Điều kiện để trích lập dự phòng phải thu khó đòi

  • Thread starter Nguyentuan091187
  • Ngày gửi
N

Nguyentuan091187

Sơ cấp
9/5/18
7
2
3
36
Kính mong các anh chị đã thực tế làm hồ sơ trích lập dự phòng hoàn chỉnh và được cơ quan thuế chấp nhận qua quyết toán thuế vào giúp đỡ em!
Bên công ty em có một khách hàng mua hàng và đã quá thời hạn thanh toán trên hợp đồng được 2 năm mà vẫn không thanh toán nốt tiền hàng, hiện tại doanh nghiệp đấy đã coi như ngừng hoạt động và chỉ còn giám đốc và kế toán, nhân viên khác gần như đã nghỉ hết.
Công ty em muốn trích lập dự phòng phải thu khó đòi cho số công nợ còn lại hồ sơ bên công ty em đã có sẵn gồm:
1 Hợp đồng kinh tế
2 Hóa đơn GTGT
3 Đối chiếu công nợ ( dự kiến thời điểm cuối năm 2018 này cũng có thể ký được )
4 Phiếu giao nhận hàng hóa
Tuy nhiên theo điều 6 của thông tư 228/2009 Hướng dẫn trích lập dự phòng thì điều kiện để trích lập dự phòng còn phải có thanh lý hợp đồng, nội dung điều 6 như sau:

"Điều 6. Dự phòng nợ phải thu khó đòi.
1. Điều kiện: là các khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các điều kiện sau:
- Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.
Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải xử lý như một khoản tổn thất.
- Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:
+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.
+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng..) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết."

Như vậy, anh chị cho em hỏi là không có bản thanh lý hợp đồng thì công ty em có đủ điều kiện để trích lập dự phòng phải thu khó đòi không? và hồ sơ của các anh chị bao gồm những gì? Vì em thấy ký thanh lý hợp đồng mà chưa đòi hết tiền thì không ổn lắm!
Kính mong các anh chị giúp đỡ!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Viet Huong

Viet Huong

TV Ban Quản Trị / Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
28/7/05
3,705
1,384
113
50
TP.HCM
3 Đối chiếu công nợ ( dự kiến thời điểm cuối năm 2018 này cũng có thể ký được )
Ký được đối chiếu công nợ thì cũng có thể ký được thanh lý hợp đồng chứ nhỉ?
 
  • Like
Reactions: nguyentuan0911
Viet Huong

Viet Huong

TV Ban Quản Trị / Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
28/7/05
3,705
1,384
113
50
TP.HCM
Mình trích lại VBPL về trích lập dự phòng để các bạn khác cùng tham khảo nhé.

- Căn cứ Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp:
+ Tại Khoản 3 Điều 2 quy định như sau:
“3. Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán.”
+Tại Điều 3 quy định về nguyên tắc chung trong trích lập các khoản dự phòng nhưsau:
“Điều 3. Nguyên tắc chung trong trích lập các khoản dự phòng.
1. Các khoản dự phòng nêu tại điểm 1, 2, 3, 4 Điều 2 Thông tư này được trích trước vào chi phí hoạt động kinh doanh năm báo cáo của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị vật tư hàng hóa tồn kho, các khoản đầu tư tài chính không cao hơn giá cả trên thị trường và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
2. Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối kỳ kế toán năm. Trường hợp doanh nghiệp được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch (bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc 31/12 hàng năm) thì thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài chính.
…”

+ Tại Điều 6 hướng dẫn như sau:
“Điều 6. Dự phòng nợ phải thu khó đòi.
1. Điều kiện: là các khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các điều kiệnsau:
- Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ; bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.
Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải xử lý như một khoản tổn thất.
- Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:
+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.
+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng...) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.
2. Phương pháp lập dự phòng:
Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó:
- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng nhưsau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2năm.
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3năm.
+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.
- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết... thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.
- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.
3. Xử lý khoản dự phòng:
- Khi các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải trích lậpdựphòng theo các quy định tại điểm 2 Điều này; nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư dự phòng nợ phải thu khó, thì doanh nghiệp không phải trích lập;
- Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh lệch;
- Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.”

- Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.19. Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp và dự phòng rủi ro nghề nghiệp của doanh nghiệp thẩm định giá, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập.”
 
  • Like
Reactions: nguyentuan0911
N

nguyentuan0911

Trung cấp
3/4/11
151
4
18
Hà Nội
Cảm ơn chị Việt Hương đã trả lời giúp em!
Thực ra do kiến thức còn hạn chế nên em chỉ lăn tăn là ký thanh lý hợp đồng rồi thì có nghĩa là hợp đồng kinh tế đó không còn giá trị pháp lý nữa và bên em sẽ gặp khó khăn khi nhờ các cơ quan hữu quan can thiệp ví dụ như khởi kiện hoặc nhờ các công ty chuyên đòi nợ.
Em cũng ngại khi hai bên ký thanh lý hợp đồng rồi thì coi như không còn nghĩa vụ gì với nhau nữa!
 
Viet Huong

Viet Huong

TV Ban Quản Trị / Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
28/7/05
3,705
1,384
113
50
TP.HCM
Cảm ơn chị Việt Hương đã trả lời giúp em!
Thực ra do kiến thức còn hạn chế nên em chỉ lăn tăn là ký thanh lý hợp đồng rồi thì có nghĩa là hợp đồng kinh tế đó không còn giá trị pháp lý nữa và bên em sẽ gặp khó khăn khi nhờ các cơ quan hữu quan can thiệp ví dụ như khởi kiện hoặc nhờ các công ty chuyên đòi nợ.
Em cũng ngại khi hai bên ký thanh lý hợp đồng rồi thì coi như không còn nghĩa vụ gì với nhau nữa!
Quan trọng nội dung thể hiện trên "BB thanh lý hợp đồng" chứ. Thanh lý không có nghĩa khẳng định "đã hoàn tất nghĩa vụ thanh toán".
 
  • Like
Reactions: Nguyentuan091187
N

Nguyentuan091187

Sơ cấp
9/5/18
7
2
3
36
Vậy chị cho em hỏi kĩ thêm khi đã ký thanh lý hợp đồng thì hợp đồng đã thanh lý còn giá trị không? Có thể dùng hợp đồng đã thanh lý đấy để tiếp tục đòi tiền nhau hay không?
Và quan trọng nhất vẫn là câu hỏi chính khi em mở topic này đó là: " Khi em có đầy đủ các giấy tờ như em nêu trên mà không có thanh lý hợp đồng? Thì bên em có thể trích dự phòng phải thu khó đòi theo thông tư 228/2009 không? "
Em rất cám ơn chị là người duy nhất giúp em trả lời những khúc mắc ở topic này!
 
Viet Huong

Viet Huong

TV Ban Quản Trị / Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
28/7/05
3,705
1,384
113
50
TP.HCM
Và quan trọng nhất vẫn là câu hỏi chính khi em mở topic này đó là: " Khi em có đầy đủ các giấy tờ như em nêu trên mà không có thanh lý hợp đồng? Thì bên em có thể trích dự phòng phải thu khó đòi theo thông tư 228/2009 không? "
“Điều 6. Dự phòng nợ phải thu khó đòi.
1. Điều kiện: là các khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các điều kiệnsau:
- Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ; bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.
Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải xử lý như một khoản tổn thất.

Vậy chị cho em hỏi kĩ thêm khi đã ký thanh lý hợp đồng thì hợp đồng đã thanh lý còn giá trị không? Có thể dùng hợp đồng đã thanh lý đấy để tiếp tục đòi tiền nhau hay không?

Thường trên biên bản thanh lý hợp đồng chị hay thể hiện như sau :
Điều 1: Khối lượng công việc thực hiện
Bên B đã hoàn thành cung cấp cho Bên A Gói Dịch vụ ........................ theo đúng nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng 002/2017/HDDV.
Giá trị khối lượng công việc đã thực hiện theo thoả thuận là 64.900.000đồng đã bao gồm 10% thuế GTGT;

Điều 2: Thanh toán

Bên B đã xuất hoá đơn GTGT cho bên A tổng giá trị 64.900.000đồng đã bao gồm 10% thuế GTGT;
Bên A đã thanh toán cho bên B : 49.770.000 đồng
Bên A còn phải thanh toán cho bên B : 15.400.000 đồng
Bằng chữ: Mười lăm triệu bốn trăm ngàn đồng.

Điều 3
: Thoả thuận thanh lý hợp đồng
- Hai bên đồng ý tiến hành thanh lý hợp đồng dịch vụ số 1002/2017/HDDV ngày 05/10/2017;
- Biên bản thanh lý hợp đồng này có hiệu lực khi Bên B nhận được số tiền thanh toán còn lại theo Điều 2;
- Kể từ khi Bên B nhận được số tiền 15.400.000 đồng, thì hai bên không còn bất cứ quyền và nghĩa vụ nào với nhau.
Biên bản thanh lý này được lập thành 04 bản mỗi bên giữ 2 bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực từ ngày ký.
 
K

Kin7

Cao cấp
8/5/15
5,196
987
113
Theo như mình thấy nếu DN vẫn tồn tại (chưa phá sản) thì việc trích lập dự phòng là vô nghĩa.
Vì trích rồi cũng không thể xóa được khoản nợ đó.
 
  • Like
Reactions: Nguyentuan091187

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA