Mỗi tuần một chuyên đề

Thắc mắc về phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO)

  • Thread starter sunbeam
  • Ngày gửi
H

hoale0805

Trung cấp
4/8/11
73
1
0
36
từ liêm, hà nội
hôm nay mới đọc đề tài này. vừa đọc đã chon đáp án b rùi. đọc các bài ban đầu thấy toàn c, d không hỉu nổi...may mà đọc thêm tí có bạn chọn b thấy mừng mừng xíu...
*Phương pháp nhập sau - xuất trước(LIFO)

Phương pháp này giả định là hàng được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là những hàng được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ.

Như vậy với phương pháp này chi phí của lần mua gần nhất sẽ tương đối sát với trị giá vốn của hàng thay thế. Việc thực hiện phương pháp này sẽ đảm bảo được yêu cầu của nguyên tắc phù hợp trong kế toán. Tuy nhiên, trị giá vốn của hàng tồn kho cuối kỳ có thể không sát với giá thị trường của hàng thay thế.

đọc câu đó phải hiểu hiện vật và giá trị gắn kết với nhau chứ. hix hix
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
valentine1011

valentine1011

Củ Gừng
5/5/10
561
9
18
Bộ tộc Maya
hôm nay mới đọc đề tài này. vừa đọc đã chon đáp án b rùi. đọc các bài ban đầu thấy toàn c, d không hỉu nổi...may mà đọc thêm tí có bạn chọn b thấy mừng mừng xíu...
*Phương pháp nhập sau - xuất trước(LIFO)

Phương pháp này giả định là hàng được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là những hàng được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ.

Như vậy với phương pháp này chi phí của lần mua gần nhất sẽ tương đối sát với trị giá vốn của hàng thay thế. Việc thực hiện phương pháp này sẽ đảm bảo được yêu cầu của nguyên tắc phù hợp trong kế toán. Tuy nhiên, trị giá vốn của hàng tồn kho cuối kỳ có thể không sát với giá thị trường của hàng thay thế.

đọc câu đó phải hiểu hiện vật và giá trị gắn kết với nhau chứ. hix hix

Chào mừng bạn là thành viên thứ 7 chọn đáp án b
 
G

gamactoc

Sơ cấp
29/6/11
39
0
0
Góc phố-HCM
Sự thật luôn luôn và sẽ luôn luôn đúng, quan trọng bạn có dám khẳng định điều mình nghĩ là đúng hay không! Hì nghe bài hát: "Tiếng gai hót trong bụi mận chim"
Mình thì mình chăc chắn chọn b rồi.
không thay đổi.
đọc lên đã biết rồi. Hiện vật và giá trị gắn chặt nhau mà. Giá nào vật đó, vật nào giá đó. mà đang là LIFO nên câu b khẳng định như thế là rất chính xác. Không chối vào đâu được. hehe
Đáp án b muôn năm!
 
V

vucam74

Sơ cấp
19/7/11
3
0
0
Thái Bình
Chân lý luôn toả sáng, tôi vẫn chọn đáp án D
 
D

dunghatinh

Trung cấp
22/9/09
142
1
0
HCM
Mình tưởng cái này thảo luận xong rùi hóa ra vẫn còn tranh cãi.
trích nguyên văn
"17. Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc được sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tốn kho"
Ở đây đâu có quy định là giá trị và hiện vật gắn liền với nhau đâu, chỉ nói là giá trị hàng xuất trước tình theo giá lô hàng nhập sau thôi.
Cái phương pháp này chỉ có Việt Nam mới đưa ra mà chẳng mấy khi dùng đến, nếu như giá trị và hiện vật gắn liền với nhau thì đó là một phươn pháp không thực tế, không có tính thực tế thì làm sao lại được quy định thành chuẩn mực được
 
C

codua

Trung cấp
9/8/08
92
4
8
Vũng Tàu
Câu hỏi như sau:
Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO) là phương pháp giả thiết rằng:

a)Về mặt hiện vật, số vật liệu,dụng cụ, sản phẩm nào nhập kho sau thì xuất trước, nhập kho trước thì xuất sau
b)Về mặt hiện vật và giá trị gắn chặt với nhau,thứ nhập sau, xuất trước, nhập trước xuất sau
c)Về mặt hiện vật, số vật liệu,dụng cụ, sản phẩm nào nhập kho sau thì xuất trước, nhập kho trước thì xuất sau: xuất hết thứ nhập sau mới xuất thứ nhập trước
d)Tất cả đáp án trên đều sai​

Đề tài này mà các bạn tranh luận sôi nổi thế. Phương pháp LIFO chỉ là phương pháp hạch toán giá thành hàng tồn kho, không liên quan gì tới hiện vật (chỉ liên quan về tên hàng và số lượng). Thực tế trong sản xuất thì KHÔNG BAO GIỜ hiện vật lại dùng như thế cả vì sau một thời gian thì hiện vật hết hạn sử dụng (nếu là máy) hoặc sét gỉ (nếu là vật liệu sắt thép) hoặc hỏng hóc. Vì vậy tất cả các câu đều sai. Đáp án D
TB: Nếu hàng có số sery thi không hạch toán LIFO được. Bạn nào nói "ở VN ... " cũng sai vì đây là lý thuyết kế toán chung - không phải do người VN đề xuất.
 
Sửa lần cuối:
B

biandboy

Guest
1/10/10
1
0
0
35
daklak
theo minh nghi thi: b)Về mặt hiện vật và giá trị gắn chặt với nhau,thứ nhập sau, xuất trước, nhập trước xuất sau là dung nhat
 
valentine1011

valentine1011

Củ Gừng
5/5/10
561
9
18
Bộ tộc Maya
theo minh nghi thi: b)Về mặt hiện vật và giá trị gắn chặt với nhau,thứ nhập sau, xuất trước, nhập trước xuất sau là dung nhat

Chào mừng bạn là thành viên thứ 8 chọn đáp án b, cuộc chạy đua đáp án b đã và đang dành thế áp đảo! Ai đúng, ai sai không quan trọng, mà quan trọng là ai thắng, ai thua!
 
D

dunghatinh

Trung cấp
22/9/09
142
1
0
HCM
Chào mừng bạn là thành viên thứ 8 chọn đáp án b, cuộc chạy đua đáp án b đã và đang dành thế áp đảo! Ai đúng, ai sai không quan trọng, mà quan trọng là ai thắng, ai thua!

Đúng là rảnh quá ha, thế thì cần gì phải cố ngồi giải thích làm gì cho mệt, để các bạn ấy thắng là xong
 
C

codua

Trung cấp
9/8/08
92
4
8
Vũng Tàu
Chào mừng bạn là thành viên thứ 8 chọn đáp án b, cuộc chạy đua đáp án b đã và đang dành thế áp đảo! Ai đúng, ai sai không quan trọng, mà quan trọng là ai thắng, ai thua!

Mình cho bạn thắng luôn!!!
Đây là diễn đàn để mọi người đọc và trao đổi rồi tra lại tài liệu để nâng cấp cái nằm trên cổ mình để làm việc cho đúng và hợp lý, để mình thành người hoàn thành tốt công việc, có ích cho xã hội.
 
TLX

TLX

Giọt nắng bên thềm
15/6/09
539
17
18
Góc phố dịu dàng
Mấy ngày nay phân vân về vấn đề này, bởi đây là một dạng câu hỏi trắc nghiệm hay mà mình thường sử dụng. Có trao đổi với các đồng nghiệp, hầu hết đều đang băn khoăn cụm từ: "hiện vật và giá trị gắn chặt với nhau" có phải là đang nói tới phương pháp thực tế đích danh không?

Chào mừng bạn là thành viên thứ 8 chọn đáp án b, cuộc chạy đua đáp án b đã và đang dành thế áp đảo! Ai đúng, ai sai không quan trọng, mà quan trọng là ai thắng, ai thua!

Đúng - sai rất quan trọng, bởi nó thể hiện việc ta có hiểu bản chất của vấn đề không.
Bạn thích thống kê thì mình cũng có kết quả tới thời điểm này như sau:
- đáp án a: 0 lựa chọn
- đáp án b: 8 lựa chọn
- đáp án c: 3 lựa chọn
- đáp án d: 12 lựa chọn
---> Vậy trong cuộc đua đáp án này, thế áp đảo đang nghiêng về đáp án nào bạn biết rồi chứ?
 
sinhvien1986

sinhvien1986

Chuyên viên Web
22/6/09
942
11
0
38
Đà Nẵng
Đáp án ở đây không quan trọng.

Phản biện câu hỏi 1 cách thuyết phục để đưa ra đáp án gần đúng theo suy luận logic của từng cá nhân cũng đã thể hiện sự đúng đắn.

Have good a nice day.
 
G

gamactoc

Sơ cấp
29/6/11
39
0
0
Góc phố-HCM
Đáp án ở đây không quan trọng.

Phản biện câu hỏi 1 cách thuyết phục để đưa ra đáp án gần đúng theo suy luận logic của từng cá nhân cũng đã thể hiện sự đúng đắn.

Have good a nice day.
Anh này nói chuẩn không cần chỉnh.
Mình thấy các bạn chọn đáp án d nhiều bạn nhìn vào câu hỏi đặt ra rồi cứ chọn, chứ ít phản biện cho mọi người hểu.
Đừng thấy số đông là nghiêng theo số đông nha. Không phải số đông là lúc nào cũng đúng đâu. hehe
 
Sửa lần cuối:
valentine1011

valentine1011

Củ Gừng
5/5/10
561
9
18
Bộ tộc Maya
Mấy ngày nay phân vân về vấn đề này, bởi đây là một dạng câu hỏi trắc nghiệm hay mà mình thường sử dụng. Có trao đổi với các đồng nghiệp, hầu hết đều đang băn khoăn cụm từ: "hiện vật và giá trị gắn chặt với nhau" có phải là đang nói tới phương pháp thực tế đích danh không?

Đúng - sai rất quan trọng, bởi nó thể hiện việc ta có hiểu bản chất của vấn đề không.
Bạn thích thống kê thì mình cũng có kết quả tới thời điểm này như sau:
- đáp án a: 0 lựa chọn
- đáp án b: 8 lựa chọn
- đáp án c: 3 lựa chọn
- đáp án d: 12 lựa chọn
---> Vậy trong cuộc đua đáp án này, thế áp đảo đang nghiêng về đáp án nào bạn biết rồi chứ?

Ơh! Tự do ngôn luận mà Tứ hải giai huynh đệ của TKKG! Tớ thích nói cái nào nhiều là việc của tớ, việc của bạn là khẳng định cái việc tớ nói đó đúng hay sai (nhưng đừng kiện nhé, tớ sợ nộp án phí lắm)!
 
S

sunbeam

Sơ cấp
21/5/09
7
0
0
hanoi
Trước hết, em xin cảm ơn tất cả các bác đã vào giải đáp và có những phần tranh luận sôi nổi.
Sau khi tìm hiểu, tổng hợp, hỏi han cũng như tham khảo khắp nơi, em xin được dẫn ý mà em thấy là hợp tình - hợp lý, để rồi kết luận cho câu hỏi này ạ.

"Theo các tính toán thì phương pháp LIFO cho lãi ít nhất. Điều này cũng dẫn đến tiền thuế phải nộp Nhà nước là ít nhất. Do đó, quĩ tiền mặt của doanh nghiệp sẽ cao nhất. Vì vậy, nếu doanh nghiệp đang thiếu tiền thì nên chọn phương pháp LIFO.
Trên lý thuyết là vậy nhưng thực tế lại khác
FIFO phản ánh chính xác hơn về tình hình tài sản
LIFO phản ánh chính xác hơn về tình hình kinh doanh

Ưu và nhược của các phương pháp hạch toán hàng tồn kho
* Phương pháp nhập trước xuất trước(FIFO)

Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng còn lại cuối kỳ là hàng được mua hoặc sản xuất ở thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.

Phương pháp này giúp cho chúng ta có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn.

Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại. Theo phương pháp này, doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hoá đã có được từ cách đó rất lâu. Đồng thời nếu số lượng chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều.

*Phương pháp nhập sau - xuất trước(LIFO)

Phương pháp này giả định là hàng được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là những hàng được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ.

Như vậy với phương pháp này chi phí của lần mua gần nhất sẽ tương đối sát với trị giá vốn của hàng thay thế. Việc thực hiện phương pháp này sẽ đảm bảo được yêu cầu của nguyên tắc phù hợp trong kế toán. Tuy nhiên, trị giá vốn của hàng tồn kho cuối kỳ có thể không sát với giá thị trường của hàng thay thế.

*Phương pháp giá hạch toán.

Đối với các doanh nghiệp có nhiều loại hàng, giá cả thường xuyên biến động, nghiệp vụ nhập xuất hàng diễn ra thường xuyên thì việc hạch toán theo giá thực tế trở nên phức tạp, tốn nhiều công sức và nhiều khi không thực hiện được. Do đó việc hạch toán hàng ngày nên sử dụng giá hạch toán.

Giá hạch toán là loại giá ổn định, doanh nghiệp có thể sử dụng trong thời gian dài để hạch toán nhập, xuất, tồn kho hàng trong khi chưa tính được giá thực tế của nó. Doanh nghiệp có thể sử dụng giá kế hoạch hoặc giá mua hàng hoá ở một thời điểm nào đó hay giá hàng bình quân tháng trước để làm giá hạch toán. Sử dụng giá hạch toán để giảm bớt khối lượng cho công tác kế toán nhập xuất hàng hàng ngày nhưng cuối tháng phải tính chuyển giá hạch toán của hàng xuất, tồn kho theo giá thực tế. Việc tính chuyển dựa trên cơ sở hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán.

Phương pháp hệ số giá cho phép kết hợp chặt chẽ hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp về hàng trong công tác tính giá, nên công việc tính giá được tiến hành nhanh chóng do chỉ phải theo dõi biến động của hàng với cùng một mức giá và đến cuối kỳ mới điều chỉnh và không bị phụ thuộc vào số lượng danh điểm hàng , số lần nhập, xuất của mỗi loại nhiều hay ít.

Phương pháp này phù hợp với các doanh nghiệp có nhiều chủng loại hàng và đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn cao.

Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, giá thực tế của hàng nhập kho luôn biến động phụ thuộc vào các yếu tố thị trường, các chính sách điều tiết vi mô và vĩ mô, cho nên việc sử dụng giá hạch toán cố định trong suốt kỳ kế toán là không còn phù hợp nữa.

* Phương pháp giá thực tế đích danh.

Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính. Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.

Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này. Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này.

*Phương pháp giá bình quân:

Theo phương pháp này giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Phương pháp bình quân có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng , phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.

* Tóm lại: Các phương pháp khác nhau có ảnh hưởng khác nhau tới các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính. Phương pháp FIFO cho kết quả số liệu trong bảng cân đối kế toán là sát nhất với giá phí hiện tại so với các phương pháp tính giá hàng tồn kho khác vì giá của các lần mua sau cũng được phản ánh trong giá hàng tồn kho cuối kỳ còn trị giá vốn hàng xuất là giá cũ từ trước, phương pháp FIFO giả sử rằng giá của hàng tồn kho đầu kỳ theo giá nhập trước và giá các lần nhập trước trở thành trị giá vốn hàng xuất (hoặc thành chi phí). Khi giá cả tăng lên, phương pháp FIFO thường dẫn đến lợi nhuận cao nhất trong 3 phương pháp FIFO, LIFO và bình quân, còn khi giá cả giảm xuống thì phương pháp FIFO cho lợi nhuận là thấp nhất trong 3 phương pháp tính giá. Phương pháp FIFO là một phương pháp tính giá theo hướng bảng cân đối kế toán, vì nó đưa ra sự dự đoán chính xác nhất giá trị hiện tại của hàng tồn kho trong những kỳ giá cả thay đổi. Trong những kỳ giá tăng lên, phương pháp FIFO sẽ cho kết quả thuế cao hơn bất kỳ phương pháp nào trong khi những kỳ giá cả giảm sút thì FIFO giúp cho doanh nghiệp giảm đi gánh nặng thuế. Song một ưu điểm lớn của FIFO là phương pháp này không phải là đối tượng cho những qui định và những yêu cầu của các điều khoản ràng buộc thuế như phương pháp LIFO phải gánh chịu.

Trong phương pháp LIFO, thông thường thì số hàng tồn cuối kỳ gồm giá gốc của những mặt hàng mua từ cũ . Khi giá cả tăng lên, phương pháp LIFO cho số liệu trên bảng cân đối kế toán thường thấp hơn so với giá phí hiện tại. LIFO thường cho kết quả lợi nhuận thấp nhất trong trường hợp giá cả tăng vì giá vốn trong phương pháp này là cao nhất và cho lợi nhuận cao nhất khi giá cả giảm (vì giá vốn là thấp nhất). Phương pháp LIFO thường dẫn đến sự giao động thấp nhất về lợi nhuận báo cáo ở những nơi mà giá bán có xu hướng thay đổi cùng với giá hiện tại của các mặt hàng tồn kho thay đổi.

Phương pháp LIFO tạo ra sự ảnh hưởng khác nhau tới báo cáo tài chính do phương pháp này thường phản ánh số liệu giá vốn hàng bán theo giá phí hiện hành, phương pháp này cũng có nhiều thuận lợi thiết thực về thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp sử dụng phương pháp LIFO trong việc tính toán thuế thu nhập doanh nghiệp thì phương pháp này cũng phải được sử dụng trong các báo cáo tài chính cho các cổ đông.

Phương pháp bình quân trong tính giá hàng tồn kho là phương pháp tạo ra sự quân bình ở giữa hai phương pháp LIFO và FIFO trong việc ảnh hưởng tới bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. Phương pháp này không đưa ra một dự kiến về thông tin giá phí hiện thời trên cả báo cáo tài chính và báo cáo kết quả kinh doanh, nó cũng không giúp việc giảm thiểu gánh nặng thuế cũng như không phát sinh những kết quả nặng nề nhất khi có những thay đổi khác nhau.

Tóm lại, sự khác nhau trong việc xác định giá vốn hàng bán và trị giá hàng tồn kho cuối kỳ theo các phương pháp tính giá khác nhau liên quan tới việc thay đổi giá phí mua vào của các mặt hàng. Việc sử dụng giá cũ cho xác định trị giá hàng tồn cuối kỳ trong phương pháp LIFO hoặc xác định giá vốn hàng bán theo giá cũ hơn trong phương pháp FIFO sẽ chịu ít ảnh hưởng nếu giá cả ổn định. Khi chỉ số giá cả tăng lên hoặc giảm xuống sẽ ảnh hưởng tới việc sử dụng đơn giá cũ hoặc mới do thay đổi giá dẫn đến sự khác biệt lớn về giá vốn hàng bán và bị giá tồn cuối kỳ giữa hai phương pháp LIFO và FIFO. Sự khác biệt về giá vốn hàng bán và trị giá hàng tồn cuối kỳ cũng liên quan tới tỷ lệ vòng quay của hàng tồn kho. Nhìn chung xu hướng giá cả và các mục đích nhấn mạnh chú trọng tới là điều quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp tính giá hàng tồn kho, các nhân tố khác cần xem xét tính những rủi ro của sự giảm thiểu hàng tồn kho cuối kỳ trong phương pháp LIFO; dòng tiền và sự duy trì nguồn tài trợ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp tính giá xuất song chưa được đề cập một cách thấu đáo ở đây.

Trong một thị trường ổn định, khi giá không thay đổi thì việc lựa chọn một phương pháp tính giá hàng tồn kho nào không quan trọng lắm vì tất cả các phương pháp tính giá đều cho cùng một kết quả khi giá không đổi từ kỳ này sang kỳ khác. Nhưng trong một thị trường không ổn định, giá cả lên xuống thất thường thì mỗi phương pháp có thể cho một kết quả khác. Cả 5 phương pháp trên đều được thừa nhận, song mỗi phương pháp tính giá hàng tồn kho thường có những ảnh hưởng nhất định trên báo cáo tài chính, vì vậy việc lựa chọn phương pháp nào phải được công khai trên các báo cáo và phải sử dụng nhất quán trong niên độ kế toán, không thay đổi tuỳ tiện để đảm bảo nguyên tắc nhất quán trong kế toán.Trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc chung của kế toán và tuỳ theo điều kiện cụ thể về số lượng hàng hoá, số lần nhập xuất, trình độ nhân viên kế toán, điều kiện kho bãi mà doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính giá hàng hoá xuất kho cho hợp lý và hiệu quả. "


Phần này là em trích từ sách Nguyên lý kế toán đấy ạ.
Vậy theo đúng nguyên lý kế toán, kế toán quản lý hàng trong kho theo giá trị (thủ kho mới quản lý theo hiện vật). Với câu hỏi:
"Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO) là phương pháp giả thiết rằng:
a)Về mặt hiện vật, số vật liệu,dụng cụ, sản phẩm nào nhập kho sau thì xuất trước, nhập kho trước thì xuất sau
b)Về mặt hiện vật và giá trị gắn chặt với nhau,thứ nhập sau, xuất trước, nhập trước xuất sau
c)Về mặt hiện vật, số vật liệu,dụng cụ, sản phẩm nào nhập kho sau thì xuất trước, nhập kho trước thì xuất sau: xuất hết thứ nhập sau mới xuất thứ nhập trước
d)Tất cả đáp án trên đều sai​

Phương án đúng ở đây phải là d) Tất cả các đáp án trên đều sai

CÁM ƠN TẤT CẢ CÁC BÁC Ạ​
 
G

gamactoc

Sơ cấp
29/6/11
39
0
0
Góc phố-HCM
Em thì em chọn đáp án b. Luôn luôn chọn đáp án b cho câu hỏi này.
Nếu mà giở sách, luật ra thì nguyên văn của phương pháp LIFO so với mấy đáp án đưa ra thì không câu nào đúng hết, nhưng với điều kiện câu hỏi đó không có chữ giả thiết rằng, và chữ " về mặt...".
Mà trong bài này thì người ta đang giả thiết ở hai góc độ, hiện vật và giá trị. Nên phải bám sát ở hai giả thiết kia "Hiện vật và giá trị gắn chặt nhau" thì phải hiện vật nào, giá trị đó chứ.
Sau khi tìm hiểu, tổng hợp, hỏi han cũng như tham khảo khắp nơi, em xin được dẫn ý mà em thấy là hợp tình - hợp lý, để rồi kết luận cho câu hỏi này ạ.
Chị nên hỏi trực tiếp người ra đề ấy. Nếu mà em hỏi trực tiếp người ra đề, người ra đề mà chọn đáp án b thì em đồng tình, còn nếu chọn đáp án d thì em sẽ kiến nghị họ bỏ chữ "giả thiết rằng" và chữ "về mặt...." đi mà thay vào đó là : "Theo phương pháp LIFO thì: và trích dẫn nguyên văn của phương pháp đó ra. cho mọi người chọn.
Em không biết chị tìm hiểu hay tổng hợp của những ai. Nhưng đáp án d đây là không đúng.
Nếu chị nói chị tổng hợp thu thập được từ khắp nơi thì em cũng đã tham khảo ý kiến và tổng hợp được từ nhiều giảng viên đại học vậy. và họ cũng chọn đáp án b.
Thân chào!
 
Sửa lần cuối:
TLX

TLX

Giọt nắng bên thềm
15/6/09
539
17
18
Góc phố dịu dàng
Nếu mà em hỏi trực tiếp người ra đề, người ra đề mà chọn đáp án b thì em đồng tình, còn nếu chọn đáp án d thì em sẽ kiến nghị họ bỏ chữ "giả thiết rằng" và chữ "về mặt...." đi mà thay vào đó là : "Theo phương pháp LIFO thì: và trích dẫn nguyên văn của phương pháp đó ra. cho mọi người chọn.

Bạn chắc đọc kỹ VAS 02 rồi phải không, vì những bài trả lời của bạn đều rất chi tiết, tuy nhiên cũng chính ở VAS 02 cũng nói rằng:

VAS 02 nói:
Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó.

Vậy là đều phải đưa ra những giả định cho phương pháp tính giá này. Điều đó hoàn toàn phù hợp với đề bài là:

Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO) là phương pháp giả thiết rằng...

thì em cũng đã tham khảo ý kiến và tổng hợp được từ nhiều giảng viên đại học vậy. và họ cũng chọn đáp án b.

tất nhiên bạn lựa chọn phương án nào là tùy ở bạn, và hơn nữa lại tham khảo ý kiến của rất nhiều giảng viên đại học. Phiền bạn có thể cho biết đó là giảng viên trường nào được không? Vì biết đâu lại là đồng nghiệp với mình!
 
G

gamactoc

Sơ cấp
29/6/11
39
0
0
Góc phố-HCM
Bạn chắc đọc kỹ VAS 02 rồi phải không, vì những bài trả lời của bạn đều rất chi tiết, tuy nhiên cũng chính ở VAS 02 cũng nói rằng:

Nguyên văn bởi VAS 02
Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó.
Vậy là đều phải đưa ra những giả định cho phương pháp tính giá này. Điều đó hoàn toàn phù hợp với đề bài là:
Chị ơi. Cái nguyên văn của phương pháp Lifo đó em cũng biết có chữ giả thiết,
Nhưng ở đề bài này giả thiết về mặt hiện vật và giá trị gắn chặt nhau, Tức là người ta đang coi trọng cả hai mặt giá trị và hiện vật đó chị. Cho nên với phương pháp này giá trị nào thì hiện vật đó.
Chị cho em biết trước chị là giảng viên trường nào ạ? Nếu cùng trường thì em liên hệ cho chị luôn. hihi
 
valentine1011

valentine1011

Củ Gừng
5/5/10
561
9
18
Bộ tộc Maya
Phiền bạn có thể cho biết đó là giảng viên trường nào được không? Vì biết đâu lại là đồng nghiệp với mình!

Oạch! hàng khủng đây, tôi trích nguyên văn Quyết định 49/2011/QĐ-BTC về việc ban hành và công bố 04 chuẩn mực kế toán đợt 1, trong đó có chuẩn mực kế toán hàng tồn kho như sau (mặc dù đã trích dẫn, nhưng các bạn không biết vì lí do gì mà vẫn thích tranh luận)

PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRỊ HÀNG TỒN KHO

17. Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.

Vậy nên, đáp án b vẫn là đáp án đúng.
PS: (Mình là người nhà của Bác Ngô Thế Chi đấy TLX àh!)
 
TLX

TLX

Giọt nắng bên thềm
15/6/09
539
17
18
Góc phố dịu dàng
Chị ơi. Cái nguyên văn của phương pháp Lifo đó em cũng biết có chữ giả thiết,
Nhưng ở đề bài này giả thiết về mặt hiện vật và giá trị gắn chặt nhau, Tức là người ta đang coi trọng cả hai mặt giá trị và hiện vật đó chị. Cho nên với phương pháp này giá trị nào thì hiện vật đó.
Chị cho em biết trước chị là giảng viên trường nào ạ? Nếu cùng trường thì em liên hệ cho chị luôn. hihi

Thực ra mình cũng đã rất băn khoan ở cụm từ "hiện vật và giá trị gắn chặt với nhau". Sau khi suy nghĩ và trao đổi cùng với các thầy cô khác, mọi người đều thống nhất rằng cụm từ đó không thể dùng ở các phương pháp LIFO hay FIFO, bởi lẽ đối với các phương pháp này hiện vật và giá trị không đi liền với nhau. Và cụm từ "giả định" ở VAS 02 (đối với câu hỏi này là "giả thiết") là nói tới cách thức để kế toán tính giá thôi, chứ cũng không đề cập tới vấn đề hiện vật ở đây. Tất nhiên phải có hiện vật mới tính được giá trị, nhưng với phương pháp này, người dùng có thể xuất bất kỳ hiện vật nào, và kế toán sẽ giả định trị giá của hàng lấy ra đó là trị giá của hàng nhập vào lần sau cùng.
Mình cũng đã chia sẻ, cụm từ "hiện vật và giá trị gắn chặt với nhau" thích hợp hơn để nói về phương pháp đích danh.
Thân!

Oạch! hàng khủng đây, ....

PS: (Mình là người nhà của Bác Ngô Thế Chi đấy TLX àh!)

Nói vậy chỉ để muốn biết quan điểm của giáo viên giữa các trường khác nhau ntn thôi, không có gì là khủng ở đây hết bạn ạ.
Cho dù là người nhà của ai đi nữa thì việc đưa ra những lập luận cho lựa chọn của mình cũng đâu có bị ảnh hưởng gì nhỉ. Và kể cả bác Ngô Thế Chi hay bác Nguyễn Văn Công thì cũng phải tuân thủ đúng theo chuẩn mực thôi.
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA