao vào từng hoạt động.
Năm 2024, Bộ Thông tin và Truyền thông định hướng “Dữ liệu số, Quản trị số, phát triển công nghiệp công nghệ số và số hóa các ngành kinh tế” là 4 ưu tiên chính của Chuyển đổi số quốc gia, tạo động lực để phát triển kinh tế; Chiến lược Chuyển đổi số Việt Nam định hướng đến năm 2030 là nền tảng số, toàn dân, toàn diện. Điều này cho thấy rằng xu thế quản trị số – triển khai hệ thống quản trị tổng thể doanh nghiệp ERP vào là điều vô cùng cần thiết.
Báo Nhịp sống số đưa tin Xu thế quản trị số, giải pháp BRAVO ERP cho các doanh nghiệp

Bài viết được đăng tải trên báo điện tử Nhịp Sống số (ngày 22/04/2024)
Là doanh nghiệp tiên phong trong ngành CNTT Việt Nam, Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO đặt cho mình trọng trách, sứ mệnh tạo ra các công cụ quản trị phù hợp với xu thế tương lai. Hệ thống quản trị doanh nghiệp BRAVO 8R3 (ERP-VN) của BRAVO đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cơ bản của một hệ thống ERP là “Quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy trình của tất cả bộ phận phòng ban trong doanh nghiệp”. Sản phẩm hội tụ những điểm nổi bật về công nghệ với nền tảng BRAVO Web Service, được thiết kế phân lớp sử dụng kiến trúc micro-services, đảm bảo các tiêu chuẩn về an ninh mạng OWASP/ NIST; đáp ứng yêu cầu về hiệu năng cao với HA services. Phần mềm hỗ trợ người dùng sử dụng trên đa nền tảng (Win, Web, Mobile), sử dụng các công nghệ .NET, Xamarin, Angular, SignalR… cùng cơ sở dữ liệu Microsoft SQL để phát triển.
Hệ thống ERP của BRAVO hỗ trợ và đồng hành cùng các doanh nghiệp hòa mình vào xu hết quản trị số của hiện tại và tương lại. Khi ứng dụng phần mềm BRAVO vào quản lý sản xuất kinh doanh, nhà quản lý sẽ được cung cấp thông tin qua các màn hình cảnh báo và các báo cáo với dữ liệu sống động một cách nhanh chóng, chính xác, từ đó dễ dàng xử lý công việc và đưa ra các quyết định của mình.
Khi ứng dụng giải pháp ERP của BRAVO vào, doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi ích như:
  • Truy cập thông tin nhanh chóng với độ chính xác, an toàn và ổn định theo thời gian thực.
  • Giúp đồng bộ các nguồn dữ liệu theo quy trình sẽ tránh được sự trùng lặp giữa các công việc.
  • Giám sát và cân bằng khả năng tài chính và sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
  • Giám sát và theo dõi đầy đủ các tiến độ cung cấp hàng hóa cho khách hàng, cũng như việc tiếp nhận vật tư hàng hóa từ nhà cung cấp.
  • Tăng cường khả năng tương thích nhanh với quy trình kinh doanh.
  • Khả năng mở rộng hệ thống sản xuất kinh doanh sẽ đồng bộ và nhanh chóng.
  • Giảm thời gian lưu chuyển và xoay vòng nhanh tiền hàng và hàng hóa, vật tư.
  • Đáp ứng yêu cầu thương mại điện tử và kinh doanh số.
  • Giảm thiểu các chi phí bất hợp lý và giám sát chặt chẽ các khoản chi phí
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong thời kỳ cạnh trong khốc liệt như hiện nay, thì những lợi ích này sẽ giúp doanh nghiệp vững vàng và phát triển nhanh, mạnh hơn so với các đối thủ của mình.
Trong suốt 25 năm xây dựng và phát triển, BRAVO luôn lấy chất lượng sản phẩm làm kim chỉ nam cho hoạt động của mình. Chính vì thế mà BRAVO đã xây dựng cho mình một nền tảng vững chắc, đó là: FrameWork Sản phẩm, Quy trình cung cấp dịch vụ… Đây là tiền đề để trong tương lai BRAVO tiếp tục theo đuổi sứ mệnh đưa công nghệ trở thành yếu tốt cốt lõi nhằm nâng cao năng lực quản lý, quản trị, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp để họ đạt hiệu quả, năng suất cao trong hoạt động SXKD.
Với BRAVO, sự tin tưởng của các khách hàng cũng như sự đánh giá cao từ giới chuyên môn vừa là mình chứng, vừa là động lực để công ty tiệp tục trên con đường trở thành bí quyết quản trị doanh nghiệp của khách hàng.
Ngày 13/4/2024 vừa qua tại Hà Nội, Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 đã được trang trọng được diễn ra với sự tham gia của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ Ngành cùng đại diện các doanh nghiệp và cơ quan truyền thông. Tại buổi lễ, giải pháp BRAVO 8R3 (ERP-VN) của Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO vinh dự được vinh danh giải thưởng Sao Khuê 2024 trong nhóm “Quản trị doanh nghiệp”.
Giải thưởng Sao Khuê 2024 vinh danh BRAVO ERP

Ông Ngô Đình Hải – Giám đốc khối Công nghệ lên nhận giải thưởng Sao Khuê 2024
Việc ứng dụng công nghệ vào một hoạt động sản xuất kinh doanh đang là một đòi hỏi cấp bách, sống còn với các doanh nghiệp hiện nay để tồn tại, phát triển, tăng sức cạnh tranh và bứt phá. BRAVO sẽ tiếp tục là trợ thủ của các doanh nghiệp trong xu thế quản trị số.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO.
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Cao cấp

Cách sử dụng NFC trên điện thoại để xác thực CCCD khi cài đặt sinh trắc học​


Đọc CCCD gắn chip bằng NFC là một bước quan trọng để cài đặt sinh trắc học trên các ứng dụng ngân hàng.
Đọc CCCD gắn chip bằng NFC là bước quan trọng trong quá trình xác thực thông tin khi cài đặt sinh trắc học trên các ứng dụng ngân hàng. Tuy nhiên NFC là gì và điện thoại nào có NFC thì không phải ai cũng biết.
Theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, từ ngày 1/7/2024, việc chuyển tiền qua tài khoản trực tuyến hoặc nạp tiền vào ví điện tử với số tiền trên 10 triệu đồng phải được xác thực bằng sinh trắc học qua khuôn mặt và vân tay.
Để tiến hành xác thực sinh trắc học, các ngân hàng thường yêu cầu quét khuôn mặt và đọc thẻ CCCD bằng công nghệ NFC. Tuy nhiên, đây là bước rất nhiều người gặp khó bởi không phải điện thoại nào cũng hỗ trợ NFC, hơn nữa việc đặt điện thoại vào đúng vị trí cũng không hề dễ dàng. Bài viết dưới đây hy vọng sẽ phần nào giúp bạn giải quyết những khó khăn trong bước này.
NFC là gì?
NFC là viết tắt của Near Field Communication, hay kết nối trường gần. Nói một cách đơn giản, nó là một tiêu chuẩn giao tiếp không dây dựa trên khoảng cách gần. Không giống như Wi-Fi hoặc Bluetooth, tương tác NFC bị giới hạn ở phạm vi cực ngắn. Bên cạnh điện thoại thông minh, đôi khi bạn có thể tìm thấy NFC trên máy tính bảng, loa, đồ sưu tầm và thậm chí cả máy chơi game như Nintendo Switch và 3DS.
NFC không phải là một công nghệ hoàn toàn mới. Nó là một bước phát triển của công nghệ RFID (nhận dạng tần số vô tuyến) đã tồn tại trong nhiều thập kỷ. Nếu bạn đã từng sử dụng thẻ chìa khóa để vào tòa nhà văn phòng hoặc phòng khách sạn thì bạn đã quen với cách thức hoạt động của loại hình giao tiếp này.
Cả RFID và NFC đều hoạt động theo nguyên tắc ghép cảm ứng. Tức là, một thiết bị đọc truyền một dòng điện qua một cuộn dây, từ đó tạo ra từ trường. Khi bạn mang thẻ (có cuộn dây riêng) đến gần đầu đọc, từ trường sẽ tạo ra một dòng điện bên trong thẻ mà không cần bất kỳ dây dẫn nào hoặc thậm chí là tiếp xúc vật lý. Khi quá trình kết nối ban đầu hoàn tất, dữ liệu được lưu trữ trên thẻ sẽ được truyền không dây đến đầu đọc.
NFC có phạm vi chỉ vài cm, hay thậm chí phải đặt sát và tiếp xúc trực tiếp. Ở trường hợp điện thoại và CCCD gắn chip, đầu đọc sẽ nằm trên điện thoại, còn chip NFC được tích hợp bên trong thẻ.
Cách xác thực CCCD bằng NFC
Trong phần hướng dẫn, đa số các ngân hàng sẽ yêu cầu bạn đặt điện thoại trực tiếp lên mặt sau CCCD. Tùy thuộc vào vị trí đầu đọc NFC trên điện thoại mà vị trí tương đối có thể hơi khác nhau. Ở CCCD, chip NFC nằm ở vị trí dấu mộc đỏ.
Thang6_26_su-dung-NFC.jpg

Để thao tác tối ưu nhất, bạn nên tạm thời tháo bỏ ốp điện thoại trong quá trình này và điều chỉnh trái-phải, lên-xuống cho đến khi app hiển thị hình ảnh đang đọc. Để không bị di dời hay lệch khỏi vị trí, bạn nên để cả điện thoại và CCCD lên một mặt phẳng cứng.
Theo hướng dẫn của ngân hàng Techcombank, CCCD nên nằm cao hơn phần trên điện thoại khoảng 1/3 chiều cao. Đối với iPhone 13 mà người viết sử dụng, vị trí này cho kết quả kết nối thành công.
Bạn có thể tra cứu thông tin xem thiết bị của mình có hỗ trợ NFC hay không. Được biết, trên iPhone NFC được hỗ trợ từ đời iPhone Xs. Nếu vẫn gặp khó khăn, bạn có thể ra chi nhánh ngân hàng để được hỗ trợ.

Xem thêm: Phần mềm kế toán phù hợp với các doanh nghiệp của BRAVO.
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Cao cấp

Xuất nhập khẩu đạt trên 303 tỷ USD, khu vực doanh nghiệp FDI chiếm ưu thế​


Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong 5 tháng đầu năm 2024 lên 303,94 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2023…
Theo số liệu thống kê sơ bộ được Tổng cục Hải quan công bố ngày 14/6, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 5/2024 (từ ngày 16/5 đến ngày 31/5/2024) đạt 32,74 tỷ USD, tăng 2,7% (tương ứng tăng 861 triệu USD) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 5/2024 (từ ngày 01/5 đến ngày 15/5/2024).
Kết quả đạt được trong nửa cuối tháng 5/2024 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong 5 tháng đầu năm 2024 đạt 303,94 tỷ USD, tăng 16% (tương ứng tăng 42 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 205,44 tỷ USD, tăng 13,7% (tương ứng tăng 24,82 tỷ USD); tổng trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 98,5 tỷ USD, tăng 21,1% (tương ứng tăng 17,18 tỷ USD).
Cụ thể, về xuất khẩu, trong kỳ 2 tháng 5/2024 đạt 17,56 tỷ USD, tăng 20,2% (tương ứng tăng 2,95 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 1 tháng 5/2024.
Trị giá xuất khẩu kỳ 2 tháng 5/2024 biến động tăng so với kỳ 1 tháng 5/2024 ở một số nhóm hàng sau: điện thoại các loại và linh kiện tăng 710 triệu USD (tương ứng tăng 39,9%); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng tăng 558 triệu USD (tương ứng tăng 31,2%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 327 triệu USD (tương ứng tăng 12,6%); sắt thép các loại tăng 262 triệu USD (tương ứng tăng 98%)…
Như vậy, tính chung 5 tháng đầu năm 2024, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 156,28 tỷ USD, tăng 14,9% (tương ứng tăng 20,23 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ 2 tháng 5/2024 đạt 12,66 tỷ USD, tăng 22% (tương ứng tăng 2,28 tỷ USD) so với kỳ 1 tháng 5/2024, qua đó nâng tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa trong 5 tháng đầu năm 2024 của nhóm các doanh nghiệp này lên 111,93 tỷ USD, tăng 13,1% (tương ứng tăng 12,95 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước, chiếm 71,6% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.
Thang6_19_xuat-nhap-khau-doanh-nghiep-FDI-2.jpg

Ảnh: Khối doanh nghiệp FDI chiếm 71,6% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.
Từ chiều ngược lại, trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 5/2024 đạt 15,18 tỷ USD, giảm 12,1% (tương ứng giảm 2,09 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 5/2024.
Trị giá nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 2 tháng 5/2024 giảm so với kỳ 1 tháng 5/2024 chủ yếu ở một số nhóm hàng sau: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 543 triệu USD (tương ứng giảm 12%); vải các loại giảm 200 triệu USD (tương ứng giảm 24,6%); máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng giảm 139 triệu USD (tương ứng giảm 6,3%); chất dẻo nguyên liệu giảm 133 triệu USD (tương ứng giảm 22,4%); xăng dầu các loại giảm 132 triệu USD (tương ứng giảm 30,4%); sắt thép các loại giảm 127 triệu USD (tương ứng giảm 20,4%)…
Bên cạnh đó, trị giá một số nhóm hàng nhập khẩu trong kỳ 2 tháng 5/2024 tăng mạnh so với kỳ trước như quặng và khoáng sản tăng 80 triệu USD (tương ứng tăng 99,9%); ngô tăng 62 triệu USD (tương ứng tăng 100%); điện thoại các loại và linh kiện tăng 43 triệu USD (tương ứng tăng 13,8%); phân bón các loại tăng 31,9 triệu USD (tương ứng tăng 44,2%)…
Thang6_19_xuat-nhap-khau-doanh-nghiep-FDI-1.png

Trị giá nhập khẩu của một số nhóm hàng lớn kỳ 1 tháng 5/2024 so với kỳ 2 tháng 5/2024. Nguồn: Tổng cục Hải quan.
Như vậy, tính trong 5 tháng đầu năm 2024, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 147,67 tỷ USD, tăng 17,3%, tương ứng tăng 21,77 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp FDI đạt 93,51 tỷ USD, tăng 14,5% (tương ứng tăng 11,87 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước, chiếm 63,4% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.
Như vậy, với kết quả trên, trong kỳ 2 tháng 5/2024, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 2,38 tỷ USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 8,61 tỷ USD, thấp hơn so với mức thặng dư 10,15 tỷ USD của cùng kỳ năm 2023.

Xem thêm: Phần mềm quản lý Nhân sự - Tiền lương của BRAVO.
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Cao cấp

Thời kỳ vàng của thị trường công nghệ châu Á: Các tập đoàn lớn tiến vào Việt Nam​


Những năm gần đây, châu Á đã trở thành ngôi sao sáng trong lĩnh vực công nghệ nhờ sự xuất hiện của hàng loạt các doanh nghiệp năng động, nhờ đó thu hút các tập đoàn công nghệ lớn đến thiết lập quan hệ hợp tác và đầu tư…
Theo Forbes, những doanh nghiệp đã lớn mạnh hiện có xu hướng muốn mở rộng kết nối với các công ty mới thành lập. Họ hợp tác với các công ty khởi nghiệp với mục tiêu tìm ra những triển vọng mới từ những ý tưởng đổi mới và sáng tạo.
Bên cạnh đó, các công ty công nghệ lớn cũng sẽ chuyển giao công nghệ của họ cho các doanh nghiệp nhỏ thông qua tài nguyên doanh nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm của doanh nghiệp hay các cuộc thi.
Đông Nam Á trở thành điểm đến của các tập đoàn công nghệ
Báo cáo của IESE chỉ ra 40% khoản đầu tư vốn mạo hiểm của doanh nghiệp toàn cầu vào năm 2019 đến từ châu Á. 9 quốc gia ở Đông và Đông Nam Á thu hút phần lớn nguồn vốn mạo hiểm bao gồm: Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam, Hồng Kông, Indonesia, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và Trung Quốc đại lục. Rõ ràng, sau nhiều thập kỷ đầu tư chủ yếu vào Trung Quốc, Nhật Bản hay Đài Loan, các công ty công nghệ hàng đầu đang mở rộng danh mục hợp tác sang các nước Đông Nam Á non trẻ và năng động.
Theo Forbes, một ví dụ về sự bùng nổ của doanh nghiệp công nghệ ở châu Á là sự trỗi dậy đầy bất ngờ của thị trường Việt Nam. Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông (MIC) tháng 5/2024, hơn 1.500 công ty công nghệ Việt Nam đang mở rộng ra nước ngoài với doanh thu xấp xỉ 7,5 tỷ USD, tương đương 80% thu nhập của tất cả các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Việt Nam là thị trường chiến lược của nhiều Tập đoàn muốn mở rộng tại Châu Á
Thang6_6_thi-truong-cong-nghe-viet-nam-2024-1.jpg

Việt Nam đã ghi nhận nhiều dòng vốn mới cùng các cam kết hợp tác phát triển từ doanh nghiệp công nghệ nổi tiếng của Mỹ

Các CEO của Apple, Microsoft và Nvidia đã đi khắp khu vực trong những tháng qua, và thực hiện cam kết đầu tư hàng tỷ USD vào nhiều quốc gia khu vực. Trong đó, Việt Nam đã ghi nhận nhiều dòng vốn mới cùng các cam kết hợp tác phát triển từ doanh nghiệp công nghệ nổi tiếng của Mỹ.
Tháng 4 năm nay, Trong cuộc gặp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, CEO Apple – Tim Cook cam kết sẽ mua nhiều hơn các linh phụ kiện từ các đối tác sản xuất tại Việt Nam, đồng thời tăng cường đầu tư và hỗ trợ Việt Nam đổi mới sáng tạo… Từ năm 2019 tới nay, Apple đã chi khoảng 400.000 tỷ đồng (tương đương 16 tỷ USD) cho khoảng 150 nhà cung cấp tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhà phát triển bán dẫn hàng đầu thế giới hiện nay là Nvidia cũng đang đẩy mạnh kết nối với các công ty công nghệ Việt Nam. Chẳng hạn mới đây, “kỳ lân công nghệ” Việt Nam VNG đã trở thành đối tác điện toán đám mây (Cloud) của Nvidia. Nvidia cũng đang hợp tác với công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam là FPT về nhà máy AI trị giá 200 triệu USD. Nvidia dự kiến sẽ tiếp tục kinh doanh tại Việt Nam khi nước này phát triển ngành bán dẫn.
Hay trước đó, thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và tăng năng lực sản xuất tại Việt Nam, Foxconn của Đài Loan, đối tác lắp ráp iPhone lớn nhất của Apple, đã đầu tư hơn 270 triệu USD để thúc đẩy sản xuất tại Việt Nam.
Tiềm năng của Việt Nam
Theo Jamie Nguyễn, Giám đốc điều hành của VMO Global, cơ chế chính sách của Chính phủ là một trong những động lực thu hút các công ty công nghệ quốc tế đến Việt Nam, giúp tạo ra những cơ hội mới cho thị trường trong nước, từ đó mở ra những quan hệ hợp tác để phát triển hoạt động và mở rộng kinh doanh.
Ngoài ra, tài nguyên nhân lực cũng là yếu tố giúp Việt Nam hấp dẫn bất kỳ công ty công nghệ nào. Việt Nam hiện đang tiếp nhận một lượng lớn sinh viên công nghệ thông tin tốt nghiệp, với khoảng hơn 57.000 người tham gia thị trường việc làm hàng năm và hơn 400 trường đại học cung cấp các khóa học liên quan đến khoa học và công nghệ, bao gồm trí tuệ nhân tạo, đám mây và dữ liệu lớn.
Việt Nam được dự báo sẽ chứng kiến sự gia tăng lớn nhất của khu vực cả về quy mô của nền kinh tế Internet vào năm 2025 và trong các giao dịch đầu tư từ năm 2025 đến năm 2030, theo báo cáo kinh tế SEA 2023.

Xem thêm: Phần mềm kế toán phù hợp với các doanh nghiệp của BRAVO.
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Cao cấp

Kinh tế TP.HCM tăng 6,46% trong 6 tháng đầu năm 2024​


Trong nửa đầu năm 2024, kinh tế TP.HCM tăng trưởng 6,46%, cao hơn 2,91% so với cùng kỳ năm 2023. Số liệu này được đưa ra tại phiên họp thường kỳ về tình hình kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm của UBND TP.HCM vào chiều 1/7.
Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2024 cho thấy, một số ngành, lĩnh vực kinh tế của TP.HCM tăng trưởng ổn định, cao hơn so với cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn Thành phố (GRDP) 6 tháng đầu năm ước tăng 6,46%, cao hơn 2,91% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,18% so với cùng kỳ; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 5,55%; khu vực dịch vụ đóng góp lớn nhất vào mức tăng GRDP khi tăng 7,26% so với cùng kỳ; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 4,39%. Dự ước vốn đầu tư toàn xã hội 6 tháng đầu năm đạt 18,2% so với GRDP.
Đến tháng 6, hoạt động thương mại và dịch vụ trên địa bàn diễn ra sôi nổi với nhiều chương trình được thực hiện nhằm kích cầu tiêu dùng, phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân trong mùa du lịch hè. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng dự ước tăng trưởng khá với mức tăng 10%, trong đó bán lẻ hàng hóa tăng 10,2%, lưu trú và ăn uống tăng 8,1%, dịch vụ lữ hành tăng 63,3% và dịch vụ khác tăng 7,2%.
Tổng doanh thu du lịch 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 92.643 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 48,8% so với kế hoạch năm 2024; khách du lịch nội địa đến TP.HCM ước đạt hơn 17,1 triệu lượt, tăng 4,4% so cùng kỳ năm 2023, đạt 45,1% so với kế hoạch năm 2024; khách quốc tế đến TP.HCM 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt gần 2,7 triệu lượt, tăng 38% so cùng kỳ năm 2023, đạt 44,6% so với kế hoạch năm 2024.
Thang7_2_kinh-te-hcm-6-thang-2024.jpg

Trong 6 tháng đầu năm 2024, GRDP TP.HCM tăng 6,46%, tốc độ cao nhất kể từ 2020
Tổng thu ngân sách nhà nước ước gần 264.457 tỷ đồng, đạt 54,77% dự toán, tăng 16,02% so cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa 202.153,983 tỷ đồng, đạt 57,45% dự toán, tăng 23,04% so cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: 62.300 tỷ đồng, đạt 47,63% dự toán, giảm 2,09% so cùng kỳ.
Thành phố đã giao và phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 là gần 79.264 tỷ đồng. Theo số liệu báo cáo của Kho bạc Nhà nước Thành phố, tính đến ngày 28/6/2024, tổng vốn kế hoạch đầu tư công năm 2024 của Thành phố đã giải ngân là 10.129 tỷ đồng, đạt 12,8% tổng kế hoạch vốn được giao.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, số doanh nghiệp thành lập mới đạt 25.250 doanh nghiệp với số vốn đăng ký mới đạt 194.799 tỷ đồng; vốn đăng ký bổ sung khoảng 133.160 tỷ đồng. Ngoài ra, có 1.771 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 4,7% so với cùng kỳ; 20.633 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động, tăng 12,2% so với cùng kỳ; 8.576 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 15,9% so với cùng kỳ.
Thành phố thu hút được khoảng 1,121 tỷ USD, giảm 19,5% so với cùng kỳ. Trong đó, có 597 dự án đầu tư nước ngoài được cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 192,65 triệu USD.

Xem thêm: Phần mềm kế toán phù hợp với các doanh nghiệp của BRAVO.
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Cao cấp

Hệ thống quản lý doanh nghiệp là gì? Quy trình, đặc điểm và lợi ích mang lại​


Trong thời đại công nghệ số, việc ứng dụng hệ thống quản lý doanh nghiệp là một phần tất yếu trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng. Hiện nay, các doanh nghiệp tại Việt Nam dần nhận thức được tầm quan trọng của nó. Vậy làm thế nào để lựa chọn hệ thống quản lý doanh nghiệp phù hợp và tối ưu hiệu quả nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Hệ thống quản lý doanh nghiệp là gì? Quy trình, đặc điểm và lợi ích mang lại

1. Hệ thống quản lý doanh nghiệp là gì?​

Hệ thống quản lý doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning – ERP) được biết đến là một loại công cụ sử dụng để quản lý và tổ chức tất cả các hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp trong một hệ thống duy nhất. Thay vì thực hiện các hoạt động quản lý bằng thủ công, hệ thống ERP tích hợp và tổng hợp các quy trình kinh doanh cốt lõi như quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý kho hàng và các hoạt động khác vào một nền tảng duy nhất. Từ đó, giúp doanh nghiệp quy trình hóa, nâng cao hiệu quả và giảm thiểu sai sót trong công tác quản lý, vận hành doanh nghiệp.

2. Các bước quy trình để xây dựng hệ thống quản lý doanh nghiệp hoàn chỉnh​

Quy trình để xây dựng hệ thống quản lý doanh nghiệp (ERP) là một quá trình phức tạp và có nhiều bước quan trọng. Dưới đây là 5 bước cần có trong quy trình xây dựng hệ thống quản lý doanh nghiệp hoàn chỉnh. Cụ thể:
2.1. Thiết lập cơ chế quản lý
Doanh nghiệp muốn quản lý tốt việc vận hành và định hướng phát triển đều không thể thiếu các văn bản quy định, chính sách của công ty. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn phải bổ sung thêm các quy định về việc quản lý tài chính trong tổ chức.
2.2. Tiến hành thiết lập cơ cấu tổ chức
Sau khi doanh nghiệp thực hiện thiết lập xong cơ chế quản lý, cần phác thảo cơ cấu tổ chức. Bao gồm các phòng ban, bộ phận và nhiệm vụ của họ là gì.
2.3. Hoạt động quản lý tài chính
Hoạt động này có tác động rất lớn đến sự phát triển của một doanh nghiệp. Việc quản lý tài chính sẽ bao gồm các chính sách quản lý nguồn vốn, tài sản, tiền mặt,… Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần có các quy định rõ ràng về việc sử dụng nguồn vốn hoặc tạm ứng.
2.4. Tổ chức quản lý các hoạt động liên quan đến việc sản xuất – kinh doanh
Hoạt động sản xuất – kinh doanh mang lại nguồn doanh thu rất lớn cho doanh nghiệp. Bao gồm các hoạt động như: sản xuất, bán hàng, chăm sóc khách hàng, nhập kho,…
2.5. Thực hiện quản lý các hoạt động hành chính
Quản lý hoạt động hành chính có nhiệm vụ đảm bảo các nhân viên trong phòng ban làm việc với nhau tốt hơn. Từ đó, giúp phát triển văn hóa nội bộ cho doanh nghiệp.

3. Hệ thống quản lý doanh nghiệp có vai trò như thế nào với doanh nghiệp​

Hiện nay, doanh nghiệp nào cũng đang cần đến hệ thống quản lý. Nhờ sử dụng hệ thống này, doanh nghiệp có thể phát triển bộ máy quản trị mạnh mẽ. Và quản lý hiệu quả rõ rệt các nguồn lực doanh nghiệp. Từ đó, nâng cao hiệu suất doanh nghiệp và tạo sự phát triển bền vững.
Vai trò của hệ thống quản lý doanh nghiệp còn được thể hiện qua các khía cạnh như sau:
  • Cung cấp nguồn dữ liệu uy tín
  • Hỗ trợ quyền truy cập ở các vị trí khác nhau thông qua thiết bị người dùng
  • Cải thiện tốc độ chính xác, tính nhất quán dữ liệu
  • Bảo mật thông tin, tài nguyên an toàn và tránh rò rỉ hay bị đánh cắp
  • Có thể điều chỉnh theo nhu cầu, đặc thù riêng của doanh nghiệp
  • Nền tảng có tính thích ứng tốt
  • Tăng cường tính toàn vẹn dữ liệu bằng cách tự động hóa quy trình nhập dữ liệu và kiểm tra lỗi
  • Hỗ trợ tích hợp các công nghệ mới như AI, IoT,…

4. Hệ thống quản lý doanh nghiệp mang lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Lợi ích từ việc áp dụng hệ thống quản lý doanh nghiệp là vô cùng lớn. Đặc biệt là các lợi ích liên quan đến sự phát triển doanh nghiệp. Dưới đây là một số các điểm lợi ích nổi trội phải kể đến như:
4.1. Tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Hệ thống ERP hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao tính cạnh tranh với các đối thủ. Việc ứng dụng hệ thống quản lý giúp doanh nghiệp đồng nhất dữ liệu, kết hợp chặt chẽ với các phòng ban. Các hệ thống quản lý doanh nghiệp all-in-one hỗ trợ doanh nghiệp liên kết chặt chẽ các phòng ban. Từ đó, giúp các hoạt động quản lý và vận hành được diễn ra trơn tru và hiệu quả nhất.
Ngoài ra, hệ thống quản lý doanh nghiệp còn là công cụ giúp tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng. Hỗ trợ quản lý và nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên. Từ đó, doanh nghiệp có thể yên tâm vận hành ổn định và nâng cao sức cạnh tranh hiệu quả.
4.2. Đánh giá thị trường chính xác
Hệ thống ERP hỗ trợ cung cấp toàn bộ các báo cáo về lượng khách hàng, số hàng bán ra, giai đoạn cao điểm,… Các báo cáo được phân tích theo thời gian thực mà doanh nghiệp yêu cầu. Từ đó, giúp các nhà lãnh đạo nắm bắt được tình hình để đưa ra quyết định thay đổi hay điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thị trường.
Nhờ vào việc đánh giá chính xác như vậy, chủ doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được tối đa thời gian. Và chi phí quản lý cho đội ngũ lao động hiện tại.
4.3. Dễ dàng mở rộng tài nguyên sử dụng của doanh nghiệp
Hiện nay, mỗi doanh nghiệp đều có cách phân chia phòng ban, quy mô khác nhau. Việc doanh nghiệp phát triển, quy mô mở rộng là điều không tránh khỏi. Với hệ thống quản lý doanh nghiệp, các phần mềm được tách riêng biệt theo từng phòng ban. Nhưng vẫn đảm bảo tính kết nối chặt chẽ, tích hợp với các ứng dụng khác khi có sự thay đổi về quy mô tổ chức. Điều này có nghĩa là, doanh nghiệp có thể tăng số lượng người dùng truy cập. Hoặc thêm, bớt những phần mềm quản trị cần thiết khác. Đây là lợi ích nổi bật khi doanh nghiệp ứng dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp tổng thể.
4.4. Gia tăng sự tương tác, hỗ trợ giữa các phòng ban
Ưu điểm của hệ thống quản lý doanh nghiệp là các phòng ban có thể dễ dàng chia sẻ các thông tin trên cùng một nền tảng số. Các dữ liệu luôn được phần mềm cập nhật theo thời gian thực. Vậy nên, việc chia sẻ thông tin luôn được đảm bảo dễ dàng, chính xác và an toàn. Sự gia tăng tương tác, hỗ trợ và gắn kết các phòng ban với nhau cũng là bàn đạp để doanh nghiệp ngày càng phát triển đi lên.
4.5. Luôn đảm bảo tuân thủ các quy định chung
Hệ thống quản lý doanh nghiệp luôn đảm bảo tuân thủ các quy định chung nhờ khả năng theo dõi, giám sát nhân viên chặt chẽ. Được thiết lập chuẩn chỉnh các thay đổi, vi phạm thường xảy ra trong công việc. Từ đó, giúp thúc đẩy các nhân viên luôn phải thực hiện đúng quy định, quy trình nội bộ đã đặt ra.
Như vậy, hệ thống quản lý doanh nghiệp không có một quy tắc xây dựng chuẩn hóa. Nó là yêu cầu tất yếu giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình. Và thay đổi các hình thức làm việc thủ công sang tự động hóa. Nhằm nâng cao tính cạnh tranh và chất lượng hiệu quả quản lý, vận hành của doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn việc đầu tư phần mềm quản lý doanh nghiệp tổng thể ERP ngay từ đầu để nhận lại nhiều lợi ích lâu dài đã kể trên. Hy vọng, bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ về hệ thống quản lý doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra quyết định về việc xây dựng quy trình quản lý doanh nghiệp hiệu quả nhất.

Xem thêm: Phần mềm quản trị doanh nghiệp của BRAVO.
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Cao cấp

Công nghệ nào giúp Google Dịch hỗ trợ tới gần 250 ngôn ngữ?​


Google Dịch đang thêm mới hơn 100 ngôn ngữ nữa vào kho ngôn ngữ, nâng tổng số ngôn ngữ dịch được lên tới gần 250.
Google ra mắt Google Dịch vào năm 2006. Kể từ đó, công ty đã dần dần bổ sung hỗ trợ cho nhiều ngôn ngữ hơn cho nền tảng này. Hồi tháng 5, công ty đã bổ sung thêm hỗ trợ cho 24 ngôn ngữ mới, nâng tổng số ngôn ngữ được hỗ trợ lên 133.
Tuy nhiên, hôm 27/6 vừa qua có thể nói là lần cập nhật lớn nhất của Google Dịch. Gã khổng lồ công nghệ thông báo rằng công cụ này đang có “sự mở rộng lớn nhất từ trước đến nay”, với 110 ngôn ngữ mới, nâng tổng số ngôn ngữ được hỗ trợ lên 243.
Để so sánh, Apple Translate hỗ trợ 20 ngôn ngữ và Microsoft Translator hỗ trợ 135 ngôn ngữ. Hiện tại, Google Dịch đang chiếm thế thượng phong và bỏ rất xa 2 đối thủ trên.
Theo Google, họ đạt được thành tích này nhờ sự trợ giúp của mô hình ngôn ngữ lớn PaLM 2. Một số ngôn ngữ mới được hỗ trợ bao gồm tiếng Afar, tiếng Quảng Đông, tiếng Manx, NKo, tiếng Punjabi, Tamazight và Tok Pisin.
Thang7_4_google_dich.png

Google đạt được cột mốc này nhờ mô hình PaLM 2. (Ảnh: Google)
Hãng cho biết 110 ngôn ngữ mới được thêm vào “đại diện cho hơn 614 triệu người nói, mở ra khả năng dịch thuật cho khoảng 8% dân số thế giới”.
Ngoài ra, “Một vài trong số này là ngôn ngữ lớn trên thế giới với hơn 100 triệu người nói. Những ngôn ngữ khác được sử dụng bởi các cộng đồng nhỏ người bản địa, và một số ít hầu như không có người nói tiếng mẹ đẻ nhưng đang được khôi phục”.
1/4 trong số 110 ngôn ngữ mới đến từ Châu Phi, và đây là bản cập nhật lớn nhất của Google Dịch cho cư dân lục địa này. Với 243 ngôn ngữ, số cặp dịch của Google Dịch hiện đã lên tới 29.403.
Mô hình PaLM 2 có gì đặc biệt?
PaLM là viết tắt của Pathways Language Model (mô hình ngôn ngữ Pathways), sử dụng kiến trúc Pathways AI của Google giúp đào tạo các mô hình học máy để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Đây là một phần quan trọng trong tầm nhìn của Google nhằm đạt được AGI – artificial general intelligence – mục tiêu rằng AI sẽ thực hiện được mọi tác vụ tư duy mà con người làm được.
Google trước đây đã tuyên bố rằng kiến trúc Pathways sẽ mở đường cho AI đa phương thức ngoài văn bản, và Gemini là một LLM khác đã đạt được mục tiêu này.
Không giống như mô hình LaMDA mà nó thay thế, PaLM 2 đã được đào tạo về hơn 100 ngôn ngữ và thậm chí còn có kiến thức ngành tốt hơn trong các lĩnh vực như coding. Nó cũng có khả năng suy luận logic và toán học tốt hơn nhiều.
Để tiếp sức cho Google Dịch, PaLM 2 được đào tạo trên khối lượng lớn văn bản đa ngôn ngữ song song. Mô hình này có thể học và phiên dịch các ngôn ngữ nhanh hơn nhờ khả năng logic, đặc biệt là những ngôn ngữ có liên kết chặt chẽ với nhau, ví dụ như nhóm ngôn ngữ gần Hindi.
Google có mục tiêu hỗ trợ 1.000 ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới, nhằm giảm bớt rào cản ngôn ngữ và thúc đẩy kết nối cộng đồng toàn cầu.

Xem thêm: Phần mềm quản trị doanh nghiệp của BRAVO.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA