Mỗi tuần một chuyên đề

Thắc mắc về phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO)

  • Thread starter sunbeam
  • Ngày gửi
ketoan87

ketoan87

Trung cấp
6/7/10
165
4
18
Hạ Long - Quảng Ninh
Mình chọn đap án D, vì đây chỉ là phương pháp tính giá, nghĩa là chỉ quan tâm đến mặt giá trị của hàng hóa, còn hàng hóa thì giống nhau hết. @@
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
TLX

TLX

Giọt nắng bên thềm
15/6/09
539
17
18
Góc phố dịu dàng
Theo em thì câu b là đáp án đúng nhất. về mặt hiện vật và giá trị gắn chặt với nhau theo đúng bản chất của LIFO thì thứ nhập sau, xuất trước, nhập trước xuất sau. Các bạn phải suy nghĩ thật kỹ nha "hiện vật và giá trị gắn chặt với nhau"

vậy theo gamactoc thì "hiện vật và giá trị gắn chặt với nhau" có nghĩa là gì? Có thể đảm bảo lần xuất nào cũng xuất được đúng loại NVL, CC, DC với giá trị thực của nó không? Hay là ta cứ xuất và ghi nhận rằng đó là NVL, CC, DC nhập về sau cùng (theo phương pháp LIFO).
Trên thực tế thì thủ kho vẫn cứ cho xuất kho và không thể chắc chắn rằng đó đúng là hàng hóa nhập về sau cùng, còn kế toán thì căn cứ vào phương pháp xuất kho (ở đây là LIFO) để tính trị giá hàng xuất kho mà thôi.
 
G

gamactoc

Sơ cấp
29/6/11
39
0
0
Góc phố-HCM
vậy theo gamactoc thì "hiện vật và giá trị gắn chặt với nhau" có nghĩa là gì? Có thể đảm bảo lần xuất nào cũng xuất được đúng loại NVL, CC, DC với giá trị thực của nó không? Hay là ta cứ xuất và ghi nhận rằng đó là NVL, CC, DC nhập về sau cùng (theo phương pháp LIFO).
Người ta đang giả sử và xét trên mặt hiện vật và giá trị gắn chặt với nhau, nghĩa là cả hai góc độ luôn. Nên khi xuất chúng ta phải lấy đúng theo lô vật liệu...và giá của ngày nhập sau cùng đó (theo đúng LIFO).
Câu a và c chỉ xét về mặt "hiện vật" thì theo phương pháp LIFO cũng đúng nhưng không chính xác hoàn toàn, nếu bạn đưa câu"xét về mặt hiện vật" theo phương pháp FIFO (hàng nào nhập về trước thì xuất trước và ngược lại..) thì cũng không chính xác hoàn toàn. chỉ trên phương diện "hiện vật' thì xuất lô nào chẳng được nhưng chạm vào giá thì phải lấy giá của lô hàng nhập sau cùng(LIFO) và trước tiên (FIFO)
Chị xem lại bài trước của em viết nhé.
Còn ở câu b thì họ nói "xét về mặt hiện vật và giá trị gắn chặt với nhau" Nghĩa là hiện vật nào thì giá trị đó và giá trị nào thì hiện vật đó. và đang ở phương pháp LIFO nên câu b khẳng định "thứ nhập sau, xuất trước, nhập trước xuất sau"
Trên thực tế thì thủ kho vẫn cứ cho xuất kho và không thể chắc chắn rằng đó đúng là hàng hóa nhập về sau cùng, còn kế toán thì căn cứ vào phương pháp xuất kho (ở đây là LIFO) để tính trị giá hàng xuất kho mà thôi.
Câu này của chị chỉ đúng nếu xét trên phương diện hiện vật thôi, chứ xét về phương diện hiện vật và giá trị gắn chặt nhau thì không được. hiện vật nào thì phải đi đúng theo giá trị của nó.

Mình chọn đap án D, vì đây chỉ là phương pháp tính giá, nghĩa là chỉ quan tâm đến mặt giá trị của hàng hóa, còn hàng hóa thì giống nhau hết. @@
Chị hay anh Ketoan87 Chú ý câu hỏi của bài nha
Người ta đang giả thiết và xét về tầng mặt "giá trị và hiện vật" của phương pháp LIFO Chứ không chung chung đây là phương pháp tính giá nên chỉ quan tâm giá trị nha.
đề bài: "Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO) là phương pháp giả thiết rằng:"

Thân chào!
 
Sửa lần cuối:
TLX

TLX

Giọt nắng bên thềm
15/6/09
539
17
18
Góc phố dịu dàng
Người ta đang giả sử và xét trên mặt hiện vật và giá trị gắn chặt với nhau, nghĩa là cả hai góc độ luôn. Nên khi xuất chúng ta phải lấy đúng theo lô vật liệu...và giá của ngày nhập sau cùng đó (theo đúng LIFO).

Mình hiểu là bạn đang quan tâm tới vấn đề "hiện vật và giá trị gắn chặt với nhau". Tuy nhiên thực tế ở kho bạn cũng biết đấy, đâu phải khi nào lô hàng xuất ra cũng đúng là lô cuối cùng như mình muốn. Mà đã như vậy thì đâu thể đảm bảo rằng "hiện vật và giá trị gắn chặt với nhau". Do đó, phương pháp này chỉ "giả định" rằng lô hàng xuất ra là lô nhập về sau cùng mà thôi.
 
D

dunghatinh

Trung cấp
22/9/09
142
1
0
HCM
Trong phương pháp tính giá hàng xuất kho chỉ có phương pháp tính giá đích danh là gắn hiện vật với giá trị thôi, vì đó là trường hợp doanh nghiệp có ít mặt hàng, có thể kiểm soát đươc. các phương pháp còn lại không thể gắn hiện vật với giá trị được vì nó áp dụng cho doanh nghiệp có nhiều mặt hàng, giá cả biến động. Nếu như phương pháp nhập sau xuất trước mà gắn với hiện vật như thế thì các bác sẽ nghĩ như thế nào trong trường hợp hàng hóa có hạn sử dụng ngắn, không lẽ để lô hàng dư dầu, nhập trước hết date mới đưa đi tiêu thụ?
 
G

gamactoc

Sơ cấp
29/6/11
39
0
0
Góc phố-HCM
Mình hiểu là bạn đang quan tâm tới vấn đề "hiện vật và giá trị gắn chặt với nhau". Tuy nhiên thực tế ở kho bạn cũng biết đấy, đâu phải khi nào lô hàng xuất ra cũng đúng là lô cuối cùng như mình muốn. Mà đã như vậy thì đâu thể đảm bảo rằng "hiện vật và giá trị gắn chặt với nhau". Do đó, phương pháp này chỉ "giả định" rằng lô hàng xuất ra là lô nhập về sau cùng mà thôi.
Đề bài đang giả định và xét theo tầng góc độ mà chị.
và chị phải hiểu theo tầng góc độ của giả định đó.
Còn thực tế ngoài nếu chị áp dụng phương pháp nào thì theo đúng phương pháp đó, nhưng muốn xuất lô hàng khác mà lấy giá khác thì do cty thôi.hehe (PL)
 
sinhvien1986

sinhvien1986

Chuyên viên Web
22/6/09
942
11
0
38
Đà Nẵng
Thấy các bác bình luận em cũng xin có ý kiến về câu hỏi này.

Do lâu ngày nên em phải tìm đọc lại Chuẩn mực. Chuẩn mực có định nghĩa như thế này:
Đoạn 17, Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó.

Nghiên cứu về thước đo sử dụng trong kế toán thì kế toán sử dụng 3 thước đo là : Hiện vật, lao động, giá trị.

Kế toán chi tiết sẽ sử dụng cả thước đo: Hiện vật và giá trị (Sổ chi tiết nhập xuất hàng tồn kho)
Kế toán tổng hợp sẽ sử dụng thước đo: giá trị (Sổ tổng hợp Hàng tồn kho; Báo cáo Tài chính thể hiện TK 156, Bảng CD SPS thể hiện giá trị phát sinh Có, Nợ)

-----> Kế toán phải theo dõi cả Hiện vật và Giá trị

Thủ kho chỉ theo dõi thước đo: Hiện vật (Sổ kho)
------> Thủ kho không phải kế toán nên chỉ theo dõi Hiện vật

Đáp án đúng là câu B.
 
G

gamactoc

Sơ cấp
29/6/11
39
0
0
Góc phố-HCM
Trong phương pháp tính giá hàng xuất kho chỉ có phương pháp tính giá đích danh là gắn hiện vật với giá trị thôi, vì đó là trường hợp doanh nghiệp có ít mặt hàng, có thể kiểm soát đươc. các phương pháp còn lại không thể gắn hiện vật với giá trị được vì nó áp dụng cho doanh nghiệp có nhiều mặt hàng, giá cả biến động. Nếu như phương pháp nhập sau xuất trước mà gắn với hiện vật như thế thì các bác sẽ nghĩ như thế nào trong trường hợp hàng hóa có hạn sử dụng ngắn, không lẽ để lô hàng dư dầu, nhập trước hết date mới đưa đi tiêu thụ?

HEHE. anh đây nói chuẩn có chỉnh thêm.
các phương pháp khác cũng áp dụng được "giá trị và hiện vật gắn chặt với nhau" chứ không phải là chỉ phương pháp đích danh thôi đâu nha. Vì tùy vào mặt hàng anh kinh doanh là gì mà chọn phương pháp phù hợp. mà khi đã chọn rồi thì theo đúng bản chất của phương pháp cty chọn mà xài.

Thấy các bác bình luận em cũng xin có ý kiến về câu hỏi này.

Do lâu ngày nên em phải tìm đọc lại Chuẩn mực. Chuẩn mực có định nghĩa như thế này:
Đoạn 17, Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó.

Nghiên cứu về thước đo sử dụng trong kế toán thì kế toán sử dụng 3 thước đo là : Hiện vật, lao động, giá trị.

Kế toán chi tiết sẽ sử dụng cả thước đo: Hiện vật và giá trị (Sổ chi tiết nhập xuất hàng tồn kho)
Kế toán tổng hợp sẽ sử dụng thước đo: giá trị (Sổ tổng hợp Hàng tồn kho; Báo cáo Tài chính thể hiện TK 156, Bảng CD SPS thể hiện giá trị phát sinh Có, Nợ)

-----> Kế toán phải theo dõi cả Hiện vật và Giá trị

Thủ kho chỉ theo dõi thước đo: Hiện vật (Sổ kho)
------> Thủ kho không phải kế toán nên chỉ theo dõi Hiện vật

Đáp án đúng là câu B.
anh đây phát biểu chuẩn không cần chỉnh. Cụng ly vì cùng ý tưởng đi anh
 
Sửa lần cuối:
TLX

TLX

Giọt nắng bên thềm
15/6/09
539
17
18
Góc phố dịu dàng
Đề bài đang giả định và xét theo tầng góc độ mà chị.
và chị phải hiểu theo tầng góc độ của giả định đó.

Do câu hỏi sunbeam đưa ra là:

Câu hỏi như sau:
Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO) là phương pháp giả thiết rằng:

a)Về mặt hiện vật, số vật liệu,dụng cụ, sản phẩm nào nhập kho sau thì xuất trước, nhập kho trước thì xuất sau
b)Về mặt hiện vật và giá trị gắn chặt với nhau,thứ nhập sau, xuất trước, nhập trước xuất sau
c)Về mặt hiện vật, số vật liệu,dụng cụ, sản phẩm nào nhập kho sau thì xuất trước, nhập kho trước thì xuất sau: xuất hết thứ nhập sau mới xuất thứ nhập trước
d)Tất cả đáp án trên đều sai​

Do đó, với những giả thiết như vậy thì đáp án a, b, c đều không thỏa mãn vì rằng phương pháp này đang đề cao thuộc tính "hiện vật" chứ không chú trọng tới yếu tố "giá trị".
 
G

gamactoc

Sơ cấp
29/6/11
39
0
0
Góc phố-HCM
Do câu hỏi sunbeam đưa ra là:



Do đó, với những giả thiết như vậy thì đáp án a, b, c đều không thỏa mãn vì rằng phương pháp này đang đề cao thuộc tính "hiện vật" chứ không chú trọng tới yếu tố "giá trị".
bài trên em xin sử lại cho đúng tầng chữ là :"giả định" -> "giả thiết"
Câu hỏi đang "giả thiết" và xét về tầng mặt "hiện vật, giá trị gắn chặt hiện vật..." cho phương pháp LIFO và tìm ra câu đúng.
Phần màu xanh của chị là sai.
Xét về phương diện hiện vật, thì chỉ xét về hiện vật của pp LIFO
Xét về phương diện "hiện vật và giá trị gắn chặt nhau", thì phải xét cả hiện vật và giá trị chứ không chỉ chú trọng vào hiện vật thôi đâu.
 
Sửa lần cuối:
TLX

TLX

Giọt nắng bên thềm
15/6/09
539
17
18
Góc phố dịu dàng
Được bác KTGG ủng hộ việc thảo luận về vấn đề này, xin được phép có thêm 1 vài ý kiến như sau:

Theo VAS 02:

17. Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.

Vậy với những đáp án a, c được đưa ra đều xem xét tới "hiện vật" chứ không phải "giá trị" -> loại 2 phương án này.
Phương án b nói rằng:

b)Về mặt hiện vật và giá trị gắn chặt với nhau, thứ nhập sau, xuất trước, nhập trước xuất sau

Hiểu thế nào là hiện vật và giá trị gắn chặt với nhau? Đó chính là xuất dùng hàng hóa nào thì phải tính đúng giá trị của hàng hóa đó, vậy chẳng phải quay về phương pháp tính giá đích danh đó sao? Trong khi đó, hiện vật và giá trị gắn chặt với nhau thì làm sao thứ nhập sau có thể xuất trước được? -> đáp án b cũng bị loại
---> đáp án mà em chọn vẫn là d
 
G

gamactoc

Sơ cấp
29/6/11
39
0
0
Góc phố-HCM
Trong khi đó, hiện vật và giá trị gắn chặt với nhau thì làm sao thứ nhập sau có thể xuất trước được? -> đáp án b cũng bị loại
Câu hỏi đang là: Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO) là phương pháp giả thiết rằng:.... chị ạ, và nói nói về tầng phương diện.
"hiện vật và giá trị gắn chặt với nhau" hiện vật nào giá trị đó, giá trị nào hiện vật đó. Và đặt vào phương pháp LIFO về phương diện hiện vật và giá trị gắn chặt với nhau thì họ khẳng định"thứ nhập sau, xuất trước, nhập trước xuất sau" là chính xác rồi.
Ở phương pháp thực tế đích danh xét trên phương diện hiện vật và giá trị gắn chặt với nhau thì lô hàng nào phải giá trị đó rồi, Nhưng ở phương pháp TTĐD này nếu cuối kỳ xuất thì bạn chỉ định lô hàng giữa kỳ, đầu kỳ hoặc cuối kỳ ra xuất cũng được nhưng lô hàng đó phải giá trị đó vì "hiện vật và giá trị gắn chặt với nhau". Trong trường hợp LIFO thì cũng là hiện vật nào gá trị đó nhưng phải là lô hàng của ngày sau cùng nhập vào.
Em vẫn chọn đáp án b.
Câu trắc nghiệm này bạn đó hỏi cũng khá lâu rồi, chắc đi học thấy hay cô cũng giải rồi chứ?
Nếu thầy cô giải rồi thì xin nêu lên ý của thầy cô cho mọi người cùng xem?
thân chào!
 
Sửa lần cuối:
valentine1011

valentine1011

Củ Gừng
5/5/10
561
9
18
Bộ tộc Maya
Được bác KTGG ủng hộ việc thảo luận

TLXTKKG (ý lộn KTGG) có vẻ là một cặp ăn ý ha! :D hihi Cứ như là "Thượng Thiên thừa vận, Hoàng đế chiếu viết..." vạn tuế.............!?
 
sinhvien1986

sinhvien1986

Chuyên viên Web
22/6/09
942
11
0
38
Đà Nẵng
TLXTKKG có vẻ là một cặp ăn ý ha! :D hihi Cứ như là "Thượng Thiên thừa vận, Hoàng đế chiếu viết..." vạn tuế.............!?

Hì hì, cùng là thành viên member trong Webketoan thôi.

Cứ như là "Thượng Thiên thừa vận, Hoàng đế chiếu viết..." vạn tuế.............!? -------> Không hiểu bạn nói gì đây ? Bác KTGG cũng là người dân thường như mọi member khác thôi, được cái ai cũng quý mến bác ấy. Đơn giản vậy thôi.
 
valentine1011

valentine1011

Củ Gừng
5/5/10
561
9
18
Bộ tộc Maya
Hì hì, cùng là thành viên member trong Webketoan thôi.

Cứ như là "Thượng Thiên thừa vận, Hoàng đế chiếu viết..." vạn tuế.............!? -------> Không hiểu bạn nói gì đây ? Bác KTGG cũng là người dân thường như mọi member khác thôi, được cái ai cũng quý mến bác ấy. Đơn giản vậy thôi.

Hì! ý mình là TLX rất là yêu quý TKKG nên làm cái gì cũng phải có dẫn chứng, có hỏi ý kiến bác ấy! Yêu lắm cơ!
 
H

huyenkt87

Sơ cấp
12/5/10
42
0
0
hà nội
Theo mình thì phương án d. Vì đây là một trong các phương pháp tính giá hàng xuất kho. Phương pháp này nói lên phương pháp và căn cứ để bạn tính giá của hàng xuất kho. Nó chỉ liên quan đến mặt giá trị chứ không liên quan đế hiện vật.
 
SAA

SAA

Siêu nhảm
31/5/09
1,418
102
63
HCM city
Nếu nói việc xuất kho theo các phương pháp thông thường (ở đây bàn về LIFO) kế toán chỉ quan tâm đơn gía xuất thì chưa chính xác, bên cạnh việc quan tâm đơn giá còn phải theo dõi cả số lượng nữa chứ (đặc biệt là với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên). Nhưng khi xuất hàng thì việc ghi nhận giá trị xuất (số lượng x đơn giá xuất) là công việc của kế toán, việc xuất hàng như thế nào là việc của thủ kho (theo quy trình sắp xếp hàng trong kho thì thủ kho sẽ biết xuất hàng nào trước) vì vậy nếu nói phương pháp này giá trị và hiện vật phải gắn chặt với nhau cũng không chính xác luôn (giá trị và hiện vật gắn với nhau, nhưng hiện vật không nhất thiết phải đúng với lần nhập sau cùng để xuất)

Nhưng trong khuôn khổ câu hỏi chì có 4 đáp án (đương nhiên phải chọn 1) thì nhận thấy đáp án B là tối ưu nhất
Tác giả của bài viết đâu rồi, nêu ý kiến của mình đi chứ?
 
valentine1011

valentine1011

Củ Gừng
5/5/10
561
9
18
Bộ tộc Maya
HEHE. anh đây nói chuẩn có chỉnh thêm.
các phương pháp khác cũng áp dụng được "giá trị và hiện vật gắn chặt với nhau" chứ không phải là chỉ phương pháp đích danh thôi đâu nha. Vì tùy vào mặt hàng anh kinh doanh là gì mà chọn phương pháp phù hợp. mà khi đã chọn rồi thì theo đúng bản chất của phương pháp cty chọn mà xài.


anh đây phát biểu chuẩn không cần chỉnh. Cụng ly vì cùng ý tưởng đi anh

Mình thống kê thì có mình này, bạn Sinhvien1986 này, bạn Gamactoc này, và bạn SAA này, là Kiên định với đường lối sáng suốt, mà lại có biện chứng, có khẳng định và phủ định đầy đủ nữa chứ! Mọi người cụng li nhau phát ha
 
Sửa lần cuối:
TLX

TLX

Giọt nắng bên thềm
15/6/09
539
17
18
Góc phố dịu dàng
Nhưng trong khuôn khổ câu hỏi chì có 4 đáp án (đương nhiên phải chọn 1) thì nhận thấy đáp án B là tối ưu nhất
Tác giả của bài viết đâu rồi, nêu ý kiến của mình đi chứ?

Trong khuôn khổ đó vẫn có đáp án D là một đáp án mở, tại sao lại không chọn?
 
valentine1011

valentine1011

Củ Gừng
5/5/10
561
9
18
Bộ tộc Maya
Trong khuôn khổ đó vẫn có đáp án D là một đáp án mở, tại sao lại không chọn?

Đáp án nào cũng là đáp án mở, để mà các bạn lựa chọn và biện chứng cho cái đáp án đó sao cho chuẩn nhất, bạn Tứ hải giai huynh đệ của TKKG àh! TLX cũng chọn giống bọn mình đi, vui lắm ấy!
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA