Kiểm toán công nợ phải trả

  • Thread starter nedved
  • Ngày gửi
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Tôi được giao phần hành kiểm toán công nợ phải trả của một doanh nghiệp sản xuất. Tôi đã gửi thư xác nhận và đã nhận đủ, số dư khớp với số dư của các đối tượng mà tôi cần kiểm tra.

Vậy thủ tục kiểm toán của tôi đã đủ đảm bảo số dư không có sai sót trọng yếu chưa?? mong các bạn góp ý
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
F

Face_to_destiny

Trung cấp
26/9/04
113
0
0
42
In the end...
Theo tôi, việc gửi thư xác nhận đối với các khoản công nợ cuối kì là một thủ tục cần thiết (có lẽ là không thể thiếu) khi kiểm toán phần hành công nợ. Tuy nhiên, có lẽ thủ tục đó là chưa đủ để đảm bảo rằng, các khoản công nợ phát sinh trong kì là có thực và không còn tồn tại các sai sót trọng yếu.
Tôi nghĩ, các thủ tục kiểm toán cần sử dụng còn tuỳ thuộc vào tính hữu hiệu của HTKSNB của DN, tuy nhiên để kiểm toán khoản mục này KTV cần phải xem xét tính chất của các nghiệp vụ phát sinh trong kì của DN và có sự đối chiếu với các phần hành khác như doanh thu, hàng tồn kho hay chí hoạt động... Đối với kiểm toán các khoản công nợ, cơ sở dẫn liệu về tính hiệu lực và trọn vẹn cần được coi trọng, và thủ tục xác nhận là chưa đủ để đảm bảo rằng các CSDL này được tuân thủ. Thêm nữa,việc phân loại và trình bày của các khoản công nợ phát sinh cũng phải được đảm bảo. Đối với nhiều DN có hệ thống kế toán yếu, CSDL này rất dễ bị vi phạm...
 
P

peace_do

Guest
8/11/04
12
0
0
45
Vietnam
Tôi nghĩ gửi thư xác nhận nợ chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ. Bởi vì KTV chi biết được khả năng chi trả của công ty nợ đối với công ty đang kiểm toán. Cần phải xem xét quan hệ hợp đồng của cty nữa. Nếu 2 công ty có quan hệ hợp đồng dài hạn, thường xuyên có những nghiệp vụ phát sinh trong 1 năm hay nhiều năm. Như vậy bằng chứng kiểm toán mới đáng tin cậy, rủi ro kiểm toán giảm. Còn xét về vấn đề trọng yếu trong một báo cáo tài chính thì không có việc gì. Bởi vì bằng chứng đã thể hiện tính đầy đủ và hợp lý.
 
E

echop

Guest
25/8/04
53
0
0
113
vietnam
Nói chung, mục tiêu kiểm toán là đảm bảo cho số liệu trên BCTC là đúng (trung thực , hợp lý) nếu chỉ gửi thư xác nhận, KTV chỉ đảm bảo rằng, các khoản nợ đã ghi nhận là đúng. Trên thực tế, có thể có những khoản nợ chưa được ghi nhận (đáng lẽ phải được accrued) khi đó, KTV cần kiểm tra các khoản tiền chi trong năm sau, kiểm tra các chứng từ và hoá đơn để xác nhận rằng các khoản thanh toán này không bao gồm việc thanh toán cho các khoản nợ của năm trước chưa được ghi nhận.
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
echop nói:
Nói chung, mục tiêu kiểm toán là đảm bảo cho số liệu trên BCTC là đúng (trung thực , hợp lý) nếu chỉ gửi thư xác nhận, KTV chỉ đảm bảo rằng, các khoản nợ đã ghi nhận là đúng. Trên thực tế, có thể có những khoản nợ chưa được ghi nhận (đáng lẽ phải được accrued) khi đó, KTV cần kiểm tra các khoản tiền chi trong năm sau, kiểm tra các chứng từ và hoá đơn để xác nhận rằng các khoản thanh toán này không bao gồm việc thanh toán cho các khoản nợ của năm trước chưa được ghi nhận.


Bác này nói gần trúng tim đen của em rồi, chỉ có điều phải cụ thể hơn một chút nữa
 
F

Face_to_destiny

Trung cấp
26/9/04
113
0
0
42
In the end...
Oài, bác Nedved hình như có vẻ cũng thích giáo trình của trường KTQD bọn em nhỉ. Nhưng mà nó ko bốc mùi nhiều như bác ngửi thấy đâu... Ko hiểu bác ngửi thấy mùi ở đâu ấy chứ??? He...he...
Đúng là bài viết của em có nhiều lí thuyết thật, nhưng mà em chắc là trong quá trình làm kiểm toán nếu bác biết là bác đang làm gì thì bác cũng phải có một tý cái theory trong đầu, nhỉ??? Em làm kiểm toán chưa lâu nên thực tế chưa có nhiều lắm, nếu quá trình viết lách có cái gì đó làm bác thấy "chối tỷ" thì bác cứ dạy nhé...
 
N

Nguyen Hang

Tôi là người kiên nhẫn...
20/8/04
243
2
0
Pleiku
nedved nói:
Bác này nói gần trúng tim đen của em rồi, chỉ có điều phải cụ thể hơn một chút nữa

Hehe...bác Ned dạo này hay nhỉ. Ý bác thế nào thì bác cứ nói ra. Đằng này bác hỏi, người ta trả lời, rồi bác chỉ cho mỗi câu kết luận :biggrin: Chí ít thì bác cũng phải đưa ra opinion của bác để mọi người học hỏi và trao đổi chứ nhỉ?
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Face_to_destiny nói:
Oài, bác Nedved hình như có vẻ cũng thích giáo trình của trường KTQD bọn em nhỉ. Nhưng mà nó ko bốc mùi nhiều như bác ngửi thấy đâu... Ko hiểu bác ngửi thấy mùi ở đâu ấy chứ??? He...he...
Đúng là bài viết của em có nhiều lí thuyết thật, nhưng mà em chắc là trong quá trình làm kiểm toán nếu bác biết là bác đang làm gì thì bác cũng phải có một tý cái theory trong đầu, nhỉ??? Em làm kiểm toán chưa lâu nên thực tế chưa có nhiều lắm, nếu quá trình viết lách có cái gì đó làm bác thấy "chối tỷ" thì bác cứ dạy nhé...



Tớ cũng chưa đọc giáo trình của trường kTQD, vì tớ chưa học ở trường đó bao giờ. Tớ đọc nhiều luận văn của sinh viên trường đó, thấy viết như thế, nên võ đoán là giáo trình trường KTQD nó hay viết như vậy

Chỉ có điều, giáo trình viết như thế tớ đọc chẳng hiểu gì. Và cái theory đó về cá nhân tớ thấy chưa áp dụng được vào thực tế công việc, nên các sinh viên khoa kế toán kiểm toán ra trường đều phải retrain, tốn rất nhiều công sức và chi phí.

Làm bất kỳ phần hành nào đều phải thu thập đầy đủ bằng chứng về phần hành đó theo đúng chuẩn mực. Các khoản phải trả cũng vậy, bạn chứng minh được số dư phải trả ghi nhận trên sổ sách là không có sai sót trọng yếu nhưng những khoản công nợ bị giấu đi thì sao, nó không ghi trên sổ thì ta phải làm thế nào?

Nói chung là phải search xem các khoản này giấu ở đâu, và có nhiều cách để đạt mục tiêu


To Nguyen hang: trách nhiệm của tôi là khuấy động box kiểm toán mà, đưa ra topic để mọi người cùng thảo luận
 
X

xungdanhanhhung

Guest
6/2/05
267
1
0
Hanoi
nedved nói:
Nói chung là phải search xem các khoản này giấu ở đâu, và có nhiều cách để đạt mục tiêu


To Nguyen hang: trách nhiệm của tôi là khuấy động box kiểm toán mà, đưa ra topic để mọi người cùng thảo luận

Thật ra thì trên thực tế, vấn đề thường khó khăn hơn. Ví dụ, một khoản nợ trọng yếu tại ngày 31/12 cần phải được kiểm tra, KTV không thu thập được thu xác nhận cho khoản nợ này và băt buộc phải thực hiện các thủ tục thay thế khác. Việc test tất cả các khoản thanh toán tiền sau ngày khoá sổ cho thấy, không có khoản tiền nào thanh toán cho nhà cung cấp trên chưa được ghi nhận (nghĩa là tất cả các khoản thanh toán cho khách hàng này sau ngày khoá sổ đều là thanh toán nợ cũ hoặc nợ mới phát sinh của năm sau). Giả sử rằng, tại một thời điểm nào đó của năm sau (trước khi kết thúc fieldwork), sổ chi tiết của khách hàng này có số dư =0, KTV đã kiểm tra tất cả các nghiệp vụ của riêng khách hàng này(mua hàng và thanh toán) và không phát hiện sai sót nào. Khi đó, đã đủ cơ sở để kết luận khoản nợ tại 31/12 là trung thục hợp lý hay chưa???

Moderator nedved tra lời cho anh câu hỏi này nhé :)
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Thế nhỡ còn mấy invoices của nhà cung cấp này đã phát hành năm trước mà chưa thấy ở đâu ghi nhận thì bác làm thế nào? Tại một thời điểm năm sau nó bằng không thì đâu có nghĩa là tại thời điểm cuối kỳ trước không có sai sót trọng yếu! Ví dụ tại thời điểm 31/12/xx phải trả nhà cung cấp này 10.000USD, đến tháng 1/xx+1 có bút toán ghi tăng phải trả 50.000USD (trọng yếu), sau đó trả 60.000USD, lúc này số dư bằng không đúng không bác? Nhưng cái 50.000USD kia nhỡ phát sinh từ lâu đáng ra phải ghi nhận năm xx thì sao?

Hơn nữa khái niệm trung thực và hợp lý nó không dùng để kết luận cho bất kỳ phần hành nào mà chỉ được dùng cho toàn bộ báo cáo tài chính. Bác làm phần hành này thì chỉ có thể thu thập bằng chứng cho phần hành này, còn phần hành khác liên quan do KTV khác làm nhỡ có sai sót thì sao?

Mong được các bác cho ý kiến thêm
 
F

Face_to_destiny

Trung cấp
26/9/04
113
0
0
42
In the end...
nedved nói:
Tớ cũng chưa đọc giáo trình của trường kTQD, vì tớ chưa học ở trường đó bao giờ. Tớ đọc nhiều luận văn của sinh viên trường đó, thấy viết như thế, nên võ đoán là giáo trình trường KTQD nó hay viết như vậy

Chỉ có điều, giáo trình viết như thế tớ đọc chẳng hiểu gì. Và cái theory đó về cá nhân tớ thấy chưa áp dụng được vào thực tế công việc, nên các sinh viên khoa kế toán kiểm toán ra trường đều phải retrain, tốn rất nhiều công sức và chi phí.

Làm bất kỳ phần hành nào đều phải thu thập đầy đủ bằng chứng về phần hành đó theo đúng chuẩn mực. Các khoản phải trả cũng vậy, bạn chứng minh được số dư phải trả ghi nhận trên sổ sách là không có sai sót trọng yếu nhưng những khoản công nợ bị giấu đi thì sao, nó không ghi trên sổ thì ta phải làm thế nào?

Nói chung là phải search xem các khoản này giấu ở đâu, và có nhiều cách để đạt mục tiêu


To Nguyen hang: trách nhiệm của tôi là khuấy động box kiểm toán mà, đưa ra topic để mọi người cùng thảo luận


Bác Nedved dạy thế cũng phải. Thế theo bác thì phải search như thế nào ạ? Thế cái cách em nói là sử dụng phương pháp đối chiếu với các phần hành khác có dùng được không bác? Bởi vì em nghĩ chẳng có thằng nào lại vừa giấu công nợ, đồng thời bỏ luôn cả ghi nhận doanh thu, giá vốn...Nên đối chiếu giữa sổ chi tiết phát sinh công nợ với các phần hành khác thì chắc chắn sẽ "tòi" ra... Còn việc lựa chọn thằng nào để đối chiếu thì cái đó lại tuỳ thuộc vào nhận định chủ quan của KTV, kiểm toán là thế mà fải ko bác.
Còn về chuyện cái "dáo trình" của trường KTQD bọn em ấy mà, phải nói là có 10 thằng học thì đến 8 thằng không hiểu hết được, 2 thằng kia thì "lờ tờ mờ" nhưng mà khi ra trường rồi tiếp xúc với thực tế mới thấy nó cũng bổ ích lắm... Tất nhiên là nó vẫn còn có những hạn chế vì khi nó được viết ra thì lĩnh vực Kiểm Toán ở VN vẫn mới mà...
Thôi, nói chung sự học lắm gian truân. Em cũng chẳng bít bác ở đâu, chức tước thế nào nhưng mong bác để cho bọn em còn chút tự tin vì đã được đào tạo qua chuyên ngành. Được thế thì em cảm ơn bác lắm lắm
 
E

echop

Guest
25/8/04
53
0
0
113
vietnam
he he, nedved không hiểu ý người ta rồi, ý của xứngdanh là test subsequence các nghiệp vụ phát sinh sau ngày khoá sổ để xác nhận cho số dư tại ngày 31/12. Có nghĩa là test hết các nghiệp vụ phát sinh và tới 1 thời điểm nào đó khách hàng này có số dư = 0 (tương tự như test phải thu nhé) khi đó có đủ cơ sở để kết luận chưa??
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Các bác cũng chưa thật hiểu ý em.

Bác xungdanhanhhung bảo là test hết các nghiệp vụ phát sinh và thanh toán

Em thì nói là liệu có mấy cái invoices chưa được ghi nhận.

Vậy bác nào đảm bảo cho em là có thể test hết các nghiệp vụ phát sinh và thanh toán cho một đối tượng khi mà invoice nó chưa ghi nhận ở chỗ nào cả.

Cái ví dụ mà em đưa ra chỉ là một ví dụ nhỏ thôi, nó không thể hàm ý hết cái mà các bác cần
 
H

hathu

Trung cấp
30/9/04
74
1
0
43
Ha Noi
ha ha, vậy thì theo nedved, tại sao người ta dùng thủ tục thay thế là test subsequence payment khi không nhận được xác nhận tại thời điểm kết thúc fieldwork??? - có thể vì time limittation (mà thủ tục này nhiều khi lại được ưu tiên hơn vì nó là bằng chứng do chính KTV thu thập - đáng tin cậy nhất) hay là người ta áp dụng nó dưới 1 hình thức nào khác hơn là test tất cả các gnhiệp vụ phát sinh sau ngày khoá sổ??? hay là vì một lý do nào khác nữa mà tôi chưa biết???

:))
 
H

hathu

Trung cấp
30/9/04
74
1
0
43
Ha Noi
Thật ra, để cover được các sai sót understatement là rất khó mà nhiều khi kiểm toán viên cũng không thể cover hết được, đối với khoản mục nợ phải trả (hay phải thu cũng vậy) theo tôi, nếu chỉ kiểm tra subsequence payment thôi cũng chưa đủ để khẳng định điều gì. Thực tế, kiểm toán viên còn phải soát xét các báo cáo tài chính cũng như quản trị của kỳ tiếp sau kỳ kiểm toán để xác định các biến động bất thường (giả sử rằng, một hoá đơn mua hàng trọng yếu chưa được hạch toán vào năm trước mà được hạch toán vào tháng 1 của năm sau thì có thể làm chi phí sx của kỳ đó tăng lên đáng kể). Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều khi KTV thực hiện kiểm toán khi mà báo cáo tài chính của kỳ kiểm toán còn ....chưa xong chưa nói tới các báo cáo của năm sau. Mặc dù vậy, các báo cáo kiểm toán nhiều khi vẫn đưa ra các ý kiến chấp nhận toàn bộ khi mà việc review các sự kiện sau ngày khoá sổ (đặc biệt là các báo cáo draft của khách hàng) chưa được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc. Ngay cả khi KTV đã review báo cáo tháng 1 của khách hàng và không phát hiện điều gì bất thường thì vẫn ....chưa có gì đảm bảo :) vì nó có thể được phản ánh vào tận ..tháng 2. Chính vì vậy, các hãng kế toán lớn luôn chú trọng việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khach hàng và thực hiện việc test hệ thống hơn là test chi tiết :)

Thân
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
ơ các bác cho thêm ý kiến đi chứ

em hathu biết một chưa biết hai đã biết đến ba rồi

Test subsequent cash paid chỉ có thể confirm được số dư công nợ của một đối tượng thôi. Thế còn cái sai sót understatement mà em đề cập thì phải làm thêm cái gì chứ. Khi đó trách nhiệm của kiểm toán viên là phải tìm xem có khoản công nợ nào bị bỏ sót hay không, công việc này dựa rất nhiều vào chính internal control của khách hàng

Xét trên góc độ hiệu quả và chất lượng công việc kiểm toán, không một audit approach nào khuyến khích test 100% các nghiệp vụ phát sinh cả
 
X

xungdanhanhhung

Guest
6/2/05
267
1
0
Hanoi
anh nedved muốn nói đến vụ cutoff à? Đối với các tài khoản kiểm tra theo hướng under thường khó mà. Nếu cutoff vẫn không ra thì cũng có một vài chiêu khác như thực hiện đối chiếu số lượng trên sổ với số lượng thực tế (kiểm kê), so sánh số trên sổ với số trên thẻ kho...Hìhì
Anh nedved có ví dụ nào theo kiểu hoàn toàn bó tay thì chỉ giáo cho đàn em với.
 
cothant

cothant

Thằng ham chơi
29/9/04
875
18
18
HCMC
Hix, các bác xài nhiều thuật ngữ tiếng Anh thế thì ai mà hiểu cho nổi chứ, hi hi..
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA