Kiến thức quản trị

  • Thread starter Phần mềm BRAVO
  • Ngày gửi
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

3 tiêu chí mới xác định là doanh nghiệp công nghệ cao từ 30/4​

Theo Cổng thông tin Chính phủ đưa tin, mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 10/2021/QĐ-TTg quy định về các tiêu chí để xác định một doanh nghiệp công nghệ cao.
1.PNG

Cụ thể, để được xác định là doanh nghiệp công nghệ cao đơn vị phải đáp ứng đầy đủ quy định được nêu trong Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 và Lut Đầu tư số 61/2020/QH14. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải đáp ứng được 3 tiêu chí cụ thể dưới đây:
Thứ nhất
, doanh thu từ sản phẩm công nghệ cao phải đạt tối thiểu 70% trong tổng doanh thu thuần của doanh nghiệp hàng năm.
Thứ hai, tỷ lệ tổng chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (NC&PT) công nghệ của doanh nghiệp trên giá trị của tổng doanh thu thuần trừ đi giá trị yếu tố đầu vào (gồm có giá trị nguyên liệu, vật liệu; giá trị linh kiện phục vụ sản xuất nhập khẩu và mua tại nội địa) hàng năm đạt mức nhất định, xét theo quy mô và doanh thu từng doanh nghiệp. Cách tính như sau:
  • Tỷ lệ phải đạt ít nhất 0,5%: Nếu tổng nguồn vốn của doanh nghiệp từ 6.000 tỷ đồng, và tổng số người lao động từ trên 3.000 người;
  • Tỷ lệ phải đạt ít nhất 1%: Nếu doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ 100 tỷ đồng, tổng số lao động từ 200 người trở lên.
Ngoài ra, yếu tố tổng chi cho hoạt động NC&PT của doanh nghiệp sẽ bao gồm: tài sản cố định, khấu hao đầu tư cơ sở hạ tầng, việc chi thường xuyên cho hoạt động NC&PT mỗi năm; chi cho đào tạo, hỗ trợ đào tạo cho lao động NC&PT của doanh nghiệp, phí đăng ký công nhận hay bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích tại Việt Nam...
Cuối cùng là tiêu chí về tỷ lệ lao động trực tiếp thực hiện NC&PT có trình độ chuyên môn (xét từ hệ cao đẳng trở lên và lao động có trình độ cao đẳng không vượt quá 30% trong doanh nghiệp; là lao động đã tham gia ký HĐLĐ chính thức với doanh nghiệp có thời hạn từ 1 năm trở lên hoặc HĐLĐ không xác định thời hạn), trên tổng số lao động đạt các mức nhất định. Cách tính cụ thể như sau:
  • Tỷ lệ phải đạt tối thiểu 1%: Với doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ 6.000 tỷ đồng và tổng số lao động từ 3.000 người trở lên;
  • Tỷ lệ phải đạt tối thiểu 2,5%: Với doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ 100 tỷ đồng, tổng số lao động từ 200 người trở lên;
  • Tỷ lệ đạt tối thiểu 5%: Các doanh nghiệp còn lại (không thuộc hai nhóm trên).
Quyết định số 10/2021/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 30/4/2021, thay thế Quyết định số 19/2015/QĐ-TTg ngày 15/6/2015.
Thông tin thêm: Những doanh nghiệp đã nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao trước thời điểm 30/4 có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp thì thực hiện theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 10/2021/QĐ-TTg.

Xem thêm: Những
phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

3 tiêu chí mới xác định là doanh nghiệp công nghệ cao từ 30/4​

Theo Cổng thông tin Chính phủ đưa tin, mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 10/2021/QĐ-TTg quy định về các tiêu chí để xác định một doanh nghiệp công nghệ cao.
Capture.PNG


Cụ thể, để được xác định là doanh nghiệp công nghệ cao đơn vị phải đáp ứng đầy đủ quy định được nêu trong Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 và Luật Đầu tư số 61/2020/QH14. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải đáp ứng được 3 tiêu chí cụ thể dưới đây:
Thứ nhất
, doanh thu từ sản phẩm công nghệ cao phải đạt tối thiểu 70% trong tổng doanh thu thuần của doanh nghiệp hàng năm.
Thứ hai, tỷ lệ tổng chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (NC&PT) công nghệ của doanh nghiệp trên giá trị của tổng doanh thu thuần trừ đi giá trị yếu tố đầu vào (gồm có giá trị nguyên liệu, vật liệu; giá trị linh kiện phục vụ sản xuất nhập khẩu và mua tại nội địa) hàng năm đạt mức nhất định, xét theo quy mô và doanh thu từng doanh nghiệp. Cách tính như sau:
  • Tỷ lệ phải đạt ít nhất 0,5%: Nếu tổng nguồn vốn của doanh nghiệp từ 6.000 tỷ đồng, và tổng số người lao động từ trên 3.000 người;
  • Tỷ lệ phải đạt ít nhất 1%: Nếu doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ 100 tỷ đồng, tổng số lao động từ 200 người trở lên.
Ngoài ra, yếu tố tổng chi cho hoạt động NC&PT của doanh nghiệp sẽ bao gồm: tài sản cố định, khấu hao đầu tư cơ sở hạ tầng, việc chi thường xuyên cho hoạt động NC&PT mỗi năm; chi cho đào tạo, hỗ trợ đào tạo cho lao động NC&PT của doanh nghiệp, phí đăng ký công nhận hay bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích tại Việt Nam...
Cuối cùng là tiêu chí về tỷ lệ lao động trực tiếp thực hiện NC&PT có trình độ chuyên môn (xét từ hệ cao đẳng trở lên và lao động có trình độ cao đẳng không vượt quá 30% trong doanh nghiệp; là lao động đã tham gia ký HĐLĐ chính thức với doanh nghiệp có thời hạn từ 1 năm trở lên hoặc HĐLĐ không xác định thời hạn), trên tổng số lao động đạt các mức nhất định. Cách tính cụ thể như sau:
  • Tỷ lệ phải đạt tối thiểu 1%: Với doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ 6.000 tỷ đồng và tổng số lao động từ 3.000 người trở lên;
  • Tỷ lệ phải đạt tối thiểu 2,5%: Với doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ 100 tỷ đồng, tổng số lao động từ 200 người trở lên;
  • Tỷ lệ đạt tối thiểu 5%: Các doanh nghiệp còn lại (không thuộc hai nhóm trên).
Quyết định số 10/2021/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 30/4/2021, thay thế Quyết định số 19/2015/QĐ-TTg ngày 15/6/2015.

Thông tin thêm: Những doanh nghiệp đã nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao trước thời điểm 30/4 có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp thì thực hiện theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 10/2021/QĐ-TTg.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

Phiên bản Windows 10 mới nhất đã không còn dấu vết của trình duyệt Edge bản cũ​


Theo cập nhật mới nhất thì Edge bản cũ từ những phiên bản trước cũng sẽ bị xóa để thay thế bằng phiên bản Chromium mới.
Trong bản cập nhật tháng 4 mới đây nhất của Windows, Microsoft đã chính thức gỡ bỏ trình duyệt web Edge phiên bản cũ để hướng người dùng tới phiên bản Chromium mới. Với những người dùng từ các bản Windows trước đó nâng cấp lên, thì sẽ không còn thấy Edge cũ nữa mà máy tính sẽ tự động tải về và cài đặt Edge mới.
1.PNG
Theo lời giải thích từ đại diện phía Microsoft: "Phiên bản Microsoft Edge mới được tích hợp nhiều những tính năng bảo mật, đồng thời là phiên bản hoạt động một cách hiệu quả nhất với hệ sinh thái bảo mật có sẵn của Windows." Do vậy, người dùng hoàn toàn yên tâm về những dữ liệu mình có ở phiên bản Edge cũ, bởi tất cả sẽ được chuyển tự động đến phiên bản nhân Chromium này, bao gồm cả dấu trang, lịch sử và các mật khẩu.
Ngoài ra, Microsoft cũng cho biết thêm, người dùng không nên bỏ qua lần cập nhật này vì nó gồm khá nhiều những nâng cấp đáng kể về tính bảo mật với Windows 10. Toàn bộ những điều chỉnh về giao diện hay các ứng dụng của người dùng vẫn sẽ được giữ nguyên, chỉ có trình duyệt Edge phiên bản cũ sẽ bị thay thế bởi phiên bản mới mà thôi.
2.PNG
Để tóm tắt, Edge với nhân Chromium có thể coi là “chọn lọc” được những điểm mạnh của cả 2 loại trình duyệt với giao diện mang hơi hướng phẳng dạng Metro, đi kèm một số tiện ích nhỏ kết hợp với tốc độ, khả năng tương thích với các dịch vụ của Google tương tự như Chrome. Nếu như bạn là một người dùng Edge và hãy thử nghiệm phiên bản với nhân Chromium mới nhất ngay từ bây giờ.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

Chiến lược quốc gia về kinh tế số và xã hội số trong tháng 8/2021​

Theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý giao cho Bộ TT&TT chủ trì xây dựng Chiến lược quốc gia về kinh tế số và xã hội số, hoàn thành tháng 8/2021.
Ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ được đưa ra dựa trên cơ sở xem xét đề nghị của Bộ TT&TT ngày 28/4/2021. Theo đó, cùng với Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số đã được xác định là 3 trụ cột của Chương trình chuyển đổi số quốc gia do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 3/6/2020.
Bộ TT&TT trong vai trò là cơ quan chủ trì tổ chức triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia, cùng với việc báo cáo tình hình phát triển kinh tế số và xã hội số, đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, giao Bộ TT&TT nghiên cứu, xây dựng Chiến lược quốc gia về kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
a.PNG
Kinh tế số và xã hội số là 2 trong 3 trụ cột của Chương trình chuyển đổi số quốc gia. (Ảnh minh họa: Internet)
Cụ thể, trước làn sóng mạnh mẽ của cách mạng chuyển đổi số, một số nước đã nhận ra cơ hội để sớm ban hành các chiến lược, chương trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số của mình. Tại Việt Nam, thời gian qua kinh tế số và xã hội số phát triển tự phát tuy nhiên có tăng trưởng khá nhanh. Điều này là do hạ tầng viễn thông - CNTT phủ sóng rộng khá tốt, mật độ người dùng cao; người Việt Nam có sự ham mê về công nghệ, thích ứng dụng công nghệ vào loại cao nhất trong khu vực; tính cách người Việt Nam thích ứng nhanh với sự thay đổi; dân số Việt Nam trẻ, được đào tạo tốt, học toán tốt và lao động chăm chỉ. Đó là tất cả những lợi thế mà Việt Nam có được khi thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số.
Qua đây, Bộ TT&TT cũng nhận định về nhiều cơ hội rất lớn để phát triển kinh tế số trong bối cảnh hiện nay. Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam đang đi cùng thế giới trong cuộc CMCN lần thứ tư, cách mạng chuyển đổi số và chúng ta có cơ hội lớn để bứt phá, vươn lên.
Việt Nam là thị trường lớn, với dân số đông, đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng, có lực lượng lao động số lớn, sở hữu số người dùng Internet và điện thoại thông minh đông đảo và tăng nhanh… sẽ rất tiềm năng cho các mô hình kinh doanh mới, tạo nên những thị trường hấp dẫn cho kinh tế số. Ngoài ra, vị trí địa lý của Việt Nam nằm ở trung tâm của Đông Nam Á, của châu Á, khu vực được đánh giá sẽ là trung tâm phát triển công nghệ số và kinh tế số toàn cầu. Covid-19 là thảm họa toàn cầu nhưng cũng là cú huých trăm năm cho chuyển đổi số, phát triển kinh tế số…
Tuy nhiên, đồng hành cùng những cơ hội, kinh tế số và xã hội số thì Việt Nam cũng đang đối mặt với những tồn tại, hạn chế và thách thức lớn như: hệ thống thể chế, pháp luật chưa tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế số, xã hội số; lực lượng doanh nghiệp nền tảng số đông nhưng chưa mạnh, các nền tảng số Make in Vietnam còn non trẻ lại bị cạnh tranh gay gắt từ bên ngoài… và đặc biệt là chúng ta chưa có chiến lược tổng thể của quốc gia về phát triển kinh tế số và xã hội số; kỹ năng số và nguồn nhân lực số chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế số, xã hội số; năng lực chuyển đổi số của doanh nghiệp còn yếu.
Bộ TT&TT cho rằng, các cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế số, xã hội số Việt Nam đặt ra yêu cầu cấp thiết cần có chiến lược để định hướng, dẫn dắt của Chính phủ. Việc xây dựng và ban hành Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số, xã hội số làm căn cứ để huy động rộng rãi các nguồn lực của các bộ, ngành, địa phương cùng vào cuộc rất cần thiết.
Tại Chương trình chuyển đổi số quốc gia, các mục tiêu được Thủ tướng Chính phủ đặt rất cao cho phát triển kinh tế số, xã hội số, cụ thể là: đến năm 2025 kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%; hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình và 100% số xã; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại thông minh; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%; và Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số CNTT (IDI) và chỉ số cạnh tranh (GCI), thuộc nhóm 35 nước dẫn đầu về chỉ số đổi mới sáng tạo (GII), thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).

Xem thêm:
Phần mềm ERP của BRAVO
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

Doanh nghiệp logistics tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ trong quý 1​

Doanh nghiệp logistics thể hiện sức mạnh trong quý 1 với lợi nhuận tăng hàng chục phần trăm, thậm chí có trường hợp tăng tới hơn chục lần. Cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động xuất nhập khẩu đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics tăng mạnh trong quý đầu năm nay.
Trong quý 1/2021, ngành logistics chứng kiến kết quả kinh doanh khởi sắc. Theo thống kê thì hầu hết các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán đều cải thiện mạnh mẽ so với cùng kỳ. Báo cáo sản lượng hàng hoá qua cảng của các doanh nghiệp vận hành cảng biển tăng mạnh, điều này kéo theo doanh thu khai thác cảng tăng.
anh1.PNG
CTCP Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ (DVP) cho biết sản lượng qua cảng tăng 24%, doanh thu quý 1 đạt 132 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đem về 65 tỷ đồng, tăng 17%.
Tương tự là CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH), doanh thu đạt 359 tỷ đồng, tăng 28%; lợi nhuận trước thuế 102 tỷ đồng, tăng mạnh 183%. Hải An là đơn vị cung cấp dịch vụ cảng biển, kho bãi, và vận tải đường biển nội địa – quốc tế (chủ yếu đi Trung Quốc). Vừa mới đây, doanh nghiệp này đã đầu tư tăng công suất đội tàu.
CTCP Container Việt Nam (Viconship – VSC) khai thác các cảng GreenPort, bãi container và vận tải container đường bộ báo cáo doanh thu quý 1 đạt 435 tỷ đồng, tăng 6%; lợi nhuận trước thuế 89 tỷ đồng, tăng 9%.
Đáng chú ý là trường hợp tên tuổi lớn trong ngành – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines – MVN), sở hữu cơ sở hạ tầng rất lớn với nhiều cảng biển phân bổ khắp cả nước. Doanh thu quý 1 của Vinalines là 2.630 tỷ đồng, tăng 11%; lợi nhuận trước thuế tăng mạnh đạt 431 tỷ đồng, gấp 12 lần cùng kỳ.
CTCP Cảng Hải Phòng (PHP), hoạt động kinh doanh cảng tăng doanh thu 72 tỷ đồng, tương ứng tăng 16%. Lợi nhuận gộp của đơn vị cải thiện và tăng doanh thu tài chính, đã nâng lợi nhuận trước thuế tăng mạnh 40%, đạt 215 tỷ đồng.
CTCP Cảng Sài Gòn (SGP) cũng báo doanh thu dịch vụ khai thác cảng tăng hơn 73 tỷ đồng. Trong quý 1, tổng doanh thu ghi nhận là 317 tỷ đồng, tăng 30%. Lợi nhuận gộp tăng trưởng 40%, đồng thời là lợi nhuận trong liên doanh liên kết cải thiện mạnh mẽ (từ lỗ 19 tỷ đồng thành lãi 26 tỷ đồng) đã giúp cho lợi nhuận trước thuế thu Cảng Sài Gòn về 115 tỷ đồng, tăng 153%.
Đối với những công ty chuyên về vận tải đường biển, như CTCP Vận tải biển Việt Nam (Vosco – VOS), trường hợp này doanh thu tuy giảm 26% đạt 255 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận gộp báo dương 4 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 24 tỷ đồng. Hệ quả là giảm mức thua lỗ từ 86 tỷ đồng xuống chỉ còn lỗ hơn 19 tỷ đồng.
Tương tự như tại Tổng công ty Vận tải Dầu khí (PV Trans – PVT) – đơn vị sở hữu đội tàu vận tải hàng lỏng lớn nhất Việt Nam, doanh thu quý 1 đạt 1.717 tỷ đồng, tăng 9%. Lợi nhuận gộp tăng 16%, tiết giảm chi phí và giảm lỗ tỷ giá, lãi thanh lý tài sản 39 tỷ đồng giúp cho mức lợi nhuận trước thuế công ty này tăng mạnh 95%, đạt 234 tỷ đồng.
Chuyên cung cấp dịch vụ logistics đường bộ, vận tải, doanh thu mảng dịch vụ của Tổng CTCP Bưu chính Viettel (Viettel Post – VTP) tăng 16% đạt 1.608 tỷ đồng. Nhưng công ty cho biết lợi nhuận quý 1 tăng đến từ việc tối ưu và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận trước thuế quý 1 ghi nhận 136 tỷ đồng, tăng 12%.
Ngoài ra, nhóm các công ty cung cấp dịch vụ logistics đa dạng (từ khai thác cảng, kho bãi, vận tải..) quy mô tương đối lớn tại Việt Nam như Tổng công ty Kho vận Miền Nam (Sotrans – STG), CTCP Transimex (TMS), hay CTCP Gemadept (GMD) cũng thể hiện được sức tăng trưởng ấn tượng, cụ thể:
  • Sotrans có doanh thu đạt 588 tỷ đồng, tăng 42%; lợi nhuận trước thuế gấp 8 lần cùng kỳ, đạt 75 tỷ đồng. Bên cạnh hoạt động kinh doanh chính khởi sắc, một phần công lớn cũng đến từ nhóm liên doanh liên kết đang lỗ 27 tỷ đồng thành lãi 7 tỷ đồng.
  • Doanh thu của Gemadept đạt 687 tỷ đồng, tăng 14%. Việc giảm chi phí tài chính, chi phí hoạt động, và nguồn lợi nhuận khác giúp cho công ty báo lãi trước thuế 192 tỷ đồng, tăng mạnh 36%.
  • Transimex cũng báo cáo doanh thu quý 1 ghi nhận 1.085 tỷ đồng, tăng 106% so với cùng kỳ. Lãi trong công ty liên kết đạt 44 tỷ đồng, tăng 51%, kết quả lợi nhuận trước thuế đạt 116 tỷ đồng, tăng 78%.
Quý 1/2021 ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động xuất, nhập khẩu. Qua đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 152,65 tỷ USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ. Trong đó là kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 77,34 tỷ USD, tăng 22%; nhập khẩu hàng hóa đạt 75,31 tỷ USD, tăng 26,3%
Theo CafeF
Với danh sách các doanh nghiệp Logistic có lợi nhuận lớn, tăng trưởng vượt trội trong quý I/2021 vừa kể trên, nhiều doanh nghiệp trong đó là các khách hàng đang sử dụng và triển khai sản phẩm phần mềm ERP do Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO cung cấp như: Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An; Công ty TNHH MTV VICONSHIP Hồ Chí Minh; Công ty Vận tải biển Container Vinalines…
Phần mềm BRAVO luôn vinh dự được đồng hành hỗ trợ cho các Quý khách hàng trong công tác quản trị doanh nghiệp.
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

Tư duy thương hiệu tích hợp: Giúp nâng hạng thương hiệu doanh nghiệp​

Richard Moore Associates (được sáng lập bởi ông Richard Moore) vừa mới đây đã đưa ra phương pháp xây dựng thương hiệu – Tư duy thương hiệu tích hợp.
Trong thời điểm dịch bệnh hiện nay, bên cạnh những thách thức thì doanh nghiệp Việt đang đứng trước một cơ hội để nâng cao vị thế của mình trong mắt cộng đồng quốc tế lẫn người dùng trong nước. Tuy vậy, vẫn chưa nhiều thương hiệu có được hướng đi đúng đắn cho mình, đa phần vẫn còn đang loay hoay chưa tìm được điểm bứt phá để tận dụng cơ hội này.
anh.PNG
Tư duy thương hiệu tích hợp là phương pháp hướng tới giải quyết thực trạng các thương hiệu Việt đang ở thế “yếu” và gỡ rối cho doanh nghiệp. Đây không chỉ là việc hỗ trợ doanh nghiệp tạo dựng một bộ nhận diện hoàn thiện, đủ để gây sức hút, tin cậy trên thị trường, các doanh nghiệp nên thể hiện cá tính thương hiệu một cách nhất quán trên mọi phương diện truyền thông.
Cụ thể, trọng tâm ba dịch vụ cốt lõi trong phương pháp “Tư duy thương hiệu tích hợp” là:
  • Nhận diện thương hiệu chiến lược;
  • Truyền thông thương hiệu tích hợp;
  • Quy trình tư duy thiết kế rút gọn.
Với hệ phương pháp mới này, các doanh nghiệp có thể triển khai mở rộng tính cách thương hiệu một cách nhất quán và xuyên suốt từ nội bộ bên trong ra đến bên ngoài thị trường. Từ đó, tối ưu hóa chi phí chiến dịch truyền thông sao cho vừa đạt được mục tiêu tiếp thị ngắn hạn, nhưng vẫn theo sát được mục tiêu dài hạn của chiến lược thương hiệu. Bên cạnh đó, còn giúp sáng tạo ra nhiều ý tưởng mới cho sản phẩm – dịch vụ mang tính khác biệt hóa cao hơn.
Cùng với đó, việc nhận diện thương hiệu chiến lược đã bổ sung một tài nguyên quan trọng trong việc xây dựng nhận diện thương hiệu. Quá trình lập kế hoạch truyền thông thương hiệu tích hợp luôn duy trì ba nét tính cách của một thương hiệu, lấy đó như một thước đo chuẩn mực để lên ý tưởng cho toàn chiến dịch. Hoạt động này mang ý nghĩa quan trọng, giúp giải quyết một thực tại mà các doanh nghiệp Việt đang vướng phải khi chỉ chú trọng truyền thông tiếp thị ngắn hạn mà bỏ qua dài hạn.
Đáng lưu ý, tư duy thương hiệu tích hợp giúp doanh nghiệp giờ đây trở nên quen thuộc hơn với các phương pháp sáng tạo ý tưởng. Thông qua việc ứng dụng các cấp độ sáng tạo ý tưởng, từ tư duy trong giới hạn cho đến tư duy mở rộng giới hạn và cuối cùng là tư duy bên ngoài giới hạn. Khi người tiêu dùng đang ngày càng đòi hỏi nhiều hơn từ các thương hiệu, phương pháp này có thể giúp doanh nghiệp tìm ra hướng đi trong việc xây dựng những hoạt động hướng đến môi trường, xã hội lẫn truyền thông cho những đóng góp của mình đến với công chúng.

Xem thêm: Những phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay.
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

Chứng khoán thăng hoa, nhiều tên tuổi sở hữu lượng cổ phiếu trên 1.000 tỷ đồng​

Theo cáo cáo, trong số 100 người có tài sản trên 1.000 tỷ đồng hiện tại thì Tập đoàn Hòa Phát đóng góp 9 người, Masan/Techcombank có 10 người (nhiều người sở hữu đồng thời cả 2 cổ phiếu này), VIB 6 người, Novaland 5 người, Vingroup 5 người, VPB có 9 người…
Thị trường chứng khoán Việt Nam ở trong xu hướng đi lên kể từ đầu năm 2021 đến nay. Rất nhiều cổ phiếu lớn đã tăng trên 50% như cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát, VPBank, Techcombank, Novaland, Thaiholdings giúp cho khối tài sản của những người giàu nhất thị trường lần nữa tiếp tục được thăng hoa.
Theo dữ liệu tập hợp được, hiện đã có gần 110 người sở hữu lượng cổ phiếu có trị giá trên 1.000 tỷ đồng, tăng đột biến so với con số 80 người vào cuối năm ngoái. Tuy nhiên, đây chỉ bao gồm những người thuộc diện công bố thông tin mà tài sản có thể "đo đếm" được. Trên thực tế, vẫn còn rất nhiều người sở hữu nhiều nghìn tỷ đồng tại những doanh nghiệp vốn hóa tốp đầu như Novaland, Vingroup, TCB, VPBank… song không bao giờ xuất hiện do tỷ lệ nắm giữ dưới 5% và/hoặc không giữ chức vụ, hay không phải là người có liên quan đến cổ đông nội bộ.
Hiện tại, trong số hơn 100 người có tài sản trên 1.000 tỷ đồng thì Hòa Phát đóng góp 9 người, Masan/Techcombank có 10 người (nhiều người sở hữu đồng thời cả 2 cổ phiếu này), VIB 6 người, Novaland 5 người, Vingroup 5 người, VPB có 9 người…
Trong danh sách nghìn tỷ, một số doanh nhân U30 có thể kể đến như: ông Trần Vũ Minh (25 tuổi – con Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long) sở hữu 3.000 tỷ, ông Hồ Anh Minh (26 tuổi – con Chủ tịch TCB Hồ Hùng Anh) sở hữu 6.670 tỷ, ông Đỗ Vinh Quang (26 tuổi – con chủ tịch SHB Đỗ Quang Hiển) sở hữu 1.700 tỷ…
Quay trở lại với tốp đầu của danh sách người giàu, chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng hiện nắm giữ lượng cổ phiếu VIC trị giá gần 232.000 tỷ đồng, tức vừa tròn 10 tỷ USD. Nếu VinFast tiến hành IPO thành công, thì khối tài sản của ông Vượng sẽ còn tăng lên đáng kể khi ông đang trực tiếp và gián tiếp nắm giữ 46% cổ phần của hãng xe này.
Các vị trí tiếp đến lần lượt là chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long (54.800 tỷ), Chủ tịch Novaland Bùi Thành Nhơn (30.600 tỷ), Chủ tịch TCB Hồ Hùng Anh (28.200 tỷ), chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang (27.300 tỷ) và CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo (24.700 tỷ). Đó là những người nắm giữ lượng cổ phiếu trị giá trên 1 tỷ USD.
anhup.PNG

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

Quản lý vi mô: Lãnh đạo cần có "cái đầu lạnh"​

Thông thường, có lời khuyên cho người đứng đầu điều hành tổ chức hay quản trị doanh nghiệp là không nên trở thành nhà quản lý vi mô, thay vào đó nên đặt niềm tin và trao quyền cho nhân viên, để họ có thể tự đề ra quyết định quan trọng.
Quản lý vi mô (tiếng Anh là micromanagement) – một phong cách quản lý nhân sự cực đoan, với sự kiểm soát gắt gao và giám sát, chú ý đến từng chi tiết. Trong một số trường hợp, thì đây có thể xem là công cụ hữu ích, tuy nhiên phần lớn micromanagement lại không được xem là phương án tối ưu do nhiều khả năng làm giảm, hoặc mất tinh thần lẫn "mất giá" nhân viên.
Một số biểu hiện của quản lý vi mô của người ứng đầu đó là: không muốn trao quyền, ủy thác, luôn trong trạng thái theo dõi, giám sát dự án của cấp dưới,…

Capture.PNG

Nguyên nhân đến từ... tâm lý

Nhóm tác giả thuộc Viện Phân tích Tài chính (ICFAI) - Đại học Ấn Độ đã thực hiện một nghiên cứu và đưa ra kết luận, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nhà quản trị vận dụng sai lầm phương thức quản lý vi mô. Thế nhưng, các yếu tố tâm lý như nỗi sợ (lép vế trước nhân viên, bất an về vị trí, thiếu năng lực...), sự thiếu kiên nhẫn, cái tôi cao, thiếu niềm tin, tính cầu toàn... mới là chính nguyên nhân lớn nhất. Cụ thể hơn, vì thiếu kiên nhẫn và "sợ" cấp dưới làm không tốt nên micromanager mới soi xét mọi hành động và muốn tự mình làm mọi thứ.
Tuy vậy, khi phát hiện bản thân có các dấu hiệu của “quản lý vi mô”, nhà quản trị nên có "cái đầu lạnh" để phán đoán xem mình có đang thiếu niềm tin vào chính bản thân hay không? Việc hiểu rõ nguyên nhân bao giờ cũng tốt hơn nhiều so với việc phạm lỗi và sửa sai, để không vận dụng sai lầm quản lý vi mô.
Thêm vào đó, một lý do khác khiến nhà quản trị vận dụng sai lầm quản lý vi mô là do chưa định hình được quan điểm và cách quản trị nhân sự phù hợp (theo Sydney Finkelstein - Giám đốc Trung tâm Phát triển Kỹ năng Lãnh đạo của Trường Kinh doanh Tuck thuộc Đại học Dartmouth). Do vậy, để không rơi vào quản lý vi mô không đúng lúc, nhà quản trị phải học cách tin tưởng cấp dưới, cũng như xác định ranh giới rõ ràng giữa việc trao quyền và ra quyết định. Trao quyền cho nhân viên không có nghĩa là để họ tùy ý tự ra quyết định mà không có giới hạn, hay toàn bộ việc làm của họ luôn phải hướng về định hướng, tầm nhìn đã được lãnh đạo vạch ra.

Vì sao phải tránh quản lý vi mô trong quản trị

Một lãnh đạo giỏi là người xây dựng được hệ thống, để sao cho nhân viên của mình có khả năng tự thực hiện công việc mà không cần sự giám sát của cấp trên.
Theo Finkelstein, lãnh đạo giỏi là người biết truyền đạt tầm nhìn của doanh nghiệp một cách rõ ràng và chỉ can thiệp vào các quyết định của nhân viên khi thật cần thiết nhằm đảm bảo không xảy mâu thuẫn hay xung đột với tầm nhìn. Ngược lại, nếu nhà quản trị đang vận dụng sai lầm “quản lý vi mô” sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đó không chỉ là sự nghiệp của nhân viên bị cản trở, mà hiệu suất làm việc lẫn tính sáng tạo của họ cũng giảm sút.
Kiểm soát nhân viên quá nhiều, micromanager sẽ hạn chế mong muốn và cơ hội trau dồi bản thân của nhân viên, bởi môi trường làm việc không cho phép họ có không gian để hấp thụ và bộc lộ năng lực thực sự của mình. Từ đó, nhân viên sẽ trở nên nhút nhát và thường xuyên cho rằng dù có làm gì cũng không bao giờ đạt kết quả tốt.
Hơn nữa, nếu micromanager can thiệp sâu sẽ làm nhân viên thui chột tinh thần và tạo ra sự nghi ngờ trong chính bản thân họ, tạo ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc. Phong cách kiểm soát cấp dưới cực đoan không chỉ làm doanh nghiệp tốn kém chi phí, mà còn cả thời gian lẫn công sức để khắc phục hậu quả. Việc kiểm soát và giám sát gắt gao nhân viên sớm hay muộn đều khiến doanh nghiệp rối loạn, ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận kinh doanh cũng như lợi ích của chính doanh nghiệp.

Xem thêm: Những phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay.
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

Microsoft xóa sổ trình duyệt Internet Explorer vào năm 2022​

Microsoft mới đây đã ấn định “khai tử” trình duyệt Internet Explorer trên Windows 10 kể từ tháng 6/2022, chấm dứt sự phát triển và tồn tại trong hơn 25 năm.
Người đứng đầu dự án Microsoft Edge – The Sean Lyndersay cho biết, Internet Explorer 11 trên một số phiên bản Windows 10 sẽ ngừng hoạt động, không còn được cập nhật từ ngày 15/6/2022 để bắt đầu chuyển sang trình duyệt Microsoft Edge mới hơn. Trước động thái này, ứng dụng Microsoft Teams nền web đã ngừng hỗ trợ Internet Explorer 11 từ hồi năm ngoái.
Trong khi dịch vụ Windows 10 cập nhật dài hạn (LTSC) vẫn được cài sẵn Internet Explorer, thì các bản Windows 10 cho người dùng sẽ không còn hỗ trợ trình duyệt này từ năm sau. Ngoài ra, Internet Explorer 11 cũng không được hỗ trợ cho các dịch vụ trực tuyến của Microsoft như Office 365, Outlook, OneDrive,... vào ngày 17/8 tới đây.
Ra đời ngày 16/8/1995 trên hệ điều hành Windows, trình duyệt Internet Explorer từng phổ biến nhất thế giới những năm 2000 và là sản phẩm mang tính biểu tượng trong lĩnh vực công nghệ. Vào thời kỳ đỉnh cao năm 2002, Internet Explorer chiếm lĩnh 95% thị trường trình duyệt. Tuy nhiên, Microsoft đã thất bại trong việc đổi mới Internet Explorer 6 khi “bỏ rơi” trình duyệt này trong suốt 5 năm như liên tục thờ ơ trước các tiêu chuẩn web và bỏ lỡ nhiều tính năng đáng cập nhật.
Đồng thời, vào năm 2026, khi Microsoft phát hành Internet Explorer 7, trên thị trường trình duyệt web bắt đầu có nhiều thay đổi. Khách hàng của Internet Explorer đã tìm đến những trình duyệt hiện đại hơn trong thời gian vừa qua như Google Chrome, Mozilla Firefox, Safari,… Từ đó, Internet Explorer đồng nghĩa với lỗi, công nghệ lỗi thời, vấn đề bảo mật đã đánh mất vị trí hàng đầu.
Capture.PNG
Những năm gần đây, Micorsoft đang tập trung phát triển trình duyệt Microsoft Edge

Thống kê từ NetMarketShare – công ty theo dõi sử dụng trình duyệt, thị phần của Internet Explorer trên thị trường trình duyệt đã giảm xuống dưới ngưỡng 50% vào năm 2010 và hiện tại thì chỉ còn khoảng 5%.
Vào năm 2011, những lỗ lục cuối cùng của Microsoft như để hồi sinh Internet Explorer khi phát hành một trình duyệt hiện đại là Internet Explorer 9. Tuy nhiên, trình duyệt này đến nay vẫn không hỗ trợ tiện ích mở rộng, không khả dụng trên nhiều thiết bị khác ngoài Windows và như tất cả các phần mềm chính của Chrome và Firefox.
Trong thập kỷ qua, việc sử dụng Internet đã chuyển từ máy tính để bàn sang các thiết bị di động, nơi Google và Apple đang thống trị đã làm giảm bớt thị phần của ông lớn công nghệ này. Sự thất bại của Internet Explorer đã đặt ra hồi chuông báo động cho Microsoft. Mặc dù Microsoft có ứng dụng trình duyệt trên cả 2 hệ điều hành Android và iOS, nhưng phần lớn người dùng vẫn có thói quen sử dụng trình duyệt được thiết lập sẵn trên smartphone của họ.
Theo công ty phân tích Statscounter, tính tới tháng 4/2021, trình duyệt Chrome của Google chiếm 65% thị phần, còn Safari của Apple đứng thứ hai khi chiếm gần 19% thị phần. Đứng thứ ba và thứ tư lần lượt là Firefox (3,59% thị phần) và Edge (3,39% thị phần). Chính vì vậy, sự thất bại của Windows Phone đang khiến cho Microsoft gặp nhiều bất lợi.
Do đó, ngay cả với việc đầu tư cho sự phát triển không ngừng của trình duyệt Microsoft Edge, hãng vẫn có thể gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các đối thủ là Apple và Google.

Xem thêm: Những phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay.
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

Những hạn chế trong đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp tư nhân​

Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) chỉ có duy nhất một cá nhân tự góp vốn để thành lập. Bởi vậy, trước khi cá nhân thành lập DNTN cần phải nắm rõ những hạn chế của loại hình doanh nghiệp này để giảm thiểu tối đa mọi rủi ro trong quá trình hoạt động.

1. Phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình với nghĩa vụ của công ty

Điểm c khoản 1 Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Do vậy, doanh nghiệp tư nhân mang đặc điểm là tài sản cá nhân không tách biệt với tài sản của doanh nghiệp, nên loại hình doanh nghiệp này không được coi là pháp nhân.
Doanh nghiệp tư nhân không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong phạm vi vốn đầu tư đã đăng kí, mà còn phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp trong trường hợp vốn kinh doanh đã đăng ký mà không đủ để thực hiện nghĩa vụ tài chính.

2. Không được huy động nguồn vốn từ bên ngoài

Về vốn của chủ DNTN đã được quy định tại khoản 1 Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2020. Theo đó, DNTN không thể huy động thêm bất cứ nguồn vốn nào từ bên ngoài, do đây là loại hình chỉ có duy nhất một cá nhân làm chủ. Thế nên, các cá nhân, tổ chức khác không thể góp vốn để trở thành thành viên của công ty.
Ngoài ra, vì cũng không được phát hành cổ phiếu, trái phiếu hay bất kỳ loại chứng khoán nào khác (khoản 2 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020), nên DNTN chỉ có duy nhất một nguồn vốn là từ tài sản của chủ doanh nghiệp.

3. Chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ bị hạn chế góp vốn, tham gia đầu tư

Căn cứ khoản 3 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020, chủ DNTN không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Khi đã chọn thành lập DNTN thì chủ doanh nghiệp đó sẽ bị cấm thành lập hộ kinh doanh hay trở thành thành viên của công ty hợp danh.
Nguyên nhân là bởi, những loại hình doanh nghiệp này là chủ sở hữu đều phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với nghĩa vụ của công ty. Trường hợp nếu một người vừa là chủ hộ kinh doanh lại vừa là chủ một DNTN thì sẽ không có sự tách bạch về tài sản giữa hai loại hình kinh tế này.
Hơn nữa, khoản 4 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 chỉ rõ, chủ DNTN còn bị cấm góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.
Capture.PNG

4. Chỉ được phép thành lập duy nhất một doanh nghiệp tư nhân

Không giống với các loại hình doanh nghiệp khác, trong hình thức doanh nghiệp này, mỗi người chỉ được thành lập duy nhất một DNTN (khoản 3 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020). Quy định trên giống với hộ kinh doanh, tuy nhiên, DNTN có thể thành lập địa điểm kinh doanh, chi nhánh, văn phòng đại diện nếu muốn mở rộng quy mô và địa bàn kinh doanh.

Nên thành lập doanh nghiệp tư nhân khi nào?

Để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp, cần phải cân nhắc, xem xét ưu và nhược điểm của từng loại hình. Tuy nhiên, nếu chủ cơ sở kinh doanh có những đặc điểm sau đây thì nên thành lập doanh nghiệp tư nhân hơn là các loại hình doanh nghiệp, tổ chức khác.
Các đặc điểm khi muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân:
- Có quy mô vừa và nhỏ, số lượng lao động trên dưới 10 người;
- Có khả năng tài chính để duy trì và phát triển việc kinh doanh trong thời gian dài;
- Cá nhân muốn tự mình góp vốn và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty;
- Chấp nhận các rủi ro về vốn góp, dù cho công ty làm ăn thua lỗ thì phải dùng tài sản cá nhân để chịu trách nhiệm.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

Điều kiện về vốn để Công ty chứng khoán được kinh doanh CK phái sinh?​

Thị trường chứng khoán phái sinh thời gian qua đang diễn biến tích cực với nhiều phiên tăng điểm ấn tượng. Để được cấp Giấy chứng nhận kinh doanh chứng khoán phái sinh, các công ty chứng khoán phải có đủ điều kiện nhất định về vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu.
1.PNG

Thị trường chứng khoán phái sinh liên tục tăng trưởng từ đầu năm

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết từ đầu năm đến nay, thị trường chứng khoán phái sinh có diễn biến tăng trưởng liên tục. Tổng khối lượng giao dịch trong 5 tháng đầu năm 2021 đạt 17.996.675 hợp đồng, tương ứng khối lượng giao dịch bình quân đạt 185.945 hợp đồng/phiên.
Trong đó, tháng 5 tiếp tục chứng kiến đà tăng của thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh. Sản phẩm hợp đồng tương lai chỉ số VN30 có khối lượng giao dịch bình quân lớn nhất của thị trường đạt 209.707 hợp đồng/phiên, tăng 11,27% so với tháng trước. Đáng chú ý, phiên ngày 12/5/2021, xuất hiện khối lượng giao dịch cao nhất đạt 303.743 hợp đồng vào.
Bảng 1: Tổng hợp giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số VN30 tháng 5/2021
2.PNG

Nguồn: hnx.vn
Khối lượng hợp đồng mở (OI) tại phiên giao dịch cuối tháng 5 đạt 26.969 hợp đồng, so với tháng trước giảm 16,84%. Mức OI cao nhất trong tháng 5 là phiên giao dịch ngày 10/5/2021, đạt 37.471 hợp đồng tại phiên giao dịch. Riêng giao dịch hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ không phát sinh trong tháng 5/2021.

Quy định điều kiện về vốn để Công ty chứng khoán kinh doanh chứng khoán phái sinh

Theo Điều 4, Nghị định số 158/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh, các công ty chứng khoán phải đáp ứng một số điều kiện nhất định về vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu thì mới được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp.
Cụ thể, với từng hoạt động số vốn sẽ được quy định như sau:
  • Môi giới chứng khoán phái sinh, công ty chứng khoán phải có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ trên 800 tỷ đồng.
  • Tự doanh chứng khoán phái sinh, công ty chứng khoán phải có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ trên 600 tỷ đồng.
  • Tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh, công ty chứng khoán phải có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 250 tỷ đồng trở lên.
Đối với trường hợp công ty chứng khoán đăng ký kinh doanh cả 3 hoạt động trên phải có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 800 tỷ đồng trở lên.

Xem thêm: Những phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

Lỗ hổng bảo mật trên Google Chrome ảnh hưởng đến 2 tỷ người dùng​

Vừa mới đây, các nhà nghiên cứu đã tìm ra một lỗ hổng zero-day nghiêm trọng (định danh CVE-2021-30551) trên Google Chrome.
Google Chrome hiện đang là trình duyệt phổ biến nhất thế giới với hơn 2 tỷ người dùng. Bởi vậy, ngay khi vừa phát hiện được lỗ hổng bảo mật trên Google Chrome, ngay lập tức Google đã đưa ra cảnh báo khẩn cấp, đồng thời khuyến cáo người dùng nhanh chóng cập nhật phiên bản mới để vá lỗi.
Cụ thể, Sergei Glazunov – Nhà nghiên cứu bảo mật thuộc nhóm nghiên cứu bảo mật Project Zero đã phát hiện ra một lỗ hổng zero-day nghiêm trọng (định danh CVE-2021-30551) trên Google Chrome. Sự cố này được các tin tặc khai thác tích cực để xâm nhập máy tính người dùng.
*** Thuật ngữ “Lỗ hổng Zero-day” (hay 0-day) để chỉ những lỗ hổng phần mềm hoặc phần cứng chưa được biết đến và chưa khắc phục được. Các Hacker có thể tận dụng các lỗ hổng này để xâm nhập, tấn công vào hệ thống máy tính tổ chức, doanh nghiệp, nhằm đánh cắp hoặc thay đổi dữ liệu.

anh dang.PNG
Lỗ hổng bảo mật trên Google Chrome có thể khiến 2 tỷ người dùng bị ảnh hưởng (Ảnh: Internet)
Hiện tại, Google Chrome phiên bản 91.0.4472.101 đã ra mắt trên toàn thế giới và cho phép toàn bộ người dùng cập nhật. Ngoài ra, Google sẽ tự động nâng cấp trình duyệt vào lần tiếp theo bạn khởi chạy chương trình, tuy nhiên, người dùng có thể thực hiện cập nhật thủ công bằng các bước thực hiện sau: Cài đặt >> Trợ giúp >> Giới thiệu về Google Chrome.
Giám đốc Nhóm Phân tích Nguy Cơ của Google – Shane Huntley nói rằng, lỗ hổng zero-day này đã được sử dụng tương tự như cách sử dụng zero-day Windows CVE-2021-33742 mà Microsoft khắc phục hôm 8/6 vừa rồi. Hãng bảo mật Kaspersky cũng cảnh báo rằng, đang có một nhóm hacker có tên Puzzlemarker thực hiện liên kết các lỗ hổng zero-day của Google Chrome để vượt ra khỏi hộp cát của trình duyệt, sau đó cài đặt phần mềm độc hại lên Windows. Ngay lập tức, mức độ nguy hiểm của hành động này đã khiến Microsoft phải đưa ra thông báo nâng cấp khẩn cho người dùng của họ.
Bản cập nhật mới của Google Chrome đã sửa lỗi zero-day thứ 6 bị khai thác trong các cuộc tấn công trong năm 2021, với 5 lỗi cụ thể gồm: CVE-2021-21148 - ngày 04/02/2021; CVE-2021-21166 - ngày 02/03/2021; CVE-2021-21193 - ngày 12/03/2021; CVE-2021-21220 - ngày 13/04/2021; CVE-2021-21224 - ngày 20/04/2021.
Ngoài ra, Kaspersky cũng khuyến cáo tất cả người dùng nên cập nhật trình duyệt và hệ điều hành lên phiên bản mới nhất để hạn chế trường hợp xấu bị tấn công trong tương lai.
Trong thời gian gần đây, nhiều đơn vị và doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục gặp phải các sự cố về công nghệ thông tin ảnh hưởng tới hệ thống dữ liệu (bị Virus tấn công mã hóa dữ liệu…). BRAVO cũng luôn thực hiện khuyến cáo tới Khách hàng về việc sao lưu dữ liệu trên phần mềm, nhằm phòng tránh được những rủi ro không đáng có (đặc biệt là tổn thất dữ liệu khi đang thực hiện công việc). Xem chi tiết Thư khuyến cáo sao lưu dữ liệu của BRAVO TẠI ĐÂY.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

Mở rộng kinh doanh để tăng nhận diện thương hiệu: Cần những gì?​

Những ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đã khiến tình hình kinh doanh nhiều đơn vị gặp khó khăn. Hàng loạt nhãn hiệu, cửa hàng tại các thành phố đã phải di dời hay trả lại mặt bằng và buộc nhiều doanh nghiệp (DN) phải chuyển đổi mô hình kinh doanh.
Thế nhưng, "nguy cơ" của người này lại tạo "cơ hội" cho người khác, đó là lúc dịch bệnh đồng thời mang đến cơ hội, hỗ trợ đắc lực để nhóm DN kinh doanh chuỗi tìm được mặt bằng vừa rẻ, vừa đẹp và tăng nhận diện thương hiệu. Covid-19 đã khiến nhiều DN ngành đồ uống "xoay trục" sang mô hình kinh doanh cửa hàng lưu động, kiốt bán hàng với không gian nhỏ, nhằm giảm thiểu chi phí và tăng nhận diện thương hiệu. Đơn cử, ở thị trường cà phê, từ Highlands Coffee, Laha Café, gần đây là Ông Bầu, thay vì chỉ "chơi cửa hàng lớn”, đã nhanh chóng triển khai điểm bán take-away, xe lưu động, kiốt nhỏ hoặc kêu gọi nhượng quyền thương hiệu quầy di động để có thể tận dụng nguồn khách hàng trẻ dồi dào.
Ngoài ra, do dịch bệnh nên phải đẩy nhanh số hóa mô hình kinh doanh, tuy nhiên, một DN khó mà tồn tại hai mảng online/ offline riêng biệt, hoặc chỉ một trong hai, mà phải cân đối gộp thành một với quan hệ tương hỗ. Cụ thể, khi mở nhiều cửa hàng offline thì DN mới có độ phủ, tăng nhận diện thương hiệu và tệp khách hàng trung thành, “dọn đường” tốt cho mảng online. Và ngược lại, khi chuỗi làm tốt mặt online và hiểu người dùng, mảng offline sẽ trở thành một kênh mua hàng cộng thêm vô cùng hiệu quả.
Capture.PNG
Nhà quản trị cần xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu bài bản trước khi triển khai (Ảnh: Internet)

Thời điểm này là cơ hội cho loại hình doanh nghiệp nào?

Trước tiên, nhóm DN dựa vào bán buôn và chỉ có ít cửa hàng để giới thiệu sản phẩm. Đặc biệt là các DN kinh doanh thực phẩm, có thể tận dụng cơ hội thâu tóm mặt bằng ở vị trí đẹp với mức giá rẻ để giúp người tiêu dùng nhận biết thương hiệu tốt hơn. Các điểm bán hàng này cũng đóng vai trò là nơi tập kết hàng để giao cho khách mua trực tuyến nhanh nhất. Bên cạnh đó, việc chuyển sang bán lẻ từ bán buôn, trong lúc mặt bằng đang rẻ, mà công nợ công ty chưa thu hồi được sẽ thuận tiện mua bán, và là lời giải hợp lý cho bài toán đảm bảo việc làm cho người lao động cũng như giúp DN sống sót qua giai đoạn khó khăn.
Thứ hai, nhóm DN bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu, hoặc cung cấp sản phẩm mà vốn thường được xem là “hàng xách tay”. Thời gian qua, giới đầu tư đã chứng kiến giá cổ phiếu của hàng loạt tập đoàn bán lẻ lớn như Walmart, Kroger, Costco, Target... đi lên. Chỉ riêng Amazon đã mở tới 11 cửa hàng bách hóa Amazon Fresh trên toàn nước Mỹ để thu hút người mua sắm truyền thống, hãng này còn dự định mở thêm ít nhất 28 cửa hàng nữa. Theo Bloomberg, chuỗi Amazon Fresh là cách để gã khổng lồ này gắn bó hơn nữa với các khách hàng trung thành của Prime, đồng thời tăng mức độ hiện diện và thu hút một bộ phận không nhỏ người mua sắm có thu nhập thấp, cho đến các khách hàng giàu có hơn thường xuyên đặt hàng qua mạng hướng đến Amazon. Đây được xem là bài học cho các thương hiệu tại Việt Nam. Riêng ngành mỹ phẩm, thị trường vẫn tồn tại hàng loạt loại hàng giả núp bóng "xách tay" bán tràn lan trên mạng, mở chuỗi cửa hàng vừa là cách để tăng độ nhận diện, vừa là cách tạo được uy tín với các thương hiệu lớn thông qua sức mạnh của hệ thống kênh bán hàng truyền thống.
Dù vậy, nên hiểu rằng, điều hành mô hình kinh doanh chuỗi không hề dễ, bởi công việc này đòi hỏi nền tảng quản trị tốt, nếu không sẽ "đứt gánh" rất nhanh. Từ hệ thống quản trị tài chính, hàng hóa cho đến chăm sóc khách hàng CRM và nhân sự,… mọi thứ đều cần sự chỉn chu và một chiến lược quản trị nội bộ tốt để thích ứng nhanh với tình hình dịch bệnh thay đổi đột ngột.
Thế nên, nếu phát triển các cửa hàng nhanh với mong muốn giành vị trí đắc địa, tăng độ nhận diện, nhưng lại không sở hữu nền tảng quản trị tốt và sự chuẩn bị kỹ lưỡng thì rất dễ DN bị rơi vào khủng hoảng.

Chuẩn bị thế nào?

Trước khi quyết định mở mới hay mở rộng cửa hàng, nhà quản trị phải xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu bài bản, bắt đầu từ công việc nghiên cứu, phân tích và lập chiến lược thương hiệu; tiếp đến là thiết kế, đăng ký bảo hộ hệ thống nhận diện; và cuối cùng là áp dụng vào thực tế.
Như đã biết, hệ thống nhận diện thương hiệu là tất cả loại hình và cách thức mà thương hiệu có thể tiếp cận với khách hàng, là "dấu ấn" hiện hữu ở mọi nơi của DN. Một hệ thống nhận diện thương hiệu có thể gồm tên gọi, logo, khẩu hiệu, nhạc hiệu, nhãn mác, bao bì, màu sắc chủ đạo, hình ảnh đồ họa, tài liệu giới thiệu, tài liệu đào tạo, tài liệu bán hàng, danh thiếp, ấn phẩm hỗ trợ quảng cáo, ấn phẩm văn phòng (mẫu thư, sổ tay, bút, cốc, giấy viết...), chữ ký email, hình ảnh trên các tài khoản MXH; chuỗi cửa hàng và các hình thức PR, sự kiện khác...
Nếu mở cửa hàng nhanh, đồng nghĩa mong muốn tăng độ nhận diện, nhưng nếu không sở hữu nền tảng quản trị tốt và sự chuẩn bị kỹ lưỡng thì DN rất dễ rơi vào khủng hoảng.
Hệ thống nhận diện thương hiệu chính là thứ "đập vào mắt" người tiêu dùng, để họ nhìn thấy và nhận ra thương hiệu của bạn giữa hàng ngàn doanh nghiệp khác trong cuộc sống hằng ngày. Mục tiêu của nó không chỉ là tạo sự nhận biết, thể hiện đặc thù DN mà còn nhắm đến tác động tới nhận thức, tạo cảm giác về quy mô, tính chuyên nghiệp của DN với khách hàng và công chúng, tăng khả năng cạnh tranh.
Để có hiệu quả tốt, nhà quản trị cần chú ý đến hạng mục nhận diện tại cửa hàng, không gian cửa hàng. Điểm bán là nơi các nhân viên bán hàng sẽ đại diện cho doanh nghiệp đón tiếp và phục vụ khách hàng. Đây là mấu chốt quan trọng, các điểm bán sẽ giúp truyền tải hình ảnh và thông điệp của thương hiệu, do vậy, các ứng dụng trong hạng mục này phải đồng bộ với nhận diện thương hiệu đã nêu trên. Một số yếu tố thuộc hạng mục này có thể kể tới là biển hiệu cửa hàng, biển hiệu đại lý, banner, standee, poster, POSM (point of sales material - các vật dụng khác hỗ trợ cho việc bán hàng).
Cuối cùng, không thể thiếu việc duy trì truyền thông. Trong thời điểm thuận lợi, DN nên truyền thông và trong thời điểm không thuận lợi, DN càng phải truyền thông. Theo một nghiên cứu về suy thoái kinh tế Mỹ từ năm 1980-1985, McGraw-Hill Research từng phân tích 600 đơn vị thuộc 16 nhóm ngành và thu được kết quả các DN tiếp tục duy trì hoặc tăng ngân sách truyền thông trong giai đoạn suy thoái có mức tăng doanh số gấp nhiều lần so với DN loại trừ hoặc giảm ngân sách truyền thông trong cả thời điểm giảm phát và tăng trưởng sau đó.
Tóm lại, trong tình hình dịch bệnh, một số DN lớn đã truyền thông thương hiệu bằng các chiến dịch CSR (trách nhiệm xã hội), chẳng hạn như Coca-Cola hỗ trợ 7,2 tỷ đồng để hỗ trợ công tác phòng, chống Covid-19 tại Việt Nam, hay tập đoàn thời trang LVMH của Pháp sử dụng nhà máy nước hoa để sản xuất nước rửa tay sát khuẩn, nhưng lại đựng chúng trong các lọ mỹ phẩm có gắn logo Dior, Givenchy và Guerlain… Đây có thể được xem là một điểm chạm hiệu quả, vừa gửi đi thông điệp nhân văn đến cộng đồng, vừa gắn trải nghiệm thực tế với hình ảnh của nhãn hàng và hứa hẹn mở ra một tương lai những người dùng từ nước rửa tay chuyển sang ủng hộ thương hiệu, và xa hơn nữa là ủng hộ sản phẩm của LVMH.

Xem thêm: Những phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay.
 
Sửa lần cuối:
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

Điều kiện tham gia hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng​

Nghị định số 58/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định cụ thể 06 điều kiện cấp giấy chứng nhận hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 15/8/2021.
Theo đó, có 06 điều kiện cấp giấy chứng nhận hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng được quy định trong Nghị định số 58/2021/NĐ-CP, gồm:
Thứ nhất, có hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin đáp ứng các yêu cầu tối thiểu như: Có ít nhất 2 đường truyền số liệu, mỗi đường truyền của 1 nhà cung cấp dịch vụ; có hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam, hệ thống phần mềm tin học và các giải pháp kỹ thuật thực hiện được hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng đối với tối thiểu 5 triệu khách hàng vay; có cơ sở hạ tầng thông tin có khả năng tích hợp, kết nối được với hệ thống thông tin của tổ chức tham gia; có phương án bảo mật an toàn thông tin; có phương án dự phòng thảm họa, đảm bảo không bị gián đoạn khi cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng quá 4 giờ làm việc.
Thứ hai, vốn điều lệ có tối thiểu từ 30 tỷ đồng.
dieu.PNG

Thứ ba, có người quản lý doanh nghiệp, thành viên ban kiểm soát đảm bảo đáp ứng những yêu cầu sau: không phải là người đã bị kết án về tội từ tội phạm nghiêm trọng trở lên, người đã bị kết án về tội xâm phạm sở hữu mà chưa được xóa án tích; hoặc đã từng bị thu hồi giấy chứng nhận.
Đối với chức vụ Chủ tịch HĐQT, chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch công ty phải có bằng đại học hoặc trên đại học và có ít nhất 3 năm làm việc trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin.
Thành viên HĐQT, thành viên hội đồng thành viên, thành viên hợp danh có bằng đại học hoặc trên đại học, trong đó ít nhất 50% số thành viên có ít nhất 3 năm làm việc trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin.
Tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám đốc (phó giám đốc) có bằng đại học, hoặc trên đại học và có ít nhất 2 năm giữ chức vụ quản lý, điều hành công ty hoạt động trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin.
Thành viên của ban kiểm soát phải có bằng đại học hoặc trên đại học và có tối thiểu 2 năm làm việc trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin.
Thứ tư, có phương án kinh doanh đảm bảo và không kinh doanh ngành nghề khác ngoài hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng.
Thứ năm, có ít nhất 15 tổ chức tham gia là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ ngân hàng hợp tác xã, ngân hàng chính sách, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân). Các tổ chức tham gia không có cam kết cung cấp thông tin tín dụng với công ty thông tin tín dụng khác.
Thứ sáu, có văn bản thỏa thuận về nội dung cung cấp thông tin, sản phẩm thông tin tín dụng giữa công ty thông tin tín dụng với các tổ chức tham gia. Trong đó, những văn bản này tối thiểu phải đề cập đến các thông tin sau: Nội dung, phạm vi thông tin tín dụng được cung cấp; nghĩa vụ thông báo, thỏa thuận với khách hàng vay về việc sử dụng thông tin tín dụng của khách hàng vay; nguyên tắc, phạm vi, mục đích sử dụng sản phẩm thông tin tín dụng; trách nhiệm của các bên trong việc rà soát, đối chiếu, kiểm tra chất lượng và lưu giữ thông tin tín dụng; trách nhiệm của các bên trong việc điều chỉnh, sửa chữa sai sót trong quá trình cập nhật, truyền đưa, xử lý, lưu giữ, khai thác và sử dụng thông tin tín dụng; trách nhiệm và sự phối hợp của các bên khi giải quyết điều chỉnh sai sót về thông tin tín dụng của khách hàng vay; xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp…

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO
 

Đính kèm

  • dieu.PNG
    dieu.PNG
    826.3 KB · Lượt xem: 1
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

GDP quý II/2021 ước tính tăng 6,61%​

Tổng cục Thống kê vừa công bố số liệu tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2021 ước tính tăng 6,61% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế xã hội quý II và 6 tháng đầu năm, GDP 6 tháng đầu năm 2021 tăng 5,64%, cao hơn tốc độ tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020 song thấp hơn tốc độ tăng 7,05% và 6,77% của cùng kỳ năm 2018 và 2019.
Đợt bùng Dịch COVID-19 lần thứ 4 tại một số địa phương trên cả nước với nhiều diễn biến phức tạp, khó lường đã đặt ra thách thức trong việc thực hiện MỤC TIÊU KÉP “Vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế”.

Kết quả tăng trưởng xét trong quý II và 6 tháng đầu năm đã cho thấy sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự chung sức, đồng lòng của hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân cả nước và lực lượng tuyến đầu chống dịch vừa kiểm soát dịch bệnh vừa thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế xã hội năm 2021.

Trong đó, mức tăng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,82%, đóng góp 8,17%; khu vực dịch vụ tăng 3,96%, đóng góp 32,78%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,36%, đóng góp 59,05%.

ảnh.PNG

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2021 tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, ngành nông nghiệp tăng 3,69%, chỉ thấp hơn tốc độ tăng của 6 tháng đầu năm 2011 là 4,24% trong giai đoạn 2011-2021 [1], đóng góp 0,34 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 3,98% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,02 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 4,25%, cao hơn mức tăng 2,42% của 6 tháng đầu năm 2020, đóng góp 0,11 điểm phần trăm. Lý do là bởi năng suất lúa đông xuân tăng cao, ngành chăn nuôi và thủy sản phát triển ổn định, dẫn tới các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản chủ yếu đều tăng khá.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, 6 tháng đầu năm 2021 ngành công nghiệp tăng 8,91% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn tốc độ tăng 9,13% của 6 tháng đầu năm 2019 nhưng cao hơn tốc độ tăng 2,91% của 6 tháng đầu năm 2020, đóng góp 3,01 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 11,42%, thấp hơn mức tăng của cùng kỳ các năm 2011 và 2018 trong giai đoạn 2011-2021[2], đóng góp 2,9 điểm phần trăm.
Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,16%, đóng góp 0,31 điểm phần trăm. Ngành xây dựng tăng 5,59%, chỉ cao hơn tốc độ tăng 4,54% của cùng kỳ năm 2020 trong giai đoạn 2014-2021[3], đóng góp 0,37 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng giảm 6,61%, làm giảm 0,25 điểm phần trăm mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế do sản lượng dầu thô khai thác giảm 7,3% và khí đốt tự nhiên giảm 12,5%.
Trong khu vực dịch vụ, hệ thống nhà hàng và cơ sở dịch vụ ăn uống tại chỗ, vận tải hành khách gặp nhiều khó khăn do thực hiện giãn cách xã hội tại một số địa phương để phòng chống dịch bệnh.
Tăng trưởng của khu vực dịch vụ trong 6 tháng đầu năm 2021 chỉ cao hơn tốc độ tăng 0,48% của cùng kỳ năm 2020 trong giai đoạn 2011-2021. Đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của 6 tháng đầu năm 2021 như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 5,63% so với cùng kỳ năm trước, là ngành đóng góp lớn nhất của khu vực dịch vụ vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế với 0,57 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,27%, đóng góp 0,49 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi giảm 0,39%, làm giảm 0,02 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 5,02%, làm giảm 0,12 điểm phần trăm.
Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 12,15%; khu vực dịch vụ chiếm 41,13%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,61%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,11% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2020 là: 14,16%; 33,51%; 41,99%; 10,34%).
Về sử dụng GDP 6 tháng đầu năm 2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,56% so với cùng kỳ năm 2020; tích lũy tài sản tăng 5,67%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 22,76%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 24,05%.

Xem thêm: Những phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay.
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

Dòng code từ năm 1989 đã được bán với giá 5,4 triệu USD​

Mã nguồn của World Wide Web do Tim Berners-Lee phát minh vào năm 1989 đã được bán đấu giá thành công với mức giá là 5,4 triệu USD.
Thông báo hôm thứ tư từ nhà bán đấu giá danh tiếng Sotheby’s, buổi bán đấu giá mã nguồn của World Wide Web đã kết thúc với giá bán cuối cùng là 5,4 triệu USD. World Wide Web được phát minh ra bởi nhà khoa học máy tính người Anh Tim Berners-Lee vào năm 1989, đây chính là mã nguồn khai sinh ra hệ thống website toàn cầu.
Mã nguồn này được bán đấu giá dưới dạng NFT (viết tắt của từ non-fungible token), là định dạng vật phẩm số được gắn với chuỗi khối (blockchain) và không thể bị sửa chữa, hay chia nhỏ, tẩy xóa.

anh post.PNG

Mã nguồn World Wide Web được bán tại Sotheby’s ở New York hôm 29/6 vừa qua
“Chính biểu tượng, tính lịch sử và nguồn gốc từ cha đẻ đã tạo ra giá trị cho mã nguồn này. Rất nhiều người mong muốn sưu tập những điều như vậy vì các lý do trên. Chúng tôi bán đấu giá một cách công khai, không hạn chế (giá khởi điểm là 1.000 USD) và để thị trường quyết định giá cuối cùng. Những người mua đều đồng ý rằng mã nguồn này có giá trị”,
đại diện của Sotheby’s cho biết.

Người trúng đấu giá sẽ nhận về khoảng 9.555 dòng code hoàn chỉnh được viết trong giai đoạn từ năm 1990-1991, một video nói về mã nguồn này dài 30 phút, một tấm poster số hóa, kèm theo một lá thư số được chấp bút bởi Berners-Lee.
Buổi bán đấu giá diễn ra thành công, sự kiện này thuộc một trong loạt các hoạt động bán đấu giá tác phẩm số NFT kể từ đầu năm đến nay. Hồi tháng 3, một nhà bán đấu giá danh tiếng khác là Christie’s cũng đã chốt bán thành công một tác phẩm số NFT của nghệ sĩ người Mỹ Beeple với giá 69,3 triệu USD.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

Quy định mới về tài khoản vốn đầu tư gián tiếp trên TTCK Việt Nam​


Nội dung trên là một trong những quy định nổi bật Bộ Tài chính đề ra tại Thông tư số 51/2021/TT-BTC ngày 30/6/2021 về hướng dẫn nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam.
anh.PNG

Theo đó, kể từ ngày 16/08/2021 tới đây, các nhà đầu tư nước ngoài mở 01 tài khoản vốn đầu tư gián tiếp tại 01 ngân hàng lưu ký được phép kinh doanh ngoại hối để thực hiện hoạt động đầu tư trên TTCK Việt Nam.
Tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài mở 01 tài khoản vốn đầu tư gián tiếp ở 01 ngân hàng lưu ký sẽ được phép kinh doanh ngoại hối để thực hiện hoạt động phát hành, hay hủy chứng chỉ lưu ký và các hoạt động khác có liên quan dựa trên quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, cần lưu ý về việc nhận vốn ủy thác thì công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp để tiếp nhận vốn của các nhà đầu tư nước ngoài không có tài khoản vốn đầu tư gián tiếp (như quy định tại điểm b khoản 1 Điều 138 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP). Với trường hợp này, tài khoản vốn đầu tư gián tiếp sẽ đứng tên công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam.
Ngoài ra, tất cả hoạt động chuyển tiền để thực hiện giao dịch, đầu tư, hay các thanh toán khác mà có liên quan đến hoạt động đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài và hoạt động của tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài; lãi được chia, nhận và sử dụng cổ tức, mua ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài (nếu có), cũng như các giao dịch có liên quan khác sẽ đều phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư gián tiếp.
Việc đóng, mở, sử dụng và quản lý tài khoản vốn đầu tư gián tiếp phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.

Xem thêm: Phần mềm ERP tốt nhất của BRAVO
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

Phần mềm BRAVO hỗ trợ bộ phận Kinh doanh tại các lĩnh vực tiêu biểu​

Đại dịch đã tác động đến mọi lĩnh vực ngành nghề, mọi bộ phận trong doanh nghiệp. Dù ko trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng bộ phận Kinh doanh của doanh nghiệp cũng cần “chuyển mình” mạnh mẽ. Họ không chỉ cần thay đổi phương tiện, cách thức tiếp cận, làm việc với khách hàng, mà hơn thế, việc ứng dụng công nghệ vào quản lý các nghiệp vụ của bộ phận này cũng giúp gia tăng hiệu quả công việc.
Giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp BRAVO 8R2 (ERP-VN) được xây dựng theo góc độ quản trị tổng thể doanh nghiệp, giải quyết bài toán quản trị cho nhiều ngành nghề. Phần mềm BRAVO trợ giúp tất cả các bộ phận của doanh nghiệp thao tác nghiệp vụ và chia sẻ thông tin một cách hiệu quả thông qua quy trình xử lý công việc đã được quy chuẩn khi thiết kế phần mềm. Trong đó Kinh doanh là một trong những bộ phận mà các nghiệp vụ được phần mềm hỗ trợ tối đa.
Capture.PNG

Những nghiệp vụ chung phần mềm BRAVO hỗ trợ cho bộ phận Kinh doanh trong các doanh nghiệp

Phần mềm trợ giúp bộ phận Kinh doanh, bộ phận Kế toán theo dõi quản lý doanh thu và các khoản nợ một cách chặt chẽ, chính xác. Đồng thời, giúp Lãnh đạo nắm bắt tình hình tiêu thụ tức thời để đưa ra các quyết định.
- Lập, thực hiện và theo dõi giảm giá, chiết khấu khuyến mãi qua chính sách giá.
- Lập và in báo giá/đơn hàng, hóa đơn, phiếu hàng bán bị trả lại, phiếu thu tiền hàng bằng máy tính.
- Kiểm soát hạn mức công nợ, kiểm tra hàng tồn kho và số dư tài khoản khi lập phiếu.
- Khai báo tự động tính và định khoản các khoản thuế.
- Theo dõi việc bán hàng theo khách, hợp đồng, bộ phận/nhân viên, vùng/miền, nhóm hàng…
- Theo dõi phân tích tuổi nợ, các kỳ hạn nợ. Tạo bút toán, ghi nhận và điều chỉnh doanh thu công nợ.
- Quản lý, theo dõi công nợ theo các chỉ tiêu.
- Tự động tính giá vốn của hàng bán theo nhiều phương pháp khác nhau.
- Lập các báo cáo thuế GTGT, hỗ trợ kết xuất các báo cáo dữ liệu về thuế ra chương trình kê khai thuế của Tổng cục thuế hoặc ra Excel, Pdf, Txt, Csv, Xml…
- In báo cáo bán hàng, báo cáo công nợ, báo cáo quản trị…

Phần mềm BRAVO hỗ trợ bộ phận Kinh doanh tại một số doanh nghiệp đặc thù

Phần mềm BRAVO có khả năng tùy chỉnh, do đó đáp ứng được tốt nhu cầu đặc thù tại các doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.
  • Tại doanh nghiệp Dệt may
- Cập nhật và theo dõi PO.
- Cập nhật kế hoạch sản xuất tổng quát thể hiện thông tin: Số hợp đồng, PO, Style, Màu, Size, Số lượng;
- Thực hiện cân đối nguyên phụ liệu theo PO;
- Theo dõi thông tin packing list nguyên phụ liệu và cập nhật lệnh nhập nguyên phụ liệu và lệnh nhập nguyên phụ liệu theo packing list.
- Theo dõi tiến độ sản xuất thực hiện đơn hàng, lập packing list hàng xuất và lập lệnh xuất hàng.
  • Tại doanh nghiệp sản xuất ống Thép
- Quản lý bán hàng: Lập kế hoạch doanh thu, lập chính sách bán hàng (bảng giá, chiết khấu,…), lập báo giá, lập đơn hàng/hợp đồng bán/hợp đồng xuất khẩu, lập lệnh xuất hàng/lệnh giữ hàng…
- Lập kế hoạch và theo dõi tiến độ sản xuất: lập kế hoạch về “sản lượng sản xuất”, theo dõi kế hoạch sản xuất/lệnh sản xuất chi tiết…
  • Tại doanh nghiệp sản xuất Thép xây dựng
- Tại văn phòng: thực hiện các quá trình đàm phán, giao dịch để hình thành đơn hàng, hợp đồng bán => sau đó lập các thông báo, lệnh xuất hàng xuống nhà máy.
- Tại nhà máy: Bộ phận kho nhận lệnh xuất hàng để tạo các phiếu xuất kho tương ứng. Song song đó, bộ phận KCS, nhà cân sẽ lập các tích kê bán hàng để điều phối quá trình xuất hàng. Khi hàng được xuất lên kho và xe qua bàn cân, cán bộ nhà cân tiến hành kiểm tra hàng trước khi bảo vệ cho xe ra khỏi nhà máy.
  • Tại doanh nghiệp SX Bia, Rượu, NGK
- Theo dõi bảng giá bán hàng theo mặt hàng, đơn vị áp dụng (công ty thành viên, khách hàng) và thời gian áp dụng.
- Theo dõi chi tiết tình trạng giao hàng: Mã xe, Biển số xe, Tài xế đi giao, Lệnh bán hàng, Mặt hàng, Số lượng.
- Quản lý chính sách bán hàng áp dụng cho các đơn vị, nhà phân phối.
  • Tại đơn vị SX & KD Ô tô
- Lập bảng giá bán hàng theo mặt hàng, đơn vị áp dụng (showroom, đại lý, chi nhánh, khách hàng) và thời gian áp dụng.
- Quản lý quy trình từ khâu tiếp nhận yêu cầu, báo giá, đặt cọc, hợp đồng, hồ sơ, bàn giao xe…
- Theo dõi số khung, số máy xuất bán, theo dõi hợp đồng bảo hiểm.
- Theo dõi thời hạn bảo hành của từng xe.
- Quản lý hợp đồng bán phụ kiện, quản lý chăm sóc khách hàng mua xe.
Phần mềm BRAVO với hơn 21 năm kinh nghiệm triển khai cho hơn 3.800 khách hàng vừa và lớn trong cả nước, có khả năng đáp ứng được tất cả các bài toán đặc thù tại doanh nghiệp nói chung và bộ phận Kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng.

Xem thêm: Phần mềm ERP tốt nhất của BRAVO
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

Quy định về hàng xuất nhập khẩu doanh nghiệp cần lưu ý trong năm 2021​


Việt Nam được đánh giá là một trong số những quốc gia có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới bởi sự sôi động của hoạt động xuất nhập khẩu và thương mại quốc tế. Những năm gần đây, xuất nhập khẩu đã trở thành một trong số những ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào chỉ số GDP của cả nước. Nhà nước và Chính phủ đã nghiên cứu và điều chỉnh nhiều chính sách mới liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu và bắt đầu có hiệu lực trong năm 2021.

1. Kiến thức cơ bản về hàng hóa xuất nhập khẩu

a. Hàng hóa xuất nhập khẩu là gì?
Hàng hóa xuất nhập khẩu được hiểu là bao gồm tất cả các sản phẩm, dịch vụ tham gia vào hoạt động trao đổi, kinh doanh thương mại giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ với nhau. Mỗi quốc gia có thể bán các mặt hàng, dịch vụ mà mình có; tương ứng với hoạt động đó là những quốc gia khác không có những sản phẩm, dịch vụ này sẽ thực hiện mua. Toàn bộ giao dịch mua bán giữa các quốc gia sẽ thực hiện bằng tiền tệ hoặc những vật chất khác tương đương tiền.
b. Thông tin cơ bản về danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam
Kể từ ngày 01/01/2018, Thông tư 65/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành và có hiệu lực. Theo đó, chi tiết danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam gồm có 21 phần, 97 chương (trong đó Chương 77 là Chương dự phòng).
Cấu trúc danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam bao gồm 3 nội dung chính sau:
  • Các quy tắc tổng quát cơ sở của việc phân loại;
  • Các chú giải pháp lý theo từng phần, chương và phân nhóm
  • Cụ thể danh mục chi tiết.
Vai trò của việc thiết lập danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam:
  • Là cơ sở để xây dựng biểu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Phục vụ cho việc phân loại hàng hóa khác có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.
  • Là đầu vào dữ liệu cơ sở cho việc thống kê và quản lý của nhà nước trong hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam.
c. Một số khái niệm cơ bản trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
Xuất nhập khẩu là một lĩnh vực có phạm vi kiến thức và thông tin khá nhiều. Ngoài ra bởi tính đặc thù nên có khá nhiều khái niệm chuyên ngành. Để có thể hiểu nền tảng kiến thức cơ bản về hàng hóa xuất nhập khẩu bạn đọc phải nắm được các thuật ngữ chuyên ngành phổ biến sau:
  • Incoterms: Incoterms có tên tiếng Anh đầy đủ là International Commerce Tems. Đây là bộ các quy tắc thương mại quốc tế, nội dung chi tiết về quy định giữa các bên trong hoạt động giao thương hàng hoá quốc tế.
  • Xuất khẩu tại chỗ: Đây là hình thức mà hàng hóa sản xuất tại Việt Nam bán cho thương nhân nước ngoài nhưng thông qua một đơn vị khác tại Việt Nam theo sự chỉ định từ trước của thương nhân nước ngoài.
  • UCP: đây là tên viết tắt của cụm từ “The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits”. Về bản chất UCP là hệ thống quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ.
Để trau dồi kiến thức chuyên sâu về mảng xuất nhập khẩu thì còn nhiều khái niệm chuyên ngành khác phải hiểu. Tuy nhiên trên đây là 3 cụm từ cơ bản mọi người cần phải nắm được.
>> Quan tâm: Quy định mới về dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm 2021
4. Các công việc chính trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
Giao nhận vận tải hàng hóa

Công việc giao nhận vận tải hàng hóa gồm có 2 giai đoạn chính là giao nhận nội địa và giao nhận quốc tế.
  • Trong hoạt động giao nhận nội địa, bạn phải nắm rõ thông tin về các đơn vị và hình thức vận chuyển để chọn cho mình một giải pháp tối ưu nhất.
  • Ở công đoạn giao nhận quốc tế, nắm rõ địa điểm các cảng biển và sân bay, cũng như thông tin về hình thức, cước phí của đơn vị vận tải và chứng từ quốc tế cần thiết để thông quan.
Thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế là yêu cầu bắt buộc trong hoạt động xuất nhập khẩu. Nhân viên cần nắm vững hình thức và công cụ thanh toán để đảm bảo lợi ích đôi bên và an toàn, phòng tránh rủi ro.
Thủ tục hải quan
Thủ tục hải quan là giai đoạn gặp phải nhiều khó khăn nhất trong hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên hàng hóa và quy trình của các bạn đảm bảo tuân theo đúng quy định chung thì cũng sẽ thuận lợi và không gặp trở ngại nào.
Chứng từ xuất nhập khẩu
Hàng hóa xuất nhập khẩu được lưu thông từ quốc gia này sang quốc gia khác. Tiêu chuẩn và điều kiện tiêu thụ ở mỗi quốc gia là khác nhau. Vì vậy với từng lô hàng đều phải kèm theo chứng từ phù hợp với đặc điểm từng lô, để đảm bảo chất lượng về hàng hóa và tiêu chuẩn mua bán giữa các bên.

2. Quy định mới về việc quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu năm 2021

Thông tư 06/2021/TT- BTC được ban hành ngày 22/01/2021 về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế liên quan tới hàng hóa xuất nhập khẩu. Thông tư bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 08/03/2021.
Theo đó, khi nộp thuế người nộp thuế (NNT) sẽ được cấp mã số khai báo trước khai giải phóng đối với hàng hóa phải phân tích, giám định. Căn cứ theo thông tin này, cơ quan chức năng sẽ xác định được chính xác số tiền thuế phải nộp. NNT sẽ căn cứ theo thông tin trên mã số khai báo mà tạm nộp thuế. Trong trường hợp kết quả phân tích, giám định sai với nội dung kê khai dẫn đến tăng số tiền thuế cần nộp thì NNT phải nộp bổ sung. Thời hạn nộp tiền thuế thiếu là 05 ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế nhận được yêu cầu khai bổ sung của cơ quan hải quan.
Trong trường hợp chưa xác định được giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thì thời hạn và mức thuế phải nộp sẽ có chút linh hoạt như sau:
  • NNT tạm nộp thuế theo giá khai báo trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng;
  • Sau khi có giá chính thức, NNT phải thực hiện khai báo bổ sung và nộp tiền thuế chênh lệch trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ thời điểm có giá chính thức.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 56 Luật Quản lý thuế, đối với những trường hợp thu thuế bằng tiền mặt tại vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng hải đảo, vùng đi lại khó khăn thì thời hạn chuyển tiền vào ngân sách Nhà nước là 03 ngày làm việc theo quy định.

3. Quy định mới về thời điểm nộp chứng từ xuất xứ hàng hóa nhập khẩu

Thông tư 07/2021/TT – BTC được Bộ tài chính ban hành ngày 25/01/2021 quy định về thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu. Và Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 11/03/2021.
  • Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 7 Thông tư 38/2018/TT-BTC thì người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu tại thời điểm làm thủ tục hải quan. Trong trường hợp chưa cung cấp chứng từ được vào thời điểm này, người nộp phải khai nộp chậm trên tờ khai hải quan và thực hiện khai nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn không quá 02 năm kể từ ngày đăng ký.
  • Trong trường hợp bất khả kháng hoặc bởi những lý do hợp lệ khác nằm ngoài sự kiểm soát của các bên, người khai hải quan không thể nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ theo đúng thời hạn quy định thì Bộ tài chính sẽ xem xét và quyết định việc áp thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định tại Hiệp định EVFTA hay không.
Trên đây là toàn bộ thông tin mới nhất liên quan tới hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2021 mà bạn đọc cần lưu ý. Mong rằng sẽ hữu ích cho công việc của doanh nghiệp bạn.

Xem thêm: Phần mềm ERP tốt nhất hiện nay của BRAVO
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

Xu hướng đầu tư vào nhóm doanh nghiệp ESG​

Từ lâu, xu hướng đầu tư vào các doanh nghiệp đạt tiêu chí ESG đã không còn lạ lẫm trên thế giới. Tuy nhiên, xu hướng này mới chỉ được chú ý gần đây tại Việt Nam, khi mà nhận thức về phát triển bền vững ngày càng được nâng cao.
ESG
là viết tắt của cụm tiếng Anh Environmental - Social - Governance (môi trường - xã hội - quản trị). Bên cạnh việc đánh giá dựa trên yếu tố hiệu quả tài chính, ngày càng nhiều nhà đầu tư nhấn mạnh việc xem xét doanh nghiệp có đạt các tiêu chí ESG hay không, trước khi ra quyết định đầu tư, đặc biệt là kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện.
Về cơ bản, ESG dựa trên ba trụ cột với hàng chục chỉ tiêu cụ thể buộc các công ty phải đáp ứng.
  • Thứ nhất là tiêu chí môi trường, gồm: biến đổi khí hậu, ô nhiễm, đổi mới sáng tạo, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, thiết kế thân thiện sinh thái.
  • Thứ hai là xã hội, gồm: an toàn, sức khỏe lao động, sự đa dạng, quan hệ cộng đồng, từ thiện.
  • Thứ ba là quản trị, gồm: cơ cấu thành phần và sự đa dạng của hội đồng quản trị, quyền cổ đông, lương ban quản trị, gian lận và hối lộ.
Capture.PNG
Suốt nhiều năm qua, diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) và các doanh nghiệp thành viên đã kiên trì theo đuổi các tiêu chuẩn ESG. Bên cạnh đó, tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) bắt đầu quảng bá ESG đến 37 quốc gia thành viên từ năm 2017. Năm 2018, Liên minh châu Âu (EU) đã tích cực theo đuổi một chương trình tài chính bền vững gắn với biến đổi khí hậu và các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc, và hiện các quốc gia khối G7 cũng đang tiến tới thực hiện ESG.
Trước diễn biến hiện nay của đại dịch Covid-19, xu hướng doanh nghiệp đạt tiêu chí này lại càng được đẩy nhanh hơn, khiến chiến lược đầu tư chuyển dịch sang ESG thay vì chỉ nhìn vào các chỉ tiêu tài chính truyền thống. Theo Morningstar – công ty nghiên cứu đầu tư của Mỹ cho biết, năm ngoái các Quỹ ESG thu hút dòng tiền gấp đôi so với năm trước đó. Viện Tài chính Quốc tế (IIF) cũng dự báo, năm 2021, tốc độ gia tăng tài sản tại các quỹ ESG sẽ nhanh hơn, nhất là khi Joe Biden đắc cử Tổng thống Mỹ đã thực hiện chương trình nghị sự bảo vệ môi trường. IIF cũng dẫn chứng thêm, có tới 80% chỉ số chứng khoán của các quỹ tuân thủ tiêu chí ESG, vượt các chỉ số của các quỹ không tuân thủ ESG trong các đợt bán tháo do đại dịch.
Tại Việt Nam, Công ty Tài chính Quốc tế – IFC đã bắt đầu truyền thông rộng rãi khái niệm ESG từ cách đây 10 năm. Ngay từ khi thành lập, Quỹ Tundra Frontier cũng tập trung vào đầu tư ESG, trong khi Quỹ Dragon Capital đã cải tiến chính sách ESG và phát triển khung đánh giá ESG dành cho các công ty niêm yết từ năm 2015. Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã đưa ra chỉ số phát triển bền vững Việt Nam (Substainability Index - VNSI) vào tháng 7/2017 nhằm chọn ra 20 doanh nghiệp có thực hành ESG tốt nhất. Gần đây nhất là Quỹ AFC Vietnam Fund thông tin sẽ bắt đầu áp dụng 8 tiêu chí ESG để đánh giá cơ hội đầu tư vào doanh nghiệp kể từ năm 2021.
Thực tế là rất khó để các nhà đầu tư bình thường có thể đo lường khách quan mức ESG của một công ty, mà phải dựa vào các tổ chức đáng tin cậy để xếp hạng ESG. Dù vậy, việc thông qua cơ quan báo chí, truyền thông cũng phần nào giúp nhà đầu tư có thêm góc nhìn về hoạt động của các doanh nghiệp vi phạm tiêu chí ESG.
Chẳng hạn như cách đây vài năm, các quỹ đầu tư đã rút khỏi một doanh nghiệp tiếng tăm vì đơn vị này vi phạm về bảo vệ môi trường khi phá rừng. Hay gần hơn là xôn xao về sự việc một số doanh nghiệp tận dụng dịch Covid-19 để nâng giá hàng hóa, dẫn đến cái nhìn thiếu thiện cảm cho xã hội và ảnh hưởng đến quan hệ cộng đồng. Thực tế là ngay sau những thông tin tiêu cực trên, giá cổ phiếu của doanh nghiệp này đã giảm sàn vì bị bán tháo.
Trong bối cảnh đại dịch hiện nay, việc có nhiều doanh nghiệp hoạt động hướng đến tiêu chuẩn ESG là thật sự cần thiết. Bởi khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thu nhập của người lao động bị ảnh hưởng nặng nề vì phải giãn cách xã hội, các công ty không chỉ nên chăm chăm vào lợi nhuận mà nên có những chính sách nhân văn, khi đó mới có thể “đắc nhân tâm”, tăng thêm sự gắn bó của khách hàng và cộng đồng. Cho dù mục tiêu kinh doanh xuyên suốt là vì lợi nhuận, vì những áp lực từ cổ đông, nhưng rõ ràng doanh nghiệp hãy nên xem trọng cả mối quan hệ với khách hàng và những đóng góp cho xã hội, đặc biệt là trong thời điểm như hiện nay.

Xem thêm: Những phần mềm kế toán tốt nhất thị trường hiện nay.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA