Kiến thức quản trị

  • Thread starter Phần mềm BRAVO
  • Ngày gửi
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

Xây dựng danh mục đầu tư: Lời khuyên đến từ 7 chuyên gia hàng đầu​

Lời khuyên từ 7 chuyên gia, nhà quản lý quỹ nổi tiếng thế giới, với 6 người trong số đó là chủ nhân của giải Nobel Kinh tế sẽ giúp bạn tạo dựng danh mục đầu tư hiệu quả.
Trong thực tế, liệu rằng có một hình mẫu danh mục đầu tư (portfolio) hoàn hảo nhằm giúp lợi nhuận tăng tối đa và giảm rủi ro xuống thấp nhất trong tổng thể đầu tư với mọi tình huống hay không? Xét theo quan điểm của 7 nhà đầu tư, quản lý quỹ và chuyên gia kinh tế nổi tiếng dưới đây thì câu trả lời là “KHÔNG”.
Trong số các chuyên gia này, có 6 người là chủ nhân của giải Nobel Kinh tế gồm: nhà kinh tế học hành vi Robert Shiller, William Sharpe - người tạo ra Mô hình Định giá Tài sản Vốn (CAPM), Harry Markowitz - cha đẻ của Lý thuyết Danh mục Hiện đại, Eugene Fama - Giáo sư xây dựng Lý thuyết Thị trường Hiệu quả, Myron Scholes và Robert Merton - chủ nhân Mô hình Black-Scholes trong định giá quyền chọn cùng nguyên Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh tế Mỹ.

anh.PNG

Từ trái qua: Giáo sư Myron Scholes, Nhà Kinh tế học hành vi Robert Shiller và cha đẻ của Lý thuất Danh mục Hiện đại - Harry Markowwitz (Ảnh: DNSG)
Theo Markowitz, điều quan trọng nhất trước tiên cần đa dạng hoá danh mục đầu tư. Trong đó, đặt trọng tâm vào xây dựng danh mục chứng khoán, cụ thể là các loại chứng khoán được dự báo đem lại lợi suất cao nhất, với rủi ro đã xác định. Quan điểm này cũng được áp dụng cho nhiều loại tài sản khác như trái phiếu, hàng hóa và bất động sản. Chìa khoá của việc đa dạng hoá xây dựng danh mục nằm ở chỗ nhà đầu tư phải tìm được các loại chứng khoán và tài sản có mức độ tương quan thấp, để sao cho diễn biến thị trường của loại này không gây ảnh hưởng đến diễn biến thị trường của loại kia.
Trong khi đó, Sharpe đưa ra lời khuyên giống như những gì ông đã trình bày thông qua CAPM, tức “Đầu tư vào các quỹ chỉ số để bao phủ toàn thị trường”. Trả lời chuyên trang MarketWatch, Sharpe khuyến nghị nên đầu tư vào 1 quỹ chỉ số thị trường chứng khoán Mỹ và 1 quỹ ngoài Mỹ; tương tự quỹ chỉ số trái phiếu cũng như vậy.
Lấy CAPM làm nền tảng, Fama đã xây dựng bổ sung một mô hình nữa với 2 yếu tố tăng cường đó là: sự khác biệt giữa nhóm vốn hóa nhỏ và vốn hóa lớn, cùng sự khác biệt về lợi suất giữa cổ phiếu giá trị và cổ phiếu tăng trưởng. Theo Fama đánh giá, danh mục đầu tư đa dạng là nên hướng đến cổ phiếu giá trị và cổ phiếu công ty có giá trị vốn hóa nhỏ. Đây là hai loại có xu hướng diễn biến tốt trong dài hạn.
Đối với Scholes, danh mục hoàn hảo là phải kiểm soát được rủi ro, đặc biệt các "rủi ro đuôi", vốn có xác suất xảy ra nhỏ song ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận, phát sinh khi khoản đầu tư di chuyển nhiều hơn ba lần độ lệch chuẩn, tính từ giá trị trung bình.
Riêng Merton cho rằng, danh mục hoàn hảo rốt cuộc bao gồm các tài sản phi rủi ro của riêng bạn, như trái phiếu chính phủ được bảo vệ trước lạm phát. Đối với người đặt mục tiêu kiếm tiền khi nghỉ hưu, lý tưởng nhất là nên lấy tiền tiết kiệm được để mua trái phiều đồng niên, nhằm có dòng thu nhập đều đặn hằng năm.
Trong khi đó, Shiller khuyên nên có mức độ đa dạng lớn với danh mục đầu tư, không chỉ gồm nhiều loại tài sản khác nhau, mà còn đa dạng về địa lý với cả tài sản trong nước lẫn quốc tế. Cụ thể, nhà Kinh tế học khuyên nên tập trung vào các cổ phiếu trên thị trường thế giới, nơi tỷ số CAPE thấp. Tỷ số P/E điều chỉnh theo chu kỳ nền kinh tế (cyclically adjusted price-to-earnings ratio – CAPE) là thước đo định giá sử dụng thu nhập thực trong 10 năm, để làm giảm biến động lợi nhuận xảy ra trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh doanh. Được biết, cũng chính Shiller đã xây dựng tỷ số này, nên tỷ số này được gọi là tỷ số Shiller CAPE.
Vanguard Jack Bogle là người đã tạo ra quỹ tương hỗ chỉ số đầu tiên trên thế giới, danh mục đầu tư của nhà sáng lập quỹ tập trung vào các quỹ chỉ số, như quỹ ETF theo dõi chỉ số S&P 500 của Vanguard. Tại đây, quan điểm của Bogle là hạ thấp chi phí bằng cách sử dụng quỹ chỉ số và không thực hiện các hành động có thể hủy đi giá trị. Đôi lúc tất cả những gì bạn cần làm là: "Không làm gì cả, đứng yên ở đó!".

Xem thêm: Những phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay trên thị trường.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

Cảnh báo về tài liệu Office độc hại đang khai thác lỗ hổng trên Windows​


Microsoft mới đây vừa đưa ra cảnh báo về việc những kẻ tấn công đang khai thác lỗ hổng thực thi mã từ xa có trong Windows, bằng cách sử dụng các tài liệu Office độc hại.
10.PNG
Lỗ hổng này được gọi là CVE-2021-40444 ảnh hưởng đến Windows Server từ phiên bản 2008, cũng như Windows 7 đến 10. Cụ thể, những kẻ tấn công gửi cho nạn nhân một tài liệu Office và lừa để họ mở tài liệu đó. Tài liệu sẽ được tự động mở trên trình duyệt Internet Explorer để tải trang web của kẻ xấu, trang này có trình điều khiển ActiveX mang chức năng tải phần mềm độc hại xuống máy tính của nạn nhân.
Trước đó, một số nhà nghiên cứu bảo mật đã báo cáo về các cuộc tấn công vào lỗ hổng zero-day có trong các hệ điều hành nói trên cho Microsoft. Theo tin cung cấp từ Haifei Li – nhà nghiên cứu của hãng bảo mật EXPMON, thì phương pháp được nhóm tin tặc thực hiện dễ dàng giúp chúng tấn công vào hệ thống của nạn nhân ngay khi họ mở tài liệu độc hại nhận được. Li cũng chứng minh điều này bằng cách sử dụng một tài liệu .DOCX chứa mã độc khai thác lỗ hổng zero-day được phát hiện.
Đến thời điểm hiện tại, Microsoft vẫn chưa tung ra bản vá bảo mật cho lỗ hổng này, thay vào đó họ đã công bố các phương pháp giảm thiểu để nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm. Công ty cho biết, người dùng cần cập nhật và chạy Microsoft Defender AntivirusMicrosoft Defender for Endpoint để có thể phát hiện nhanh chóng lỗ hổng bảo mật và ngăn chặn lây nhiễm.
Đồng thời, Microsoft cũng đưa ra lời khuyên với người dùng là nên tắt tất cả các điều khiển ActiveX trong Internet Explorer để nó không thể hoạt động với tất cả các trang web. Hơn nữa, người dùng tuyệt đối cận thẩn trước khi nhấp mở các tài liệu Office gửi từ nguồn lạ để tránh trở thành nạn nhân.
Đáng chú ý, cho đến thứ Ba tuần tới này (ngày 14/09/2021), Microsoft có thể sẽ phát hành bản vá lỗ hổng zero-day các hệ thống Windows của mình thông qua bản vá bảo mật hàng tháng Patch Tuesday.
Theo Vietnamnet
Trong thời gian gần đây, nhiều đơn vị và doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục gặp phải các sự cố về công nghệ thông tin ảnh hưởng tới hệ thống dữ liệu (bị Virus tấn công mã hóa dữ liệu…). BRAVO cũng luôn thực hiện khuyến cáo tới Khách hàng về việc sao lưu dữ liệu trên phần mềm, nhằm phòng tránh được những rủi ro không đáng có (đặc biệt là tổn thất dữ liệu khi đang thực hiện công việc). Mời xem chi tiết Thư khuyến cáo sao lưu dữ liệu của BRAVO TẠI ĐÂY.

Xem thêm:
Phần mềm ERP tốt nhất hiện nay của BRAVO
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

Nhiều doanh nghiệp FDI vẫn mở rộng sản xuất giữa "bão" dịch Covid-19​


Dù cho chịu ảnh hưởng không nhỏ từ đại dịch Covid-19, thế nhưng vượt qua khó khăn, 35 doanh nghiệp FDI tại Thanh Hóa hiện không chỉ hoạt động ổn định mà còn mở rộng sản xuất.
Trong tình hình phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bởi đại dịch Covid-19, thế nhưng nhiều doanh nghiệp FDI tại Thanh Hóa không chỉ duy trì tốt việc làm cho gần 160 nghìn công nhân với mức thu nhập bình quân 6,3 triệu đồng/người/tháng mà hiện còn tiếp tục tuyển dụng thêm nhiều lao động để mở rộng quy mô sản xuất.
Theo chia sẻ từ anh Vũ Ngọc Thắng, công nhân đang làm việc tại Công ty TNHH giầy Adiana Việt Nam (xã Thọ Dân, huyện Triệu Sơn) cho biết: "Dịp này, đơn hàng nhiều hơn nên công nhân thường tăng ca thêm khoảng 1-1,5 giờ/ngày. Thu nhập của người lao động vì thế cũng được cải thiện, góp phần ổn định cuộc sống".
Tại Công ty giầy Aleron Việt Nam (thuộc khu công nghiệp Hoàng Long, Tp. Thanh Hóa), doanh nghiệp này không những đảm bảo duy trì sản xuất mà còn tăng đơn hàng và có nhu cầu mở rộng phân xưởng, tuyển lao động bổ sung. Theo chị Vũ Thị Mai Loan, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH giầy Aleron Việt Nam chia sẻ, dù đây là lần thứ 4 dịch Covid-19 bùng phát, nhưng công ty không phải gián đoạn công việc hay cắt giảm nguồn nhân lực. "Nhờ thực hiện nghiêm ngặt công tác phòng, chống Covid-19 và chủ động về nguồn nhân lực, công tác chuẩn bị nguyên liệu, nên dù dịch bệnh diễn biến phức tạp, công ty vẫn duy trì việc làm đều đặn cho người lao động", chị Vũ Thị Mai Loan cung cấp thêm.
Cùng với đó, theo Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH giầy Aleron Việt Nam lý giải do hiện nay, nhiều tỉnh thành trên cả nước đang trong thời gian giãn cách nhiều tháng nay, các công ty tạm thời ngừng hoạt động sản xuất nên tại Thanh Hóa có rất nhiều đơn hàng.
Báo cáo của Công đoàn cơ sở cho thấy, toàn bộ 35 doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện tại đang duy trì tốt việc làm cho công nhân lao động, thực hiện việc chi trả tiền lương, tiền chuyên cần, tiền ăn ca, phụ cấp xăng xe và các khoản phụ cấp khác cho công nhân đúng kỳ. Trong số 35 doanh nghiệp FDI thì có 34 công ty tăng ca từ 1-4 giờ/ngày ở một số bộ phận, cụ thể: 17 công ty tăng ca từ 1-1,5 giờ/ngày; 14 công ty tăng ca từ 2-3 giờ/ngày; 3 công ty tăng từ 3,5-4 giờ/ngày.
Đồng thời, 28 công ty có nhu cầu tuyển dụng lao động, trong đó nhiều đơn vị có nhu cầu tuyển dụng lao động với số lượng lớn như: Công ty TNHH giầy Rollsport Việt Nam, Công ty TNHH Sakurai Việt Nam, Công ty TNHH giầy Annora Việt Nam, Công ty TNHH giầy Aleron Việt Nam…

anh.PNG

Công nhân Công ty TNHH Sakurai Việt Nam trong ca sản xuất (Ảnh: Dân trí)
100% doanh nghiệp đều đã thực hiện việc trích nộp đầy đủ BHXH, BHYT, BHTN và chi trả chế độ ốm đau, thai sản hàng tháng đúng, đủ cho người lao động. Cụ thể, tổng số công nhân lao động của 35 doanh nghiệp được đóng BHXH, BHYT, BHTN là 148.958 người, đạt tỷ lệ 94%. Số còn lại là 10.168 người chiếm 6% chưa được tham gia BHXH là do mới vào doanh nghiệp.
Ông Ngô Thế Anh, Chủ tịch Công đoàn Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Nhờ nỗ lực vượt khó, trong 8 tháng của năm 2021, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp của tỉnh tăng 18,68% so với cùng kỳ; trong đó khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 7,79%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 23,19% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là dấu hiệu cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế tỉnh Thanh Hóa rất khả quan…".

Xem thêm: Những phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay trên thị trường.
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

Tăng giá trị đơn hàng online nhờ 6 bí quyết hữu dụng​


Tăng giá trị trung bình của mỗi đơn hàng online được rất nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm, bởi đây chính là yếu tố để tăng tổng doanh thu mà không phải cắt giảm chi phí.
Khi kinh doanh, mục tiêu tăng lợi nhuận là vấn đề được nhiều người quan tâm tới, cho dù đó là bằng mọi cách tăng doanh thu hay phải cắt giảm chi phí. Nếu bạn cũng đang kinh doanh online, thì một trong những cách tốt nhất được gợi ý là tăng giá trị trung bình của đơn hàng. Giả sử số lượng giao dịch giữ nguyên thì việc tăng giá trị trung bình của một đơn hàng sẽ giúp tăng tổng doanh thu của bạn.
Dưới đây là tổng hợp về 6 cách để tăng giá trị trung bình cho mỗi đơn hàng:

1. Tạo ưu đãi freeship cho đơn hàng đạt ngưỡng giá trị tối thiểu

Các nghiên cứu tâm lý cho thấy khách hàng nào cũng thích freeship; họ sẵn sàng trả nhiều hơn cho đơn hàng khi có freeship thay vì phải trả phí giao hàng, mặc dù tổng giá trị đơn hàng có thể thấp hơn. Nói cách khác, ưu đãi freeship có thể khuyến khích khách hàng chi tiêu nhiều hơn. Bởi vậy, hãy đưa ra ưu đãi freeship cho những đơn hàng đạt ngưỡng giá trị tối thiểu.
Khi bạn đưa ra freeship với ngưỡng giá trị đơn hàng tối thiểu thì hiệu quả sẽ cao hơn nhiều. Chẳng hạn như: áp dụng freeship với đơn hàng trị giá từ 35 USD trở lên và nếu khách hàng có giỏ hàng với giá trị 30 USD, họ có thể sẽ tìm mua thứ gì đó khác để đạt ngưỡng freeship.
anh.PNG

2. Khuyến mãi linh hoạt

Bạn có thể áp dụng phương pháp khuyến mại mua càng nhiều giá càng giảm để tăng giá trị một đơn hàng. Việc này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận một chút, nhưng nó gần như chắc chắn sẽ khiến mức tổng chi tiêu của khách hàng nhiều hơn, cuối cùng điều này sẽ có lợi cho bạn. Ngoài ra, bạn có thể tặng thẻ quà tặng khi khách hàng chi tiêu một số tiền nhất định trong mỗi lần mua hàng.
Bạn cũng có thể giảm giá cho khách hàng khi họ mua số lượng lớn (Ví dụ: giảm giá 15 USD khi mua từ 75 USD trở lên); hay giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm chắc chắn sẽ kích thích một lượng khách hàng mua nhiều hơn.

3. Bán hàng theo “combo”

Một chiến lược phổ biến khác được nhiều nhà bán lẻ áp dụng là nhóm các sản phẩm lại với nhau thành gói sản phẩm (combo), và bán với giá rẻ hơn khi khách hàng mua riêng lẻ từng sản phẩm.
Mặt khác, bạn cũng có thể sử dụng chiến lược quảng cáo hiển thị và đóng gói bao bì để làm cho các combo trở nên hấp dẫn hơn. Bạn hãy cho khách hàng của mình xem qua gói hàng khủng và đắt nhất, rồi sau đó đưa cho họ xem gói hàng giá trị nhất, khiến khách hàng cảm thấy lời hơn khi mua gói hàng có giá trị.

4. Gợi ý các sản phẩm tương tự hoặc có liên quan

Sự thành công của Amazon một phần nào đó được làm nên bởi ứng dụng những đột phá công nghệ – Hệ thống gợi ý thông minh. Với sức mạnh của machine learning đã cho phép Amazon giới thiệu các sản phẩm tương tự và có liên quan khác cho khách hàng của họ, đặc biệt nhắc khách hàng thêm nhiều mặt hàng hơn vào giỏ hàng (hoặc quay lại để mua hàng mới).
Hệ thống gợi ý thông minh của bạn không nhất thiết phải lớn mạnh như Amazon, tuy nhiên bạn có thể tăng giá trị trung bình của đơn hàng bằng cách giới thiệu thêm các sản phẩm phù hợp cho khách hàng.

5. Xây dựng chương trình khách hàng thân thiết

Một trong những cách tốt nhất để giữ chân khách hàng là áp dụng chương trình khách hàng thân thiết, hay nói cách khác là chính sách thưởng (tích điểm) cho khách hàng khi họ mua sắm ở shop của bạn.
Khi bạn xây dựng chương trình khách hàng thân thiết sẽ kích thích khách hàng chi tiêu nhiều hơn và quay lại để lựa chọn sản phẩm ở doanh nghiệp bạn.

6. Giảm giá ngắn hạn – Flashsale

Chẳng hạn, trong một khoảng thời gian giới hạn nào đó, tất cả/ hoặc 1 nhóm sản phẩm trên trang web của bạn đều được giảm giá 25%. Khách hàng sẽ tận dụng cơ hội này để mua được món hàng với mức giá thấp hơn. Đặc biệt, có khả năng họ sẽ chi tiêu nhiều hơn mức bình thường.
Lưu ý, hãy thường xuyên theo dõi chi tiết giá trị trung bình mỗi đơn đặt hàng khi thử nghiệm các chiến lược nêu trên. Có thể bạn chưa thể thấy một bước tăng vọt đáng kể trong một sớm một chiều, nhưng nếu tiếp tục đảm bảo sản phẩm thích ứng với nhu cầu của thị trường và gia tăng giá trị trung bình của mỗi đơn hàng, bạn sẽ nhận được kết quả mong muốn.

Xem thêm: Phần mềm ERP tốt nhất hiện nay của BRAVO
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

Những ngành nào được hưởng lợi từ hệ thống ERP?​


Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP – Enterprise Resource Planning) đã được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất kể từ những năm 1990. Khi đó, công cụ này chủ yếu được doanh nghiệp dùng để quản lý kế toán và nhân sự. Ngày nay, ERP hoàn toàn có thể tùy chỉnh, hỗ trợ quản trị đa phân hệ đến thiết bị, quản trị nguồn lực đến làm việc từ xa và được sử dụng cho nhiều bộ phận như tài chính, sản xuất, bán lẻ, bán hàng...
Những lợi ích mà hệ thống này mang lại cho doanh nghiệp là rất lớn, bởi vậy, ngày càng nhiều doanh nghiệp mong muốn tìm hiểu và ứng dụng ERP một cách chuyên sâu. Qua bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu tới doanh nghiệp những ngành nghề nào sẽ được hưởng lợi nhất khi ứng dụng hệ thống ERP.

1. Lợi ích của Hệ thống ERP

Hệ thống ERP thiết kế theo kiến trúc phân lớp rất phổ biến hiện nay. Tiện ích này cho phép các nhà cung cấp nghiên cứu và tùy chỉnh thêm sát với nhu cầu sử dụng của người dùng. Hay nói cách khác, dựa trên ngành nghề và lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động, phần mềm sẽ được chỉnh sửa sao cho tối ưu việc quản lý chuyên sâu nhất có thể.
Hơn nữa, không chỉ chỉnh sửa các phân hệ cho phù hợp mà giao diện của phần mềm cũng được tùy chỉnh nếu doanh nghiệp yêu cầu. Phần mềm có thể linh hoạt thay đổi để đạt được mức độ chuyên sâu cao nhất, hỗ trợ toàn thể doanh nghiệp trong quản trị kinh doanh. Một số lợi ích mà hệ thống ERP mang lại cho doanh nghiệp có thể kể tới như:
  • Cải thiện và tăng cường bảo mật.
  • Truyền nhận thông tin và hỗ trợ cho các phòng ban khác nhau.
  • Truy xuất dữ liệu thời gian thực chính xác để đưa ra quyết định kinh doanh tốt hơn.
  • Cung cấp cho nhân viên nhiều công cụ hơn để tăng doanh thu và đạt được mục tiêu bán hàng.
  • Quản lý đa nền tảng, theo dõi quản trị mọi lúc mọi nơi.
  • Giảm chi phí quản lý và điều hành doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Hệ thống ERP có lợi ích gì khi triển khai

anh.PNG

2. Những ngành tiêu biểu thích hợp triển khai hệ thống ERP

Đồng hành cùng sự phát triển của công nghệ, hệ thống ERP ngày nay đã có thể ứng dụng triển khai được cho rất nhiều ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh. Dưới đây là những ngành phổ biến, khó quản lý thủ công, phù hợp để ứng dụng hệ thống ERP chuyên sâu.
  • Cơ khí, Chế tạo
Phần mềm ERP ngày càng có lợi cho lĩnh vực sản xuất. Một nghiên cứu của Tập đoàn Aberdeen cho thấy, 48% các nhà lãnh đạo sản xuất khẳng định phần mềm dành riêng cho ngành sẽ hỗ trợ họ kinh doanh hiệu quả hơn.
Bằng cách sử dụng ERP, các bộ phận tài chính, mua hàng, sản xuất và quản lý vận hành dễ dàng “giao tiếp”, thiết lập cảnh báo nhanh chóng với mô-đun tùy chỉnh dựa trên nhiệm vụ cần thiết. Các bộ phận tài chính có thể thiết lập báo cáo và dự báo tùy chỉnh, trong khi các nhóm hoạt động và sản xuất có thể thiết lập cảnh báo về mức tồn kho thấp, máy móc bị hỏng và thu hồi. Nếu được kết hợp với CRM, cảnh báo thu hồi có thể được gửi đến mọi khách hàng và nhà cung cấp bị ảnh hưởng. Ngoài ra, các nhóm bán hàng có thể liên lạc trực tiếp với các nhóm kho để đảm bảo độ chính xác của hàng tồn kho theo thời gian thực và các kỳ vọng thực tế của khách hàng.
  • Chăm sóc sức khỏe
Hệ thống phần mềm ERP có thể giúp các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe xử lý mọi hoạt động hàng ngày, bao gồm cả việc mua sắm và tìm nguồn cung ứng các mặt hàng thiết yếu. Ngoài ra, có thể giám sát chặt chẽ các báo cáo về bảng lương, quản lý tài chính trên toàn hệ thống, chi nhánh một cách hiệu quả.
Cùng với công cụ kinh doanh thông minh, hệ thống phần mềm ERP có thể cung cấp cho nhà quản trị các phân tích số liệu quan trọng, chẳng hạn như chất lượng chăm sóc so với chi phí chăm sóc... Ngoài ra, khi kết hợp với những phân hệ khác, ERP còn giúp doanh nghiệp lĩnh vực chăm sóc sức khỏe có thể giám sát chặt chẽ các mối quan hệ với khách hàng và nhà nghiên cứu.
  • Nhà hàng, khách sạn
Hệ thống ERP giúp lĩnh vực nhà hàng, khách sạn theo dõi nhân viên, lịch dọn dẹp, thu gom rác thải, lịch hẹn đặt phòng và hủy bỏ, cũng như theo dõi các vị trí tuyển dụng một cách dễ dàng, trực quan. Với ERP, các nhà quản lý có thể lưu giữ tất cả các thông tin quan trọng ở một nơi duy nhất để giảm thiểu các dữ liệu trùng lặp và xung đột như các phòng đặt đôi. Ngoài ra, hệ thống còn được sử dụng trong việc giám sát các nhà hàng và báo cáo tình hình các hoạt động trong khách sạn.
(Xem thêm hiệu quả hỗ trợ của ERP trong lĩnh vực quản lý khách sạn/resort)
  • Giáo dục
Hệ thống phần mềm ERP cũng là một công cụ có giá trị cho các cơ sở học tập và nghiên cứu, vận dụng trong việc quản lý các nhu cầu hậu cần của họ. Trường học có thể đảm bảo mức tồn kho của các mặt hàng thiết yếu, theo dõi các nhà cung cấp tốt nhất để sử dụng và quản lý các sáng kiến một cách dễ dàng. Các nhóm tài chính có thể đảm bảo các khoản trợ cấp và kinh phí được phân bổ hợp lý nhờ các mô-đun được thiết kế để theo dõi việc đăng ký và chi tiêu tài trợ của chính phủ; hay như việc chấm công, tiền lương cho các giáo viên đứng lớp…
  • Bán lẻ
Nhờ những hiệu quả đem lại, mà việc sử dụng hệ thống ERP trong lĩnh vực bán lẻ cũng ngày càng trở nên phổ biến. ERP cung cấp một giải pháp quản lý đáng tin cậy, đơn giản và nhanh chóng cho hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, bảo đảm hàng hóa được quản lý tức thời tại kho, quầy, vị trí...
Bằng cách kết hợp phần mềm quản lý bán lẻ (POS) với CRM, các nhân viên bán hàng và người quản lý có thể truy cập hệ thống, lưu trữ thông tin khách hàng đầy đủ để phân tích và tìm ra cơ hội kinh doanh một cách kịp thời. Ngoài ra, việc xúc tiến các cơ hội bán hàng có cơ sở được thực hiện duy trì và lặp lại do đã có thông tin đầy đủ kèm lịch sử giao dịch trước đó.
  • Công trình xây dựng
Phần mềm ERP cung cấp phân tích dữ liệu mạnh mẽ cho một số quy trình xây dựng, bao gồm:
  • Quản lý tài sản
  • Lập lịch trình
  • Quản lý quan hệ khách hàng (CRM)
  • Quản lý giá thầu
  • Quản lý nhà cung cấp
  • Quản lý dự án
  • Quản lý nguồn nhân lực
  • Quản lý hàng tồn kho hoặc thiết bị
  • Quản lý nhà thầu
  • Quản lý tài chính
Bằng cách tích hợp các hệ thống khác nhau vào một giải pháp toàn diện, doanh nghiệp sẽ có tất cả các công cụ thiết yếu để quản lý toàn bộ vòng đời của một dự án. Điều này rất quan trọng, vì việc sử dụng phần mềm kế toán, lập kế hoạch và quản lý tài liệu không phù hợp có thể làm trì hoãn các dự án xây dựng và sự phát triển của chính công ty. Việc không có các giải pháp phần mềm tích hợp có khả năng gây thiệt hại cho dự án xây dựng nếu phát sinh các trường hợp không mong muốn.
Ngoài ra, còn một số ngành nghề khác nữa cũng thích hợp để triển khai hệ thống ERP, cùng minh chứng về những doanh nghiệp đã triển khai thành công, bạn có thể xem thêm TẠI ĐÂY.

Xem thêm: Phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay trên thị trường.
 

Đính kèm

  • anh.PNG
    anh.PNG
    976 KB · Lượt xem: 0
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

Doanh nghiệp lấy đà để tái khởi động​

Dự báo trong thời gian đầu TP. HCM mở cửa kinh tế trở lại, sức mua thị trường sẽ tăng vọt nên nhiều doanh nghiệp đang gấp rút triển khai các hoạt động để sớm bắt nhịp thị trường.
Trong khi còn giãn cách, mọi việc đều gặp không ít khó khăn, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp (DN) đã triển khai khá chi tiết hoạt động trong những ngày tới.

1. Đón nhận tín hiệu tích cực từ thị trường

Dẫn chứng trong ngày đầu tiên TP. HCM cho phép các cửa hàng bán đồ ăn, thức uống mang về hoạt động trở lại, chuỗi cửa hàng Phúc Long gần như nghẽn mạng, ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vinamit, tin tưởng sức mua thị trường sẽ bùng nổ trong những ngày tới.
anh.PNG
Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng mở rộng hoạt động sản xuất để đáp ứng nhu cầu tăng cao của thị trường
Theo ông Viên thì sau thời gian dài ở nhà, nhu cầu thiết lập cuộc sống bình thường trở lại của người tiêu dùng là ưu tiên hàng đầu. Như vậy, mua sắm, tiêu dùng sẽ bùng nổ sau thời gian bị dồn nén, dự đoán thị trường nội địa sẽ sớm khởi động lại với sức tăng trưởng đột phá trong những ngày tới. "Dự báo rằng, sau khi TP cho phép các ngành thương mại, dịch vụ tái hoạt động, người dân có "thẻ xanh" được đi lại thì sức mua sẽ tăng mạnh so với hiện tại. Cách đây hơn 1 tuần, chúng tôi đã bán hàng trở lại, kết quả lượng đặt hàng lẫn giá trị đơn hàng đều cao".
Ông chủ Vinamit còn cho biết, ngoài niềm vui, tái mở cửa nền kinh tế cũng là nỗi lo cho nhiều DN, bởi hiện nay, hầu hết DN đang đối mặt nhiều trở ngại. "Ngoài việc tổ chức sản xuất để sớm nắm bắt lại thị trường, chúng tôi còn phải hoàn tất các đơn hàng xuất khẩu trong tháng 10. Đơn hàng mùa Tết cũng đang dồn về nên bằng mọi cách phải khởi động lại toàn bộ nhà máy sản xuất trong điều kiện không thuận lợi như trước" – ông Viên nói.
Thông báo tin vui về doanh thu công ty tăng trưởng dương trong 9 tháng đầu năm nay, Chủ tịch HĐQT Công ty CP May Sài Gòn 3 – ông Phạm Xuân Hồng cho biết, công ty đang ráo riết chuẩn bị để tăng tốc bù đắp cho khoảng thời gian ngưng trệ vì Covid-19. “Nếu không bùng phát dịch, doanh thu công ty có thể tăng đến 20%-30% chứ không chỉ vài % như hiện giờ. Đầu năm, ngành dệt may lạc quan năm nay sẽ có nhiều thuận lợi vì kinh tế thế giới phục hồi, đơn hàng dồi dào nên đã tuyển thêm lao động, đầu tư thêm máy móc, thiết bị... Mọi việc thuận lợi cho đến khi dịch bùng phát dữ dội gây ra nhiều thiệt hại" – ông Hồng nhận định.
Thời gian qua, để giữ nhịp sản xuất, Công ty CP May Sài Gòn 3 đã thường xuyên liên lạc với khách hàng, kiểm tra tiến độ giao hàng và ưu tiên thực hiện những đơn hàng phải xuất ngay. Trong tháng 9, May Sài Gòn 3 đã tái khởi động bằng cách tổ chức cho một bộ phận công nhân thực hiện "3 tại chỗ" để hoàn tất những đơn hàng xuất khẩu dang dở, kết nối trực tiếp với nhà cung cấp, đồng thời phát triển mẫu mã, chuẩn bị trước các khâu để khi TP tái mở cửa là có thể tăng tốc ngay.
Cùng tin tưởng tình hình của DN sẽ tốt lên trong thời gian tới, ông Nguyễn Thanh Mỹ, Chủ tịch Tập đoàn Mỹ Lan cho hay, “Hiện Mỹ Lan có 3 dòng sản phẩm. Trong đó, sản phẩm xuất khẩu không bị ảnh hưởng nhiều. Sản phẩm tiêu thụ trong nước thì 4 tháng nay hầu như không có doanh thu, còn dòng sản phẩm cung cấp cho ngành thực phẩm tươi thì phát triển nhanh".

2. Cơ hội để khai thác chỗ trống thị trường

Trong khó khăn chung, DN nào cố gắng duy trì sản xuất, giữ mối quan hệ với khách hàng và nỗ lực trong giao nhận hàng... sẽ có cơ hội tốt hơn. Ông Phạm Minh Thiện, Tổng Giám đốc Công ty Cỏ May, cho rằng: "Trong giai đoạn cung ứng thực phẩm căng thẳng vì giãn cách, mặt hàng cá tra đã lấp được vào khoảng trống thị trường nhờ 3 yếu tố ngon - bổ - rẻ, người tiêu dùng cũng chịu dùng thực phẩm đông lạnh hơn.
Thời điểm đó, nhiều DN đã giải quyết được lượng cá tra xuất khẩu tồn đọng và cũng là cơ hội để người tiêu dùng trong nước thử qua mặt hàng này và tiếp tục sử dụng về sau. Sau Covid-19 cũng sẽ có những DN không trụ được, thương trường sẽ có khoảng trống cho những DN còn lại”.
Ông Thiện cũng đề xuất thêm là cần có một sàn giao dịch cá tra uy tín để sản phẩm kém chất lượng không ra thị trường, người tiêu dùng không quay lưng với hàng trong nước.
Cũng theo ông Thiện, người tiêu dùng sẽ chi tiêu tiết kiệm hơn, ưu tiên cho những sản phẩm thiết yếu, giá bình dân nên nhiều loại nông thủy sản ở nhóm này trong khi thiết lập bình thường mới. Tuy nhiên, sự phục hồi của DN phụ thuộc vào sự vào cuộc kịp thời và hiệu quả của Chính phủ vì sức chịu đựng của DN có giới hạn, khi giới hạn này bị vượt qua sẽ không trở lại như trước được.
Ông Trần Văn Trường, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Hải sản Hoàng Gia, nhìn nhận trong khó khăn luôn có cơ hội cho DN năng động, chủ động thích ứng. "Hệ thống bán lẻ hải sản Hoàng Gia đã chuẩn bị hạ tầng cho việc bán hàng online từ sớm nên không bị động trong khâu tiêu thụ thời gian qua. Chúng tôi còn đầu tư vào mô hình "bếp trên mây" – nhà hàng chuyên phục vụ khách mang đi. Cách thức này không chỉ giúp DN tiết kiệm chi phí, có giá bán tốt hơn cho người tiêu dùng so với mô hình nhà hàng truyền thống khi bán hàng mang đi mà những tháng tới, xu hướng phục vụ bữa ăn tại nhà vẫn còn tiếp tục, là cơ hội cho những DN đã có sự chuẩn bị bài bản.

Xem thêm: Phần mềm ERP tốt nhất của BRAVO
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

Hệ thống MES là gì và ứng dụng phần mềm MES cho doanh nghiệp​

he-thong-mes.jpg

1. MES là gì? Khái niệm về Hệ thống MES

MES là tên viết tắt của cụm từ tiếng anh Manufacturing Execution System. Có thể hiểu rằng, đây là hệ thống điều hành và thực thi sản xuất có chức năng kết nối thông tin, kiểm soát và giám sát toàn bộ quy trình trong hệ thống sản xuất tại nhà máy.

2. Chức năng cơ bản của hệ thống MES

Phụ thuộc vào đặc thù và lĩnh vực mà mỗi doanh nghiệp sẽ cài đặt hệ thống MES có những chức năng khác nhau để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên những chức năng cơ bản dưới đây thì hầu hết hệ thống MES của nhà cung cấp nào cũng có thể đáp ứng:

Chức năng Quản lý thông tin sản phẩm:​

Việc quản lý thông tin sản phẩm sẽ bao gồm quá trình lưu trữ, kiểm soát và trao đổi dữ liệu với các hệ thống khác. Các thông tin cần quản lý bao gồm: cách thức sản xuất sản phẩm, định mức vật tư, định mức tài nguyên, quy trình sản xuất, kết quả sản xuất.

Chức năng Quản lý truy xuất nguồn gốc:

Hệ thống MES có khả năng mã hóa thông tin sản phẩm về định dạng QR code hoặc Barcode. Vì vậy khi có nhu cầu tra cứu thông tin về nguồn gốc sản phẩm, nhà cung cấp… người dùng có thể dễ dàng truy xuất thông tin bằng một vài thao tác.

Chức năng Quản lý các nguồn lực:

Toàn bộ nguồn lực liên quan đến hoạt động sản xuất như: nguyên vật liệu, công suất trang thiết bị, nhân lực đều được hệ thống tự động thực hiện khai báo, trao đổi và phân tích thông tin để giúp người dùng đưa ra quyết định phù hợp nhất về đơn đặt hàng.

Chức năng Ra lệnh sản xuất:

Chức năng ra lệnh sản xuất bao gồm các nhiệm vụ sau:

Xác định hoặc phân bổ các lô cho các lệnh sản xuất.

Chuyđịnh hotryđịnh hoặcác lnh hoặc phân.

Gửi các lệnh sản xuất đã sẵn sàng đến các trung tâm sản xuất hay dây chuyền sản xuất.

Điều chỉnh khi xảy ra các sự cố nằm ngoài kế hoạch.

Chức năng Thu thập dữ liệu sản xuất:

Bao gồm thu thập, lưu trữ và trao đổi dữ liệu thực hiện sản xuất, trạng thái thiết bị, thông tin lô nguyên liệu và nhật ký sản xuất.

Chức năng Phân tích hoạt động sản xuất:

Thiết lập hệ báo cáo hữu ích từ dữ liệu được thu thập được chẳng hạn như báo cáo tổng quan về các sản phẩm đang sản xuất (WIP) và hiệu suất sản xuất của các giai đoạn trước như hiệu quả tổng thể của thiết bị hoặc bất kỳ chỉ số hiệu suất nào khác.

Chức năng Quản lý thiết bị sản xuất:

Hệ thống MES sẽ theo dõi và cảnh báo những thiết bị nào cần thực hiện bảo dưỡng và thời gian đề xuất. Ngoài ra hệ thống có khả năng cung cấp thông tin về tình trạng hoạt động của các thiết bị. Phối hợp cùng với thông tin của hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm sẽ có thể đưa ra các báo cáo liên quan giữa chất lượng sản phẩm và tình trạng thiết bị.

>>> Tham khảo: Phân hệ Phần mềm quản lý Máy móc, thiết bị BRAVO

Chức năng Quản lý chất lượng:

Hệ thống MES cũng có khả năng kiểm soát và phân tích các lỗi trong quá trình sản xuất. Để đáp ứng chuyên sâu hơn về chức năng này, doanh nghiệp có thể sử dụng các phần mềm quản lý chuyên biệt.

3. Vai trò và lợi ích khi doanh nghiệp ứng dụng hệ thống MES

Toàn bộ các cơ sở sản xuất, đặc biệt là những nhà máy có quy mô lớn, sản xuất số lượng thành phẩm lớn đều cần tới MES.

Hệ thống MES giúp nâng cao công suất hoạt động của trang thiết bị máy móc, cải thiện chất lượng sản xuất: Các khảo sát đánh giá đã chỉ ra rằng, với việc ứng dụng hệ thống MES, năng suất sản xuất của doanh nghiệp sẽ đạt mức tăng trưởng từ 3% - 8%. Thậm chí có thể lên tới 30% tại các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm và dược phẩm.

Hệ thống MES giúp tối ưu quy trinh sản xuất, hạn chế sai sót ngay từ đầu giúp cho chất lượng sản phẩm đầu ra được đảm bảo: Thông qua chức năng phân tích và báo cáo trực quan từ hệ thống, quy trình sản xuất hoàn toàn được tối ưu. Đặc biệt vấn đề về độ trễ trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin được giảm thiểu. Điều này không chỉ giúp cho các nhà quản trị nhận diện và nắm bắt các cơ hội mới trên thị trường mà đội ngũ nhân viên cũng dễ dàng kiểm soát quy trình sản xuất để chất lượng sản phẩm đầu ra được đảm bảo.

Hệ thống MES giúp tối ưu chi phí sản xuất hiệu quả

Đảm bảo lượng hàng tồn kho phù hợp; Giảm thiểu chi phí nhân công; Chi phí khắc phục lỗi sản xuất là những lợi ích rõ rệt mà hệ thống MES đem lại. Chính vì vậy mà chi phí sản xuất chung của hoạt động sản xuất cũng sẽ được tối ưu hiệu quả. Ví dụ như:

Mỗi lô hàng, sau khi ứng dụng MES doanh nghiệp có thể tiết kiệm đến 2h đồng hồ cho quá trình kiểm kê. Như vậy nếu số lượng lên tới hàng chục lô thì thời gian và chi phí nhân công cũng sẽ được cắt giảm đáng kể. Một công ty trong ngành dược phẩm hàng năm có thể phải chi trả lên tới hàng triệu đô la với những lô hàng hóa bị loại bỏ do lỗi quy trình.

4. Phân biệt Phần mềm MES và Phần mềm ERP trong doanh nghiệp

MES và ERP là 2 hệ thống được ứng dụng phổ biến trong công tác quản lý và vận hành doanh nghiệp. Tuy nhiên đây là 2 phần mềm có những tính năng khác biệt. Vì vậy, nhà quản trị cần phải hiểu và phân biệt rõ ràng để có thể lựa chọn phần mềm mang lại lợi ích phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.

Phạm vi áp dụng

Phần mềm MES tập trung hoàn toàn quá trình tối ưu trong hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp. Ứng dụng cho phép doanh nghiệp theo dõi, giám sát và thu thập dữ liệu chính xác về quá trình sản xuất. MES tối ưu sản xuất thông qua cơ chế bằng quản lý và báo cáo về hoạt động của nhà máy trong thời gian thực. Các chức năng của MES không có khả năng mở rộng để ứng dụng trong các doanh nghiệp lĩnh vực không có liên quan đến sản xuất như quản lý tài chính hoặc chăm sóc khách hàng.

Phần mềm ERP có thể hỗ trợ trong một phạm vi rộng hơn bằng việc quản lý tài nguyên trên toàn bộ doanh nghiệp. Đem lại nhiều lợi ích với vai trò gia tăng lợi nhuận và hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp như: Kết nối các hoạt động sản xuất với toàn bộ tổ chức; Cải thiện dịch vụ khách hàng; Tăng khả năng hiển thị và kiểm soát chi phí…

Liên quan đến bộ phận sản xuất, ERP được sử dụng để tạo và quản lý lịch trình cơ bản của nhà máy bao gồm sản xuất, sử dụng vật liệu, giao hàng và vận chuyển, làm cho thông tin trở thành trung tâm của hoạt động. Ngoài ra tùy thuộc vào năng lực triển khai của từng nhà cung cấp, phần mềm ERP còn có khả năng quản lý từ thông tin hồ sơ tài sản, thiết bị đến kế hoạch bảo dưỡng tài sản, thiết bị; cảnh báo và theo dõi thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, thiết bị; cập nhật và tra cứu nhật trình, nhật ký vận hành của thiết bị…

Thời điểm và hoàn cảnh ứng dụng

Bản thân nhà lãnh đạo cần hiểu rõ và hiểu đúng về thực trạng cũng như định hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai để có thể đi đến một quyết định đúng đắn về việc ứng dụng các phần mềm hỗ trợ.

Phần mềm MES là lựa chọn đúng đắn khi doanh nghiệp đang cần:

Tập trung chủ yếu vào hoạt động gia công, sản xuất liên tục với số lượng lớn.

Nguyên liệu đầu vào được kiểm định khắt khe theo các tiêu chuẩn về chất lượng và số lượng.

Mỗi đơn vị nhà máy, phân xưởng lại ứng dụng những quy trình sản xuất khác nhau.

Các yêu cầu về theo dõi, kiểm tra, bảo dưỡng máy móc thiết bị thật chặt chẽ

Phần mềm ERP nên được áp dụng khi:

Các chi nhánh, phân xưởng của doanh nghiệp có chung quy trình sản xuất

Doanh nghiệp có nhu cầu quản lý đồng bộ và kết nối thông tin dữ liệu chặt chẽ

Dữ liệu tại bộ phận sản xuất có sự liên quan và chi phối tới nhiều bộ phận phòng ban khác như kế toán, kinh doanh, nhân sự…

Nhà quản trị có nhu cầu phân tích, đánh giá khái quát toàn bộ tình hình doanh nghiệp hoặc đang gặp vấn đề trong việc quản lý tổng thể.

Từ những thông tin trên, có thể khẳng định rằng hệ thống MES là sự hỗ trợ cho ERP. Phần mềm ERP biết tại sao và MES thì có cách để giải quyết nó. Đó là một mối quan hệ cộng sinh cần thiết. Hệ thống MES hoàn toàn có thể được tích hợp với các hệ thống ERP một cách đơn giản và tạo nên một vòng thông tin khép kín, một nền tảng vững chắc cho quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Ngoài ra sự kết hợp đó sẽ cung cấp dữ liệu thông tin đầy đủ, bao quát để các nhà quản trị thực thi các chiến lược sản xuất và vận hành hiệu quả hơn.
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

Doanh nghiệp xanh đi liền với phát triển bền vững​

Tăng trưởng xanh đang là xu thế mới trong tăng trưởng kinh tế hiện nay, thực hiện mục tiêu kép phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Xu thế này đã thúc đẩy sự ra đời một mô hình xanh đó chính là doanh nghiệp xanh. Vậy doanh nghiệp xanh là gì? Các bước để trở thành doanh nghiệp xanh như thế nào?

1. Doanh nghiệp xanh là gì?

Doanh nghiệp xanh hay Doanh nghiệp bền vững là doanh nghiệp có tác động tiêu cực tối thiểu hoặc có khả năng tác động tích cực đến môi trường, cộng đồng, nền kinh tế toàn cầu hoặc địa phương. Doanh nghiệp xanh hoạt động có trách nhiệm với xã hội, tập trung vào việc thực hiện những quy tắc và thông lệ có lợi cho người lao động và cộng đồng.
Việc trở thành doanh nghiệp xanh giúp cho bản thân doanh nghiệp có môi trường làm việc trong lành, giảm thiểu tối đa được những hệ lụy với môi trường sống, với xã hội, góp phần tạo thương hiệu và sự ủng hộ của người tiêu dùng.

2. Các bước để trở thành một "Doanh nghiệp xanh"

Các bước chiến lược để doanh nghiệp trở thành một “Doanh nghiệp xanh”:
  • Bước 1: Tuân thủ các nguyên tắc bảo vệ môi trường
Để trở thành một “Doanh nghiệp xanh”, doanh nghiệp nên thực hiện đúng những nguyên tắc bảo vệ môi trường liên quan tới công việc kinh doanh. Việc này không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, mà còn giúp cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất và kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
  • Bước 2: Phát triển một hệ thống quản lý tối ưu
Kế hoạch quản lý hợp lý sẽ giúp tạo ra một không gian làm việc thân thiện với môi trường và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng.
  • Bước 3: Thiết lập văn phòng xanh
Xây dựng một “Văn phòng xanh” với hệ thống điều hòa nhiệt độ cũng như các thiết bị văn phòng, hệ thống ánh sáng sử dụng năng lượng hiệu quả góp phần giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí.
  • Bước 4: Mua sắm “xanh”
Doanh nghiệp cần phải cân nhắc mua các sản phẩm thân thiện với môi trường như: Các sản phẩm tiết kiệm năng lượng; Chế phẩm sinh học; Các sản phẩm không gây độc hại; Sản phẩm có thể làm mới hoặc tái chế; …
  • Bước 5: Sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng
Việc sử dụng hợp lý nguồn năng lượng là phương thức dễ dàng và hiệu quả nhất giúp cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận, và tạo giá trị cho doanh nghiệp.
  • Bước 6: Giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế rác thải
Dù doanh nghiệp thải ra bất kì loại rác thải hay khối lượng rác như thế nào nó cũng rất tốn kém. Vì thế hạn chế rác thải sẽ tiết kiệm chi phí thu dọn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, các phương pháp giảm thiểu rác thải cũng giúp tiết kiệm chi phí mua nguyên liệu thô, các vật dụng và thiết bị văn phòng.

3. Việt Nam định hướng phát triển nền kinh tế xanh

Phát triển kinh tế gắn với chống biến đổi khí hậu, gìn giữ môi trường sống là một trong những vấn đề quan trọng tại Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu COP26. Đại diện cho Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh việc ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi tự nhiên phải trở thành ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách phát triển, là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của mọi cấp, mọi ngành, mọi doanh nghiệp và người dân. Đặc biệt, khoa học phải đi trước để dẫn dắt, thúc đẩy chuyển đổi mô hình phát triển hướng tới kinh tế xanh hiện đại.
web.PNG
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) - Ảnh: Reuters
Đầu tháng 10/2021, Chính phủ Việt Nam cũng đã ký Quyết định số 1658/QĐ-TTG phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050”, với mục tiêu chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, áp dụng dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Theo xu hướng đó, nhiều doanh nghiệp đã không ngừng nghiên cứu, tiếp cận khoa học hiện đại, ứng dụng công nghệ để mang đến những sản phẩm có ích cho cộng đồng.

4. BRAVO với phát triển kinh tế xanh bền vững

Nhận thức rõ vấn đề này, cộng đồng doanh nghiệp xác định là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp “tăng trưởng xanh”. Việc thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, đảm bảo phát triển bền vững.
Là một trong những doanh nghiệp nằm trong Top 10 Sao Khuê 2021, BRAVO đã và đang triển khai định hướng tập trung phát triển bền vững hướng đến kinh tế xanh. Lấy CNTT làm trọng tâm, BRAVO tin tưởng vào sứ mệnh đem giải pháp công nghệ hiện đại vào vận hành doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giảm quy trình giấy tờ, tối ưu chi phí quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực và nâng cao hiệu quả SXKD của doanh nghiệp.
BRAVO luôn không ngừng đầu tư nghiên cứu, phát triển và đẩy nhanh tốc độ ứng dụng công nghệ mới vào sản phẩm. Và thực tế đã chứng minh, phần mềm quản trị doanh nghiệp BRAVO 8R2 với chất lượng ngày càng được nâng cao, giúp doanh nghiệp tự tin trong công cuộc chuyển đổi số, số hóa quy trình. BRAVO 8R2 mang đến những thông tin chính xác, kịp thời về tình hình hoạt động của doanh nghiệp thông qua các công cụ thống kê, phân tích và khả năng truy xuất, tra cứu mọi lúc, mọi nơi với dữ liệu phát sinh theo thời gian thực.

Xem thêm: Phân hệ Quản trị Nhân sự - Tiền lương của BRAVO.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA