T
tamphamoc
Guest
- 12/8/15
- 3
- 0
- 1
- 35
thanks nhaNếu bạn đóng từ tháng 01/2015-> hết tháng 06/2015 là được 6 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sanh nên bạn đủ đk hưởng thai sản.
thanks nhaNếu bạn đóng từ tháng 01/2015-> hết tháng 06/2015 là được 6 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sanh nên bạn đủ đk hưởng thai sản.
bạn phải ghi rõ thời gian đóng bảo hiểm , ngày dự sanh và nhớ đánh chữ có dấuCho minh hoi minh dong bh dc 9th mh ngung dong bh 4th ma gjo mh co bau hon 3th minh bat dau di lam cty moi thi mjh co dc huong che do thai san k
em thật thà quá chắc là em tự lên nộp hồ sơ và báo đã có bầu rồi phải ko, BH họ hay chú ý trường hợp này lắm.
bạn căn cứ theo giấy nghỉ ốm của bảo hiểm mà làm, tức là Bh cho nghỉ bao nhiêu ngày thì bạn tính ốm đau cho NLĐ bấy nhiêuAnh chị ơi, giúp em cái này với, người lao động bên em đi hút thai và đặt vòng luôn, vậy giờ em phải tính như thế nào ạ? vừa được nghỉ 20 ngày hút thai (thai 7 tuần) và vừa được nghỉ thêm 7 ngày do đặt vòng nữa đúng không ạ? Em lên mạng tìm mà chẳng thấy trường hợp em đâu hết, giúp em với nha mọi người, em cảm ơn!
vợ bạn sanh ngày 19/05/2015 , căn cứ để tính tiền bảo hiểm thai sản cho vợ bạn là vợ bạn phải đóng Bh 6 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sanh( tính từ tháng 06/2014 đến hết tháng 05/2015)bạn ơi cho mình hỏi
vợ mình đi làm từ tháng 7 năm 2013
đóng bảo hiểm liên tục đến hết tháng 9 - 2014 thì xin nghỉ tự túc theo diện tạm dừng hợp đồng do có thai và thai yếu nên phải nghỉ, có xin công ty cho tự đóng bảo hiểm 100% mà quy định của công ty không cho đóng
sau đó vợ mình đi làm từ tháng 12-2014 đến hết 23-04-2015 thì nghỉ đẻ
vợ mình sinh 19-05-2015
tính ra sau thời gian nghỉ tự túc vợ mình đóng bảo hiểm được 5 tháng liên tục, còn trước khi nghỉ tự túc thì đóng liên tục từ tháng 7-2013
tuần trước bên kế toán bên mình có gọi điện lên báo vợ mình không đủ điều kiện hưởng tiền thai sản do chế độ mới 2015 gì đó quy định phải đóng bảo hiểm liên tục trong 6 tháng thì mới được hưởng, họ bảo vợ mình sau nghỉ tự túc mới đóng đc 5 tháng liên tiếp nên không được hưởng
vậy khoảng thời gian vợ mình đóng bảo hiểm từ tháng 7-2013 đến tháng 9-2014 không được tính à ???
các bạn tư vấn cho mình về việc này được không vậy ?
tư vấn cho mình về việc căn cứ vào đâu mà vợ mình không nhận được tiền thai sản hoặc căn cứ vào đâu để vợ mình nhận được tiền thai sản nhé
càng cụ thể về các điều khoản càng tốt
vì thực sự 1 người mẹ sinh con, có đóng bảo hiểm rất lâu rồi mà không được hưởng thì quá ư là thiệt thòi
rất mong nhận được sự trợ giúp của các bạn
bạn nói làm thủ tục truy thu là sao vậy, còn bạn báo tăng từ tháng 6 mà tháng 8 bạn mới làm hồ sơ truy thu ngược lại thì bạn cũng ko được hưởng thai sản đâu, thai sản ko tính thời gian đóng truy thu nha bạnEm cảm ơn chị nhiều. Em lên cơ quan BH quận Đống đa, họ không cho đóng từ T7 mà nói đóng từ T8/2015, còn sau sẽ truy thu sau, chắc em không đựoc hửong chế độ thai sản rồi Buồn quá khi chưa quan tâm kịp thời chế độ thai sản khi mình mang bầu .hic.
Em k báo em có bầu đâu chị, nhưng chắc do có nhiều TH như em nên cơ quan BH làm cẩn thận. k biết có làm thủ tục truy thu ngay đc k chị nhỉ?
bạn ko được hưởng thai sảnChị ơi cho e hỏi e đóng bh từ t8-2012 đến t2-2015 thì nghỉ việc và hưởng bhtn đến t9-2015. Hịện tại e có bầu đựơc 4tuân dự kiến đến T3-2016 thì sinh. Như vậy e có được hưởng chế độ thai sản k a
nếu bạn đóng từ tháng 09/2015 đến hết tháng 02/2016 thì đủ hưởng triwj cấp thai sản(nhưng có được hay ko còn tùy thuộc vào bên bảo hiểm kiểm tra hồ sơ nha)Vậy chị ơi cho e hỏi thêm Nếu t9-2015 e đóng tiếp đến lúc sinh thì có đươc hưởng thai sản k c
cảm ơn bạn nhiềubạn căn cứ theo giấy nghỉ ốm của bảo hiểm mà làm, tức là Bh cho nghỉ bao nhiêu ngày thì bạn tính ốm đau cho NLĐ bấy nhiêu
Chế độ thai sản là quyền lợi mà người lao động nữ mang thai, sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Chế độ thai sản được thực hiện từ khi bạn mang thai cho đến tháng thứ 4 sau khi sinh:
- Chế độ khám thai:
+ Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai. ( tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần ).
+ Thực hiện các biện pháp tránh thai: (tính cả ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hàng tuần):
Đặt vòng: nghỉ 7 ngày.
Triệt sản (cả nam/nữ): nghỉ 15 ngày.
- Nếu trong quá trình mang thai bạn bị sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản: 10 ngày nếu thai dưới một tháng; 20 ngày nếu thai từ một tháng đến dưới ba tháng; 40 ngày nếu thai từ ba tháng đến dưới sáu tháng; 50 ngày nếu thai từ sáu tháng trở lên ( tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần).
- Chế độ thai sản khi sinh con:
+ Được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
+ Hết thời gian nghỉ thai sản trên nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.
+ Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Mức hưởng chế độ thai sản:
+ Bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc để sinh.
- Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi:
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con. ( Mức lương tối thiểu chung mới nhất năm 2014 hiện nay là 1.150.000 ).
Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết khi sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.
Sau khi sinh, con chết:
- Nghỉ 90 ngày kể từ ngày sinh, nếu con chết dưới 60 ngày tuổi;
- Nghỉ 30 ngày kể từ ngày con chết, nếu con từ 60 ngày tuổi trở lên.
Sau khi sinh, mẹ chết:
- Nếu mẹ đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản: Người cha hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp được nghỉ hưởng trợ cấp thai sản đến khi con đủ 06 tháng tuổi;
- Nếu mẹ không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản: Người cha hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp nếu có tham gia BHXH ít nhất 06 tháng trước thời điểm người mẹ sinh con thì được nhận trợ cấp thai sản.
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản:
- Điều kiện: Trong khỏang thời gian 60 ngày tính từ thời điểm lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sinh con là 06 tháng và thời gian nghỉ thêm đối với trường hợp sinh đôi trở lên, mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
- Thời gian nghỉ: Tối đa 10 ngày/năm nếu sinh đôi trở lên.
- Tối đa 7 ngày/năm nếu sinh con phải phẫu thuật.
- Nghỉ 5 ngày/năm cho các trường hợp khác.
- Mức hưởng:
25% lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tại nhà).
40% lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tập trung).
Luật Bảo hiểm xã hội mới: Thêm nhiều chế độ thai sản tốt hơn
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014sửa đổi đã được Quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực từ 1/1/2016. Nhiều chế độ chính sách được hoàn thiện đem lại lợi ích thiết thực cho người lao động như chế độ thai sản linh hoạt hơn, tỷ lệ đóng hưởng bảo hiểm xã hội công bằng hơn.
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã bổ sung nhiều chế độ thai sản tốt hơn cho các đối tượng. Cụ thể:
+ Lao động nam sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 5-14 ngày khi vợ sinh con và quy định thêm chế độ thai sản cho lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ.
+ Đối với lao động nữ khó mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của bác sĩ chỉ cần đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (thay vì 6 tháng như quy định cũ).
+ Bổ sung quy định trợ cấp một lần khi sinh con đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội và mẹ không tham gia bảo hiểm xã hội.
+ Đặc biệt, Luật Bảo hiểm xã hội mới quy định thêm chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi.
+ Trong trường hợp chỉ có mẹ tham gia BHXH, hoặc cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con, cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Người mẹ không đủ thời gian đóng BHXH thì người cha nghỉ đến khi con đủ 6 tháng tuổi.
+ Trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH, khi vợ sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng tiền lương cơ sở cho mỗi con.
+ Tăng thêm một tháng cho thời gian lao động nữ nghỉ thai sản trong trường hợp con chết sau khi sinh, quy định chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi.
Bà Trần Thị Thúy Nga cho biết, thời gian nghỉ thai sản tối thiểu phải đảm bảo người mẹ mang thai phục hồi sức khỏe, vì vậy Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang dự định đề xuất cho lao động nữ mang thai hộ được nghỉ thai sản tối đa 4 tháng. Đối với người mẹ nhờ mang thai hộ, tùy thuộc vào tháng tuổi của con, người mẹ sẽ được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con được 6 tháng tuổi như quy định nghỉ thai sản trong trường hợp nhận con nuôi.
Thủ tục hồ sơ hưởng chế độ thai sản:
1. Khám thai:
Sổ khám thai (bản chính hoặc bản sao) hoặc Giấy khám thai (bản chính hoặc bản sao), giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (mẫu C65-HD).
2. Sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu; thực hiện các biện pháp tránh thai:
Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do cơ sở y tế cấp (mẫu C65-HD).
3. Sinh con:
- Sổ BHXH.
- Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con.
- Nếu sau khi sinh, con chết thì có thêm Giấy báo tử (bản sao) hoặc Giấy chứng tử (bản sao). Đối với trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà không được cấp các giấy tờ này thì thay bằng bệnh án (bản sao) hoặc giấy ra viện của người mẹ (bản chính hoặc bản sao).
- Đối với trường hợp có tỷ lệ thương tật từ 21% trở lên: Có thêm Giấy chứng nhận thương tật (bản sao) hoặc Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa (bản sao).
4. Nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi:
- Sổ BHXH;
- Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi của cấp có thẩm quyền (bản sao).
* Lưu ý: Trường hợp sau khi sinh con, người mẹ chết, người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con đến khi đủ 4 tháng tuổi:
- Nếu cả cha và mẹ đều tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản, hồ sơ gồm:
+ Sổ BHXH của người mẹ (nếu người mẹ còn sống);
+ Sổ BHXH của người cha (nếu người mẹ không may bị chết);
+ Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con;
+ Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao).
- Nếu chỉ có người mẹ tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng trợ cấp:
+ Sổ BHXH của người mẹ;
+ Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con;
+ Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao).
+ Đơn của người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con (mẫu số 11A-HSB).
- Nếu chỉ có người cha tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng trợ cấp:
+ Sổ BHXH của người cha;
+ Bản sao Giấy khai sinh của con;
+ Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao).
- Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi:
+ Sổ BHXH của người mẹ hoặc người nhận con nuôi;
+ Bản sao Giấy chứng sinh hoặc bản sao Giấy khai sinh của con.
(Trường hợp nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì thay bằng bản sao Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi của cấp có thẩm quyền);
+ Đơn của người sinh con hoặc của người nhận nuôi con nuôi (mẫu 11B-HSB).
* Lưu ý: Hồ sơ trợ cấp thai sản có thêm Danh sách người lao động đề nghị hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập (mẫu số C67a-HD, trừ trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
5. Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe:
- Danh sách người lao động đề nghị hưởng trợ cấp nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản, (mẫu số C69a-HD): 03 bản.
Trường hợp sinh con phải phẩu thuật thì đề nghị nộp thêm bản photo giấy ra viện có thể hiện phẩu thuật.
Anh Long theo điều 4 luật bhxh số 71/2006 thì BHXH tự nguyện chỉ được hưởng hưu trí và tử tuất. Nên vợ anh không được hưởng bh thai sản nhéVợ mình đóng BH tự nguyện cho đến hết tháng 09 là được 6 tháng,đầu tháng 10 là vợ mình sinh,đóng BH theo mức 2.568.000đ,vậy vợ mình có đươc hưởng chế độ thai sản ko? Và được hưởng thì cách tính bây giờ như thế nào? Có bạn nào giải đáp giùm mình được ko?