Tổng hợp các câu hỏi về "Hợp đồng lao động"

  • Thread starter thuynga
  • Ngày gửi
The Hoang

The Hoang

Kế Toán Dạo
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
11/8/05
2,416
286
83
Sài Gòn - Phan Thiết
thế các bạn cho mình hỏi cty mình mới thành lập tháng 9/2010 chưa đóng BHXH cho mọi ng thì có bị phạt ko?
bạn cần phải có giải trình lý do chưa tham gia bảo hiểm khi đã quá thời gian qui định phải đăng ký tham gia. Dựa vào đó thì mới biết là có bị phạt hay không, theo mình biết thì nếu lý do không chính đáng thì bị truy thu đóng bảo hiểm đó

Cty mình có HDLD rồi nhưng chưa ai ký tên cả
Như vậy thì khi nào ký thì mới phải đóng đúng ko?
Bảo hiểm họ không quan tâm đến khi nào nhân viên ký hợp đồng đâu, họ chỉ xem là hợp đồng chính thức từ ngày nào thì họ tính thu bảo hiểm thôi từ ngày đó thôi.
Good luck

Cả nhà cho hỏi: HĐ với cộng tác viên thì thời hạn tối thiểu là bao lâu? có phải đóng BHXH không vậy? Ai biết chỉ dùm nha.

Hợp đồng cộng tác viên thì không có thời hạn tối thiểu & thường không đóng BHXH mà trả BH (ghi rõ trên hợp đồng) cho cộng tác viên luôn.
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Cho mình hỏi: Công ty mình trả lương khoán theo sản phẩm.
Vậy 28.5% đó mình nên thể hiện ở 1 cột riêng trên bảng tiền lương hàng tháng, hay ở trong hợp đồng lao động mình ghi là: Người lao động tự nguyện không tham gia BHXH, tiền bảo hiểm đã được cộng vào tiền lương và trả cho người lao động.

Làm như vậy là sai rồi bạn nhé. Có hẳn một quyết định quy định mức phạt cho các trường hợp vi phạm, trong đó có hẳn 1 điều quy định mức phạt cho người lao đông và người sử dụng lao đông khi thoả thuận với nhau để không nộp BHXH.
Tiền BH chỉ được tính công vào tiền lương để trả khi nào hdlđ dưới 3 tháng thôi
 
T

tam936

Cao cấp
9/2/10
268
3
16
Ngọc Hồi, Kon Tum
Cả nhà cho hỏi: HĐ với cộng tác viên thì thời hạn tối thiểu là bao lâu? có phải đóng BHXH không vậy? Ai biết chỉ dùm nha.

Đâu có phân biệt là nghề gì, cứ ký hợp đồng chính thức có thời gian ổn định đủ từ 03 tháng trở lên thì bắt buộc phải đóng bảo hiểm. Tuy nhiên cộng tác viên thì có thể họ đã tham gia bảo hiểm ở một đơn vị nào đó rùi, nếu thế thì chỉ cần bảo họ phô tô công chứng sổ bảo hiểm lưu tại cơ quan bạn để khi nào cơ quan bảo hiểm yêu cầu thì trình là đc thôi. Chú ý nếu người lao động đã tham gia BH bắt buộc ở một noi nào đó rồi thì trong HĐLĐ ghi rõ đã thanh toán tổng số % BH bắt buộc đã đc trả trong lương bạn nhé
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Cho mình hỏi: Công ty mình trả lương khoán theo sản phẩm.
Vậy 28.5% đó mình nên thể hiện ở 1 cột riêng trên bảng tiền lương hàng tháng, hay ở trong hợp đồng lao động mình ghi là: Người lao động tự nguyện không tham gia BHXH, tiền bảo hiểm đã được cộng vào tiền lương và trả cho người lao động.

Hãy tải và đọc Nghị định 86/2010/NĐ-CP ngày 13/08/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội Nghị định 86/2010/NĐ-CP

Điều 4. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính

1. Hình thức xử phạt chính:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là 30.000.000 đồng.
Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của khung tiền phạt tương ứng với hành vi đó được quy định tại Nghị định này; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể thấp hơn nhưng không được dưới mức thấp nhất của khung phạt tiền đã được quy định; nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể cao hơn nhưng không vượt quá mức cao nhất của khung phạt tiền đã được quy định.
2. Hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại các Chương II của Nghị định này.​

Điều 5. Thời hiệu xử phạt

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là một (01) năm, kể từ ngày vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội được thực hiện. Nếu quá thời hạn nêu trên thì người vi phạm không bị xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
2. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà người vi phạm có hành vi vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
3 Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội được áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.​
…..
…..
…..

MỤC 1. ĐỐI VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG (Từ điều 7 đến điều 22)

Điều 7. Hành vi không đóng bảo hiểm xã hội cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp



1. Phạt tiền
a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động.
b) Từ 5.100.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 10.100.000 đồng đến 18.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 18.100.000 đồng đến 24.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;
đ) Từ 24.100.000 đồng đến 30.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 501 người lao động trở lên;
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt;
b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội trong năm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.​

Điều 8. Hành vi đóng bảo hiểm xã hội không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 2.500.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt;
b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội trong năm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.​

Điều 9. Hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

1. Phạt tiền bằng 0,05% mức đóng theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội cho mỗi ngày chậm đóng, nhưng tối đa không quá 30 triệu đồng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt;
b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội trong năm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.​
……..
…….

MỤC 2. ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG (Từ điều 23 đến điều 26)

Điều 23. Hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp


1. Phạt cảnh cáo.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.
b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội trong năm trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.

Điều 24. Hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp
1. Phạt cảnh cáo.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc sửa lại cho đúng, nộp lại giấy tờ kê khai không đúng sự thật;
b) Buộc hoàn trả số tiền bảo hiểm xã hội đã nhận do hành vi vi phạm, kể cả tiền lãi của khoản tiền đã hưởng trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
…..
…..
…..
Điều 53. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2010 và thay thế Nghị định số 135/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.



Cả nhà cho hỏi: HĐ với cộng tác viên thì thời hạn tối thiểu là bao lâu? có phải đóng BHXH không vậy? Ai biết chỉ dùm nha.

Thời hạn HĐ cộng tác viên: Tùy theo tính chất công việc
Không buộc tham gia BHXH cho các loại HD cộng tác viên.
 
M

member0608

Cao cấp
6/8/10
466
2
0
Hồ Chí Minh
lactam.vn
Nếu công việc cty ổn, nhân lực ít biến động thì nên tham gia BH để p bị hạch họe nhiều và bị cơ quan BH lên thăm viếng nhiều, nếu nhân lực biến động liên tục thì bạn có thể trả tiền tham gia BH kèm để NLĐ tự đóng ( như vậy mới hợp lý).
Bên cơ quan BH phạt bạn.
K tham gia BH thì ok, vì nếu bên BH hỏi thì trả lời do yếu tố nhânn lực nên trả trực tiếp lương.
Hợp đồng ký một năm là p trả đủ 28.5%*LCB cho NLĐ

DN siêu nhỏ nên không đóng BHTN, vậy mình ghi trong HĐ là thanh toán BHXH + BHYT (26,5%) vào lương luôn phải không?
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
DN siêu nhỏ nên không đóng BHTN, vậy mình ghi trong HĐ là thanh toán BHXH + BHYT (26,5%) vào lương luôn phải không?

HDLD từ 03 tháng trở lên là loại đối tượng phải tham gia BHXH/BHYT rồi. Trường hợp DN siêu nhỏ (lao động dưới 10 người), khuyến khích trả thêm vào lương 1% về khoản BHTN.
 
N

nhantran6484

Trung cấp
20/12/09
50
5
8
ben tre
Hợp đồng lao động bán thời gian, có được mua BHXH không?

Số là thế này ah, em có ký HDLD với thời hạn 1 năm với 1 cty, nhưng chỉ làm bán thời gian thôi ah( khi có hợp dồng thì mình làm, không có thì nghỉ).Vậy em có được mua BHXH không ah? Cty vẫn báo cáo tăng lao động lên trên phòng lao động thương binh xã hội quận!:wall:
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Số là thế này ah, em có ký HDLD với thời hạn 1 năm với 1 cty, nhưng chỉ làm bán thời gian thôi ah( khi có hợp dồng thì mình làm, không có thì nghỉ).Vậy em có được mua BHXH không ah? Cty vẫn báo cáo tăng lao động lên trên phòng lao động thương binh xã hội quận!:wall:

Thời gian HDLD từ 3 tháng trở lên là loại hình tham gia BHXH bắt buộc. Dù bán thời gian hay toàn thời gian. Trường hợp, lao động đã tham có tham gia BHXH nơi khác thì chứng minh số sổ BHXH (photocopy) để khỏi tham gia nơi thứ 2, thứ 3.
 
T

truongmyngoc

Trung cấp
1/11/10
92
0
0
35
quảng ngãi
hợp đồng lao động

Bác kế toán già gân ơi nếu em có gửi bài sai Box thì nhờ bác chuyển nó vào đúng box giúp em nha
vì em có vấn đề này nhưng không biết nên chọn gửi ở mục nào cả.
em là sinh viên mới ra trường đi làm
cty em chỉ có mình em là kế toán do đó mọi việc liên quan em đều phải làm
cty em là công ty TNHH 2 thành viên thành lập từ năm 2004 nhưng từ trước giờ chưa ký hợp đồng lao động cũng như tham gia BHXH gì cả
vì lí do: lúc trước chỉ có nhân viên là: giám đốc
thành viên góp vốn thứ 2 chỉ đứng tên
là công ty xây dựng nên chỉ thuê lao động phổ thông mùa vụ (lúc nào có việc thuê)
những công việc còn lại giám đốc làm hoặc khoán cho người cho người khác rùi trả tiền
nay công ty phát triển lớn hơn nên thuê thêm 5 nhân viên nữa: kiến trúc sư, kế toán, kỹ sư XD, họa viên, giám sát công trình

Bi giờ em muốn làm hợp đồng lao động, BHXH nhưng chưa biết là phải bắt đầu từ đâu
em có tham khảo các trài liệu trên web kt rùi nhưng chưa biết làm thực tế nó như thế nào
không biết công ty em có bị phạt gì không nữa

cả nhà cho em hỏi bi giờ làm hợp đồng lao động là mình ra nhà sách mua cái mẫu hợp đồng về ghi vào rùi xác nhận hay là sao?
còn các công việc tiếp theo nhờ các bác chỉ bảo em
thanks các bác nhiều
 
Sửa lần cuối:
S

samia

Trung cấp
25/2/11
55
0
0
35
quy nhơn
các bước thực hiện việc kế toán lương tại công ty và các bước đăng kí BHXH cho công ty???? em ở quận 8

a c nào rành về khâyu này chỉ e với.
tình hình hiện tại công ty e mới thành lập và e là kế toán mới vào ngh nên 0 biết đường ac chỉ e với
theo e được biết từ GĐ thì GĐ chỉ mới đăng kí với bên LĐ là số nhân viên làm thời gia đầu là 2 người thôi trong đó chỉ có GĐ và CHỦ TỊCH thôi.mà công ty e thành lập từ tháng 10/2010, thời gian đó tới giờ chỉ toàn là nhân viên làm bán thời gian thôi.vì vậy chưa có hợp đồng chính thức cho ai hết.và mới tháng này thì có ký hợp đồng chính thức với 1 người.
và bi giờ e mới vô và công ty lại muốn làm BHXH cho nhân viên luôn. vậy a c nào ở quận 8 hay a c nao rành về khâu này hướng dẫn cho e từng bước nên làm thế nào với.:wall:
 
M

misquyen12

Guest
6/4/11
1
0
0
ha noi
ghi hợp đồng lao động

chào diẽn đàn. em là thành viên mới mong mọi người giúp đỡ em với
em làm ở bộ phận hành chính - tổ chức (công ty em mới mở), giám đốc yêu cầu em làm hdld cho mọi người để đóng bảo hiểm xã hội. em chẳng biết ghi điều 3: Nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động sao nữa. ví dụ 1 cử nhân bậc 2.34 lương cơ bản là 980k. lương thực tế là 2.500.000. vây sẽ ghi sao
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Tại Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động và phụ lục đính kèm

MẪU HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG - Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Điều 3: Nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động
1. Quyền lợi:
- Phương tiện đi lại làm việc (7):
- Mức lương chính hoặc tiền công (8):
- Hình thức trả lương:
- Phụ cấp gồm (9):
- Được trả lương vào các ngày hàng tháng.
- Tiền thưởng:
- Chế độ nâng lương:
- Được trang bị bảo hộ lao động gồm:
- Chế độ nghỉ ngơi (nghỉ hàng tuần, phép năm, lễ tết...):
- Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế (10):
- Chế độ đào tạo (11):
Những thỏa thuận khác (12):

7. Ghi rõ phương tiện đi lại do bên nào đảm nhiệm, ví dụ: xe đơn vị đưa đón hoặc cá nhân tự túc.
8. Ghi cụ thể tiền lương theo thang lương hoặc bảng lương mà đơn vị áp dụng, ví dụ: Thang lương A.1.Cơ khí, Điện, Điện tử - Tin học; Nhóm III; Bậc 4/7; Hệ số 2,04; Mức lương tại thời điểm ký kết hợp đồng lao động là 428.400 đồng/tháng.
9. Ghi tên loại phụ cấp, hệ số, mức phụ cấp tại thời điểm ký kết hợp đồng lao động, ví dụ: Phụ cấp trách nhiệm Phó trưởng phòng; Hệ số 0,3; Mức phụ cấp 63.000 đồng/tháng.
10. Đối với người lao động thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì ghi tỷ lệ % tiền lương hằng tháng hai bên phải trích nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội, ví dụ: Hằng tháng người sử dụng lao động trích 6% từ tiền lương tháng của người lao động và số tiền trong giá thành tương ứng bằng 17% tiền lương tháng của người lao động để đóng 20% cho cơ quan bảo hiểm xã hội và 3% cho cơ quan Bảo hiểm y tế.
Đối với người lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì khoản tiền bảo hiểm xã hội tính thêm vào tiền lương để người lao động tham gia Bảo hiểm tự nguyện hoặc tự lo lấy bảo hiểm, ví dụ: Khoản tiền bảo hiểm xã hội đã tính thêm vào tiền lương cho người lao động là 17% tiền lương tháng.
11. Ghi cụ thể trường hợp đơn vị cử đi đào tạo thì người lao động phải có nghĩa vụ gì và được hưởng quyền lợi gì, ví dụ: Trong thời gian đơn vị cử đi học người lao động phải hoàn thành khoá học đúng thời hạn, được hưởng nguyên lương và các quyền lợi khác như người đi làm việc, trừ tiền bồi dưỡng độc hại.
12. Ghi những quyền lợi mà chưa có trong Bộ Luật Lao động, trong thỏa ước lao động tập thể hoặc đã có nhưng có lợi hơn cho người lao động, ví dụ: đi tham quan, du lịch, nghỉ mát, quà sinh nhật.


chào diẽn đàn. em là thành viên mới mong mọi người giúp đỡ em với
em làm ở bộ phận hành chính - tổ chức (công ty em mới mở), giám đốc yêu cầu em làm hdld cho mọi người để đóng bảo hiểm xã hội. em chẳng biết ghi điều 3: Nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động sao nữa. ví dụ 1 cử nhân bậc 2.34 lương cơ bản là 980k. lương thực tế là 2.500.000. vây sẽ ghi sao

Trở lại câu hỏi của bạn, mức lương cơ bản là 980k chưa phù hợp với Nghị định 107/2010/NĐ-CP ngày 29/10/2010 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam hoặc Nghị định số: 108/2010/NĐ-CP ngày 29/10/2010 của Chính Phủ Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động (Xem tại đây quy định về mức lương tối thiểu vùng áp dụng vào 01/01/2011).

Còn việc giữa mức lương cơ bản (lương cứng) + lương mềm (doanh thu,...) + các loại phụ cấp thì bạn nên đưa hẳn vào thỏa ước lao động tập thể, quy chế trả lương để thuận lợi cho việc tham gia BHXH với chi phí hợp lý mà DN/cơ quan BHXH/lao động có thể "kham" được. Các quyền lợi giữa người sử dụng lao động và lao động thể hiện cam kết đầy đủ ===> chi phí hợp lý/hợp lệ khi quyết toán thuế TNDN.
 
Sửa lần cuối:
H

hoangha051088

Trung cấp
19/1/11
56
0
0
35
Ha noi
Hợp đồng lao động cần gấp chưa biết gì?

Chào cả nhà! Cả nhà ơi giúp em với
Em chưa biết gì về hợp đồng lao động
Vậy cả nhà cho em hỏi:
1. Khi người lao động ký hợp đồng lao động 1 năm nhưng không đồng ý đóng BH,lương 3.5tr/tháng. Vậy em phải làm như thế nào? có bắt buộc họ phải đóng BH không? nếu có thì phải đóng BH như thế nào mức là bao nhiêu? có phải đóng TNCN không?
2. Cần những thủ tục gì để hoàn thiện hợp đồng lao động? có cần phải lên phòng lao động để xin dấu không?
Em chẳng biết phải làm như thế nào nữa? Cả nhà giúp em với
Cần gấp lắm ạ
 
G

greenisle

Sơ cấp
11/3/11
44
0
0
35
Gò Công
HĐLĐ và BHXH

Các bác có kinh nghiệm cho em hỏi 1 số vấn đề giữa thuế và BHXH
- Lương nhân viên được tính vào chi phí thuế TNDN khi được ký HĐLĐ?
- Mức đóng BHXH tính theo lương căn bản kí trên HĐ hay là theo thang bảng lương. như zậy số tiền lương CB đóng bảo hiểm phải khớp với số chi phí lương được trừ như trên HĐLĐ quy định...????
các bác giải thick dùm em chổ nì với...em ko hiểu rõ lắm...
 
D

Do Trong Hien

Guest
24/10/06
10
0
0
42
Tân Bình, Tp.HCM
Lương giáo viên dạy nhạc

Chào cả nhà!
Mình nhớ cả nhà tư vấn giúp mình vấn đề sau:

Công ty hoạt động dạy nhạc, lương giáo viên được ký hợp đồng theo hình thức ăn chia 60/40 trên từng học viên do giáo viên đó được phân công dạy. Như vậy hình thức ký hợp đồng lao động đối với các giáo viên có giống như ký hợp đồng lao động với các nhân viên văn phòng không? (có thời hạn hoặc không xác định thời hạn và các giáo viên này dạy ở nhiều trường khác nhau). Chi phí lương giáo viên như trên để được hạch toán là chi phí hợp lý, hợp lệ ngoài hợp đồng lao động, bảng lương thì Công ty cần bổ sung những hồ sơ nào khác không?

Cảm ơn cả nhà nhiều
 
Bong05

Bong05

Bà già khó tính
6/1/07
1,921
11
38
Nam Dinh
Để đưa vào chi phí lương chỉ cần có hợp đồng và bảng kê doanh thu để tính tỷ lệ lương là được.
Hợp đồng này của bạn là hợp đồng lao động thuê vụ việc hoặc khoán công việc. Có việc thì bạn hưởng lương, không có việc thì bạn không hưởng lương.
Còn hợp đồng với nhân viên văn phòng cũng còn nhiều hình thức khác nhau bạn ạ.
 
D

Do Trong Hien

Guest
24/10/06
10
0
0
42
Tân Bình, Tp.HCM
Bạn có thể giúp mình chia sẻ mẫu hợp đồng thuê vụ việc và hợp đồng thuê khoán được không?!
Cảm ơn bạn nhiều
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Chào cả nhà!
Mình nhớ cả nhà tư vấn giúp mình vấn đề sau:

Công ty hoạt động dạy nhạc, lương giáo viên được ký hợp đồng theo hình thức ăn chia 60/40 trên từng học viên do giáo viên đó được phân công dạy. Như vậy hình thức ký hợp đồng lao động đối với các giáo viên có giống như ký hợp đồng lao động với các nhân viên văn phòng không? (có thời hạn hoặc không xác định thời hạn và các giáo viên này dạy ở nhiều trường khác nhau). Chi phí lương giáo viên như trên để được hạch toán là chi phí hợp lý, hợp lệ ngoài hợp đồng lao động, bảng lương thì Công ty cần bổ sung những hồ sơ nào khác không?

Cảm ơn cả nhà nhiều

Trong trường hợp này bạn nên lập hợp đồng cộng tác viên.

Để đưa vào chi phí lương chỉ cần có hợp đồng và bảng kê doanh thu để tính tỷ lệ lương là được.
 
gathanhdo

gathanhdo

Sơ cấp
24/3/10
43
16
8
Đà Nẵng
mọi người ơi, em đang làm thủ tục đăng ký thang bảng lương, nhưng ở Huyện Từ Liêm họ bắt em phải làm danh sách đăng ký sử dụng lao động nữa

Em đang bị mắc không biết phải khai báo ntn?
Cụ thể là: Năm 2010 công ty em được thành lập, giám đốc là Ông Nguyễn Minh Hồng, giờ ông ấy nghỉ làm rùi, thay vào đó là Anh Nguyễn Anh Tuân
Anh Tuân đồng thời là chủ doanh nghiệp luôn
Nhưng mà không có HĐLĐ
Anh ấy là Tổng giám đốc và có tham gia điều hành, trả lương thường xuyên
vậy bây giờ đăng ký danh sách sử dụng lao động thì có đăng ký anh ấy không ạ
Mọi người tư vấn giúp em nhé
 
Sửa lần cuối:
H

hongvu0112

Guest
15/6/11
2
0
0
Hà Nội
Chào cả nhà, em có bài toán khó nhờ cả nhà tư vấn giúp
Công ty em thành lập cuối năm 2009, ban đầu chỉ có 3 NV kể cả sếp, cho đến hiện nay là 9 NV nhưng không ai có hợp đồng lao động cả (hợp đồng với công ty):)025:) các chế độ lương vẫn đầy đủ (sau thử việc 2 tháng, lương 100%; lương tháng 13, phụ cấp....), BHXH do rắc rối thủ tục làm lần đầu và do 1 số nhân viên không có hồ sơ (mất CMND, mất các giấy tờ khác) nên tháng 7/2010 mới có 4 người vào trước đóng BH, số còn lại giấy tờ vẫn chưa giải quyết được nên đến tháng 1/2011 mới có thêm 3 người nữa (dĩ nhiên là cái ngày đi kê khai tăng phải lùi lại). Công ty cũng không có ai bị trừ lương, ko trả lương hay bị cho nghỉ việc cả (có 3 người nghỉ nhưng là tự xin nghỉ). Lương không ai bị thấp (so với rất nhiều công ty khác, tất cả đều thuộc diện phải đóng thuế thu nhập CN-nhưng không ai đóng cả trừ giám đốc) :)wall:)
Nếu bây giờ ký hợp đồng lao động có được không và nên ký như thế nào? Hợp đồng lao động để làm thủ tục bảo hiểm thì đã có rồi do mức lương kê khai bảo hiểm là theo thang bảng lương đăng ký với sở lao động.
Híc, vấn đề này là do công ty em không nắm vững các quy định về luật, thuế, BH ngay từ khi mới thành lập đúng không ah?
Rất mong nhận được nhiều tư vấn từ cả nhà.
Thanks

hic, không ai góp ý cho em cả :((
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA