Mỗi tuần một chuyên đề

Bàn về thay đổi trong Thông tư 200 đối với trường hợp bán hàng kèm theo khuyến mại tặng quà

  • Thread starter amtich
  • Ngày gửi
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Bàn về thay đổi trong Thông tư 200 đối với trường hợp bán hàng kèm theo khuyến mại tặng quà:

Công ty A kinh doanh xe hơi và phụ kiện kèm theo xe. Cty bán 1 chiếc xe giá 1 tỷ đồng chưa VAT, tặng kèm phụ kiện giá 100 triệu (số lớn chút cho đẹp) chưa VAT. Giá bán xe là 1,2 tỷ đồng chưa VAT.

1. Nếu cty có đăng ký chương trình khuyến mại với Sở Công thương, theo Thuế thì hàng khuyến mại được xuất hóa đơn ko VAT, ko ghi giá trị. Vậy thì cái phụ kiện chỉ cần xuất HĐ khuyến mại không thu tiền. Theo TT 200 thì sẽ hạch toán doanh thu cho cả xe và phụ kiện như sau:

Doanh thu:
Nợ TK 112: 1,2 tỷ + 0,12 tỷ (VAT)
Có TK 511: 1,2 tỷ (chi tiết kế toán phải tách ra 511 - xe riêng và phụ kiện riêng)
Có TK 333: 0,12 tỷ (VAT)

Giá vốn:
Nợ TK 632: 1 tỷ xe + 0,1 tỷ Phụ kiện
Có TK 156: 1,1 tỷ

2. Nếu công ty không đăng ký chương trình khuyến mại với Sở Công thương, theo Thuế phải xuất hóa đơn tương tự quà tặng, nộp thuế GTGT đầu ra, nhưng không thu được tiền. Vậy thì cái phụ kiện phải xuất HĐ đầu ra tương tự như hàng bán ra ngoài thị trường, nộp thuế GTGT. Vậy trường hợp này theo TT200 sẽ hạch toán thế nào?

Doanh thu:
Nợ TK 112: 1,2 tỷ + 0,12 tỷ (VAT)
Có TK 511: 1,2 tỷ (chi tiết kế toán phải tách ra 511 - xe riêng và phụ kiện riêng)
Có TK 333: 0,12 tỷ (VAT)

Giá vốn:
Nợ TK 632: 1 tỷ xe + 0,1 tỷ Phụ kiện
Có TK 156: 1,1 tỷ

Nhưng xử lý thế nào với Thuế GTGT đối với phụ kiện khuyến mại?
a) Đưa vào giá vốn: Nợ TK 632 - phụ kiện/Có TK 333: 10 triệu
b) Đưa vào chi phí bán hàng: Nợ TK 641/Có TK 333: 10 triệu

3. Trong trường hợp cty A bán xe hơi, nhưng không tặng phụ kiện mà tặng 1 chiếc tủ lạnh chẳng hạn - tủ lạnh cty mua ở ngoài thị trường về để tặng chứ không kinh doanh mặt hàng này, vậy vẫn hạch toán doanh thu - giá vốn tủ lạnh tương tự trường hợp ở trên hay sao? Hay đưa vào chi phí bán hàng?

4. Trường hợp giá trị quà tặng nhỏ so với giá trị hàng hóa bán ra, ví dụ mua xe hơi giá 1 tỷ nhưng tặng những phụ kiện giá một vài triệu đồng; hoặc quà tặng của cty đa dạng nhiều chủng loại nhưng giá trị thấp… vậy việc tách doanh thu có phải sẽ làm phức tạp và thêm thủ tục cho kế toán hay sao?

5. Tiêu chí nào để tách doanh thu trong các trường hợp trên?

6. TT200 bỏ TK 512 khi quảng cáo, khuyến mại, nhưng nay lại bắt ghi nhận doanh thu hàng quảng cáo, khuyến mại vào TK 511 (nếu kèm theo bán sản phẩm), vậy thực chất chỉ thay đổi việc ghi nhận vào TK 512 sang TK 511?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
C

chiaxa1325

Lang thang!
10/11/08
543
48
28
Chốn thiên đường
Theo em thế này:
1. Hoàn toàn đúng, đối với KM thì xuất hóa đơn riêng chỉ ghi giá trị trước thuế, ko có VAT. Hạch toán vào 511. Và khoản này sẽ được tính vào chi phí bán hàng.
2. Tính vào giá vốn
3. Đua vào CP bán hàng nếu được đk KM.
4. Cái này hoàn toàn có thế lách luật
 
  • Like
Reactions: amtich
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Theo quan điểm của mình:
1. Thuế đầu ra của hàng khuyến mại không đăng ký với sở Công Thương: Đưa vào Giá vốn phù hợp với bản chất của kế toán doanh thu (Do thuế đầu vào đã khấu trừ, mà bản chất là thuế này không được hoàn lại - tức là không được khấu trừ). Đưa vào Chi phí bán hàng sẽ phù hợp về mặt hình thức. Trong thực hành kế toán thì để đơn giản có thể đưa vào chi phí bán hàng.

2. Bán hàng khuyến mại bất cứ thứ gì về bản chất đều như nhau nên không phân biệt cách hạch toán là hàng có trong danh mục đăng ký kinh doanh hay không. Công ty đã mua về và được xuất khuyến mại thì bản chất vẫn là kinh doanh. (Luật DN 2014 trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không cần phải ghi ngành nghề kinh doanh).

3. Về bản chất thì cách hạch toán cũng như trên. Để đơn giản cho thực hành kế toán thì các DN có thể không chi tiết doanh thu (Với DN nhỏ), hoặc đưa giá trị của các khoản quà tặng vào chi phí bán hàng.

4. Cách phân bổ doanh thu chung (tham chiếu IFRS 15): Hàng A có giá bán thông thường 2.000, hàng B (khuyến mại) có giá bán thông thường 100. Khi bán A khuyến mại B với tổng giá bán 2.000 thì doanh thu của A, B được phân bổ theo giá bán riêng lẻ của A, B.

Doanh thu A: 2.000/2.100 x 2.000

Doanh thu B: 2.000/2.100 x 100

Phương pháp này cũng thường được áp dụng để phân bổ doanh thu chung khi mua một tổ hợp các sản phẩm có chiết khấu. Ví dụ mua sách giá riêng giá 2.000, đĩa DVD riêng 500, account online riêng giá 500 nhưng nếu mua cả gói giá 2.400 thì phân bổ theo giá bán riêng (ngoại trừ một số ngoại lệ).
 
  • Like
Reactions: amtich
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Muốn bàn luận một vấn đề tổng quát thì không nên nêu một ví dụ lại có thể gây hiểu lầm.
Em đưa một ví dụ về việc mua TS có kèm phụ kiện, rồi phụ kiện đó lại liên quan đến chương trình khuyến mãi, nên cuối cùng chị không biết là bản chất của việc em thấy cần trao đổi là gì.
Về cái phụ kiện - nó lại liên quan : nếu là phụ kiện, phụ tùng thay thế thì lại tách ra riêng với TS cần cái hóa đơn làm chứng từ riêng; còn không phải là thứ thay thế thì lại khg tách ra. Nên không hiểu em nói là liên quan đến cái hóa đơn hay cái vụ hạch toán.
Hàng khuyến mãi không có ghi nhận doanh thu thì sao lại có doanh thu phụ kiện trong đó.

Mà trong các trường hợp, khi cần thì kế toán phải làm sao để thông tin kế toán là hữu ích chứ, kế toán mà chỉ cần biết làm sao cho gọn con số cho mình khỏe thì ... chị không chơi.

Trong các vấn đề trên chỉ cần nắm :
- Bản chất của doanh thu
- Nguyên tắc tính thuế GTGT, nguyên tắc và điều kiện khấu trừ thuế GTGT là ra hết.

Mấy rày nhức đầu quá nên đọc qua rồi de lại hơi rối mắt, nên chị chỉ nếu ý kiến vậy,
 
ACC4RUM

ACC4RUM

Cao cấp
2/3/09
1,667
315
83
Đà Lạt
Theo mình hiểu các văn bản quy định hiện nay thì:
- Khuyến mãi có đăng ký với cơ quan có thẩm quyền (đây mới là khuyến mãi):
Hàng khuyến mãi không ghi giá bán và thếu GTGT trên hóa đơn (hóa đơn chỉ có giá và thuế GTGT của hàng hóa bán; hàng khuyến không ghi giá bán, thuế GTGT mà chỉ ghi là "hàng khuyến mãi")
- "Khuyến mãi" mà không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền thì không gọi là khuyến mãi mà gọi là quà tặng kèm khi bán hàng: Hàng quà tặng kèm viết hóa đơn như bán hàng (có ghi giá bán và thuế GTGT), phải ghi nhận doanh thu như bán hàng dù không thu được tiền (quà tặng mà), hạch toán giá vốn và thuế GTGT phải nộp vào chi phí bán hàng.
Ý kiến trên là theo quy định hiện hành, có thể nó chưa phù hợp với mong muốn của doanh nghiệp như: doanh nghiệp tặng kèm hàng bán, không thu tiền quà tặng này sao lại phải tính doanh thu, phải nộp thuế GTGT; quà tặng sao lại phải ghi hóa đơn như bán hàng v.v... nếu có ý kiến này thì chờ tham gia váo Dự thảo sửa Luật, sửa Nghị định, Thông tư. Doanh nghiệp muốn như thế nào cũng được nhưng các bác thuế thì cứ thông tư, nghị định mà làm thôi.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
@ xuantham và @ ACC4FUM:

Về bản chất thì hàng khuyến mại khi bán mặt hàng khác dưới bất kỳ hình thức nào thực chất là bán mặt hàng gốc có giảm giá. Do vậy theo bản chất kế toán thì doanh thu của nghiệp vụ bán hàng này là tổng số tiền thu được, không phân biệt là thuế quy định có hay không xuất hóa đơn, doanh thu là doanh thu của cả nhóm các mặt hàng (gồm hàng gốc và hàng khuyến mãi).

Các quy định về thuế TNDN hiện hành thì hàng khuyến mãi, biếu tặng không ghi nhận doanh thu để tính thuế TNDN mà chỉ ghi nhận là chi phí tính thuế. Tuy nhiên doanh thu tính thuế của hàng gốc là giá bán thông thường của mặt hàng đó.

TT200 bỏ TK 512 khi quảng cáo, khuyến mại, nhưng nay lại bắt ghi nhận doanh thu hàng quảng cáo, khuyến mại vào TK 511 (nếu kèm theo bán sản phẩm), vậy thực chất chỉ thay đổi việc ghi nhận vào TK 512 sang TK 511?

Nhìn qua thì vậy nhưng bản chất không hẳn vậy.

Ví dụ: Bán A giá bán thông thường 20.000, giá vốn 16.000, tặng B trị giá 1.000, giá vốn 700

Nếu theo QĐ 15 thì hạch toán doanh thu A là 20.000 vào TK 511, Doanh thu B 1.000 vào TK 512, tổng doanh thu khi bán hàng ở nghiệp vụ này là 21.000, giá vốn là 16.700 + chi phí 1.000 = 17.700

Theo TT 200: Tổng doanh thu của nghiệp vụ này là 20.000, giá vốn (chi phí) = 16.700

Theo các quy định về thuế: Tổng doanh thu là 20.000 (giá bán thông thường hàng A), chi phí là 16.000 (giá vốn A) + 700 (giá vốn B được tính vào chi phí bán hàng).

(Trước 2014 thì hàng biếu tặng phải tính doanh thu, từ 2014 thì hàng biếu tặng chỉ ghi nhận chi phí, không tính doanh thu)

Như vậy không có sự chênh lệch về doanh thu giữa thuế và kế toán trong các quy định hiện hành về thuế TNDN.
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
@ xuantham và @ ACC4FUM:

Về bản chất thì hàng khuyến mại khi bán mặt hàng khác dưới bất kỳ hình thức nào thực chất là bán mặt hàng gốc có giảm giá. Do vậy theo bản chất kế toán thì doanh thu của nghiệp vụ bán hàng này là tổng số tiền thu được, không phân biệt là thuế quy định có hay không xuất hóa đơn, doanh thu là doanh thu của cả nhóm các mặt hàng (gồm hàng gốc và hàng khuyến mãi).

Các quy định về thuế TNDN hiện hành thì hàng khuyến mãi, biếu tặng không ghi nhận doanh thu để tính thuế TNDN mà chỉ ghi nhận là chi phí tính thuế. Tuy nhiên doanh thu tính thuế của hàng gốc là giá bán thông thường của mặt hàng đó.



Nhìn qua thì vậy nhưng bản chất không hẳn vậy.

Ví dụ: Bán A giá bán thông thường 20.000, giá vốn 16.000, tặng B trị giá 1.000, giá vốn 700

Nếu theo QĐ 15 thì hạch toán doanh thu A là 20.000 vào TK 511, Doanh thu B 1.000 vào TK 512, tổng doanh thu khi bán hàng ở nghiệp vụ này là 21.000, giá vốn là 16.700 + chi phí 1.000 = 17.700

Theo TT 200: Tổng doanh thu của nghiệp vụ này là 20.000, giá vốn (chi phí) = 16.700

Theo các quy định về thuế: Tổng doanh thu là 20.000 (giá bán thông thường hàng A), chi phí là 16.000 (giá vốn A) + 700 (giá vốn B được tính vào chi phí bán hàng).

(Trước 2014 thì hàng biếu tặng phải tính doanh thu, từ 2014 thì hàng biếu tặng chỉ ghi nhận chi phí, không tính doanh thu)

Như vậy không có sự chênh lệch về doanh thu giữa thuế và kế toán trong các quy định hiện hành về thuế TNDN.
Chị thì khi hạch toán không có lằn nhằn vào thuế để suy nghĩ, nên khi ai làm kế toán mà kèm cái vụ thuế vào để giải thích lẫn lộn thì chị nhìn rất rối khi đọc.
Đơn giản cách xử lý của chị là:
1. Nguyên tắc , chuẩn mực kế toán làm chuẩn. Cái nguyên tắc này của chị không phải là do chế độ kế toán ít hơn chính sách thuế, mà vì chị sử dụng đúng chức năng của kế toán là công cụ để ghi chép, tổng hợp, phản ánh các nghiệp vụ phát sinh. Thông qua đó, qua các sô liệu kế toán, tổng hợp phân tích ta đọc được nhiều điều trong đó. Mục đích của chị là để phục vụ cho DN, mà DN thì có thể sử dụng thông tin kế toán cho nhiều việc khác nhau trong đó chỉ có 1 phần nhỏ là phục vụ cho thuế.
2. Từ nguyên tắc trên sẽ có cách set up hệ thống, sẽ có cách xây dựng bộ máy kế toán cũng như các quy trình trong công ty cho phù hợp.
3. Khi tất cả các quy định hướng dẫn mà mình đã hiểu đúng theo văn bản quy định rồi thì không thể complain để nói lý do gì đó mình không thực hiện được mà phải tìm cách tổ chức công việc của kế toán như thế nào để có thể theo dõi sự khác biệt giữa kế toán và thuế để khi cần phân bietj sự khác nhau mình sẽ có ngay cái đó.

Chị không am hiểu hết các chế độ kế toán nước ngoài, nhưng cũng may mắn chị cũng có hơn 2 năm làm kế toán theo tiêu chuẩn IFRS. Họ sẽ không thấy rối như kế toán VN vì họ cần cái gì thì mở tài khoản đó theo dõi. Còn VAS thì có tài khoản mẹ tài khoản con. Nhưng thực chất tài khoản con về bản chất nó cũng là một tài khoản cùng tính chất như tài khoản mẹ. Và mục đích mình mở tài khoản chi tiết là để theo dõi một cách chi tiết tài khoản đó. Việc hạch toán vào tài khoản chi tiết hay hạch toán vào tài khoản nào thì công việc của kế toán cũng như nhau thôi, nên việc la lên là làm khổ kế toán thì không đúng, chỉ làm khó Kế Toán Trưởng thôi.

Một người am hiểu nhiều và sử dụng thông tin kế toán với nhiều mục đích khác nhau thì sẽ có cách set up hệ thống linh động, khi có sự thay đổi sẽ dể dàng điều chỉnh, thêm bớt nhẹ nhàng. Tuy nhiên để vận hành và bảo đảm được việc sử dụng hiểu quả thì người vận hành bộ máy kế toán cũng phải am hiểu. Ít nhất cũng phải biết tôn trọng và thực hiện theo quy định hướng dẫn của người set up. Khi nào có sự thay đổi cần điều chỉnh set up thì tham vấn ý của người set up. Theo chị là như vậy, đây là cách có sự chuyên nghiệp mà chi phí thấp nhất.

Người không am hiểu nhiều thường chê cách set up trên là rối rắm, là lý thuyết chứ kế toán đâu cần mấy cái này. Phải nói một cách chính xác là: chính bản thân người kế toán không cần, bản thân chủ DN không biết là mình cần cái gì và không biết rằng những cái đó nó nằm trong thông tin kế toán. Họ chỉ biết rằng sổ sách kế toán thì cơ quan thuế và ngân hàng hay đòi hỏi, và cử căn cứ vào mục tiêu của mình đưa số liệu ra để làm gì mà tùy nghi hô biến mà họ nghĩ rằng có lợi cho mình. Tương tự như vậy là cách làm của các công ty đại chúng.

Một số công ty có 1 hệ thống sổ sách thì GĐTC , KT dùng kỹ thuật của mình để làm đẹp hay làm xấu số liệu. Còn đa số các công ty chỉ xem là sổ sách kế toán là một việc làm trả nợ, và kế toán làm việc chỉ hướng tới mục tiêu xử lý để đối phó về thủ tục thuế thì lại lẩn lộn rằng kế toán phục vụ cho thuế. Và nếu với cách suy nghĩ không tách bạch kế toán và thuế ra thì rất khó suy nghĩ vì sự lẫn lộn này làm rối.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Em đồng ý với quan điểm của chị Thắm về mục đích của kế toán. Tuy nhiên như trong một bài phân tích của em thì với môi trường hiện tại của Việt Nam thì kế toán vì mục đích thuế vẫn chiếm một tỷ lệ lớn trong số các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khác với mục đích kế toán ở các nước nơi mà thị trường vốn phát triển. Do đó khi thực hành kế toán thì người thực hành nên áp dụng nguyên tắc chi phí - lợi ích để xây dựng hệ thống kế toán làm sao để tối ưu hóa.
 
  • Like
Reactions: kngan88
T

toandv8

Guest
14/11/14
1
0
1
41
Trước bên e xuất hàng mẫu( không thanh toán ) hạch toán TK 512 giờ TT200 bỏ TK này. Vậy hạch toán thế nào, ai biết trả lời giúp e với.
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Trước bên e xuất hàng mẫu( không thanh toán ) hạch toán TK 512 giờ TT200 bỏ TK này. Vậy hạch toán thế nào, ai biết trả lời giúp e với.
Bản chất nó là gì thì hạch toán vào tài khoản đó.
 
C

chiaxa1325

Lang thang!
10/11/08
543
48
28
Chốn thiên đường
Trước bên e xuất hàng mẫu( không thanh toán ) hạch toán TK 512 giờ TT200 bỏ TK này. Vậy hạch toán thế nào, ai biết trả lời giúp e với.
Hạch toán vào 5118 nhé. Cái này cong ty mình làm từ lâu lắm rồi. hàng năm có hàng nghìn chương trình KM đăng ký này.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Trước bên e xuất hàng mẫu( không thanh toán ) hạch toán TK 512 giờ TT200 bỏ TK này. Vậy hạch toán thế nào, ai biết trả lời giúp e với.
Xuất hàng mẫu không thu tiền về bản chất không tạo ra doanh thu nên không ghi nhận doanh thu mà chỉ ghi nhận chi phí bằng bút toán: Nợ chi phí bán hàng/Có Hàng tồn kho. Cách hạch toán này tương tự như cách hạch toán hàng khuyến mãi không thu tiền không kèm theo các điều kiện phải mua sản phẩm, hàng hóa.
 
  • Like
Reactions: HONGCHAU555
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Em đồng ý với quan điểm của chị Thắm về mục đích của kế toán. Tuy nhiên như trong một bài phân tích của em thì với môi trường hiện tại của Việt Nam thì kế toán vì mục đích thuế vẫn chiếm một tỷ lệ lớn trong số các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khác với mục đích kế toán ở các nước nơi mà thị trường vốn phát triển. Do đó khi thực hành kế toán thì người thực hành nên áp dụng nguyên tắc chi phí - lợi ích để xây dựng hệ thống kế toán làm sao để tối ưu hóa.

Cái đó thì chủ DN muốn đó là việc của chủ DN, họ chỉ nhắm tới 1 mục đích thôi, nhưng chị muốn nói là suy nghĩ của kế toán thôi. Phải hiểu mục đích phục vụ cho thuế chỉ là một phần nhỏ trong công việc kế toán thôi. Như vậy sẽ thấy vấn đề nó dể xử lý hơn.
Chị thấy rằng tư duy theo kiểu bản chất sẽ xử lý được công việc.
Khi trao đổi thì cũng nên nêu quan điểm tại sao hạch toán vào tài khoản nào. Tốt nhất là nếu tên tài khoản. Có đôi khi thấy các bạn chỉ quan tâm đến số hiệu tài khoản chứ không quan tâm đến tên tài khoản, bản chất của tài khoản. Các bạn chỉ cần biết dùng tài khoản nào thôi. Giống như bạn nào trên kia hỏi: trước đây dùng tài khoản 512 thì bây giờ dùng tài khoản nào?
 
H

hainqvp

Guest
Tôi cũng tán thành ý kiến của chị, chỉ có điều DN Việt nam nhỏ và chủ yếu do các gia đình trị nên việc đưa thông tin nhằm vào mục đích gì cũng được quan tâm hơn.
Thông tin cho thuế: Lãi ít.
Thông tin cho Ngân hàng: Lãi lớn.
Kế toán của DN nhỏ càng khó làm hơn ở DN cỡ trung hoặc lớn hoặc công ty đại chúng.
Tôi cũng đã đi làm trên 10 năm rồi và tôi thấy kế toán VN vất vả quá nếu làm ở công ty nhỏ. Điều tôi mong muốn là tạo được môi trường kinh doanh thuận lợi, cơ chế rõ ràng để ko ai thấy việc trốn thuế được đặt lên hàng đầu hoặc cơ chế quản lý tốt thì kế toán sẽ nhàn hạ đi rất nhiều và điều này trong tình hình hiện nay theo tôi là ko khả thi.
 
  • Like
Reactions: kngan88
N

nvidia970gtx

Cao cấp
6/12/14
738
207
43
32
trường hợp 2 hạch toán đối với phụ kiện tặng kèm như sau:
Nợ 641: 110tr
Có 511: 100tr
Có 3331: 10 tr

phản ánh giá vốn phụ kiện :Nợ 632/ có 156
 
kngan88

kngan88

Trung cấp
29/11/13
78
12
8
TP. HCM
Đọc xong trong đầu tự nhiên sáng ra.
giống như anh @hainqvp nói vậy.
Em hoàn toàn tán thành ý kiến của chị @xuantham nhưng đúng là trước giờ em chỉ làm sổ sách cho thuế thôi, đúng là mệt mõi.
Còn thực tế kinh doanh còn nhiều thứ, VD mua bán không phải j cũng xuất hoá đơn, những khoản chi tiêu sếp giấu hết k cho NV xem sổ chi, giá vốn lúc đưa lúc không, giờ trong phần mêm misa chỉ để tính tồn kho thôi, chứ lãi lỗ k tính được, hỏi sếp thì kêu làm phiền.

Em cũng không hiểu mình làm kết toán ở đây có ý nghĩa gì???
 
  • Like
Reactions: xuantham
T

toi yeu ke toan

Sơ cấp
21/10/14
49
6
8
34
Anh (chị ) cho em hỏi với, em có hóa đơn mua hàng, trên hóa đơn có chiết khấu 14% và khuyến mại mở hàng đầu năm là 4 triệu,,cụ thể hóa đơn ghi
Cộng tiền hàng : 124 115 200
Thuế GTGT 12 411 520
Tổng cộng tiền thanh toán : 132 526 720, giờ em hạch toán thế nào ạ?
 
ACC4RUM

ACC4RUM

Cao cấp
2/3/09
1,667
315
83
Đà Lạt
Anh (chị ) cho em hỏi với, em có hóa đơn mua hàng, trên hóa đơn có chiết khấu 14% và khuyến mại mở hàng đầu năm là 4 triệu,,cụ thể hóa đơn ghi
Cộng tiền hàng : 124 115 200
Thuế GTGT 12 411 520
Tổng cộng tiền thanh toán : 132 526 720, giờ em hạch toán thế nào ạ?
Hình như hóa đơn này viết sai, tổng cộng phải bằng tiền hàng cộng thuế GTGT chứ.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Anh (chị ) cho em hỏi với, em có hóa đơn mua hàng, trên hóa đơn có chiết khấu 14% và khuyến mại mở hàng đầu năm là 4 triệu,,cụ thể hóa đơn ghi
Cộng tiền hàng : 124 115 200
Thuế GTGT 12 411 520
Tổng cộng tiền thanh toán : 132 526 720, giờ em hạch toán thế nào ạ?
Nếu chiết khấu này chỉ thực hiện cho hoá đơn mua lần này thì hạch toán giá trị hàng là giá sau khi trừ chiết khấu, khuyến mại.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA