a chi oi cho e hoi theo luat BHXH moi thi nguoi me mang bau ko tham gia BHXH nhung bo lam cong ty va tham gia dong BHXH vay lam nhung thu tuc nao co the huong hai thang tien luong cac a chi nao biet hay huong dan dum e ty nha
Luật Bảo hiểm xã hội mới: Thêm nhiều chế độ thai sản tốt hơn Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014sửa đổi đã được Quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực từ 1/1/2016. Nhiều chế độ chính sách được hoàn thiện đem lại lợi ích thiết thực cho người lao động như chế độ thai sản linh hoạt hơn, tỷ lệ đóng hưởng bảo hiểm xã hội công bằng hơn.
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã bổ sung nhiều chế độ thai sản tốt hơn cho các đối tượng. Cụ thể:
+ Lao động nam sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 5-14 ngày khi vợ sinh con và quy định thêm chế độ thai sản cho lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ.
+ Đối với lao động nữ khó mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của bác sĩ chỉ cần đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (thay vì 6 tháng như quy định cũ).
+ Bổ sung quy định trợ cấp một lần khi sinh con đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội và mẹ không tham gia bảo hiểm xã hội.
+ Đặc biệt, Luật Bảo hiểm xã hội mới quy định thêm chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi.
+ Trong trường hợp chỉ có mẹ tham gia BHXH, hoặc cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con, cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Người mẹ không đủ thời gian đóng BHXH thì người cha nghỉ đến khi con đủ 6 tháng tuổi.
+ Trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH, khi vợ sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng tiền lương cơ sở cho mỗi con.
+ Tăng thêm một tháng cho thời gian lao động nữ nghỉ thai sản trong trường hợp con chết sau khi sinh, quy định chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi. Bà Trần Thị Thúy Nga cho biết, thời gian nghỉ thai sản tối thiểu phải đảm bảo người mẹ mang thai phục hồi sức khỏe, vì vậy Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang dự định đề xuất cho lao động nữ mang thai hộ được nghỉ thai sản tối đa 4 tháng. Đối với người mẹ nhờ mang thai hộ, tùy thuộc vào tháng tuổi của con, người mẹ sẽ được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con được 6 tháng tuổi như quy định nghỉ thai sản trong trường hợp nhận con nuôi. Thủ tục hồ sơ hưởng chế độ thai sản: 1.Khám thai: Sổ khám thai (bản chính hoặc bản sao) hoặc Giấy khám thai (bản chính hoặc bản sao), giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (mẫu C65-HD).
2. Sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu; thực hiện các biện pháp tránh thai: Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do cơ sở y tế cấp (mẫu C65-HD).
3. Sinh con: - Sổ BHXH.
- Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con.
- Nếu sau khi sinh, con chết thì có thêm Giấy báo tử (bản sao) hoặc Giấy chứng tử (bản sao). Đối với trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà không được cấp các giấy tờ này thì thay bằng bệnh án (bản sao) hoặc giấy ra viện của người mẹ (bản chính hoặc bản sao).
- Đối với trường hợp có tỷ lệ thương tật từ 21% trở lên: Có thêm Giấy chứng nhận thương tật (bản sao) hoặc Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa (bản sao).
4. Nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi: - Sổ BHXH;
- Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi của cấp có thẩm quyền (bản sao).
* Lưu ý: Trường hợp sau khi sinh con, người mẹ chết, người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con đến khi đủ 4 tháng tuổi:
- Nếu cả cha và mẹ đều tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản, hồ sơ gồm:
+ Sổ BHXH của người mẹ (nếu người mẹ còn sống);
+ Sổ BHXH của người cha (nếu người mẹ không may bị chết);
+ Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con;
+ Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao).
- Nếu chỉ có người mẹ tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng trợ cấp:
+ Sổ BHXH của người mẹ;
+ Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con;
+ Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao).
+ Đơn của người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con (mẫu số 11A-HSB).
- Nếu chỉ có người cha tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng trợ cấp:
+ Sổ BHXH của người cha;
+ Bản sao Giấy khai sinh của con;
+ Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao).
- Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi:
+ Sổ BHXH của người mẹ hoặc người nhận con nuôi;
+ Bản sao Giấy chứng sinh hoặc bản sao Giấy khai sinh của con.
(Trường hợp nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì thay bằng bản sao Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi của cấp có thẩm quyền);
+ Đơn của người sinh con hoặc của người nhận nuôi con nuôi (mẫu 11B-HSB).
* Lưu ý: Hồ sơ trợ cấp thai sản có thêm Danh sách người lao động đề nghị hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập (mẫu số C67a-HD, trừ trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
5. Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe: - Danh sách người lao động đề nghị hưởng trợ cấp nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản, (mẫu số C69a-HD): 03 bản.
Trường hợp sinh con phải phẩu thuật thì đề nghị nộp thêm bản photo giấy ra viện có thể hiện phẩu thuật.
Nhưng quy định này áp dụng từ ngày 01/01/2016 nha bạn