Mỗi tuần một chuyên đề

Bàn về thay đổi trong Thông tư 200 về hạch toán chênh lệch tỷ giá

  • Thread starter amtich
  • Ngày gửi
T

trucbvn

Guest
14/5/14
6
0
1
hà nội
chị ơi, cho em hỏi là chỉ nói là tỷ giá giao dịch thực tế nhưng k cụ thể là tỷ giá giao dịch thực tế ntn, tỷ giá mua hay tỷ giá bán.... Chị giải thích cho em với ạ. Em cảm ơn chị.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
P

pt81093

Guest
26/5/15
1
0
1
31
Em xin lỗi vì hỏi ở đây vì em không post được bài. Em đang làm phân tích tài chính nhưng thực sự chưa hiểu về một số khoản mục. Bên nguồn vốn khoản mục Vốn đầu tư của chủ sở hữu cả đầu năm và cuối năm không thay đổi và tất nhiên sẽ làm khoản thặng dư vốn cổ phần không thay đổi. Vậy trong năm công ty không sử dụng đến một tí nào nguồn vốn này ạ. Em mới là sinh viên nên kiến thức còn hạn hẹp mong anh chị giúp đỡ ạ
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
chị ơi, cho em hỏi là chỉ nói là tỷ giá giao dịch thực tế nhưng k cụ thể là tỷ giá giao dịch thực tế ntn, tỷ giá mua hay tỷ giá bán.... Chị giải thích cho em với ạ. Em cảm ơn chị.

Tỷ giá ghi nhận doanh thu là tỷ giá mua của ngân hàng khi phát sinh doanh thu (trừ trường hợp có nhận ứng trước thì phần doanh thu tương ứng với ứng trước ghi theo tỷ giá mua tại thời điểm ứng trước). Căn cứ:

Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải thu: Là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh;

Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại ngày giao dịch, ghi:
Nợ các TK 111(1112), 112(1122), 131... (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)
Có các TK 511, 711 (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch).

Đối với các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phí được thanh toán ngay bằng ngoại tệ (không qua các tài khoản phải trả), tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thực hiện thanh toán

Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải trả: Là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh.

a) Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642 (tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán).
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).

b) Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ của nhà cung cấp chưa thanh toán tiền, khi vay hoặc nhận nợ nội bộ... bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại ngày giao dịch, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 156, 211, 627, 641, 642...
Có các TK 331, 341, 336...
 
  • Like
Reactions: milkman and trucbvn
C

chauhoangkhanh

Guest
24/5/05
7
0
1
38
ben tre
Em có 1 thắc mắc về trường hợp này : Mua NVL nhap khẩu, Ưng trước cho Khach hàng 2.000 USD. Tong tri gia lo hang là 20.000 USD.
Khi ứng tiền : 2000 ( tỳ giá bán ngày A) No 331/Co 112
Khi hàng về sẽ hạch toán làm sao cho phần 152 ???
Vi theo huong dẫn thì quá đơn giản : No 152 , No 635 (neu co) / Co 331 ( tỷ giá 2000 , tỷ giá 18.000), Co 515 ( neu co)
Van de la cho 152 se hach toán như tthế nào vì nhập 1 lô hàng co rất nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau.
No 152 NVL A : ty gia A x 2000 (Vi du tong tri gia cua NVLA la 2100)
No 152 NVL A : ty gia ngay nhap ve x 100
No 152 NVL B : ty gia ngay nhap x 3.000
No 152 NVL C:...................................... ( cho den het 18.000)
Hay là dung tỷ gia binh quan cho nay ( binh quan cua 2.000 va 18.000)
No 152 NVL A : ty gia binh quan x 2.100
Nợ 152 NVL B : tỷ giá bình quân x 3.000
No 152 NVL C : ty gia binh quan x........
Thật sự không biết chỗ này sẽ làm theo cach nào, vì TT 200 hướng dẫn ko có đề cập!!!
Mọi người cho y kiến với!
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Em có 1 thắc mắc về trường hợp này : Mua NVL nhap khẩu, Ưng trước cho Khach hàng 2.000 USD. Tong tri gia lo hang là 20.000 USD.
Khi ứng tiền : 2000 ( tỳ giá bán ngày A) No 331/Co 112
Khi hàng về sẽ hạch toán làm sao cho phần 152 ???

Khi ứng tiền:
Nợ 331: 2.000 x Tỷ giá bán của NH
Có 1122: 2.000 x Tỷ giá ghi sổ bình quân
Có 515/Nợ 635: Chênh lệch

Khi hàng về:
Nợ 152: 2.000 x Tỷ giá khi ứng trước + 18.000 x Tỷ giá mua tại ngày nhập hàng
Có 331: 2.000 x Tỷ giá khi ứng trước
Có 1122: Tỷ giá ghi sổ bình quân.
Có 515/Nợ 635

Nếu phần còn lại chưa trả thì không có chênh lệch tỷ giá
Nợ 152: 2.000 x Tỷ giá khi ứng trước + 18.000 x Tỷ giá bán khi nhập hàng
Có 331: 2.000 x Tỷ giá khi ứng trước + 18.000 x Tỷ giá bán khi nhập hàng

Vi theo huong dẫn thì quá đơn giản :
No 152 , No 635 (neu co) / Co 331 ( tỷ giá 2000 , tỷ giá 18.000), Co 515 ( neu co)

Van de la cho 152 se hach toán như tthế nào vì nhập 1 lô hàng co rất nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau.
No 152 NVL A : ty gia A x 2000 (Vi du tong tri gia cua NVLA la 2100)
No 152 NVL A : ty gia ngay nhap ve x 100
No 152 NVL B : ty gia ngay nhap x 3.000
No 152 NVL C:...................................... ( cho den het 18.000)

Nếu nhiều nguyên liệu khác nhau thì về lý thuyết có thể phân bổ theo tỷ lệ giữa các mặt hàng (thực chất là tỷ giá bình quân), hoặc tính lại tỷ giá bình quân của 2.000 và 18.000.
 
C

chauhoangkhanh

Guest
24/5/05
7
0
1
38
ben tre
Nếu nhiều nguyên liệu khác nhau thì về lý thuyết có thể phân bổ theo tỷ lệ giữa các mặt hàng (thực chất là tỷ giá bình quân), hoặc tính lại tỷ giá bình quân của 2.000 và 18.000.[/QUOTE]

Phan bổ theo tỷ lệ ở đây là minh phân bổ đều trị giá 2.000 cho từng mặt hàng, rồi mình phân bổ tiếp trị giá 18.000 cho từng mặt hàng NVL hả anh? ( y như là mình tính lại tỷ giá bình quân giữa 2.000 va 18.000 dung không anh?)
Vì cái này, Có người bạn em, hỏi thuế TP HCM thì được trả lời là làm hạch toán hết phần 2.000 cho 1 vài loại NVL nao đó, rồi các nguyên vật liệu còn lại la 18.000.
Riêng khi tập huấn TT 200 o Bình Dương, thì hướng dẫn làm theo kiểu tính lại tỷ giá bình quân.
Nên em không biết làm theo cach nào, để khi thuế kiểm tra, mình có thể giải trình cho được.
 
T

tinhin

Guest
27/5/15
3
0
1
40
Còn trường hợp của mình thế này: Công ty mình nhập khẩu hàng hóa không nhập kho mà giao tay ba
VD: Đơn hàng nhập khẩu lần này là: 20.000USD
-Ngày 2/5/2015 trả trước nhà CC: 5.000USD x tỷ giá 21500
- Ngày 20/5/2015 Hàng về và chuyển thẳng đi bán, ghi nhận giá vốn luôn. (giá hải quan 21320, giá bán của NH TM là 21600)
- Ngày 2/6/2015 mới thanh toán nốt cho nhà cc 15.000USD x tỷ giá 21.820
Vậy khi mình nhận hàng và giao luôn cho bên khách hàng thì ghi nhận giá vốn như thế nào?
ngày 20/5/2015 mình sẽ ghi nhận giá vốn theo tỷ giá NHTM hôm đó hay tỷ giá HQ, hay tỷ giá ghi sổ ?
Các nhà thông thái hạch toán giúp mình với.
( TH công ty mình có mở một TK USD của NH nhưng TK đấy ko có số dư, mỗi lần thanh toán bên mình đều mua USD của NH)
 
R

rangkhenh

Guest
5/12/07
23
1
3
cu chi
Công ty mình tính lương người nước ngoài ngày lập là cuối tháng, nhưng lại rơi vào ngày thứ 7, chủ nhật ngân hàng không công bố tỷ giá. Trường hợp này mình có thể sử dụng tỷ giá ngân hàng giao dịch công bố ngày thứ 6 không các bạn???
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Còn trường hợp của mình thế này: Công ty mình nhập khẩu hàng hóa không nhập kho mà giao tay ba
VD: Đơn hàng nhập khẩu lần này là: 20.000USD
-Ngày 2/5/2015 trả trước nhà CC: 5.000USD x tỷ giá 21500
- Ngày 20/5/2015 Hàng về và chuyển thẳng đi bán, ghi nhận giá vốn luôn. (giá hải quan 21320, giá bán của NH TM là 21600)
- Ngày 2/6/2015 mới thanh toán nốt cho nhà cc 15.000USD x tỷ giá 21.820
Vậy khi mình nhận hàng và giao luôn cho bên khách hàng thì ghi nhận giá vốn như thế nào?
ngày 20/5/2015 mình sẽ ghi nhận giá vốn theo tỷ giá NHTM hôm đó hay tỷ giá HQ, hay tỷ giá ghi sổ ?
Các nhà thông thái hạch toán giúp mình với.
( TH công ty mình có mở một TK USD của NH nhưng TK đấy ko có số dư, mỗi lần thanh toán bên mình đều mua USD của NH)

Tỷ giá hải quan là tỷ giá để tính và ghi nhận các nghĩa vụ thuế.

Ngày 2.5:
Nợ 331: 5.000 x 21.500 (Giả sử đây là tỷ giá bán của ngân hàng)
Có 1122: 5.000 x Tỷ giá ghi sổ của tiền
Có 515/N635: Chênh lệch

Nếu mua thẳng USD để ứng trước sẽ không có chênh lệch tỷ giá:
Nợ 331: 5.000 x 21.500
Có 1121, 1111: 5.000 x 21.500

Bút toán trên có thể tách thành 2 bút toán:
(1) Mua USD:
Nợ 1122/Có 1121: 5.000 x 21.500
(2) Ứng tiền:
Nợ 331/Có 1122: 5.000 x 21.500


Ngày 20/5:
Nợ 632: 5.000 x 21.500 + 15.000 x 21.600
Có 331: 5.000 x 21.500 + 15.000 x 21.600

Các khoản thuế NK, TTĐB:
Nợ 632/Có 333: Giá tính thuế x Tỷ giá hải quan (21.320)

VAT hàng nhập khẩu được khấu trừ: Nợ 133/Có 33312: Tỷ giá 21.320

Ngày 2/6
Có 1122: Tỷ giá ghi sổ của tiền gửi
Có 515/N635: Chênh lệch

Nếu mua ngoại tệ bằng tiền Việt để thanh toán luôn:
Nợ 331: 15.000 x 21.600
Nợ 635: 15.000 x 220
Có 1111, 1121: 15.000 x 21.820
 
  • Like
Reactions: tinhin
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Công ty mình tính lương người nước ngoài ngày lập là cuối tháng, nhưng lại rơi vào ngày thứ 7, chủ nhật ngân hàng không công bố tỷ giá. Trường hợp này mình có thể sử dụng tỷ giá ngân hàng giao dịch công bố ngày thứ 6 không các bạn???
Dùng tỷ giá cuối ngày làm việc liền kề trước của ngân hàng là hợp lý rồi.
 
thuhang8689

thuhang8689

Guest
26/6/12
95
2
8
Bắc Giang
1.
Nợ 1122: Số nhận được x Tỷ giá mua của ngân hàng
Nợ 642: Phí ngân hàng x Tỷ giá mua của ngân hàng
Có 131: 85.000 x Tỷ giá mua của ngân hàng
2. Hạch toán tương tự như trên
3.
Nợ 1121: Số ngoại tệ bán x Giá bán (giá mua của ngân hàng)
Có 1122: Số ngoại tệ bán x Giá ghi sổ bình quân
Có 515: Chênh lệch.
4. Hạch toán tương tự như 1.
5. Hạch toán tương tự như 3
6. Hạch toán như 3,5.
Cảm ơn anh.
I. em hiểu như thế này có đúng ko a?
- Tỷ giá mua của ngân hàng là tỷ giá mua vào bằng chuyển khoản của ngân hàng công bố trên trang Wed của ngân hàng đó đúng ko a?
- Giá mua của ngân hàng là giá ghi trong hợp đông mua bán ngoại tệ giữa DN và ngân hàng ?
- Giá ghi sổ bình quân ( Em chưa hiểu rõ về giá này? mong a giải thích thêm.
II. Theo em thì cần bổ sung thêm 1 số bút toán nữa
1. Như a hạch toán thì chỉ có mỗi nghiệp vụ nhận tiền của khách hàng mà chưa có nghiệp vụ bán tiền Từ Tk tiền gửi USD sang TK tiền gửi VNĐ
6. ở nghiệp vụ này hạch toán cả 130.000 USD vào Tk khách hàng đặt trước tiền hàng, hay chỉ hạch toán theo số họ thực sự gửi vậy a.?
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Cảm ơn anh.
I. em hiểu như thế này có đúng ko a?
- Tỷ giá mua của ngân hàng là tỷ giá mua vào bằng chuyển khoản của ngân hàng công bố trên trang Wed của ngân hàng đó đúng ko a?
- Giá mua của ngân hàng là giá ghi trong hợp đông mua bán ngoại tệ giữa DN và ngân hàng ?
- Giá ghi sổ bình quân ( Em chưa hiểu rõ về giá này? mong a giải thích thêm.

Theo quy định của TT 200:
- Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua bán ngoại tệ (hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi): Là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại;

- Trường hợp hợp đồng không quy định tỷ giá thanh toán thì doanh nghiệp ghi sổ kế toán theo nguyên tắc:
+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải thu: Là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh;

Trong trường hợp bạn nhận ứng trước của khách hàng thì ghi tăng tiền theo tỷ giá mua chuyển khoản của ngân hàng.

- Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động là tỷ giá được sử dụng tại bên Có tài khoản tiền khi thanh toán tiền bằng ngoại tệ, được xác định trên cơ sở lấy tổng giá trị được phản ánh tại bên Nợ tài khoản tiền chia cho số lượng ngoại tệ thực có tại thời điểm thanh toán.

Nếu đầu kỳ em còn tồn 100 USD tỷ giá 21.500. Em nhận thêm 900 USD tỷ giá 21.600 thì tỷ giá ghi sổ bình quân của ngoại tệ là 21.590. Khi đó nếu bạn bán ngoại tệ theo tỷ giá mua của ngân hàng là 21.600 thì sẽ phát sinh lãi tỷ giá.

Trường hợp của bạn nếu làm trên phần mềm và thiết lập tỷ giá xuất ngoại tệ theo đúng quy định của TT 200 thì phần mềm sẽ tự tính tỷ giá xuất và tính ra lãi/lỗ khi xuất ngoại tệ.

Nếu bạn làm thủ công thì việc tính toán trên nên thực hiện trên Excel. Ngoài ra vì bạn nhận ngoại tệ rồi bán luôn nên để đơn giản thì bạn có thể sử dụng tỷ giá đích danh khi nhận ứng của khách hàng để phản ánh việc bán ngoại tệ (mặc dù không tuân thủ đúng quy định của TT 200 nhưng chênh lệch là không đáng kể nên có thể chấp nhận được).

II. Theo em thì cần bổ sung thêm 1 số bút toán nữa
1. Như a hạch toán thì chỉ có mỗi nghiệp vụ nhận tiền của khách hàng mà chưa có nghiệp vụ bán tiền Từ Tk tiền gửi USD sang TK tiền gửi VNĐ

OK. Bút toán bán tiền này nếu làm đúng quy định sẽ có lãi/lỗ tỷ giá vì bạn còn tồn 100 USD đầu kỳ. Như phân tích ở trên thì để đơn giản có thể sử dụng tỷ đích danh để phản ánh xuất bán ngoại tệ, hoặc ghi thẳng không qua TK ngoại tệ:
Nợ 1111, 1121: Tỷ giá mua của ngân hàng
Nợ 642: Phí thanh toán x Tỷ giá mua của ngân hàng
Có 131: Tổng số tiền khách hàng ứng trước x Tỷ giá mua của ngân hàng

6. ở nghiệp vụ này hạch toán cả 130.000 USD vào Tk khách hàng đặt trước tiền hàng, hay chỉ hạch toán theo số họ thực sự gửi vậy a.?

Khi đó bên Có TK 1122 sẽ được tính theo tỷ giá bình quân gia quyền. Nếu làm trên phần mềm thì phần mềm tự tính. Nếu bạn đã dùng tỷ giá đích danh khi bán các món trước thì tỷ giá xuất ngoại tệ bây giờ là tỷ giá bình quân của 100 USD tồn đầu kỳ và Số USD nhận của khách hàng trong kỳ chưa bán.
 
T

tinhin

Guest
27/5/15
3
0
1
40
Tỷ giá hải quan là tỷ giá để tính và ghi nhận các nghĩa vụ thuế.

Ngày 2.5:
Nợ 331: 5.000 x 21.500 (Giả sử đây là tỷ giá bán của ngân hàng)
Có 1122: 5.000 x Tỷ giá ghi sổ của tiền
Có 515/N635: Chênh lệch

Nếu mua thẳng USD để ứng trước sẽ không có chênh lệch tỷ giá:
Nợ 331: 5.000 x 21.500
Có 1121, 1111: 5.000 x 21.500

Bút toán trên có thể tách thành 2 bút toán:
(1) Mua USD:
Nợ 1122/Có 1121: 5.000 x 21.500
(2) Ứng tiền:
Nợ 331/Có 1122: 5.000 x 21.500


Ngày 20/5:
Nợ 632: 5.000 x 21.500 + 15.000 x 21.600
Có 331: 5.000 x 21.500 + 15.000 x 21.600

Các khoản thuế NK, TTĐB:
Nợ 632/Có 333: Giá tính thuế x Tỷ giá hải quan (21.320)

VAT hàng nhập khẩu được khấu trừ: Nợ 133/Có 33312: Tỷ giá 21.320

Ngày 2/6
Có 1122: Tỷ giá ghi sổ của tiền gửi
Có 515/N635: Chênh lệch

Nếu mua ngoại tệ bằng tiền Việt để thanh toán luôn:
Nợ 331: 15.000 x 21.600
Nợ 635: 15.000 x 220
Có 1111, 1121: 15.000 x 21.820

Vậy cho mình hỏi thêm là khi hàng về phải mất mấy ngày làm thủ tục hải quan mới lấy được hàng ra
vậy mình sẽ ghi nhận giá vốn theo tỷ giá ngày hàng về hay theo tỷ giá ngày mình lấy được hàng ra và bàn giao cho bên thứ 3?
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Vậy cho mình hỏi thêm là khi hàng về phải mất mấy ngày làm thủ tục hải quan mới lấy được hàng ra
vậy mình sẽ ghi nhận giá vốn theo tỷ giá ngày hàng về hay theo tỷ giá ngày mình lấy được hàng ra và bàn giao cho bên thứ 3?
Nếu theo đúng nguyên lý trong kế toán thì cần ghi nhận là hàng tồn kho của đơn vị khi có sự chuyển giao rủi ro và lợi ích từ bên bán cho bên mua. Do đó nếu nhập khẩu theo FOB hay CIF thì người mua đều chịu mọi rủi ro và lợi ích khi hàng đã giao lên tàu ở cảng đi nên cần ghi nhận là hàng tồn kho của đơn vị khi hàng đã giao lên tàu.

Trong thực tế trường hợp của bạn thì có thể ghi nhận khi hàng đã hoàn thành thủ tục hải quan.
 
T

Thietmoclanxinhdep

Guest
20/6/09
16
1
3
37
Ha Noi
Chị @Hien cho em hỏi chút ạ:
- Theo thông tư 200 thì việc ghi nhận hàng nhập về theo tỷ giá ứng trước nếu có khoản ứng trước bằng ngoại tệ. Nhưng doanh nghiệp em chuyên nhập linh kiện điện tử mỗi lần hàng về khoảng vài trăm mục hoặc có những lần thanh toán tiền gối đầu đơn hàng với nhau nên tỷ giá sẽ khác nhau qua mỗi lần ứng trước, việc không nhập giá trị hàng mua theo tờ khai hải quan với bên em là rất khó tách giá trị vì thường giá trị thanh toán rất lẻ ví dụ: Hợp đồng khoảng 2.000USD, ứng trước 1000USD, khi hàng về đủ theo hợp đồng 2.000USD thì việc chia tỷ giá sẽ chia cho từng mặt hàng hay thế nào ạ?:(
- Nhân tiện chị cho em hỏi, nếu em cứ hạch toán tỷ giá hàng nhập theo tờ khai hải quan và sau đó đánh giá chênh lệch (điều này trái với hướng dẫn hạch toán theo thông tư 200) thì có sao không ạ?
Em cảm ơn Chị.
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
@Thietmoclanxinhdep:

Bạn phải chịu khó ngồi tách ra thôi, vì khi nhập hàng thì bạn vẫn phải nhập chi tiết cho từng mặt hàng, bây giờ thay vì chỉ nhập 1 lần thì bạn phải tách ra 2 lần vậy (theo 2 tỷ giá khác nhau), giá trị phân chia căn cứ vào tỉ lệ từng lần thanh toán.

Tờ khai Hải quan chỉ sử dụng để tính thuế nhập khẩu và thuế GTGT, còn khi hạch toán kế toán bạn vẫn phải tuân thủ theo TT 200 là khi phát sinh giao dịch ghi nhận Nợ với đối tác.

Về tỷ giá thì vô vàn lắm, xem câu trả lời này của Sở Tài chính Vĩnh Phúc mà hoa cả mắt, :D
http://doithoaidoanhnghiep.vinhphuc.gov.vn/vi/Pages/chi-tiet-cau-hoi-tra-loi.aspx?ItemID=343
"... Căn cứ vào các quy định nêu trên:
- Khi lập hóa đơn bán hàng thì thực hiện theo thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ Tài chính.
- Khi xác định doanh thu thì thực hiện theo quy định tại thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Bộ Tài chính.
- Khi xác định giá tính thuế cho các tờ khai hải quan thì thực hiện theo quy định nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ..."
 
R

rangkhenh

Guest
5/12/07
23
1
3
cu chi
Ví dụ: Nhập khẩu 1.000kg mực x 12$ = 12,000 $ = 259.920.000 vnd (TG bán để ghi nhận chi phí NVL: 21.660)
Thuế nhập khẩu: 12,000$ x 5% = 600$ = 12.942.000 vnd (Tỷ giá trên tờ khai hải quan: 21.570)

Thuế nhập khẩu 12.942.000 vnd là số không thay đổi. Vậy ghi nhận tiền thuế NK USD600$ hay là 12.942.000 vnd/ 21660 = 597.51 usd

Các bạn cho mình ý kiến nha
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Ví dụ: Nhập khẩu 1.000kg mực x 12$ = 12,000 $ = 259.920.000 vnd (TG bán để ghi nhận chi phí NVL: 21.660)
Thuế nhập khẩu: 12,000$ x 5% = 600$ = 12.942.000 vnd (Tỷ giá trên tờ khai hải quan: 21.570)

Thuế nhập khẩu 12.942.000 vnd là số không thay đổi. Vậy ghi nhận tiền thuế NK USD600$ hay là 12.942.000 vnd/ 21660 = 597.51 usd

Các bạn cho mình ý kiến nha
Nộp thuế NK bằng VND đúng ko nhỉ? Nếu nộp bằng VND thì ko phát sinh chênh lệch tỷ giá, bạn ghi nhận số thuế phải nộp theo đúng 12,9tr thôi.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Cho em hỏi chút ạ:
- Theo thông tư 200 thì việc ghi nhận hàng nhập về theo tỷ giá ứng trước nếu có khoản ứng trước bằng ngoại tệ. Nhưng doanh nghiệp em chuyên nhập linh kiện điện tử mỗi lần hàng về khoảng vài trăm mục hoặc có những lần thanh toán tiền gối đầu đơn hàng với nhau nên tỷ giá sẽ khác nhau qua mỗi lần ứng trước, việc không nhập giá trị hàng mua theo tờ khai hải quan với bên em là rất khó tách giá trị vì thường giá trị thanh toán rất lẻ ví dụ: Hợp đồng khoảng 2.000USD, ứng trước 1000USD, khi hàng về đủ theo hợp đồng 2.000USD thì việc chia tỷ giá sẽ chia cho từng mặt hàng hay thế nào ạ?:(
- Nhân tiện chị cho em hỏi, nếu em cứ hạch toán tỷ giá hàng nhập theo tờ khai hải quan và sau đó đánh giá chênh lệch (điều này trái với hướng dẫn hạch toán theo thông tư 200) thì có sao không ạ?
Em cảm ơn Chị.

Bạn nên theo dõi việc ứng trước và thanh toán của từng đơn hàng. Nếu theo dõi chi tiết như vậy thì khi hàng về sẽ ghi:
Nợ 152, 156: 1.000 x Tỷ giá khi ứng trước + 1.000 x Tỷ giá khi nhập
Có 331: 1.000 x Tỷ giá khi ứng trước
Có 1122: 1.000 x Tỷ giá mua của NH khi nhập hàng

Nếu không theo dõi được số ứng trước theo từng đơn hàng (cái này có vẻ vô lý) thì ghi Có 331 theo tỷ giá nhập trước xuất trước hoặc bình quân gia quyền.

Tỷ giá tờ khai Hải quan là tỷ giá mua của VCB thứ 5 tuần trước. Việc sử dụng tỷ giá này để ghi sổ đương nhiên là không đúng theo TT 200 và nhiều khi tạo ra khoản chênh lệch rất lớn. Nếu trong năm hầu hết hàng nhập đã bán và cuối năm không còn công nợ thì ảnh hưởng đến lãi lỗ giữa cách hạch toán của bạn và TT 200 là không khác biệt đáng kể nhưng sẽ khác nhau ở các khoản mục doanh thu, chi phí (bạn cứ vẽ sơ đồ chữ T với các tỷ giá khác nhau sẽ hình dung được).
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA