Tài khoản 154 trong QĐ 48

  • Thread starter lelam.lam
  • Ngày gửi
M

minhtn2008

Sơ cấp
18/2/09
38
1
0
Hà Nội
Theo mình thì DNNVV áp dụng qđ 48 để tính giá thành thì nên mở chi tiết TK 154 như một số bạn đã đề cập ở trên:
+ 1541 - CP Nguyên vật liệu
+ 1542 - CP nhân công
+ 1547 - CP SXC
+ 1548 - CP SXKD DD

Ta phải tách ra vì cuối kỳ toàn bộ phát sinh được tập hợp về TK 1548. Nếu không tách ra thì rất khó xác định được dở dang cuối kỳ đối với các khoản chi phí ( vì có DN thì chỉ có dở dang NVL, có doanh nghiệp lại dở dang cả nhân công,...) .

+ Khi nhập kho thành phẩm : Nợ TK 155/ Có TK 1548. Một phần dở dang nằm trên tài khoản 1548.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
hiepnt1974

hiepnt1974

Chạy xe ôm ^^
25/11/08
1,162
41
48
Hạ Long city
Theo mình thì DNNVV áp dụng qđ 48 để tính giá thành thì nên mở chi tiết TK 154 như một số bạn đã đề cập ở trên:
+ 1541 - CP Nguyên vật liệu
+ 1542 - CP nhân công
+ 1547 - CP SXC
+ 1548 - CP SXKD DD

Ta phải tách ra vì cuối kỳ toàn bộ phát sinh được tập hợp về TK 1548. Nếu không tách ra thì rất khó xác định được dở dang cuối kỳ đối với các khoản chi phí ( vì có DN thì chỉ có dở dang NVL, có doanh nghiệp lại dở dang cả nhân công,...) .

+ Khi nhập kho thành phẩm : Nợ TK 155/ Có TK 1548. Một phần dở dang nằm trên tài khoản 1548.

Mình không hiểu cái 1548 cuối kỳ bạn tập hợp những cái gì vể??
nếu chia ra các tiết khoản 1541, 1542, 1547 .... thì chỉ có 1541 là có dở dang cuối kỳ , bạn tính định khoản tập hợp chi phí về 1548 như thế nào ?

Tất nhiên việc theo dõi trên các tiết khoản là cần thiết cho KT, nhưng vấn đề bạn nêu ra lại không chính xác vì mình chưa thấy DN nào có dở dang nhân công cả??
đây chỉ là 1 số ý kiến nhỏ của mình trao đổi cùng bạn .
 
M

minhtn2008

Sơ cấp
18/2/09
38
1
0
Hà Nội
Mình không hiểu cái 1548 cuối kỳ bạn tập hợp những cái gì vể??
nếu chia ra các tiết khoản 1541, 1542, 1547 .... thì chỉ có 1541 là có dở dang cuối kỳ , bạn tính định khoản tập hợp chi phí về 1548 như thế nào ?

Tất nhiên việc theo dõi trên các tiết khoản là cần thiết cho KT, nhưng vấn đề bạn nêu ra lại không chính xác vì mình chưa thấy DN nào có dở dang nhân công cả??
đây chỉ là 1 số ý kiến nhỏ của mình trao đổi cùng bạn .

Gửi bạn hiepnt1974 DN SX thì NVL dở dang thường kèm theo chi phí nhân công, nhưng khi đánh giá dở dang cuối kỳ (tháng) các DN ít đánh giá dở dang nhân công do 2 nguyên nhân:
+ Giá nhân công/sản phẩm (công đoạn) chiếm tỷ lệ nhỏ (NVL chiếm tỷ lệ lớn)
+ Chi phí nhân công khó bóc tách

Ngoài ra, bạn đang xét doanh nghiệp sản xuất đồng loạt, còn đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đơn chiếc, đặc thù (cơ khí) thì ắt có dở dang nhân công kèm theo đến khi sản phẩm nhập kho thành phẩm.

Ý kiến của mình thì những vấn đề trao đổi để cùng đưa ra phương án giải quyết hợp lý các nghiệp vụ kế toán và mong rằng bạn đừng khẳng định mọi thứ. Vì mình cũng đã làm và đã gặp mới gửi lên thực tế của mình thôi.

Còn về định khoản thì hiện tại:

B1: Cuối tháng
Nợ TK 1548
Có TK 1541
Có TK 1542
Có TK 1547

B2: Đánh giá DD và nhập kho thành phẩm
TH1: Sản xuất hàng loạt (dây truyển)
Nợ TK 155
Có TK 1548
Khi có dở dang sẽ là số dư cuối kỳ tài khoản 1548

TH2: xây dựng (nếu có doanh thu)
Nợ TK 632
Có TK 1548
.............mình chưa gặp hết trường hợp.

Mình rất mong nhận được ý kiến của các bạn!
 
  • Like
Reactions: bacaychuoi
L

Lam Quoc Thao

Guest
5/10/04
7
0
1
45
TP. HCM
Chào các bạn.
Theo mình nghĩ thì thao QĐ là tk154 chỉ có 1, chi tiết theo nhu cầu quản lý của dn nên không có kc ck tk 154, nếu muốn theo dõi chi tiết thì nên có bảng ctiết riêng
thân chào
 
R

ruahantaesuk

Guest
10/9/09
37
0
0
haiphong
này cái này đơn giản :khi bạn chia các tk ra thì cuối kỳ cộng các tk 154.1,154.2.154.3.....--->tk 154 sau đó ghi
Nợ 154
có 155
kết chuyển giá vốn
Nợ 632
có 155/156
cái này đơn giản mà,có gì đâu
mà ko được kết chuyển vô lý như thế này
Nợ 154
có 154.1
đay la sai.
 
K

kubi

Sơ cấp
10/3/09
39
0
6
46
Hà nội
Theo mình bạn nên chi tiết như thế này:
1541: CP NVL trực tiếp ( 6211)
1542: CP nhân công trực tiếp (622)
1543: CP máy thi công(623)
1544: CP sx chung(627)
1545: CP sx kinh doanh do dang (154)
sau đó cuối kỳ bạn kết chuyển hoặc phân bổ chi phí từ 1541,1542,1543,1544 sang 1545. Việc này cũng tương tự nhu k/c hoặc phân bổ tử 6211, 622, 623, 627 sang TK 154 theo như QĐ 15.
Rổi sau đó k/c sang 155 để tính giá thành. Nếu có cpsx kd dở dang thì 1545 sẽ có số dư cuối kỳ.

Quả này em pó tay!
Nếu pác làm như vậy thì sao gọi là kết chuyển nhể,cùng lắm pác lập 154 chi tiết thì pác chỉ gọi là tổng hợp thui chứ.Còn các bước kết chuyển vẫn phải đúng nguyên tắc mừ.
- Nếu Pác bán luôn thì pác KC từ 154 sang 632 xác định kết quả
- Nếu pác nhập kho thì đưa vào 155,152
- Nếu pác gửi đại lý bán thì 157 mà!
Ý kiến em như vậy các pác thì sao?
 
T

TrungNhi

Sơ cấp
Đúng rồi, 154 là TK mẹ, muốn theo dõi chi tiết hơn thì mở TK con cấp 2, cấp 3.
Mình làm ở công ty tư vấn xây dựng, vậy TK 154 không có số dư được không? Nếu thanh lý HĐ, xuất 80% giá trị thanh lý, trong trường hợp này thì tập hợp chi phí 154 (cho CT đã xuất Hoá đơn ) không có số dư có được không? Các tiền bối giúp mình với! Mình đang đau đầu với TT QT thuế năm 2009
 
minhcong

minhcong

Constantly Looking
13/12/09
1,109
56
48
Đảo Đào Hoa
Công ty mình áp dụng chế độ kế toán theo QĐ 48.Trong TK 154 mình lập thêm 03 tài khoản chi tiết : 1541 CP NVL trực tiếp, 1542 CP nhân công trực tiếp, TK 1543 CP sản xuất chung, Cuối kỳ mình kết chuyển 03 tài khoản đó vào lại TK 154 không biết có đúng không nữa . Bạn nào có biết xin giúp mình với, mình cảm ơn nhiều !

1. Trời đất, mục đích người ta đưa ra quyết định 48 để dùng cho công ty nhỏ, cho tất các khoản 621.622.627 vào 154 luôn, mình lại tự nghĩ ra thế này
2. Kết chuyển là như thế nào???
 
Sửa lần cuối:
minhcong

minhcong

Constantly Looking
13/12/09
1,109
56
48
Đảo Đào Hoa
Chào các bạn.
Theo mình nghĩ thì thao QĐ là tk154 chỉ có 1, chi tiết theo nhu cầu quản lý của dn nên không có kc ck tk 154, nếu muốn theo dõi chi tiết thì nên có bảng ctiết riêng
thân chào

hd3f.jpg
 
H

huunhan

Guest
14/8/08
6
0
0
44
Quảng Bình
Bán thành phẩm sao lại nợ: 3331 mà.
Nợ: 111
Có:3331
Có: 511
Ví dụ: Bán hàng hoá 1.100.000đ (Thuế GTGT 100.000đ)
Định khoản: Nợ: 111: 1.100.000
Có: 3331: 100.000
Có: 511: 1.000.000
 
A

anhhai89

Trung cấp
13/11/10
77
0
6
35
phu yen
công ty mình chuyên may gia công thì các chi phí ps mình đưa vào tk 154 sau đó k/c qua 632 dc k bà con?
 
A

anhhai89

Trung cấp
13/11/10
77
0
6
35
phu yen
công ty mình chuyên gia công nên chi phí sxkd đưa vào tk 154 sau đó không k/c qua 155 mà qua 632 đc không vì là gia công.Giúp mình với vì mới ra trường cũng không học chuyên ngành kt.Thanks bà con nhiều
 
A

anhhai89

Trung cấp
13/11/10
77
0
6
35
phu yen
Ccdc hay tscd

Công ty mình có nhiều ghế cho công nhân may nhưng tự mua gỗ về đóng thì hạch toán thế nào các bác?
 
Duydung

Duydung

Trung cấp
14/5/09
124
9
16
Lào Cai
Không thấy ai ? Thì mình vậy !

Xin chao cac Anh Chi
Minh xin tu gioi thieu, minh la thanh vien moi toanh, vua moi gia nhap vao Hoi Ke toan. Minh cong tac tai Truong mau giao ngoai cong lap. Thuc hien che do ke toan thao QD48.
Truoc day do khong biet nen minh thuc hien theo KT-HCSN, gio phai chuyen sang lam theo QD48 nen thay vo van kho khan, nho cac anh chi giup do.
Minh da tham khao rat nhieu y kien cua cac anh chi trong dien dan, nhung sao chi thay y kien cua nganh xay dung ma khong thay phan nao cua ben giao duc, vay anh chi nao co biet ve phan hach toan cua ben giao duc xin chi giup cho minh voi
Xin cam on cac anh chi nhieu

Của bạn cũng giống như thế, nhưng bạn lại "sướng hơn" vì chả mấy khi phải viết hóa đơn và không phải nộp thuế GTGT đầu ra.
* Thu nhập (doanh thu) của bạn:
- Học phí
- Tiền ăn tháng các cháu
- Hỗ trợ của Nhà nước; tài trợ của tổ chức, cá nhân .v.v.
* Chi phí Bạn tập hợp về 154, cũng có:
- Nhân công (lương GV, nhân viên phục vụ, trừ lương cán bộ QL về 642)
- Nguyên vật liệu: Giấy, phấn, bút, mực, gạo, thịt, thực phẩm khác .v.v. (cho các cháu)
- Dịch vụ mua ngoài: Điện, nước, viễn thông .v.v. (trong lớp học, chỗ có trò chơi .v.v.)
- Công cụ, dụng cụ: Bảng, bàn ghế, đồ chơi .v.v.
- Chi phí khấu hao: Lớp học, máy móc, thiết bị giảng dạy .v.v. (trừ khu Văn phòng về 642)
Lưu ý: Chớ có đưa các khoản đóng góp tự nguyện của hội phụ huynh HS vào nhé; khoản đấy để họ tự theo dõi bằng sổ riêng.
* Các bước hạch toán là như nhau; chứng từ đầu ra bạn quá ít, khỏi phải xin mua HĐ GTGT .
Chúc thành công ! :015::015::015:
 
Duydung

Duydung

Trung cấp
14/5/09
124
9
16
Lào Cai
Bạn hỏi 03 lần, cộng lại có 02 ý !

"công ty mình chuyên gia công nên chi phí sxkd đưa vào tk 154 sau đó không k/c qua 155 mà qua 632 đc không vì là gia công.Giúp mình với vì mới ra trường cũng không học chuyên ngành kt.Thanks bà con nhiều"
Công ty mình có nhiều ghế cho công nhân may nhưng tự mua gỗ về đóng thì hạch toán thế nào các bác?

1. Bạn là Công ty cung cấp dịch vụ nên chỉ sử dụng TK 154, không sử dụng TK 155, sau mỗi lần giao lại hàng đã gia công bạn kết chuyển chi phí 154 của từng đơn hàng đó sang thẳng 632. Vì các bạn đang tranh luận về TK 154, mình tiện thể nói luôn với bạn. Mình đã đọc hết, và thấy chưa bạn nào nói đúng vào bản chất sự việc, có 03 bạn đưa ra được 03 ý đúng xong không phân tích được. Đặc biệt về nghiệp vụ là đơn giản nhưng chưa ai nói đúng.
2. Bạn tự mua gỗ về đóng ghế bạn hạch toán như sau: Bước mua gỗ nhập kho thôi nhé ?:
a. Sản xuất ghế: Các bút toán cơ bản, giả định đóng xong không thừa gì cả nhé:
Nợ 154 (chi tiết sản xuất ghế)
Nợ 133 (nếu có)
Có 111, 112 (nguyên vật liệu phụ mua về dùng ngay, tiền điện .v.v.)
Có 152 (chi tiết: gỗ, sơn, véc ni , giấy giáp .v.v.)
Có 214 (nếu có)
Có 142, 242 (CCDC, CF phân bổ nếu có)
b. Đóng xong nhập kho:
Nợ 153: Giá trị sản xuất của số ghế
Có 154 (chi tiết sản xuất ghế): Giá trị sản xuất của số ghế
c. Xuất ra sử dụng:
* Ghi nhận chi phí:
Nợ 154 (chi tiết PX may):
Có 153: Giá vốn
* Ghi nhận doanh thu nội bộ (QĐ 15 đưa về 512):
Nợ 632: Giá vốn
Có 511: Giá vốn
2. Mời bạn nhìn lại TK 154 và nhận xét:
- Nếu không mở chi tiết 154 bạn có thể theo dõi được chi phí sản xuất ghế và chi phí gia công không ?
- Nếu có nhiều đơn hàng bạn có thể theo dõi được chi phí của từng đơn hàng không ? qua đó biết được lãi, lỗ của từng đơn hàng để có các QĐ quản trị đúng !
- Tại sao chi tiết 154 ở đây lại không giống chi tiết 154 của các bạn đang thảo luận ?
3. Giả sử bạn đóng xong ghế không nhập kho mà dùng luôn thì bạn định khoản như thế nào ? Nếu không mở hoặc theo dõi chi tiết thì khó và nom buồn cười lắm và còn nữa .v.v.
Chúc bạn thành công ! :015::015::015:
 
newaccounting

newaccounting

Cao cấp
29/6/09
274
2
0
Long An
"công ty mình chuyên gia công nên chi phí sxkd đưa vào tk 154 sau đó không k/c qua 155 mà qua 632 đc không vì là gia công.Giúp mình với vì mới ra trường cũng không học chuyên ngành kt.Thanks bà con nhiều"


1. Bạn là Công ty cung cấp dịch vụ nên chỉ sử dụng TK 154, không sử dụng TK 155, sau mỗi lần giao lại hàng đã gia công bạn kết chuyển chi phí 154 của từng đơn hàng đó sang thẳng 632. Vì các bạn đang tranh luận về TK 154, mình tiện thể nói luôn với bạn. Mình đã đọc hết, và thấy chưa bạn nào nói đúng vào bản chất sự việc, có 03 bạn đưa ra được 03 ý đúng xong không phân tích được. Đặc biệt về nghiệp vụ là đơn giản nhưng chưa ai nói đúng.
2. Bạn tự mua gỗ về đóng ghế bạn hạch toán như sau: Bước mua gỗ nhập kho thôi nhé ?:
a. Sản xuất ghế: Các bút toán cơ bản, giả định đóng xong không thừa gì cả nhé:
Nợ 154 (chi tiết sản xuất ghế)
Nợ 133 (nếu có)
Có 111, 112 (nguyên vật liệu phụ mua về dùng ngay, tiền điện .v.v.)
Có 152 (chi tiết: gỗ, sơn, véc ni , giấy giáp .v.v.)
Có 214 (nếu có)
Có 142, 242 (CCDC, CF phân bổ nếu có)
b. Đóng xong nhập kho:
Nợ 153: Giá trị sản xuất của số ghế
Có 154 (chi tiết sản xuất ghế): Giá trị sản xuất của số ghế
c. Xuất ra sử dụng:
* Ghi nhận chi phí:
Nợ 154 (chi tiết PX may):
Có 153: Giá vốn
* Ghi nhận doanh thu nội bộ (QĐ 15 đưa về 512):
Nợ 632: Giá vốn
Có 511: Giá vốn

2. Mời bạn nhìn lại TK 154 và nhận xét:
- Nếu không mở chi tiết 154 bạn có thể theo dõi được chi phí sản xuất ghế và chi phí gia công không ?
- Nếu có nhiều đơn hàng bạn có thể theo dõi được chi phí của từng đơn hàng không ? qua đó biết được lãi, lỗ của từng đơn hàng để có các QĐ quản trị đúng !
- Tại sao chi tiết 154 ở đây lại không giống chi tiết 154 của các bạn đang thảo luận ?
3. Giả sử bạn đóng xong ghế không nhập kho mà dùng luôn thì bạn định khoản như thế nào ? Nếu không mở hoặc theo dõi chi tiết thì khó và nom buồn cười lắm và còn nữa .v.v.
Chúc bạn thành công ! :015::015::015:

Mình cũng xin đính chính (những phần tô đậm) và bổ sung ý kiến của bạn như sau:
1. tài khoản 154: chi tiết cho từng ghế là không cần thiết. Phần này mình sẽ theo dõi trong một sổ riêng đó là sổ kế toán giá thành. Khi hạch toán vào đây bạn chỉ cần ghi nhận nợ 154 là được nếu bạn không mở chi tiết theo từng loại phí.
2. Nếu ghế bạn sản xuất (do nhân viên đóng) bạn đã xem nó là công cụ và nhập kho thì khi xuất ra bạn cũng vẫn phải xem nó là công cụ sao lại ghi nhận doanh thu nội bộ để rồi phải chịu thuế TNDN? Cái mà chúng ta đang bàn là QD48, QD15 theo mình thì cũng không làm như vậy. Còn việc tạo ra doanh thu của công cụ này là gián tiếp vì nó tiếp tục tham gia vào quá trình sản xuất của Cty để tạo ra sản phẩm mang lại Doanh thu cho Cty. Vì vậy việc tiêu dùng nội bộ đối với sản phẩm này không phải hạch toán bán hàng nội bộ.
 
newaccounting

newaccounting

Cao cấp
29/6/09
274
2
0
Long An
Công ty mình áp dụng chế độ kế toán theo QĐ 48.Trong TK 154 mình lập thêm 03 tài khoản chi tiết : 1541 CP NVL trực tiếp, 1542 CP nhân công trực tiếp, TK 1543 CP sản xuất chungQUOTE]
Việc mở thêm tài khoản cấp 2 của bạn như vậy là hợp lý. Nếu cần thiết bạn có thể mở thêm cả tài khoản cấp 3 để quản lý. Ví dụ như: 15411 chi phí NVL chính, 15412: CP NVL phụ
Cuối kỳ mình kết chuyển 03 tài khoản đó vào lại TK 154 không biết có đúng không nữa . Bạn nào có biết xin giúp mình với, mình cảm ơn nhiều !
Bạn đọc ở đâu ra cách hạch toán lạ vậy? Bạn cứ thử hạch toán như vậy nhé rồi sau đó bạn in sổ cái tài khoản 154 ra sau đó bạn cộng một lượt từ trên xuống dưới phần phát sinh bên nợ của TK154 xem. Bạn sẽ thấy được nó đúng sai như thế nào?
 
newaccounting

newaccounting

Cao cấp
29/6/09
274
2
0
Long An
Ngoài ra, bạn đang xét doanh nghiệp sản xuất đồng loạt, còn đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đơn chiếc, đặc thù (cơ khí) thì ắt có dở dang nhân công kèm theo đến khi sản phẩm nhập kho thành phẩm.
.............mình chưa gặp hết trường hợp.

Mình rất mong nhận được ý kiến của các bạn!

Thông thường tiền nhân công - lương công nhân được xác định rõ ràng và tùy ứng mọi lúc nên không có số dư dù cho sản phẩm có công đoạn dài. Bởi vì bạn đâu bao giờ xuất lương nhân viên ra một số lượng để rồi sử kết chuyển sử dụng không hết để rồi phải "dở dang" đâu mà lương nhân viên sẽ được trích theo một tỷ lệ nhất định trên tổng số lương. Nghĩa là lương sẽ vừa đủ mà không thiếu cũng chẵng thừa.

Còn về định khoản thì hiện tại:

B1: Cuối tháng
Nợ TK 1548
Có TK 1541
Có TK 1542
Có TK 1547

B2: Đánh giá DD và nhập kho thành phẩm
TH1: Sản xuất hàng loạt (dây truyển)
Nợ TK 155
Có TK 1548
Khi có dở dang sẽ là số dư cuối kỳ tài khoản 1548

Việc hạch toán và phân chia tài khoản của bạn lại nhầm vào vết xe của các bạn post trước. Việc kết chuyển từ các tài khoản 1541, 1542, ... về tài khoản 1548 chưa bao giờ mình thấy tài liệu, thầy cô hay sếp mình hướng dẫn như vậy. Còn dở dang cuối kỳ thì khi các tài khoản con không sử dụng hết thì còn số dư. Còn nếu muốn biết số dư tổng thì bạn cứ việc lên sổ cái của tài khoản này thì sẽ thấy ngay thôi.

TH2: xây dựng (nếu có doanh thu)
Nợ TK 632
Có TK 1548
.............mình chưa gặp hết trường hợp.

Mình rất mong nhận được ý kiến của các bạn!
Còn cty xây dựng thì cũng là một cty sản xuất. Nhưng sản phẩm của nó là công trình. Việc theo dõi và hạch toán nó cũng giống như một cty sản xuất bình thường.
 
Duydung

Duydung

Trung cấp
14/5/09
124
9
16
Lào Cai
Có cái bạn giống tớ nhưng bạn hiểu khác !

Mình cũng xin đính chính (những phần tô đậm) và bổ sung ý kiến của bạn như sau:
1. tài khoản 154: chi tiết cho từng ghế là không cần thiết. Phần này mình sẽ theo dõi trong một sổ riêng đó là sổ kế toán giá thành. Khi hạch toán vào đây bạn chỉ cần ghi nhận nợ 154 là được nếu bạn không mở chi tiết theo từng loại phí.
2. Nếu ghế bạn sản xuất (do nhân viên đóng) bạn đã xem nó là công cụ và nhập kho thì khi xuất ra bạn cũng vẫn phải xem nó là công cụ sao lại ghi nhận doanh thu nội bộ để rồi phải chịu thuế TNDN? Cái mà chúng ta đang bàn là QD48, QD15 theo mình thì cũng không làm như vậy. Còn việc tạo ra doanh thu của công cụ này là gián tiếp vì nó tiếp tục tham gia vào quá trình sản xuất của Cty để tạo ra sản phẩm mang lại Doanh thu cho Cty. Vì vậy việc tiêu dùng nội bộ đối với sản phẩm này không phải hạch toán bán hàng nội bộ.

Có 02 vấn đề bạn sửa cho mình, trước hết mình xin cám ơn, và mình vào đề luôn:
1. Bạn trích của mình chưa đúng “chi tiết sản xuất ghế” chứ không phải chi tiết cho từng chiếc ghế. Chúng mình hiểu như nhau, nhưng bạn hiểu máy móc hơn; vì sao ?:
- Bạn hiểu thế nào là mở chi tiết của 01 TK ?
- Còn mình TK 154.1 hay 154.a hoặc sổ chi phí sản xuất của sản phẩm a, sổ tính giá thành của sản phẩm a .v.v. có mục đích ý nghĩa như nhau, nếu mở sổ ta có thể theo dõi thêm “chi tiết” nữa là chi phí sản xuất theo yếu tố. Đó là 1 trong những cách mở chi tiết của TK 154, vì thế mình gọi đó là “chiết tiết sản xuất ghế” của TK 154, nhưng hình như bạn dịch luôn = 154.1, 154.2 thì phải. Trong hướng dẫn ghi rõ “chi tiết theo yêu cầu quản lý” việc các bạn thể hiện là 154.1, 154.., hoặc sổ đều đúng, nếu phù hợp với yêu cầu của Doanh nghiệpbạn. Ngay Doanh nghiệp mình khi làm trên exe, mình cũng mở sổ như bạn (có chi tiết của chi tiết), theo dõi từng loại sản phẩm và cả các yếu tố chi chi phí. Nhưng khi mình dùng phần mềm kế toán Misa, họ lại thiết kế TK 154 thành 1541, 1542 … và vẫn theo dõi được như thế.
- Trong việc này bạn làm giống mình, nhưng khi góp ý cho các bạn, mình dựa trên nguyên lý hạch toán kế toán để tham gia thôi, chứ không dựa trên tính cá biệt của mỗi Doanh nghiệp. Các Doanh nghiệp có đặc thù sản xuất kinh doanh nhiều dịch vụ, nhiều sản phẩm thì nên mở chi tiết TK 154. Nó rất cần trong quản trị Doanh nghiệp, đặc biệt quyết toán thuế khi có sản phẩm dở dang. Tùy theo từng Doanh nghiệp để lựa chọn hình thức mở sổ chi tiết cho phù hợp. Chú ý phương pháp ghi sổ kế toán ?
2. Ý 02 bạn cũng tinh ý, đây là điều sẽ còn gây nhiều tranh cãi, đối với các Doanh nghiệp theo QĐ 15 thì dễ rồi hoặc với các Doanh nghiệp không có yêu cầu quản trị thôi. Đây thực chất là nghiệp vụ xuất hàng hóa (sản phẩm) để tiêu dùng nội bộ; bản thân tôi cũng rất không nhất trí với cách hướng dẫn hạch toán và tính thuế tại TT 129/2008/TT-BTC. Tuy vậy khi nghiên cứu kỹ, mình thấy các qui định trên cũng không ảnh hưởng đến lợi nhuận hay lợi ích cuối cùng của Doanh nghiệp:
- Doanh thu ghi nhận tăng thêm = Chi phí (giá vốn) tăng thêm
- Thuê kê khai phải nộp nộp = Thuế kê khai được khấu trừ.
* Nó chỉ làm khổ người làm kế toán vì bút toán hạch toán mà nhiều bạn thắc mắc trên các phần hành khác.
3. Về quản trị, đặc biệt các Doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu .v.v.:
- Đây là bút toán phản ánh 01 phần (giá trị sản xuất) trong kỳ của 01 Doanh nghiệp, đặc biệt các Doanh nghiệp sản xuất có 01 phần lớn sản phẩm dùng để tiêu dùng ngay trong nội bộ, như: Xăng, dầu; than; điện, máy tính .v.v. BẠn nhớ lại môn tài chính Doanh nghiệp; từ đó biết được (giá trị sản xuất) của 01 quốc gia. Ở đây chỉ có (giá trị sản xuất) mới phản ánh đầy đủ kết quả sản xuất của 01 Doanh nghiệp.
- Theo qui định của Bộ TC việc phân biệt hàng hóa và nguyên vật liệu cũng rất tương đối; phân biệt hàng hóa đưa vào tiêu dùng nội bộ và nguyên vật liệu đưa vào tham gia các quá trình sản xuất tiếp theo cũng tùy trường hợp. Trong ngay 01 tổng Công ty, than của anh là nguyên liệu, của tôi lại là hàng hóa .v.v.
* Mình chỉ nêu lên để bạn tham khảo, còn nếu đưa vào doanh thu bạn mới biết được đầy đủ giá trị sản xuất của Doanh nghiệp trong kỳ (không ảnh hưởng đến chỉ số lợi nhuận và thuế như đã phân tích).
Chúc thành công ! :015:
 
newaccounting

newaccounting

Cao cấp
29/6/09
274
2
0
Long An
Có 02 vấn đề bạn sửa cho mình, trước hết mình xin cám ơn, và mình vào đề luôn:
1. Bạn trích của mình chưa đúng “chi tiết sản xuất ghế” chứ không phải chi tiết cho từng chiếc ghế. Chúng mình hiểu như nhau, nhưng bạn hiểu máy móc hơn; vì sao ?:
- Bạn hiểu thế nào là mở chi tiết của 01 TK ?
- Còn mình TK 154.1 hay 154.a hoặc sổ chi phí sản xuất của sản phẩm a, sổ tính giá thành của sản phẩm a .v.v. có mục đích ý nghĩa như nhau, nếu mở sổ ta có thể theo dõi thêm “chi tiết” nữa là chi phí sản xuất theo yếu tố. Đó là 1 trong những cách mở chi tiết của TK 154, vì thế mình gọi đó là “chiết tiết sản xuất ghế” của TK 154, nhưng hình như bạn dịch luôn = 154.1, 154.2 thì phải. Trong hướng dẫn ghi rõ “chi tiết theo yêu cầu quản lý” việc các bạn thể hiện là 154.1, 154.., hoặc sổ đều đúng, nếu phù hợp với yêu cầu của Doanh nghiệpbạn. Ngay Doanh nghiệp mình khi làm trên exe, mình cũng mở sổ như bạn (có chi tiết của chi tiết), theo dõi từng loại sản phẩm và cả các yếu tố chi chi phí. Nhưng khi mình dùng phần mềm kế toán Misa, họ lại thiết kế TK 154 thành 1541, 1542 … và vẫn theo dõi được như thế.
- Trong việc này bạn làm giống mình, nhưng khi góp ý cho các bạn, mình dựa trên nguyên lý hạch toán kế toán để tham gia thôi, chứ không dựa trên tính cá biệt của mỗi Doanh nghiệp. Các Doanh nghiệp có đặc thù sản xuất kinh doanh nhiều dịch vụ, nhiều sản phẩm thì nên mở chi tiết TK 154. Nó rất cần trong quản trị Doanh nghiệp, đặc biệt quyết toán thuế khi có sản phẩm dở dang. Tùy theo từng Doanh nghiệp để lựa chọn hình thức mở sổ chi tiết cho phù hợp. Chú ý phương pháp ghi sổ kế toán ?
2. Ý 02 bạn cũng tinh ý, đây là điều sẽ còn gây nhiều tranh cãi, đối với các Doanh nghiệp theo QĐ 15 thì dễ rồi hoặc với các Doanh nghiệp không có yêu cầu quản trị thôi. Đây thực chất là nghiệp vụ xuất hàng hóa (sản phẩm) để tiêu dùng nội bộ; bản thân tôi cũng rất không nhất trí với cách hướng dẫn hạch toán và tính thuế tại TT 129/2008/TT-BTC. Tuy vậy khi nghiên cứu kỹ, mình thấy các qui định trên cũng không ảnh hưởng đến lợi nhuận hay lợi ích cuối cùng của Doanh nghiệp:
- Doanh thu ghi nhận tăng thêm = Chi phí (giá vốn) tăng thêm
- Thuê kê khai phải nộp nộp = Thuế kê khai được khấu trừ.
* Nó chỉ làm khổ người làm kế toán vì bút toán hạch toán mà nhiều bạn thắc mắc trên các phần hành khác.
3. Về quản trị, đặc biệt các Doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu .v.v.:
- Đây là bút toán phản ánh 01 phần (giá trị sản xuất) trong kỳ của 01 Doanh nghiệp, đặc biệt các Doanh nghiệp sản xuất có 01 phần lớn sản phẩm dùng để tiêu dùng ngay trong nội bộ, như: Xăng, dầu; than; điện, máy tính .v.v. BẠn nhớ lại môn tài chính Doanh nghiệp; từ đó biết được (giá trị sản xuất) của 01 quốc gia. Ở đây chỉ có (giá trị sản xuất) mới phản ánh đầy đủ kết quả sản xuất của 01 Doanh nghiệp.
- Theo qui định của Bộ TC việc phân biệt hàng hóa và nguyên vật liệu cũng rất tương đối; phân biệt hàng hóa đưa vào tiêu dùng nội bộ và nguyên vật liệu đưa vào tham gia các quá trình sản xuất tiếp theo cũng tùy trường hợp. Trong ngay 01 tổng Công ty, than của anh là nguyên liệu, của tôi lại là hàng hóa .v.v.
* Mình chỉ nêu lên để bạn tham khảo, còn nếu đưa vào doanh thu bạn mới biết được đầy đủ giá trị sản xuất của Doanh nghiệp trong kỳ (không ảnh hưởng đến chỉ số lợi nhuận và thuế như đã phân tích).
Chúc thành công ! :015:

mình rất cám ơn những phân tích của bạn. Nó làm mình hiểu ra thêm nhiều điều!
Nhưng mình cũng xin đính chính là việc mở sổ chi tiết như thế nào là tuỳ đặc điểm và loại hình và cả chủ quan của ngườ kế toán đó nữa. Nhưng mình có góp ý việc mở sổ kế toán như cuả bạn là "không cần thiết". Mình chỉ nói là không cần thiết thôi chức không nói là quy định không được làm vậy. Bởi vì trên hệ thống sổ kế toán mà có nhiều tài khoản con đương nhiên là sẽ quản lý chặt chẽ hơn, nhưng đối với những người làm trên excel thì sao? Việc có quá nhiều tài khoản con sẽ rối lên. Hạch toán và kết chuyển sổ sách cũng sẽ phức tạp theo. Ý của mình ở đây là thay vì sẽ mở nhiều tài khoản con mình sẽ cho nó luôn vào một sổ kế toán nào đó riêng, quản lý riêng, và số liệu đưa lên tài khoản sẽ là con số tổng hợp của sổ đó.
Mình lấy ví dụ: Trong tháng 11 này Cty xuất NVL vào sản xuất ghế dùng nội bộ, sản xuất thành phẩm của Cty, sản xuất hàng gia công, ... Nếu tài khoản 154 mình có 3 tài khoản con là: 1541: NVL trực tiếp, 1542: Nhân công trực tiếp, 1543: CPSX chung. Khi đó xuất NVL vào sản xuất ghế thì mìn sẽ ghi bút toán trên sổ Sản xuất ghế riêng, và sản xuất sản phẩm cty riêng, gia công,... Số liệu hạch toán vào 154 mình chỉ phân ra nếu nó là NVL trục tiếp thì mình đưa vào 1541, nhân công 1542, ...

02. Bạn lại nhầm. Mình vẫn đang thảo luận về QD48. Là một cty, tổng cty thi chắc chắn không ai áp dụng QD48 và ngay cả QD15 các cty và tông cty này họ có ấp dụng thì cũng sẽ thêm vào nhiều hơn nữa các tài khoản cấp 1 (đương nhiên là phải xin phép!) nữa để đáp ứng nhu cầu quản lý của Cty. Bạn phân tích rất đúng ở đểm nếu công cụ đó là do cty sản xuất ra, là sản phẩm mà cty sẽ đem tiêu thụ trên thị trường, xuất vào làm công cụ nội bộ thì được xem là bán hàng nội bộ. Còn ở đây, bạn ở trên đã đề cập, bàn ghế do nhân viên đóng chỉ là phát sinh tạm do một nhu cầu nhất thời nào đó chứ cty không chuyên về đóng các mặt hàng bàn ghế này. Chính vì vậy trong trường hợp này đóng xong rồi, nhập kho công cụ và xuất lại vào phục vụ tại phân xưởng chỉ là một chi phí tạm, mang lại doanh thu gián tiếp vì vậy không thể hạch toán doanh thu nội bộ được!

03. Bạn đã nói về tài chính thì mình cũng muốn tranh luận 1 tí là: để xét về giá trị sản xuất của một quốc gia nguời ta sẽ căn cứ vào giá trị của hàng hoá, công cụ lưu thông tiêu dùng được sản xuất ra chứ không bao gồm phần chi phí sản xuất có nhu càu nhất thời thế này. Nó không nhiều để ảnh hưởng đến cả quá trình kinh doanh của cả hệ thống bạn ạ. Còn về giá trị sản xuất của một DN sẽ căn cứ trên lượng và giá trị sản phẩm được sản xuất ra. Mà sản phẩm của cty là các thành phẩm mà quá trình hoạt động của DN sản xuất làm ra mà mục đích chính của nó là nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Và từ đây thay vì nó đem tiêu thụ thì lại được dùng tiếp tục tại DN hoặc đơn vị trực thuôc DN thì được gọi là tiêu dùng nội bộ bạn ạ.

Rất vui được làm quen và trao đổi cùng bạn.
Chúc bạn một ngày đầu tuần vui vẻ.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA