Trường hợp này là trường hợp khi NLĐ và NSDlĐ đồng ý thỏa thuận chấm dút HDLĐ trong nhiều trường hợp khác. Còn đây là chấm dút hẳn 1 HĐồng theo thỏa thuận ngay tù đầu là tôi thuª anh tu ngày này đến ngày ..Thì sau thời gian thục hiện theo đúng nhu cam kết có nghĩa là 2 bên đã hoàn thành nghĩa vụ với nhau thì ko phải trả trợ cấp thôi việc Khoản trợ cấp thôi việc này là khoản trợ cấp khi DN ko bó trí đc viêc làm cho NLĐ theo HDLĐ thì để chi trả, bồi thường cho NLĐ.
Bạn nói như thế không đúng luật ("cái in đậm" là mất việc chứ không phải là thôi việc):
Điểm 2 điều 41 luật lao động có dòng:
Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì không được trợ cấp thôi việc.
Vậy chấm dứt hợp đồng đúng luật theo điều này thì đương nhiên được hưởng trợ cấp thôi việc.
Như điều 42 thì: bị sa thải trong trường hợp của tiết c điểm 1 điều 85
Người lao động tự ý bỏ việc bảy ngày trong một tháng hoặc 20 ngày trong một năm mà không có lý do chính đáng.
vẫn được hưởng trợ cấp thôi việc nữa là....:beer:
Vì sao lại có điều này: vì các nhà làm luật muốn ổn định xã hội, đó là chính sách an sinh xã hội, nhằm tái tạo sức lao động. trợ cấp này là khoản tiền - chi phí cần thiết cho người lao động trong quá trình tìm việc làm mới. Cũng có thể "liên tưởng" đến trường hợp người sử dụng lao động phải trả thêm 15% chi phí BHXH + 2% BHYT cho người lao động (theo quy định hiện nay).
Bạn không thể nói đã thỏa thuận: thuận mua vừa bán, xong rồi lại đòi thêm;
Có thể hiểu như trường hợp mua bán trả góp; ngay khi người mua quyết định mua hàng, biết giá bán cụ thể nhưng cũng phải biết là mình sẽ phải trả thêm 1 khoản chi phí lãi do
trả góp.
Không biết phân tích như thế bạn có đồng tình không???